Az aranymadár


Con chim vàng


Élt valaha régen egy király. Gyönyörűséges kert volt a kastélya körül, s a kertben állt egy almafa, amely csupa aranyalmát termett. Mikor eljött az érés ideje, este megszámlálták rajta a gyümölcsöt, de másnap reggelre egy hiányzott belőle. Jelentették a dolgot a királynak, az meg parancsba adta, hogy minden éjjel őrséget kell állni az almafa alatt.
Három fia volt a királynak. Ahogy leszállt az este, kiküldte a legnagyobbat a kertbe. Hanem éjféltájban a fiún erőt vett az álom, és reggelre megint hiányzott egy aranyalma. Másnap éjszakára a középső fiú volt a soros a virrasztásban, de ő se járt különben: mikor az óra tizenkettőt ütött, elnyomta az álom, s reggelre megint kevesebb lett egy almával. Harmadnap a legkisebbik fiúra került a sor. Az vállalta is az őrködést, de az apja nem nagyon bízott benne; úgy gondolta, ennek sem fog jobban sikerülni, mint a két bátyjának. A fiú azonban addig erősködött, míg a király ki nem jelentette:
- Hát nem bánom, próbáld meg, ha olyan nagyon akarod!
A fiú a fa alá telepedett, jól kinyitotta a szemét, és nem engedett az álomnak. Ahogy a toronyóra tizenkettőt vert, surrogást hallott a levegőben. Fölnézett: hát egy madár ereszkedett le a fára, arany tollazata csillogott-villogott a holdfényben. Ahogy leszállt, s éppen le akart csippenteni a csőrével egy almát, a fiú kapta a nyilát, és rálőtt. A nyílvessző meghorzsolta; a madár fölröppent s elszállt, de egy aranytolla lehullott. A fiú fölvette a tollat, bevitte reggel az apjának, s elmondta neki, mi történt az éjjel. A király összehívta a nagytanácsot, s ott aztán valaki nagy bölcsen megállapította, hogy egy ilyen toll többet ér, mint az egész birodalom.
- No, ha ilyen sokat ér - mondta a király -, nem is elégszem meg ennyivel, hanem az egész madarat akarom.
A király legidősebb fia útnak indult, hogy megkeresse az aranymadarat. Nem kérdezett senkitől semmit, nem hagyatkozott, csak a tulajdon eszére. Ment egy darabig, meglátott egy erdőszélen egy rókát; lekapta a flintáját, és célba vette.
Azt mondja a róka:
- Ne lőj rám, egy jó tanáccsal szolgálok érte! Te az aranymadarat keresed, és ma este egy faluba fogsz érni. Ott két fogadó van egymással szemben. Az egyik fényesen kivilágítva, s benne nagy vigalom, dínomdánom, de te ne abba térj be, hanem a másikba, akármilyen szánalmas is a külseje.
"Már hogyan adhatna értelmes tanácsot egy ilyen buta állat" - gondolta a legény; meghúzta a ravaszt, de nem talált.
A róka meg a lába közé kapta a farkát, és eliramodott az erdőbe.
A fiú folytatta útját, és estére valóban beért a faluba, ahol a két fogadó állt egymással átellenben. Az egyikben szólt a zene, hejehuja, s dobogott a tánc; a másik nyomorúságosan, semmit érőn rúgott ki az országútra. "Ugyancsak bolond volnék, ha ebbe az ütött-kopott fogadóba szállnék, nem pedig a szebbikbe" - gondolta a legény. Be is tért, ki se jött belőle többet, ott élte világát, és megfeledkezett aranymadárról, szülői házról, minden tisztességről.
Telt-múlt az idő, s otthon csak hiába várták a legidősebb testvért, hírt sem hallottak felőle. Akkor aztán fölcihelődött a középső fiú, hogy majd ő megkeresi az aranymadarat.
Minden szakasztott úgy történt vele, mint a bátyjával: találkozott a rókával, de ügyet se vetett a jó tanácsára; odaért a két fogadóhoz, az egyik sötét volt, a másikból harsogott a lárma, s ennek a fényesnek az ablakában ott állt a testvérbátyja, és hívogatta, csalogatta befelé. A fiúnak sem kellett kétszer mondani: nosza, betért, s élte vígan a világát.
Hogy megint telt-múlt az idő, és a középső testvér se vissza nem jött, se hírt nem hallottak róla, egy szép napon a legkisebbik fiú azt mondta az apjának:
- Édesapám, rajtam a sor, hadd tegyek most én próbát! De a király nem akarta elengedni.
"Minek is menne? - gondolta. - Hogyan találná meg az aranymadarat, ha a két bátyja sem találta? Meg aztán baj is érheti az úton, és nem tud magán segíteni, nincs ennek elég sütnivalója ahhoz."
De a fiú addig kérlelte, míg végül rá nem hagyta a dolgot.
Az erdőszélen megint ott ült a róka, s az életét kérte egy jó tanács fejében. A fiú megszánta.
- Ne félj, róka koma, nem bántalak!
- Nem is fogod megbánni - felelte a róka -, csak ügyelj mindig a szavamra. Most pedig ülj a farkamra, hogy gyorsabban haladjunk.
A fiú felült, a róka meg futásnak eredt; olyan sebesen rohantak árkon-bokron át, hogy a fiúnak csak úgy fütyült a szél a füle mellett.
Ahogy a faluba értek, leszállt a rókáról, megfogadta a tanácsot, s ment egyenest az ütött-kopott fogadóba; ott meghált. Másnap reggel folytatta útját. Alig ért ki a faluból, a mező szélén már várta a róka.
- Eljöttem, hogy kioktassalak, mit hogyan kell csinálnod - mondta. - Menj mindig egyenesen előre, amíg egy kastélyhoz nem érsz. Egész sereg katona őrzi; de te ne törődjél vele: aludni, horkolni fog az egész tábor. Vágj nyugodtan keresztül rajta, menj be a kastélyba, s nézd végig a szobákat; a legeslegutolsóban megtalálod az aranymadarat, közönséges fakalitkában. Dísznek mellette áll egy aranykalitka is, de vigyázz, nehogy a hitvány kalitkából kivedd a madarat, és áttedd az aranyosba, mert megadhatod az árát!
Azzal a róka kinyújtotta a farkát, a királyfi meg ráült, s rohantak árkon-bokron át, hogy csak úgy fütyült a szél a fülük mellett.
Odaértek a kastélyhoz. Minden úgy volt, ahogy a róka előre megmondta. A királyfi végigment a szobákon, a legeslegutolsóban bent ült az aranymadár a hitvány fakalitkában, amellett meg ott csillogott a fényes aranykalitka; a három aranyalma pedig szanaszét hevert a szobában. A fiú azt gondolta, mégiscsak nevetséges volna, ha ezt a szép madarat ilyen ócska, nyomorúságos kalitkában hagyná; kinyitotta hát az ajtócskát, megfogta a madarat, és áttette az aranykalitkába. Abban a pillanatban éleset sikoltott a madár; a katonák fölébredtek, berohantak, és elfogták a fiút. Másnap reggel törvény elé állították, és mert semmit nem tagadott, mindent beismert, halálra ítélték. De a király kijelentette: egy feltétellel megkegyelmez neki, meghagyja az életét, és még az aranymadarat is odaadja ráadásnak, ha elhozza az aranylovat, mely még a szélnél is sebesebben jár.
A királyfi nagy búsan útnak indult. Váltig tűnődött, váltig sóhajtozott, hogy ugyan hol találhatja meg azt a híres aranylovat. Egyszer csak mit lát? Ott ült előtte az úton a róka.
- Látod, hogyan jártál, mert nem hallgattál rám! - mondta neki. - De ne csüggedj el, majd én pártodat fogom; megmondom, miképpen juthatsz el az aranylóhoz. Menj egyenesen, míg egy kastélyhoz nem érsz; ott áll a ló az istállóban. Az istálló előtt egy sereg lovászfiú hever, hanem az mind mélyen alszik és horkol, bátran kivezetheted az aranylovat. Egyre azonban vigyázz: ha fölnyergeled, az ócska szerszámot tedd rá, ne a mellette függő aranyosat, különben megjárod.
Azzal a róka kinyújtatta a farkát, a királyfi ráült, és rohantak árkon-bokron át, hogy csak úgy fütyült a szél a fülük mellett.
Minden úgy volt, ahogyan a róka előre megmondta; a királyfi bement az istállóba, s ott találta az aranylovat. Fogta a kopott fanyerget, rá akarta tenni, aztán meggondolta magát. "Csak nem szégyenítem meg ezt a szép állatot ezzel az ócskasággal! Jó szerszám való erre."
De amint fölvetette hátára az arany nyerget, a ló azonnyomban hevesen nyihogni kezdett. A lovászok fölébredtek, megragadták; és fogságba hurcolták a királyfit.
Másnap reggel a bíróság halálra ítélte, de a király kijelentette: megválthatja az életét, s ráadásul még az aranylovat is megkaphatja, ha elhozza neki az aranykastélyból a világszép királylányt.
A fiú nehéz szívvel indult útnak. Alig ment egy keveset, máris várta a róka.
- Megfogadtam, hogy leveszem rólad a kezemet - mondta -, de megesett a szívem a sorsodon; még ez egyszer segítek rajtad. Ez az út egyenest az aranykastélyhoz vezet. Estére fogsz odaérni. Éjszaka, ha minden elcsendesedett, lemegy a királylány a fürdőházba, fürdeni. Mikor be akar lépni, elébe ugrasz és megcsókolod. Akkor aztán viheted, ahová akarod: mindenüvé veled megy. Hanem egyre vigyázz: meg ne engedd. hagy előbb elbúcsúzzon a szüleitől, különben megjárod.
Azzal a róka kinyújtotta a farkát, a királyfi ráült, s rohantak árkon-bokron át, csak úgy fütyült a szél a fülük mellett.
Megérkeztek az aranykastélyhoz. Minden úgy történt, ahogyan a róka előre megmondta. Megjött lassan az éjfél, körös-körül minden mély álomba merült, a szép királylány pedig lesétált a fürdőházba.
Akkor a királyfi előugrott a bokrok mögül, és megcsókolta.
- Tudom, veled kell mennem - mondta a királylány -, nem is ellenkezem, indulhatunk, amikor akarod. Csak egyet kérek tőled, engedd meg, hogy előbb búcsút vegyek a szüleimtől.
A fiú eleinte hallani sem akart róla, de a királylány sírva-ríva könyörgött, még a lába elé is letérdelt; így hát a végén mégis engedett neki.
A királylány fölszaladt a palotába, odament az apja ágyához, s abban a pillanatban fölébredt a király, föl az egész kastély. A fiút elfogták, és tömlöcbe vetették.
Másnap reggel ítélőszék elé vezették, és kimondták rá a halált.
- Neked immár véged - mondta a király -, elnyered a vakmerőséged jutalmát. Hanem egy módon mégis megtarthatod az életedet. Van itt az ablakom előtt egy hegy, amely nagyon zavarja a kilátást. Ha azt egy hét alatt elhordod, kegyelmet kapsz, és ráadásul a lányomat is neked adom.
A királyfi tüstént dologhoz látott. Ásott, lapátolt látástól vakulásig; de mikor az utolsó előtti napon is csak akkora volt a hegy, mint annak előtte, búnak adta a fejét, és letett minden reményről. Az utolsó estén azonban egyszerre csak megjelent előtte a róka.
- Nem érdemled meg, hogy törődjem veled, de csak eredj, feküdj le, és aludd ki magad, a többit bízd rám.
A királyfi másnap reggel, ahogy fölébredt, tüstént kinézett az ablakon: nyomát se látta a hegynek. Örvendezve szaladt a királyhoz, és jelentette, hogy teljesítette a föltételt. A király mit tehetett mást? Szavának állt, s neki adta a lányát.
Útra keltek hát kettesben, mentek, mendegéltek; egyszer csak elébük toppant a hűséges róka.
- A javát megkaptad - mondta -, de az aranykastélybeli királylányhoz aranyló is tartozik ám!
- Hát azt hogyan szerezhetném meg? - kérdezte a királyfi.
- Azt is megmondom, figyelj a szavamra - felelte a róka. - Először vidd el szépen a királylányt a királyhoz, aki az aranykastélyba küldött. Nagy öröm lesz, szívesen odaadják neked az aranylovat, ki is vezetik eléd. Te csak ülj föl rá, búcsúzóul sorra kezelj végig mindenkivel. Mikor a királylányra kerül a sor, jól fogd meg a kezét, kapd föl a nyeregbe, azzal illa berek! - vágtass el, senki nem ér a nyomodba, mert az aranyló még a szélnél is gyorsabb.
Így is történt minden. Mikor aztán a királyfi javában vágtatott az aranylovon a királylánnyal, egy berek szélén egyszer csak feltűnt a róka, és intett nekik, hogy álljanak meg egy szóra.
Most hozzásegítelek az aranymadárhoz is - mondta. - Ha közelébe érsz a kastélynak, ahol a madár lakik, tedd le a lányt, majd én gondját viselem. Te rúgtass be az aranylovon a kastély udvarára; nagy öröm Lesz, szívesen odaadják, ki is hozzák neked az aranymadarat. Ahogy kezedbe kaptad a kalitkát, vágtass vissza hozzánk, s vedd föl megint a királylányt.
Ez is megtörtént. Mikor aztán a királyfi haza akart térni a kincseivel, elé állt a róka, és azt kérdezte:
- Hát nekem mi lesz a fizetségem, amiért megsegítettelek?
- Mit kívánsz? - kérdezte a királyfi.
- Ha odaérünk az erdőszélre, lőj agyon, és vágd le a fejemet meg a lábamat.
- Szép hála volna! - mondta a királyfi. - Ezt én nem tehetem meg.
- Hát ha nem akarod, el kell hagynom téged - mondta a róka -, de mielőtt elválunk, adok még egy jó tanácsot. Két dologra ügyelj: akasztófáról sose végy húst, kútkávára sose ülj.
Azzal eltűnt az erdőben.
"Furcsa egy állat! - gondolta a fiú. - Mi nem jut eszébe! Ki venne húst akasztófáról? S arra se támadt még soha kedvem, hogy a kút kávájára üljek."
Továbblovagolt a világszép királylánnyal. Útjuk azon a falun vitt át, ahol a két testvére élte világát.
Nagy lárma, zsibongás fogadta a királyfit, s mikor tudakozódni kezdett felőle, mi az oka a sokadalomnak, azt felelték:
- Két gonosztevőt visznek akasztani.
A királyfi közelebb ügetett a vesztőhelyhez. Két halálra ítélt állt az akasztófa alatt; a hóhérok éppen készültek a nyakukba akasztani a kötelet. A királyfi megismerte bennük a két bátyját. Míg ő odajárt, mind egy fillérig elverték a vagyonukat, aztán mindenféle gonoszságot műveltek, s most azért kellett volna lakolniuk.
A királyfi jó testvér volt, megesett a szíve a sorsukon, odaléptetett aranylován a bírói emelvényhez, és megkérdezte:
- Nem lehetne megszabadítani ezeket a rabokat?
- Lehetni éppen lehet - felelték -, ha valaki kiváltja őket. De ugyan ki pazarolná ilyen gazfickókra a pénzét?
A királyfi azonban letette értük a váltságdíjat.
- Nem érdemlik meg a szabadulást - mondta a bíró -, de hát ez a re dolgod, vidd őket, amerre akarod; csak már ne is lássuk a környékünkön a mihasznákat!
Így hát együtt mentek tovább, a három testvér meg a királylány. Csakhamar beértek abba az erdőbe, ahol először találkoztak a rókával. Keményen tűzött a nap, de a lombok alatt kellemes hűvös volt. Azt mondta a legidősebb testvér:
- Telepedjünk le itt a kútnál, együnk-igyunk, pihenjünk!
A királyfi beleegyezett, s ahogy beszélgetni kezdtek, oda se gondolt, csak leült a kút kávájára, mert nem gyanított semmi rosszat. Akkor a két bátyja hátulról belelökte a kútba.
Fogták a királylányt, a lovat meg a madarat, és hazamentek az apjukhoz.
- Nemcsak az aranymadarat hozzuk ám! - dicsekedtek. - Megszereztük az aranylovat meg az aranykastélybeli királylányt is!
Volt is nagy öröm a háznál! Hanem az aranyló nem akart enni, az aranymadár nem akart fütyülni, a királylány meg csak ült, ült és sírdogált.
A legkisebbik testvérnek azonban nem történt semmi baja. A kút kiszáradt; ahogy belökték, puha mohára esett, s minden tagja ép maradt, de kimászni sehogyan sem tudott. Ám a hűséges róka most sem hagyta cserben. Beugrott hozzá a kútba, megszidta, amiért nem fogadta meg a tanácsát, s azt mondta:
- Mégse hagyhatlak itt; várj csak, kisegítlek a napvilágra.
Meghagyta neki, hogy jól kapaszkodjék a farkába, s így aztán kihúzta.
- Hanem ezzel még nincs vége a veszedelemnek - mondta. - A bátyáid nem voltak biztosak a halálodban, hát mindenfelé őrszemeket állítottak az erdőbe, és meghagyták nekik, öljenek meg, ha meglátnak.
Éppen egy szegény ember üldögélt a közelükben az árokparton. A királyfi ruhát cserélt vele, és így szerencsésen bejutott az édesapja udvarába. Nem ismerte meg senki; de az aranymadár elkezdett fütyülni, az aranyló elkezdett enni, a világszép királylány pedig fölhagyott a sírással.
- Hát ezt meg mire véljem? - kérdezte a király.
- Nem tudom - felelte a királylány -, de eddig olyan szomorú voltam. most meg olyan vidám vagyok. Mintha megjött volna az igazi vőlegényem.
És rendre elmondta a királynak, mi minden történt az úton, pedig a két idősebb testvér megfenyegette, hogy halálnak halálával hal meg, ha csak egy árva szót is elárul.
Akkor a király összehivatta a kastély apraját-nagyját. Megjelent a legkisebb királyfi is, rongyos útszéli koldus képében. A királylány nyomban megismerte, és a nyakába borult. A két elvetemült testvért ott helyben elfogták és kivégezték, a legkisebbik királyfi pedig feleségül vette a világszép királylányt, és ő lett az öreg király egyetlen örököse.
Hát szegény rókával mi lett?
Telt-múlt az idő; egyszer a királyfi megint kiment az erdőbe vadászni. A sűrűben váratlanul elébe ugrott a róka.
- Neked mindened megvan, amit csak kívánhatsz - mondta -, de az én balsorsom csak nem akar véget érni, pedig kiválthatnál belőle!
És megint kérve kérte, lője agyon, s vágja le a fejét meg a lábát. A királyfi végre ráállt a dologra. Amint megtette, a róka nyomban emberré változott, és ez az ember nem volt más, mint a világszép királylány testvére. Megszabadult a varázslattól, és boldogan éltek, míg meg nem haltak.
Ngày xưa có một ông vua cho trồng một vườn hoa ở phía sau cung điện của mình để làm nơi tản bộ vui chơi. Trong vườn hoa ấy có một cây táo kết quả vàng. Khi quả táo sắp chín, vua phái người tới đếm số quả, nhưng tới sáng hôm sau thì lại thiếu đi một quả.
Biết được việc đó, nhà vua ra lệnh phải canh cây hàng đêm. Vua có ba hoàng tử. Hoàng tử lớn nhất phải canh buổi đầu tiên. Tới khuya hoàng tử không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ. Sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Hoàng tử thứ hai canh đêm tiếp theo, nhưng mọi chuyện cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Khi đồng hồ điểm mười hai giờ thì hoàng tử đã thiu thiu ngủ, sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Ngày thứ ba đến lượt hoàng tử út. Hoàng tử thích đi, nhưng vua lại không tin, cho rằng chàng làm sao bằng hai anh, nhưng rồi cuối cùng nhà vua cũng cho đi canh cây. Chàng nằm ngay dưới gốc cây và cố thức. Khi đồng hồ điểm mười hai tiếng thì có tiếng rào rào trong không trung. Nhìn qua ánh trăng, hoàng tử thấy một con chim lông vàng óng ánh bay tới đậu trên cây, nó mổ một quả táo. Hoàng tử giương cung bắn. Mũi tên trúng một chiếc lông cánh, lông rơi xuống. Chàng nhặt cất giữ chiếc lông chim. Sáng hôm sau hoàng tử dâng vua xem và kể lại những gì mình thấy. Vua triệu quần thần lại bàn bạc. Quần thần cho rằng chiếc lông vàng quý hơn cả một vương quốc. Vua phán:
- Nếu chiếc lông chim quí như vậy thì trẫm không những muốn có một chiếc, mà muốn có cả con chim!
Hoàng tử con cả tự cho mình là người thông minh tài trí liền lên đường đi tìm con chim đó. Đi được một quãng thì chàng thấy một con cáo ở ven rừng. Chàng giương súng tính ngắm bắn cáo. Cáo nói:
- Đừng có bắn tôi, tôi sẽ cho anh một lời khuyên. Anh đang đi đúng con đường tới chỗ con chim vàng. Tối nay anh sẽ tới một làng, ở đó có hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán trọ thì đèn sáng trưng, người ra vào tấp nập. Đừng có vào quán đó mà vào quán đối diện, dù nhìn vẻ bề ngoài nó không hấp dẫn lắm.
Hoàng tử nghĩ bụng:
- Một con vật hay giỡn cợt thì làm sao có thể cho một lời khuyên nghiêm túc được!
Thế là chàng bấm cò, chàng bắn trượt. Cáo cong đuôi chạy thẳng vào rừng. Chàng lại tiếp tục lên đường và tới được làng khi màn đêm đang buông xuống. Hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán thì ca hát, nhảy múa tưng bừng, quán kia thì có vẻ tiêu điều. Hoàng tử nghĩ:
- Nếu ta bỏ qua quán trọ tốt mà vào ở trong quán trọ tồi tàn thì ta quả là một tên ngu ngốc!
Vì vậy anh ta bước vào quán trọ đang náo nhiệt để thỏa sức ăn chơi mà quên mất việc đi tìm con chim vàng cùng những lời khuyên của cha anh ta.
Thời gian trôi qua mà chẳng thấy người con cả quay trở về nên người con thứ hai lên đường để tìm con chim vàng. Cũng như người anh cả, anh ta cũng gặp con cáo, nó khuyên anh với những ý tốt, nhưng anh ta chẳng thèm để ý. Anh tới chỗ có hai quán trọ. Người anh cả đang đứng bên cửa sổ của quán trọ có tiếng ồn vang ra nhìn thấy em thì gọi vào. Anh bước vào trong quán trọ ấy để ăn uống vui chơi cho thỏa thích.
Lại một thời gian trôi qua, hoàng tử út xin được thử sức mình, nhưng nhà vua không cho. Nhà vua nói:
- Chỉ mất công vô ích. Con làm sao mà bì được với hai người anh, nên không hy vọng tìm được con chim vàng. Khi gặp trở ngại khó khăn con lại không biết đường xoay sở. Con không đủ tài trí để làm việc đó.
Người con út cứ nài nỉ không để cho vua cha được yên thân, nên cuối cùng nhà vua cũng bằng lòng cho đi. Hoàng tử gặp một con cáo ở ven rừng, nó xin chàng tha chết và nói cho chàng biết những lời khuyên tốt. Hoàng tử út là người tốt bụng. Chàng nói:
- Cáo thân yêu, cứ yên tâm, ta không hại mi đâu!
Cáo nói:
- Anh sẽ không phải hối hận vì điều đó. Anh hãy cưỡi đuôi tôi mà đi cho nhanh tới đó.
Hoàng tử vừa ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới một làng kia, hoàng tử bước xuống. Theo lời khuyên của cáo, hoàng tử vào nhà trọ tồi tàn và ngủ bình yên qua đêm ở trong nhà trọ đó. Sáng hôm sau, hoàng tử ra cánh đồng thì gặp cáo, nó nói:
- Giờ tôi nói anh biết mình phải làm gì. Anh cứ thẳng đường mà đi thì sẽ tới một lâu đài có tốp lính đang nằm ngủ say và ngáy. Đừng để ý tới chuyện đó, anh cứ đi thẳng vào trong lâu đài, đi qua nhiều phòng, rồi tới một căn phòng ở trong có treo lồng chim. Trong lồng có con chim vàng. Cạnh đó có một cái lồng bằng vàng trang trí rất đẹp, nhưng là lồng không. Anh cần nhớ, không được bắt con chim vàng ở trong lồng cho sang lồng bằng vàng. Làm như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Xong sau đó, hoàng tử ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo. Khi cả hai tới lâu đài, mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử tới gian phòng có chiếc lồng gỗ nhốt con chim vàng, cạnh đó là một chiếc lồng bằng vàng. Táo vàng ở khắp nơi trong phòng. Chàng nghĩ: "Nếu cứ để con chim vàng ở trong cái chuồng tầm thường xấu xí thì thật vô lý." Chàng mở cửa lồng, bắt chim thả vào trong chiếc lồng vàng. Lập tức con chim vàng kêu inh ỏi lên. Binh lính thức dậy, xông lại bắt chàng, đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra tòa án. Chàng nhận hết mọi việc nên bị án tử hình. Nhưng vua nước đó nói rằng có thể tha thứ cho chàng với điều kiện, nếu chàng đem cho nhà vua một con ngựa vàng phi nhanh hơn gió. Nhà vua sẽ thưởng cho chàng con chim vàng.
Hoàng tử buồn thở dài lên đường, vì biết tìm ở đâu ra con ngựa vàng bây giờ? Đúng lúc đó chàng gặp lại anh bạn cáo khi trước đang ngồi bên vệ đường. Cáo nói:
- Anh thấy không! Anh không nghe lời tôi nên mới như vậy. Hãy dũng cảm nhé! Tôi sẽ giúp anh tìm ra con ngựa vàng. Anh cứ thẳng đường mà đi sẽ tới một lâu đài. Trong chuồng ngựa của lâu đài có một con ngựa vàng. Đám chăn ngựa nằm ngay trước cửa chuồng, nhưng chúng ngủ say và ngáy. Anh có thể im lặng dắt con ngựa vàng ra. Nhưng anh phải chú ý một điều: chỉ đặt chiếc yên ngựa bằng gỗ và da lên lưng ngựa, nếu lấy chiếc yên ngựa vàng treo cạnh đó thì anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Đuôi cái trải ra, hoàng tử ngồi lên, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới nơi thì mọi chuyện giống như lời cáo nói. Hoàng tử vào chuồng có con ngựa vàng, đang định đặt chiếc yên cũ lên lưng ngựa thì chàng nghĩ:
- Thật là tủi hổ thay nếu ngựa vàng không có yên đẹp.
Chàng vừa mới đặt yên lên ngựa thì con ngựa hí vang lên. Những người trông ngựa tỉnh giấc, xông lại bắt chàng đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra trước tòa án và bị án tử hình. Nhưng nhà vua sẽ miễn tội tử hình và cho anh con ngựa vàng với điều kiện, anh phải đưa được công chúa xinh đẹp ra khỏi cung điện vàng tới đây.
Hoàng tử lên đường, lòng trĩu nặng lo âu. May thay chàng gặp lại anh bạn cáo trung thành. Cáo nói:
- Tôi vốn muốn anh chịu một số khổ sở, nhưng tôi lại rất thương anh nên sẵn lòng giúp anh khi khó khăn. Con đường ấy đi thẳng tới cung điện vàng. Khoảng chập tối anh sẽ tới nơi. Đêm khuya yên tĩnh thế nào công chúa sẽ vào buồng tắm để tắm. Đợi khi công chúa bước vào nhà tắm thì hãy bước tới hôn nàng. Nàng sẽ đi theo anh. Anh có thể dẫn nàng đi nhưng không cho nàng đến chào từ biệt bố mẹ, vì như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm.
Đuôi cáo trải dài ra, hoàng tử ngồi lên đuôi. Cáo liền chạy xuyên rừng vượt núi, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi chàng tới cung điện vàng thì mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử đợi đến nửa đêm, khi cả cung điện yên tĩnh trong giấc ngủ, công chúa xinh đẹp đi vào bồn tắm, hoàng tử tới ôm hôn nàng. Nàng nói, nàng sẽ vui vẻ theo chàng, nhưng cầu xin chàng tới chào từ biệt cha mẹ trước khi đi. Thoạt đầu chàng cự tuyệt, nàng khóc van, rồi quỳ xuống dưới chân nàng cầu xin, cuối cùng chàng cũng bằng lòng. Công chúa vừa tới giường vua và hoàng hậu thì cả hoàng cung tỉnh dậy. Hoàng tử liền bị bắt giam vào ngục. Sáng hôm sau vua bảo hoàng tử út:
- Ngươi đáng tội chết. Nhưng nếu trong vòng tám ngày ngươi có thể di chuyển ngọn núi che mất tầm mắt nhìn từ cửa sổ. Nếu làm được thì ta thưởng bằng cách gả con gái cho ngươi.
Hoàng tử bắt tay ngay vào làm, chàng đào, xúc liên tục. Nhưng sau bảy ngày chàng mới chỉ làm được một ít trông chả đáng là bao. Hoàng tử buồn rầu chán nản đâm ra mất hết hy vọng. Tối thứ bảy cáo đến và nói:
- Anh làm không được bao nhiêu, để tôi làm thay cho. Anh đi nằm nghỉ đi.
Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, hoàng tử nhìn qua cửa sổ thì thấy ngọn núi đã biến mất. Hoàng tử hết sức vui mừng, voi lại báo nhà vua rằng mình đã làm xong công việc và xin nhà vua, dù muốn hay không, giữ đúng lời hứa, gả công chúa cho chàng.
Hoàng tử và công chúa cùng nhau đi, không bao lâu sau cáo trung thành cũng nhập đoàn. Cáo nói:
- Anh có được điều mong ước, nhưng con ngựa vàng lại thuộc về công chúa.
Hoàng tử hỏi:
- Thế phải làm gì bây giờ?
Cáo đáp:
- Điều đó tôi xin nói anh rõ. Anh hãy đưa thiếu nữ xinh đẹp kia tới nhà vua cử anh tới cung điện vàng. Đó là một điều vui mừng khôn tả. Họ sẽ sẵn sàng dẫn tới trước mặt anh con ngựa vàng. Hãy nhảy ngay lên ngựa, rồi bắt tay chào mọi người và đưa tay bắt chào công chúa. Nhân lúc bắt tay thì kéo luôn công chúa lên ngựa và phóng đi, con ngựa ấy phi nhanh hơn gió.
Tất cả mọi việc đều mỹ mãn. Hoàng tử và công chúa xinh đẹp cưỡi ngựa vàng mà đi. Cáo cũng chạy cùng với họ. Cáo nói:
- Giờ tôi sẽ giúp anh đoạt được chim vàng. Khi anh tới gần cung điện có con chim vàng thì hãy cho công chúa xuống ngựa, đứng đợi ở ngoài cùng với tôi. Rồi anh cưỡi ngựa vào trong cung điện. Người trong cung điện mừng vui đón anh và lấy con chim vàng ra đưa cho anh. Cầm lồng chim trong tay rồi thì anh quay ngay ngựa phóng ra ngoài để đón công chúa.
Dự định đã hoàn thành. Trước khi hoàng tử trở về nhà cùng công chúa và con chim vàng, cáo nói:
- Giờ đã đến lúc anh đền đáp công tôi.
- Thế cáo muốn gì nào? - Hoàng tử hỏi.
Cáo đáp:
- Khi nào tới khu rừng thì anh hãy bắn tôi chết, rồi chặt đầu và chân.
Hoàng tử nói:
- Phải chăng đó là một cách cám ơn! Ta không thể làm việc đó với cáo.
- Nếu anh không muốn làm thì thôi. Giờ chúng ta chia tay nhau. Tôi cho anh hai lời khuyên: đừng có bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ, không ngồi ở bờ giếng. - Nói xong, cáo chạy thẳng vào rừng.
Hoàng tử nghĩ:
- Thật là một con vật kỳ lạ. Có đời nhà ai lại bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ. Mình cũng chưa bao giờ lại muốn ngồi bên giếng.
Chàng cùng thiếu nữ xinh đẹp lên đường. Trên đường đi họ tới một làng, nơi hai người anh của chàng dừng chân. Trong làng mọi người đang xì xào bàn tán. Chàng hỏi thì biết sắp có hai người sẽ bị treo cổ. Khi tới gần chàng mới biết đó là chính hai người anh của mình. Họ đã làm mọi việc lừa gạt xấu xa, rồi tiêu xài hết. Chàng dò hỏi, liệu có cách gì cứu được hai người đó không. Đám đông bảo:
- Nếu anh đem tiền chuộc tội cho họ, nhưng bỏ tiền cứu những con người xấu xa để làm gì?
Hoàng tử út đưa tiền chuộc mà chẳng cần suy nghĩ. Hai người anh được phóng thích. Tất cả mọi người cùng nhau lên đường.
Họ tới ven rừng, nơi khi xưa lần đầu tiên họ gặp Cáo. Nắng như thiêu như đốt, nhưng trong rừng lại mát mẻ dễ chịu. Hai người anh nói:
- Ta hãy nghỉ chân ngồi bên giếng ăn uống chút đi.
Hoàng tử quên mất lời dặn của cáo. Chàng không nghĩ tới điều gian ác có thể xảy ra, và ngồi bên bờ giếng. Hai người anh lao tới xô chàng rơi xuống giếng. Hai người anh mang theo con chim vàng, ngựa vàng và dẫn công chúa về giao nộp cho vua cha. Họ nói:
- Chúng con không những chỉ mang chim vàng, mà còn mang về cả ngựa vàng và công chúa ở lâu đài vàng về. Đó là những thứ chúng con đoạt được.
Nhà vua hết sức vui mừng, nhưng ngựa không ăn cỏ, chim không hót, còn công chúa thì ngồi khóc.
Hoàng tử út rơi xuống giếng, nhưng giếng cạn chỉ còn bùn nên chàng không bị sao cả. Chỉ có là chàng không sao lên khỏi giếng được. Đúng lúc khó khăn thì con cáo lại tới, nó nhảy xuống và trách chàng không lưu ý lời khuyên của nó. Cáo nói:
- Tôi không thể để anh như thế này. Tôi sẽ giúp anh lên khỏi giếng.
Nó bảo anh nắm chặt đuôi nó, rồi nó kéo anh lên khỏi giếng. Con cáo nói:
- Anh vẫn chưa thoát nạn đâu. Hai người anh không biết là anh đã chết hay chưa nên phái người canh phòng cánh rừng. Nếu họ bắt gặp anh họ sẽ giết ngay.
Khi đó có một ông già nghèo ngồi bên đường. Hoàng tử đổi quần áo cho ông già. Với quần áo cải trang, hoàng tử út về được tới hoàng cung. Chẳng ai nhận ra chàng, nhưng chim bắt đầu hót, ngựa lại ăn cỏ và thiếu nữ xinh đẹp không khóc nữa.
Nhà vua ngạc nhiên hỏi:
- Thế này nghĩa là thế nào?
Công chúa trả lời:
- Con cũng không biết việc đó. Trước con rất buồn, nhưng giờ thì con thấy vui vẻ. Con có linh cảm là người chồng chưa cưới của con đã về rồi.
Công chúa kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nhà vua nghe, cho dù những người anh khác dọa sẽ giết nếu nàng nói lộ mọi chuyện. Nhà vua ra lệnh trong hoàng cung phải tới trình diện. Hoàng tử út quần áo tả tơi trông như một người đàn ông nghèo cũng tới, nhưng công chúa nhận ra ngay, chạy lại ôm hôn. Hai người anh bụng dạ xấu xa bị bắt giữ và bị hành hình. Hoàng tử út cùng công chúa kết hôn với nhau và được thừa kế ngai vàng.
Nhưng còn con cáo đáng thương thì sao? Sau đó rất lâu, có lần hoàng tử lại đi vào rừng. Chàng gặp con cáo, cáo nói:
- Chàng đã có những gì chàng mong muốn, nhưng nỗi đau khổ của tôi thì chưa kết thúc. Việc giải thoát tôi nằm trong quyền của chàng.
Cáo năn nỉ chàng, dù chàng có bắn chết nó, chặt đầu hay tháo móng nó. Hoàng tử giải xóa lời bùa yểm cáo. Cáo lại biến thành người. Đó chẳng phải là ai khác, mà là người anh của công chúa xinh đẹp. Từ đó trở đi họ sống suốt đời trong no đủ và hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng