Anh Frieder thân yêu ơi!


Frederico e Catarina


Ngày xưa có chàng trai tên là Frieder và cô gái tên là Katherlieschen. Họ lấy nhau và sống trong cảnh hạnh phúc của vợ chồng trẻ.
Có lần Frieder nói với vợ:
- Giờ tôi ra đồng Katherlieschen nhé, khi nào ở đồng về thì nhớ có chút gì rán ăn cho đỡ đói, một chút gì uống cho đỡ khát.
Katherlieschen đáp:
- Anh cứ đi, anh Frieder yêu quý.
Sắp sửa tới giờ ăn trưa, người vợ lấy dồi treo ở gần ống khói, lấy chảo đặt lên bếp cho nóng rồi đặt dồi và cho bơ vào chảo. Nàng chợt nghĩ, trong lúc đợi dồi rán, ta có thể xuống hầm lấy bia. Nàng liền cầm bình xuống hầm lấy bia. Trong lúc đang hứng bia, Katherlieschen chợt nghĩ:
- Mình quên chưa xích chó. Nó có thể tha mất dồi rán. May quá mình còn nhớ tới!
Nàng vội vàng bước lên thì cũng là lúc con chó đang tha dồi rán. Katherlieschen đâu có chịu thua, nàng rượt đuổi theo chó ra tận cánh đồng. Nhưng chó chạy nhanh hơn Katherlieschen, nó cũng chẳng chịu bỏ miếng mồi ngon, cứ thế chạy băng băng ra cánh đồng. Katherlieschen nói:
- Mất thì thôi!
Katherlieschen mệt bở hơi tai nên đành uể oải đi về, vừa đi vừa thở. Vội chạy lên, Katherlieschen quên không vặn khóa vòi ở thùng bia, trong lúc Katherlieschen rượt đuổi theo chó thì bia cứ chảy, chảy đầy bình rồi tràn ra khắp nền nhà tầng hầm. Khi Katherlieschen về tới nhà, xuống tầng hầm thì chỉ còn thùng không, bia chảy lai láng khắp nền nhà tầng hầm. Nàng than:
- Thế là hết đường nói! Giờ phải làm gì nhỉ để cho Frieder không biết chuyện này.
Nàng nghĩ và chợt nhớ còn bao bột mì để từ Hội làng năm trước. Nàng lấy bao bột mì xuống và rắc khắp nền nhà tầng hầm. Vừa làm nàng vừa nói:
- Ai biết tiết kiệm thì có mà dùng khi cần.
Trong lúc rắc bột mì, Katherlieschen đá phải bình bia làm nó đổ hết ra nền nhà. Thế là chút bia của Frieder cũng chảy nốt ra nền nhà. Katherlieschen tự an ủi:
- Thì cũng cùng một thứ nên nó đi với nhau là phải.
Rắc xong khắp nền nhà tầng hầm, Katherlieschen hết sức vui mừng vì đã làm xong việc. Nàng tự nhủ:
- Nom cũng sạch đáo để!
Đến trưa Frieder về nhà và nói:
- Nào, em đã nấu nướng gì chưa đó?
Vợ nói:
- Trời, anh Frieder thân yêu. Em rán dồi cho anh, nhưng trong lúc em đang hứng bia ở tầng hầm thì chó tha mất dồi rán, em đuổi theo chó thì bia chảy hết cả thùng ra nền, em lấy bột rắc cho đỡ lầy lội nền nhà, trong lúc loay hoay rắc bột em lại đánh đổ cả bình bia. Anh cứ yên tâm. Nền nhà giờ khô rồi.
Frieder bảo:
- Katherlieschen, Katherlieschen, đáng nhẽ không nên đổ bao bột mì ngon rắc nền nhà, cứ để cho chó tha dồi rán, bia đã chảy hết thì thôi. Phí cả bao bột ngon mịn!
- Vâng, anh Frieder thân yêu, em có biết đâu đó lại là bột ngon mịn. Đáng nhẽ anh phải dặn trước em mới phải.
Chồng nghĩ:
- Vợ mình lẩn thẩn như thế thì phải canh chừng.
Lâu nay chàng dành dụm được ít tiền, chàng đổi tiền ra vàng, rồi bảo vợ:
- Em nhìn xem, những đồng màu vàng này anh sẽ cho vào trong nồi và chôn ở chân cột chuồng bò. Em không được tới gần đó nhé, không thì sẽ khốn đấy!
Vợ đáp:
- Anh Frieder thân yêu, không, không bao giờ em làm chuyện đó.
Trong lúc Frieder vắng nhà, có mấy người mua ve chai đồng nát tới hỏi mua đồ ve chai. Vợ nói:
- Ờ, mấy bác ve chai ơi, nhà chẳng có gì để mua bán đổi chác, chỉ có mấy đồng màu vàng, không biết có dùng được không?
- Tại sao lại không? Cứ lấy cho xem những đồng màu vàng ấy đi.
- Thì cứ ra chuồng bò, đào dưới chân cột chuồng bò thì sẽ thấy những đồng màu vàng. Tôi không được phép tới đó.
Bọn ve chai đồng nát láu cá lại đó đào và thấy toàn vàng ròng vội vã đi khỏi làng, để lại những gánh ve chai cùng những nồi ấm mới dùng để đổi lấy đồ cũ nát.
Katherlieschen nhìn những gánh ve chai, nghĩ:
- Mình cũng cần mấy thứ.
Nhưng khi vào bếp thì thấy có đủ cả, Katherlieschen đem đập hết nồi đất ở những gánh ve chai, mảnh đem găm hàng rào quanh nhà.
Về tới nhà, Frieder nhìn thấy là lạ ở hàng rào quanh nhà, hỏi vợ:
- Katherlieschen em làm gì ở hàng rào quanh nhà mà lạ thế?
- Đổi ve chai đấy, anh Frieder thân yêu. Đổi những đồng màu vàng ở chân cột chuồng bò. Em không có tới đó nhé. Chỉ có đám ve chai ra đó đào.
Frieder nói:
- Trời ơi, vợ tôi ơi! Em làm gì vậy. Đó đâu phải là những đồng màu vàng, mà là vàng ròng đấy, là cả gia sản của nhà mình. Có đời nhà ai lại như vậy!
Vợ nói:
- Vâng, anh Frieder thân yêu, em có biết đâu đó lại là vàng ròng. Đáng nhẽ anh phải dặn em trước mới phải.
Đứng tần ngần một lúc, Katherlieschen nói:
- Anh nghe em nói nhé, anh Frieder thân yêu. Ta sẽ lấy lại số vàng đó. Giờ ta chạy đuổi theo bọn ăn cướp đó.
Frieder bảo:
- Thế cũng hay đấy. Ta cứ thử xem. Nhớ mang theo bơ, bánh mì và pho mát để dọc đường còn cái mà ăn.
- Vâng, anh Frieder thân yêu, để em gói mang theo.
Hai vợ chồng lên đường đuổi theo. Chồng đi nhanh hơn, vợ lẽo đẽo theo sau. Vợ nghĩ:
- Khi quay trở về thì Frieder lại là đi đằng sau.
Rồi hai người tới một ngọn núi. Hai bên đường đều có đường ray đã bị ăn mòn sâu trông thấy. Katherlieschen lẩm bẩm:
- Bánh xe chạy hoài mòn cả đường ray như thế này thì đến đời nào nó trở về bằng phẳng được.
Katherlieschen động lòng thương hại đường ray nên lấy bơ ra, lấy tay quết lên đường ray để bánh xe chạy trơn. Trong lúc mải cúi quết bơ đường ray thì một miếng pho mát rớt ra, lăn xuống dưới chân núi. Katherlieschen nói:
- Ta đã đi từ dưới đó lên đây, ta không xuống nữa. Để cho miếng pho mát khác nó xuống kéo mày lên.
Thế rồi Katherlieschen thả một miếng pho mát khác lăn xuống chân núi. Không thấy miếng pho mát nào trở lên, Katherlieschen thả tiếp miếng nữa và nghĩ:
- Có lẽ chúng đợi nhau để đi tập đoàn, chứ không đi lẻ.
Chẳng thấy pho mát nào trở lên, Katherlieschen nói:
- Chẳng biết chúng nghĩ thế nào. Có lẽ miếng pho mát vừa rồi lạc đường, ta phái miếng thứ tư xuống gọi lên mới được.
Tới miếng thứ tư cũng chẳng thấy tăm hơi gì. Bực mình, Katherlieschen thả miếng thứ năm, rồi miếng thứ sáu xuống. Thế là chẳng còn miếng pho mát nào. Katherlieschen đứng chờ, nghe ngóng, may ra chúng kéo nhau lên.
Đợi mãi chẳng thấy chúng lên, Katherlieschen nói:
- Trời, quân này đến chết cũng thế thôi. Cứ ở đó, tưởng ta còn đợi nữa hay sao? Ta còn phải đi đường ta nữa. Chúng bay có thể rượt theo ta, chân khỏe sợ gì.
Katherlieschen đi tiếp và gặp Frieder đang đứng đợi. Frieder đã đói nên bảo:
- Nào giở thức ăn ra thôi, đói rồi!
Katherlieschen đưa cho bánh mì khô không khốc, Frieder hỏi:
- Thế bơ và pho mát đâu?
Vợ đáp:
- Trời ơi, anh Frieder thân yêu, bơ em quệt đường ray rồi. Pho mát thì sắp tới. Có một miếng rớt khỏi túi và lăn xuống chân núi. Em đã cho miếng khác đi gọi về.
Frieder bảo:
- Katherlieschen, chẳng có ai lại đi quết bơ lên đường ray, để pho mát lăn xuống chân núi.
Vâng, anh Frieder thân yêu. Đáng nhẽ anh phải dặn em trước mới phải.
Hai vợ chồng ngồi ăn bánh mì không. Chợt nhớ ra, chồng hỏi:
- Katherlieschen, khi đi em đã cài khóa cửa chưa?
- Chưa. Đáng nhẽ anh phải dặn em trước mới phải.
- Thế thì em về cài khóa cửa cho cẩn thận. Nhớ mang theo chút thức ăn. Anh đợi ở đây. Sau đó ta lại tiếp tục lên đường.
Katherlieschen quay trở về nhà. Nàng nghĩ:
- Chắc Frieder không thích ăn bơ và pho mát, thế thì ta mang táo khô và một bình giấm.
Rồi Katherlieschen cài khóa ngăn phía trên của cửa, ngăn phía dưới tháo vác lên vai, Katherlieschen nghĩ mình cài khóa cẩn thận rồi, giờ có thể cứ thong thả mà đi, Frieder càng được ngồi nghỉ.
Khi gặp lại chồng, Katherlieschen nói:
- Đây, anh Frieder thân yêu, cánh cửa đây, anh giữ lấy.
- Trời, có đời thuở nhà ai lại có bà vợ quý như vậy. Phía trên cửa cài khóa cẩn thận, phần dưới cửa gỡ ra để cho cái gì chui vào nhà cũng được. Giờ thì muộn quá rồi, làm sao mà về được nhà nữa. Thôi đã trót mang tới đây thì cứ thế mà mang vác tiếp.
- Cánh cửa cứ để em vác tiếp, anh Frieder thân yêu. Táo khô và giấm thì em treo ở cửa, nó sẽ mang vác cho chúng ta.
Hai vợ chồng vào rừng tìm bọn người lừa đảo kia, nhưng chẳng thấy ai. Trời tối, hai vợ chồng trèo lên cây, tính đành ngủ qua đêm trên cây.
Hai vợ chồng vừa mới trèo lên cây thì bọn lừa đảo kia cũng tới, mỏi mệt vì đường xa, chúng ngồi nghỉ ngay dưới gốc cây, rồi nhóm lửa lên để chia nhau số của lừa được. Frieder chuyền sang cây khác, tụt xuống đất lượm đá, rồi lại trèo lên cây ném đá xuống bọn lừa đảo, nhưng chẳng ném trúng ai. Bọn lừa đảo nghe tiếng rào rào nên nói:
- Có lẽ trời sắp sáng, gió thổi mạnh làm rụng quả thông nhiều quá.
Katherlieschen vẫn vác trên vai cánh cửa, giữ lâu đâm ra đau vai, nàng nghĩ, có lẽ do túi táo khô, nàng nói:
- Anh Frieder thân yêu, em ném túi táo khô đi nhé.
Frieder đáp:
- Không được, Katherlieschen, bây giờ không được, sẽ lộ mất.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải ném đi đây.
- Ừ thì ném xuống đi. Đồ quỷ tha ma bắt.
Thế là táo khô rơi lộp độp xuống. Bọn lừa đảo nghĩ đó là phân chim. Katherlieschen vẫn thấy đau vai nên nói:
- Trời ơi, anh Frieder thân yêu, em phải đổ bình giấm đi đây.
- Không được, Katherlieschen, em không được làm thế, sẽ lộ mất.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải đổ đi thôi.
- Ừ thì ném đổ đi. Đồ quỷ tha ma bắt.
Katherlieschen đổ bình giấm xuống, nước giấm bắn tung tóe vào người bọn lừa đảo. Chúng bảo nhau:
- Sương đêm rơi xuống nhiều quá.
Giờ Katherlieschen mới nghĩ ra, chính cánh cửa đè đau vai. Nàng nói:
- Anh Frieder thân yêu, em phải ném cánh cửa đi.
- Không được, Katherlieschen, bây giờ không được, sẽ lộ mất.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải ném xuống đây.
- Không được, Katherlieschen, giữ chặt lấy.
- Trời, anh Frieder thân yêu, đau vai quá, em phải ném xuống thôi.
Frieder nổi nóng:
- Chà, thì ném xuống. Đồ quỷ tha ma bắt.
Cánh cửa rơi đánh rầm một cái xuống đất. Bọn lừa đảo nghĩ:
- Đúng là quỷ nhảy từ trên cây xuống.
Thế là chúng ù té chạy, bỏ lại tất cả.
Sáng sớm hôm sau, hai vợ chồng tụt từ trên cây xuống thì thấy túi vàng. Hai vợ chồng mang vàng về nhà.
Về tới nhà, Frieder bảo vợ:
- Katherlieschen, giờ em phải chăm chỉ làm việc nhé.
- Vâng, anh Frieder thân mến. Em sẽ làm tất cả. Để em ra đồng, thái các thứ để phơi.
Ra tới ngoài đồng, Katherlieschen tự nhủ:
- Ăn rồi hãy thái, hay ta đánh một giấc cho đã rồi thái? Chà, ta ăn trước đã!
Thế là Katherlieschen lấy đồ ra ăn, ăn no lại thấy buồn ngủ, vừa ngủ gà ngủ gật, nên nàng thái cả vào quần áo. Đến khi tỉnh hẳn, nhìn nhắm lại mình thì thấy người gì mà rách bươm như tổ đỉa, nàng tự hỏi:
- Không biết có phải là mình hay không?
Về tới nhà thì trời tối, Katherlieschen đứng bên cửa sổ gọi:
- Frieder thân yêu.
- Hỏi cái gì?
- Cho hỏi, Katherlieschen có nhà không?
Frieder đáp:
- Có, có nhà. Cô ấy đang nằm ngủ.
Katherlieschen nói:
- Tốt, thế là mình đang ở nhà.
Rồi nàng lại đi. Katherlieschen gặp bọn lừa đảo kia, chúng tính ăn trộm. Nàng bảo:
- Tôi sẽ giúp cho một tay.
Bọn lừa đảo cứ yên trí là người đàn bà kia sẽ chỉ cho chỗ giấu của. Tới trước dãy nhà, Katherlieschen nói lớn:
- Các ông các bà có biết cái gì không? Chúng tôi tới ăn trộm.
Bọn lừa đảo muốn chia tay với Katherlieschen nên bảo:
- Nào, hãy ra thửa ruộng đầu làng mà nhổ củ cải đường.
Katherlieschen lại thửa ruộng đầu làng và nhổ củ cải, nhưng nàng chỉ hờ hững túm nhấc củ cải lên nửa chừng. Có người đàn ông đi ngang qua, đứng nhìn rồi nghĩ, chắc là quỷ nó đang nghịch củ cải đường. Người đó chạy về làng báo với mục sư xứ đạo:
- Thưa cha, ở ngoài thửa ruộng của nhà thờ có con quỷ đang bới củ cải.
Mục sư đáp:
- Một chân tôi liệt, tôi không đi ra đó được để đuổi nó.
Người đàn ông nói:
- Để tôi cõng cha ra đó.
Khi hai người ra tới ruộng thì đúng lúc Katherlieschen giựt bứt củ cải làm đất rơi tung tóe. Mục sư kêu:
- Trời ơi, đúng là quỷ rồi.
Thế là cả hai bỏ chạy. Trong lúc quá sợ hãi, cái chân liệt lại co duỗi bình thường nên mục sư chạy còn nhanh hơn người đàn ông kia.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, um moço que se chamava Frederico e uma moça que se chamava Catarina; tinham-se casado e viviam a vidoca dos recém-casados. Um dia, disse Frederico;
- Vou ao campo, querida Catarina, e, quando eu voltar, quero encontrar qualquer coisa bem quentinha em cima da mesa, para matar a fome; e cerveja bem fresquinha para matar a sede.
- Está bem, querido Frederico, - respondeu a mulher; - podes ir sossegado, que arranjarei tudo direitinho.
Ao se aproximar u hora do almoço, ela tirou uma salsicha do fumeiro, colocou-a nu frigideira, com manteiga, e levou-a ao fogo. Nilo demorou multo a salsicha começou a fritar fazendo espirrar gordura por todos os lados; enquanto isso, Catarina segurava o cabo da frigideira, muito pensativa. De repente, lembrou-se: "Enquanto a salsicha vai fritando, poderias ir buscar a cerveja na adega." Então arrumou direito a frigideira, pegou uma jarra e desceu à adega para tirar cerveja. Abriu a torneira, a cerveja começou a jorrar para a jarra e ela olhava pensativa; mas lembrou-se: "Oh, e se o cachorro na minha ausência entra na cozinha e rouba-me a salsicha da frigideira? Era só o que faltava!" Largou a jarra e disparou para a cozinha.
Mas chegou tarde demais, o velhaco já estava com a salsicha na boca e ia arrastando-a para fora. Catarina saiu correndo atrás dele pelo meio do campo, mas o animal era mais esperto e mais ligeiro das pernas do que ela; não largou a salsicha e meteu-se no meio do mato.
- Pois que vá! - exclamou Catarina voltando pelo caminho, cansada e afogueada de tanto correr. Assim, muito calmamente entrou em casa enxugando o suor do rosto.
Enquanto isso, a cerveja ficou escorrendo do barril, porque ela se tinha esquecido de fechar a torneira. Enchendo a jarra, a cerveja passou a escorrer pelo chão, espalhando-se pela adega inteira. Quando chegou no alto da escada que ia dar à adega, Catarina viu aquele desastre e exclamou:
- Deus meu! Que hei de fazer agora para que Frederico não veja esse estrago?
Depois de refletir um pouco, lembrou-se de que ainda sobrara da última quermesse um saco de farinha de trigo. Foi buscá-lo no canto onde estava e espalhou-o por cima da cerveja esparramada.
- Muito bem, - disse ela - quem sabe guardar sempre encontra no momento preciso. Mas, arrastando o saco com muita pressa, esbarrou desastradamente na jarra cheia, entornando-a, e a cerveja ajudou, também a lavar a adega.
- Bem, - disse ela, - aonde vai um deve ir o outro também.
E espalhou bem a farinha por toda a adega; depois disse, muito satisfeita com o trabalho:
- Agora sim! Vejam como está tudo limpo e bonito!
À hora do almoço, Frederico voltou para casa.
- Então, mulher, que me preparaste de bom?
- Ah, querido Fred! - respondeu ela, - eu quis fritar uma salsicha para ti, mas, enquanto fui buscar a cerveja na adega, o cachorro roubou a salsicha; enquanto fui correndo atrás do cachorro, a cerveja derramou-se, espalhando-se pela adega. Quando fui enxugar a cerveja com a farinha, entornei a jarra. Mas não te aborreças, a adega está toda limpinha e brilhante outra vez!
- Ah, Catarina, - disse Fred. - Não devias ter feito isso. Deixas roubar a salsicha, esvazias a cerveja e ainda por cima espalhas, perdendo, toda a nossa melhor farinha!
- É, Fred, eu não sabia, devias ter-me dito.
O marido, então, se pôs a pensar: "Com uma mulher assim, é preciso precaver-se!" Ele tinha justamente economizado uma regular soma de moedas de prata; trocou- as em moedas de ouro e disse a Catarina:
- Olha aqui, mulher, são tremoços loirinhos. Vou guardar dentro deste pote e enterrar no estábulo, sob a manjedoura da vaca. Mas não te metas com ele, pois do contrário te arrependerás.
- Não, Fred, - disse ela, - não o farei, com toda a certeza.
Mas assim que Fred saiu, chegaram à aldeia alguns vendedores ambulantes, levando potes e vasilhas de barro para vender. Chegando à casa de Catarina, perguntaram se desejava comprar alguma coisa.
- Ah, boa gente, - disse ela, - não posso comprar nada. Dinheiro não tenho, só se quiserem tremoços bem loirinhos.
- Tremoços loirinhos? Por quê não? Deixa-nos ver.
- Ide procurar no estábulo por baixo da manjedoura da vaca, lá está enterrado um pote cheio deles. Eu não posso ir.
Os patifes não perderam tempo, puseram-se a cavoucar e logo desenterraram o pote cheio de moedas de ouro. Meteram tudo nos bolsos e, mais que depressa, fugiram, deixando na casa a pobre mercadoria de barro.
Catarina então pensou: já que ficara com todas essas vasilhas novas era preciso aproveitá-las. Como na cozinha não precisasse de nada, tirou os fundos dos potes e colocou-os como ornamento nas estacas da cerca em volta da casa. Quando Fred voltou e viu aquela decoração de um gênero diferente, perguntou:
- Que significa isso, Catarina?
- Comprei tudo com os tremoços enterrados debaixo da manjedoura. Não fui eu que os desenterrei; os vendedores tiveram que se arranjar sozinhos.
- Ah, mulher, o que fizeste? Não eram tremoços, mas ouro puro. Era tudo o que possuíamos na vida! Não devias ter feito isso!
- Oh, Fred - respondeu ela, - eu não sabia. Devias ter-me dito.
E Catarina se pôs a refletir; depois de certo tempo disse:
- Escuta, Fred, vamos reaver o nosso ouro. Vamos perseguir os ladrões.
Fred respondeu:
- Sim, vamos tentar. Mas leva um pouco de manteiga e queijo para termos o que comer durante o caminho.
- Sim, Fred, levarei tudo.
Puseram-se a caminho, mas como Fred andava mais depressa, Catarina foi ficando para trás. "Tanto melhor, - pensava ela, - pois quando voltarmos eu estarei na frente um bom pedaço."
Daí a pouco chegaram a uma colina bastante íngreme, cuja estrada tinha sulcos profundos dos dois lados.
- Oh, veja só como esta pobre terra está toda machucada e ferida! - disse ela; - nunca mais se curará!
Profundamente penalizada, pegou a manteiga e untou as rachaduras de um lado e de outro para que não ficassem tão maltratadas pelas rodas. Mas quando se curvou para fazer o seu ato de misericórdia, um dos queijos caiu-lhe do bolso e desceu rolando pelo morro abaixo.
- Já fiz a caminhada para cima uma vez, - murmurou ela, - não vou agora descer para tornar a subir. Que vá outro buscá-lo.
Assim dizendo, pegou o outro queijo e jogou-o atrás do primeiro. Mas os queijos não voltavam e, então, ela pensou:
- Talvez estejam esperando um companheiro, por não gostar de voltar sozinhos!
E fez rolar para baixo um terceiro. E como os três não se resolviam a voltar, ela pensou:
- Realmente, não sei o que quer dizer isto! É provável que o terceiro queijo tenha errado o caminho. Vou mandar um quarto buscá-los.
Mas o quarto não se comportou melhor que os outros. Então Catarina irritou-se e atirou o quinto e depois o sexto queijo, que eram os últimos.
Ficou um certo tempo esperando que voltassem, mas como nenhum voltasse, exclamou:
- Lerdos e poltrões como sois, poderia mandar-vos chamar a morte! Se imaginam que vou esperar mais tempo, enganam-se! Eu vou seguindo o caminho; podeis correr e alcançar-me se quiserdes, pois tendes pernas mais fortes que as minhas.
Catarina prosseguiu o caminho e alcançou Fred, que tinha parado para a esperar, pois estava com muita fome e desejava comer alguma coisa.
- Bem, deixa-me ver o que trouxeste para comer.
Catarina deu-lhe pão seco.
- E a manteiga? E o queijo? Onde estão? - perguntou o marido.
- Oh, Fred! - respondeu ela. - Passei a manteica nos sulcos da estrada; quanto aos queijos logo estarão aqui: um escapou do meu bolso e eu então mandei os outras atrás para que fossem buscá-lo.
- Não devias ter feito isso, Catarina, - disse Fred, - untar a estrada com a manteiga e mandar os queijos rolando morro abaixo!
- Oh, Fred, se me tivesses dito! - exclamou vexada.
Tiveram, então, de comer pão seco; enquanto comiam, Fred perguntou:
- Fechaste bem a casa, Catarina?
- Não, Fred, devias ter-me dito antes.
- Então volta para casa e tranca bem a porta, antes de irmos mais adiante; assim aproveitas para trazer o que comermos; eu te ficarei esperando aqui.
Catarina voltou para casa, resmungando consigo mesma:
- Fred quer alguma coisa para comer. Queijo e manteiga não lhe agradam. Levarei um saco de peras secas e uma garrafa de vinho.
Tendo reunido essas coisas, fechou a parte de cima da porta com cadeado, arrancou a parte de baixo e carregou no ombro, imaginando que a casa ficaria melhor guardada se ela pessoalmente guardasse a porta. Pelo caminho, não se apressou, pensando com isso proporcionar um descanso mais prolongado a Fred. Quando chegou ao ponto onde ele a esperava, deu-lhe a porta da casa dizendo:
- Aqui está a porta da casa, Fred. Assim podes guardar tu mesmo a casa.
- Oh, Deus meu! - disse Fred, - como é inteligente a minha mulher! Trancou a parte de cima da porta e arrancou a parte debaixo, por onde qualquer pessoa pode entrar mais facilmente! Agora é tarde demais para voltar, mas, já que trouxeste a porta até aqui, tu a poderás continuar a carregar.
- Carrego a porta de boa vontade, - respondeu Catarina, - mas as peras e o vinho pesam muito; vou pendurar o saco e a garrafa na porta para que ela os carregue.
Pouco depois, chegaram a uma floresta e se puseram a procurar os ladrões, mas não os encontraram. Sendo já muito escuro, treparam os dois numa árvore, a fim de passar aí a noite. Nem bem tinham chegado lá em cima, surgiram os malandros que lhes tinham roubado as moedas e, por coincidência, sentaram-se justamente debaixo da árvore na qual os dois tinham subido; acenderam uma fogueira e se dispunham a repartir a presa.
Fred cautelosamente desceu pelo outro lado da árvore, apanhou uma porção de pedras e tornou a subir, com a firme intenção de liquidar os ladrões a pedradas. Mas as pedras não os atingiram e os ladrões exclamaram:
- Daqui a pouco vai clarear o dia, o vento já está sacudindo as pinhas.
Durante o tempo todo, Catarina tinha ficado com a porta no ombro e como o peso era grande ela pensou que a culpa era das peras secas. Então disse:
- Fred, preciso atirar fora estas peras.
- Não, Catarina, - respondeu o marido, - não faças isso agora, poderia nos trair.
- Ah, Fred, preciso atirá-las; estão pesadas demais.
- Então atira e que o diabo te leve.
As peras secas rolaram de cima da árvore, por entre os galhos, e os malandros disseram:
- Veja só o que estão fazendo os passarinhos!
Pouco depois, como a porta continuasse a pesar, Catarina disse:
- Ah, Fred, preciso atirar fora o vinho.
- Não, não! - respondeu Fred, - poderia nos trair.
- Mas preciso atirá-lo, Fred! Está muito pesado.
- Então atira e que o diabo te leve.
Ela despejou o vinho em cima dos malandros e estes disseram:
- Olha, já está caindo o orvalho.
Daí a pouco, porém, Catarina refletiu: "Será que é a porta que está pesando tanto?" e disse:
- Fred, tenho de jogar a porta.
- Não faças isso, Catarina! Ela nos trairá.
- Ah, Fred, preciso fazê-lo. Não aguento mais o peso.
- Não, Catarina, aguenta mais um pouco.
- Não, Fred, não posso... Já está escorregando!
- Então jogue e que o diabo te leve, - respondeu irritado o marido.
E a porta desceu, fazendo um barulhão enorme, por entre os galhos. Os malandros, assustados, disseram:
- É o diabo que vem descendo da árvore!
Então trataram de fugir a toda pressa, largando no chão o fruto da pilhagem. Quando amanheceu, Fred e a mulher desceram da árvore, encontraram no chão todo o dinheiro e voltaram para casa. Assim que chegaram, Fred disse:
- Agora, porém, Catarina, tens de trabalhar duro e fazer tudo direito!
- Sim, Fred, naturalmente, - respondeu ela. - Irei ao campo ceifar o trigo.
Quando chegou ao campo, ela se pôs a pensar:
- "Será melhor comer antes de ceifar, ou será melhor dormir primeiro? Bem, comerei primeiro."
Depois de comer, ficou caindo de sono; começou a ceifar sem enxergar direito o que fazia, de tanto sono; assim cortou a roupa em dois pedaços, avental, saia e blusa. Despertando dessa longa sonolência, viu-se meio nua, então perguntou a si mesma:
- Será que sou mesmo eu? Não, não pode ser! Não sou eu que estou aqui!
Nisso a noite foi escurecendo; Catarina correu para casa e bateu na vidraça da sala onde eslava o marido e chamou:
- Fred!
- Que aconteceu? - perguntou o marido.
- Quero saber se a Catarina está aí dentro.
- Está, sim! Está lá dentro dormindo.
- Nesse caso eu estou em casa - disse ela, e saiu correndo.
Lá fora, Catarina viu alguns ladrões que queriam furtar. Aproximou-se deles e disse:
- Quero ajudar-vos também.
Os ladrões concordaram, julgando que ela conhecesse bem o lugar. Mas Catarina, colocando-se diante das casas, perguntava:
- Minha boa gente, que tendes aí? Nós queremos roubar!
Pensando que ela queria vingar-se deles, os ladrões trataram de se ver livres dela e disseram-lhe:
- À entrada da aldeia, o pároco tem uma porção de nabos amontoados no campo; vai buscá-los para nós.
Catarina foi até o campo e começou a apanhar os nabos, mas era tão preguiçosa que tardava a mover-se. Nesse momento, ia passando um homem que a viu e parou, julgando que ela fosse o Diabo que estivesse ali colhendo os nabos. Correu à casa do pároco e disse:
- Reverendo, o diabo está no vosso campo, arrancando todos os nabos.
- Pobre de mim! - respondeu o padre, - estou com um pó machucado e não posso ir lá exorcismá-lo!
O homem, então, disse:
- Isso não tem importância; eu vos carregarei nas costas!
Quando chegaram ao campo, Catarina pôs-se de pé, espichando-se toda.
- Ah, é o diabo, é o diabo! - exclamou apavorado o padre, e deitou a correr juntamente com o homem.
Tão grande era o medo, que o pároco, com o pé machucado, corria mais depressa do que o outro que o carregara nas costas e que tinha os pés sãos.