Hai anh em


De to brødre


Xưa có hai anh em, người anh giàu có mà người em thì nghèo. Người anh là thợ vàng, vốn tính ác nghiệt, người em sống bằng nghề bện chổi bán. Người em có hai đứa con trai sinh đôi, chúng giống nhau như hai giọt nước. Hai đứa bé thỉnh thoảng lui tới nhà bác, mong kiếm chút thức ăn thừa.
Có lần, người em nghèo khó vào rừng đốn củi, thấy một con chim lông vàng óng ánh mà xưa nay chưa từng trông thấy. Anh nhặt đá ném, may mà trúng chim, nhưng chỉ rụng có một chiếc lông vàng, còn chim bay mất. Anh nhặt lông chim mang về cho người anh.
Ngắm nhìn lông chim, rồi người anh bảo:
- Đúng là vàng thật đấy!
Rồi trả cho người em nhiều tiền để lấy lông chim vàng.
Một hôm, người em trèo lên cây bạch dương chặt cành làm củi, lại thấy con chim hôm trước vụt bay từ một cành cây. Anh liền dò theo nó, tìm một lúc thì thấy tổ chim, trong tổ có quả trứng vàng. Anh nhặt trứng đem về đưa cho người anh. Người anh bảo:
- Đúng là vàng thật đấy!
Và tính tiền đưa trả người em, nhưng rồi lại nói tiếp:
- Ta muốn có cả con chim kia!
Người em vào rừng lần thứ ba, và lại thấy con chim vàng đang đậu trên cây. Anh nhặt đá ném nó rơi xuống, xách đem về cho người anh. Người anh trả cho em một lượng vàng lớn. Người em nghĩ bụng: "Giờ ta có thể sống sung sướng!" và rất hài lòng với số vàng có mang về nhà. Gã thợ vàng vốn tham lam tinh quái, gã thừa biết giá trị của con chim kia. Gã gọi vợ và nói:
- Em mang chim vào làm và quay thơm lên, nhớ đừng để mất đi tí gì nhé, anh muốn ăn thịt cả con chim.
Con chim này không phải là giống chim bình thường, nó là loài chim lạ kỳ. Ai ăn cả tim và gan nó thì sáng sáng, mỗi khi lật gối lên sẽ thấy một đồng tiền vàng. Người vợ vặt lông, mổ chim xong thì cắm nó vào một cái xiên, bỏ lò quay. Lát sau, chị ta có việc đi ra ngoài thì hai đứa con của người em vào bếp xem quay chim. Chúng quay xiên chim mấy vòng, thấy có hai miếng gì nho nhỏ rơi từ bụng chim xuống lòng chảo, một đứa bảo:
- Hai miếng nhỏ xíu chẳng ai để ý đâu, ta ăn đi, em đói lắm.
Mỗi đứa nhặt một miếng ăn. Giữa lúc ấy, người bác gái vào bếp, thấy chúng đang nhai, mới hỏi:
- Hai đứa ăn gì thế?
Hai đứa thưa:
- Chúng con ăn mấy miếng rơi từ bụng chim xuống chảo.
- Tim gan chim ấy mà!
Người đàn bà hãi quá, vội làm thịt ngay một con gà, lấy tim gan cho vào bụng chim vàng, để cho chồng không biết thiếu mà xung cơn tức giận. Chim quay chín, vợ mang lên cho chồng, anh ngồi ăn một mình với cả con chim, không để sót lấy một miếng.
Sáng sớm hôm sau, người chồng luồn tay dưới gối, cứ đinh ninh sẽ được một đồng tiền vàng, nhưng chẳng thấy gì hết.
Hai đứa nhỏ cũng không hề hay biết vận may đã đến với chúng. Sáng sớm hôm sau, khi đứng dậy khỏi giường, bỗng có vật gì rơi xuống đất kêu lẻng xẻng, chúng lượm lên thì ra là hai đồng tiền vàng. Chúng đưa tiền cho bố. Bố hết sức ngạc nhiên, lẩm bẩm:
- Sao lại có chuyện lạ kỳ thế nhỉ?
Nhưng sáng hôm sau lại được hai đồng nữa và ngày nào cũng thế. Người em sang chơi nhà người anh và kể cho anh nghe câu chuyện lạ. Người thợ kim hoàn hiểu ngay, biết hai đứa bé đã ăn tim gan con chim vàng. Vốn hay ganh ghét, cay nghiệt, gã muốn báo thù, nên nói dọa:
- Các cháu nó giỡn với quỷ rồi đó, chú chớ có lấy vàng và cũng chẳng nên cho chúng ở nhà nữa. Chúng đã bị quỷ ám và có thể chú cũng bị quỷ hại nữa.
Người em hoảng sợ, mặc dù trong lòng đau như cắt, nhưng đành dắt hai con vào rừng, ngậm ngùi bỏ con lại đó.
Hai đứa trẻ lẩn quẩn chạy quanh rừng, nhưng chẳng tìm ra lối về. Mỗi lúc lại càng đi lạc sâu hơn ở trong rừng. Cuối cùng chúng gặp một người thợ săn, người này hỏi:
- Các cháu là con nhà ai?
Chúng đáp:
- Chúng cháu là con người bện chổi nghèo.
Rồi chúng kể cho người đi săn biết, cha không muốn giữ chúng ở nhà nữa chỉ vì sáng nào dưới gối của chúng cũng có hai đồng tiền vàng.
Người đi săn nói:
- Nào, cái đó có gì là xấu đâu, miễn là các cháu sống ngay thực và không lười biếng.
Người thợ săn tốt bụng này vốn không có con, thấy hai đứa trẻ dễ thương nên đưa luôn chúng về nhà mình và bảo:
- Ta coi các cháu như con mình và sẽ nuôi cho khôn lớn.
Hai đứa bé được học đi săn. Những đồng tiền vàng mà chúng sáng sáng vẫn được, người thợ săn cất hộ chúng để sau này dùng tới khi cần. Khi cả hai đã trưởng thành, một hôm bố nuôi dẫn cả hai vào rừng và nói:
- Hôm nay các con bắn thử để ta làm lễ cho các con chính thức vào nghề thợ săn.
Ba người núp ẩn, nhưng đợi mãi chẳng có con thú nào tới. Ngẩng đầu nhìn lên trời, bác thợ săn thấy một đàn ngỗng trời trắng như tuyết xếp theo hình tam giác bay qua. Bác bảo con lớn:
- Bắn mỗi góc một con rơi xuống.
Người con lớn bắn đạt đúng như lời bố dặn. Lát sau lại có đàn nữa bay tiếp theo hình số hai. Bác bảo con thứ hai bắn mỗi góc một con rơi xuống. Anh chàng này bắn cũng đạt đúng như lời bố dặn. Bố nuôi bảo:
- Ta chính thức tuyên bố, các con giờ đây là thợ săn thực thụ.
Ngay sau đó, hai anh em đi ra chỗ vắng trong rừng bàn bạc và nhất trí với nhau điều gì đó. Tối đến, lúc ngồi vào bàn ăn, hai con thưa với bố nuôi:
- Chúng con sẽ chẳng chịu ăn đâu nếu như bố không ưng thuận cho chúng con một điều.
Bố nuôi hỏi:
- Các con có điều gì thì cứ nói.
Hai con thưa:
- Chúng con đã học xong nghề săn. Giờ chúng con muốn đi thử tài với thiên hạ một phen, xin cho chúng con đi.
Bác thợ săn vui mừng nói:
- Các con ăn nói như những người thợ săn thực thụ. Điều mong muốn của các con cũng chính là điều ước nguyện của bố. Các con cứ ra đi, chắc các con sẽ toại nguyện.
Tới ngày đã định, bố nuôi tặng mỗi con một khẩu súng tốt với một con chó săn. Số vàng dành dụm bấy lâu nay, bác đưa cho con mang theo tùy ý muốn. Bác đi tiễn các con một đoạn đường. Lúc chia tay, bác đưa cho mỗi người một con dao sáng loáng và nói:
- Khi nào các con chia tay nhau mỗi người một ngã, nhớ cắm dao này vào một thân cây. Lúc trở về, cứ xem dao khắc biết tin nhau. Rút dao ra, nếu thấy han rỉ tức là người vắng mặt đã chết. Trái lại, nếu còn sống thì nước dao sáng loáng.
Hai anh em lên đường, tới một khu rừng rộng mênh mông, đi trọn một ngày mà chưa hết rừng. Cả hai phải ngủ lại trong rừng và lấy lương khô của thợ săn ra ăn. Họ đi hết ngày thứ hai mà chưa ra được khỏi rừng. Đồ ăn mang theo đã hết. Anh bảo em:
- Chúng ta phải bắn con gì ăn cho đỡ đói.
Anh nạp đạn vào súng, nhìn quanh, thấy con thỏ chạy ngang, anh liền giương súng ngắm, nhưng thỏ kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú thỏ con.
Nó nhảy ngay vào bụi, tha ra hai con thỏ con. Thỏ con tung tăng chạy nom rất đáng yêu làm hai anh em động lòng thương không nỡ giết. Họ giữ nuôi và hai con thỏ chạy bám rất sát dấu chân hai người.
Lát sau có con cáo rón rén tới. Hai anh em định bắn thì cáo kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú cáo con.
Cáo tha ra hai chú cáo con. Hai anh em không nỡ giết, cho đi cùng đàn với thỏ.
Không bao lâu sau, có một con sói từ trong rừng rậm đi ra, hai người định bắn thì sói kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú sói con.
Hai người cho sói con nhập đàn với mấy con kia cùng đi.
Ngay sau đó lại gặp gấu, gấu liền kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú gấu con.
Hai gấu con nhập đàn với mấy con kia, đàn giờ đây là tám con thú con.
Bạn có biết không, con thú họ gặp cuối cùng là con gì? Sư tử lừ lừ bước tới, nó rũ bờm, nhưng hai anh em thợ săn không hề nao núng. Họ giương súng ngắm thẳng vào sư tử định bắn, sư tử vội kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai sư tử con.
Nó tha ra hai sư tử con. Giờ đây hai anh em thợ săn có một đôi sư tử, một đôi gấu, một đôi sói, một đôi cáo và một đôi thỏ theo hầu.
Giờ họ lại cảm thấy đói cồn cào nên bảo cáo:
- Này hai chú cáo đa mưu nhanh nhẹn kia, hãy kiếm cái gì ăn đi.
Cáo đáp:
- Cách đây không xa có một thôn nhỏ, chúng tôi đã từng tới đó ăn trộm gà, để chúng tôi chỉ chỗ cho.
Hai người vào thôn mua thức ăn cho mình và thức ăn cho đàn súc vật. Hai con cáo biết quá rõ vùng này nên chúng chỉ đúng ngay những chỗ có thể kiếm mua được thức ăn.
Cả đoàn người và súc vật đi loanh quanh khá lâu mà không tìm được chỗ nào có việc cho cả đoàn, hai anh em thợ săn bàn nhau:
- Chẳng có cách nào khác là chúng ta chia đoàn ra, mỗi nhóm đi một hướng.
Mỗi nhóm có một sư tử, một cáo, một gấu, một sói và một thỏ. Hai anh em chia tay nhau, hứa giữ tình anh em trọn đời, phóng cắm dao bố nuôi cho vào một thân cây, rồi người đi về hướng tây, người đi về hướng đông.
Người em dẫn đàn súc vật đi tới một thành thị kia, khắp nơi trong thành treo dải lụa đen. Chàng vào một quán trọ hỏi chủ quán có chỗ cho súc vật của chàng trọ không. Chủ quán chỉ chuồng nhốt súc vật. Vách chuồng có lỗ hổng, thỏ chui ngay ra ngoài ăn bắp cải trắng. Cáo đi ra kiếm được một con gà mái, ăn xong, nó lại xơi luôn nốt con gà trống. Những con thân hình to lớn như sư tử, gấu, sói không vào chuồng được, chủ quán dẫn chúng ra thảm cỏ gần đó, nơi có con bò sữa, ba con kia ăn thịt ngay con bò. Lo cho đàn súc vật xong, chàng thợ săn mới hỏi chủ quán, tại sao trong thành treo rũ dải băng tang. Chủ quán nói:
- Ngày mai công chúa sẽ phải chết.
Chàng thợ săn hỏi:
- Thế nàng ốm thập tử nhất sinh à?
Chủ quán đáp:
- Không, nàng tươi tỉnh khỏe mạnh, nhưng nàng sẽ phải chết.
Chàng thợ săn hỏi tiếp:
- Tai sao lại có chuyện như vậy?
- Trước cổng thành là một ngọn núi cao. Một con rồng sống ở đó. Năm nào cũng phải hiến cho nó một người con gái đẹp, bằng không nó sẽ tàn phá khắp cả nước. Bao nhiêu con gái đẹp trong thành đã hiến cho nó rồi, giờ chỉ còn lại công chúa nên phải hiến nàng cho nó thôi. Ngày mai là ngày phải làm việc đó.
Chàng thợ săn hỏi:
- Tại sao không giết rồng đi?
Chủ quán đáp:
- Trời ơi, tất cả các hiệp sĩ tới đó đều không có ai trở về. Nhà vua hứa, ai giết được rồng, sẽ được làm phò mã và sau khi vua băng hà thì được lên ngôi báu.
Chàng thợ săn không nói gì nữa. Sáng hôm chàng, chàng lẳng lặng dẫn đàn súc vật lên ngọn núi cao. Trên núi có một nhà thờ. Ở bàn thờ có ba ly rượu đầy và dòng chữ: "Ai uống hết ba ly rượu này sẽ trở thành người khỏe nhất thế gian và có thể múa nổi thanh gươm chôn ở dưới bậc cửa."
Chàng không uống rượu, mà ra tìm kiếm. Chàng không sao nhấc được thanh kiếm lên, đành phải quay vào uống rượu. Rượu vào, người chàng khỏe hẳn lên và nhấc thanh kiếm lên, nhẹ nhàng vung kiếm múa.
Tới giờ nộp công chúa cho rồng, nhà vua, nguyên soái và quần thần đưa tiễn nàng. Chàng thợ săn đứng trên ngọn núi, công chúa nhìn cứ ngỡ là rồng nên không chịu đi nữa. Nghĩ tới số phận của cả thành, nàng đành dấn bước, những bước đi nặng trĩu. Lòng buồn vô hạn, vua và quần thần quay về. Nguyên soái phải đứng lại đó để chứng kiến từ xa việc sắp xảy ra.
Lên đến đỉnh núi, công chúa thấy chẳng phải là rồng mà là một chàng thợ săn. Chàng an ủi nàng, nói chàng sẽ cứu nàng, rồi dẫn nàng vào trong nhà thờ và khóa cửa lại.
Một lát sau, có tiếng gió cuốn dữ dội, rồi một con rồng bảy đầu xuất hiện. Nó ngạc nhiên khi nhìn thấy chàng thợ săn, nên liền hỏi:
- Mi đứng trên ngọn núi để làm gì?
Chàng thợ săn đáp:
- Ta muốn cùng ngươi đọ sức.
Rồng nói:
- Biết bao hiệp sĩ đã bỏ mình nơi đây. Chắc mi cũng vậy thôi.
Cả bảy cái đầu rồng đều phun lửa phì phì, cỏ khô bắt lửa cháy, may nhờ mấy con vật của chàng kịp chạy tới dập tắt, không thì chàng đã chết trong khói lửa. Con rồng lao tới phía chàng, vút một cái thanh kiếm chàng vung chém rụng ba đầu rồng. Nổi điên, rồng bay vút lên khạc lửa đồng thời định đâm bổ xuống. Chàng thợ săn vung kiếm chém rụng luôn ba đầu nữa. Con quái vật kiệt sức rơi xuống, nó muốn xông tới, chàng thợ săn lấy hết sức còn lại chém đứt đuôi nó. Chàng không đánh nữa, bèn gọi mấy con vật của chàng tới xé tan xác con rồng. Thắng rồng, chàng tới mở cửa nhà thờ, thấy công chúa đang nằm lăn dưới đất. Tiếng gió cuốn dữ dội cùng tiếng gươm vun vút làm cho công chúa hoảng sợ lăn ra đất ngất đi. Chàng thợ săn vực nàng ra ngoài. Khi nàng tỉnh lại và mở mắt, chàng chỉ cho nàng thấy xác rồng và nói nàng đã được giải thoát.
Công chúa mừng lắm nói:
- Rồi chàng sẽ là chồng thân yêu của em, vì cha em có hứa sẽ gả con gái cho người giết được rồng.
Nàng tháo chiếc vòng san hô đang đeo ở cổ, chia cho mấy con vật để thưởng công cho chúng. Con sư tử được cái khóa bằng vàng. Chiếc khăn tay có thêu tên nàng, nàng tặng chàng thợ săn. Chàng bèn ra cắt bảy cái lưỡi của bảy đầu rồng, lấy khăn bọc giữ cẩn thận.
Vì bị khói lửa hun và đánh nhau kịch liệt nên giờ chàng đã thấm mệt, chàng nói với công chúa:
- Hai ta đều đã quá mệt mỏi, ta hãy ngủ một lúc cho lại sức.
Công chúa ưng thuận. Hai người ngả lưng nằm ngay dưới đất. Chàng bảo sư tử:
- Mày hãy canh gác, đừng cho ai xâm phạm chúng ta trong lúc đang ngủ.
Hai người ngủ. Sư tử nằm cạnh hai người để canh, nhưng nó cũng rất mệt, nó gọi gấu và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Gấu nằm bên sư tử, nhưng vì nó cũng mệt, nó gọi sói tới và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Sói nằm bên gấu, nhưng vì nó cũng mệt, nó gọi cáo và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Cáo tới nằm bên sói, nhưng vì cáo cũng mệt, nó gọi thỏ và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Thỏ lại nằm bên cáo, nhưng chính chú thỏ đáng thương cũng mệt mà chẳng còn ai để nhờ canh giùm. Nó ngủ thiếp đi mất.
Công chúa, anh thợ ăn ngủ, sư tử, gấu, sói, cáo, thỏ tất cả đều ngủ say.
Tên nguyên soái vẫn đứng quan sát từ xa, không thấy rồng cắp công chúa bay lên, thấy trên núi vẫn yên tĩnh, hắn đánh bạo đi lên.
Đến nơi, hắn thấy rồng bị chặt làm mấy khúc, xác vất lăn lóc trên mặt đất. Cách đó một quãng, công chúa, chàng thợ săn và mấy con vật đang ngủ say. Vốn là tay gian ác xảo quyệt, hắn rút ngay kiếm chặt đầu người thợ săn, rồi hắn bế công chúa xuống núi.
Thức giấc, công chúa giật mình sợ hãi. Tên nguyên soái nói:
- Giờ nàng đang ở trong tay ta. Nàng phải nói, chính ta đã chém chết rồng.
Công chúa đáp:
- Ta sẽ không nói thế, vì công giết rồng là của chàng thợ săn với mấy con vật.
Tên nguyên soái rút kiếm ra dọa, nếu nàng không chịu nghe, hắn sẽ giết nàng. Công chúa đành phải nhận lời.
Ngay sau đó, hắn đưa nàng về gặp vua cha. Vua hết sức vui mừng khi nhìn thấy con gái trở về khi trong lòng đinh ninh là con gái yêu của mình đã bị quái vật xé xác.
Tên nguyên soái tâu:
- Thần đã giết được rồng, cứu công chúa, giải thoát được nạn tàn phá đất nước. Vậy xin bệ hạ cho thần được lấy nàng như lời bệ hạ hứa hẹn.
Vua hỏi công chúa:
- Có thật thế không con?
Công chúa đáp:
- Trời ơi, cái đó cũng có thể là thật, nhưng con xin đợi một năm và một ngày nữa mới làm lễ cưới.
Nàng hy vọng, trong thời gian đó có thể được tin tức về chàng thợ săn yêu quý.
Mấy con vật vẫn còn nằm ngủ say sưa bên cạnh người chủ đã chết của chúng. Bỗng có con ong bay đến đậu ngay mũi thỏ. Thỏ giơ chân lên gạt, rồi lại tiếp tục ngủ. Ong bay đến lần thứ hai, thỏ cũng gạt đi, rồi lại ngủ tiếp. Ong bay đến lần thứ ba, đốt luôn vào mũi thỏ. Thỏ giật mình tỉnh dậy. Tỉnh hẳn, thỏ đánh thức cáo, cáo đánh thức sói, sói đánh thức gấu, gấu đánh thức sư tử. Thức giấc, sư tử thấy công chúa đã biến mất, ông chủ thì chết nằm đó. Nó rống vang cả vùng và hét:
- Kẻ nào đã làm việc này? Gấu, tại sao mày không đánh thức tao?
Gấu hỏi sói:
- Sao mày không đánh thức tao?
Sói hỏi cáo:
- Sao mày không đánh thức tao?
Cáo lại hỏi thỏ:
- Sao mày không đánh thức tao?
Thỏ đáng thương không biết trả lời thế nào, thành thử tội lỗi đổ cả lên đầu nó.
Mấy con vật kia định xông tới vồ thỏ, thỏ van nài:
- Các anh đừng có giết tôi, để tôi làm cho chủ chúng ta sống lại. Tôi biết một quả núi, ở đó có thứ rễ cây. Chỉ cần ngậm thứ rễ ấy là bệnh tật, thương tích gì cũng khỏi. Nhưng quả núi lại cách đây tới hai trăm giờ đồng hồ đường bộ.
Sư tử nói:
- Hẹn cho mày nội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ cả đi lẫn về và mang cho bằng được thứ rễ ấy về đây.
Thỏ nhảy chạy đi ngay. Đúng hai mươi bốn giờ sau nó mang được thứ rễ cây kia về. Sư tử chắp đầu chủ, thỏ nhét rễ cây vào miệng chủ. Chẳng mấy chốc đầu lại liền ngay với mình, tim lại đập, người chết sống lại. Khi tỉnh dậy chàng thợ săn thấy mất công chúa đâm hoảng sợ. Chàng nghĩ bụng:
- Chắc nàng thừa lúc ta đang ngủ mà trốn đi, bỏ ta ở lại đây.
Do vội vã nên sư tử chắp đầu cho chủ trái chiều. Còn đang mải nghĩ buồn bực về công chúa nên chủ nó không nhận ra điều đó.
Tới trưa, lúc sắp ăn, chàng mới biết đầu mình ngoảnh ra phía sau. Chàng không hiểu sao cả. Bèn hỏi mấy con vật, đã có chuyện gì xảy ra trong lúc chàng ngủ. Sư tử kể rằng khi ấy tất cả chúng đều lăn ra ngủ vì mệt. Khi chúng tỉnh thấy chủ đã chết, đầu lìa khỏi thân. Thỏ đã đi lấy thuốc trường sinh, còn nó trong lúc quá vội vã chắp đầu trái chiều. Giờ nó muốn sửa lại thiếu sót ấy. Rồi nó rứt đầu chàng thợ săn ra, xoay lại cho đúng chiều, thỏ lấy rễ cây cho chủ ngậm để cho liền lại.
Chàng thợ săn buồn lắm. Chàng đi đây đi đó, dạy mấy con vật nhảy múa làm trò vui cho thiên hạ xem. Tình cờ đúng một năm sau chàng trở lại thành thị, nơi chàng giết rồng cứu công chúa khi trước. Lần này thấy phố xá toàn treo cờ đỏ. Chàng hỏi chủ quán:
- Thế là thế nào hở ông chủ quán? Năm trước phố xá treo toàn cờ đen, năm nay sao lại thấy treo toàn cờ đỏ?
Chủ quán đáp:
- Năm trước, vua chúng tôi phải dâng nộp công chúa cho rồng. Quan nguyên soái đã đánh nhau với rồng và đã chém chết nó. Ngày mai là ngày cưới nàng. Chính vì thế năm trước phố xá treo toàn dải băng đen để chịu tang, còn hôm nay treo cờ đỏ để ăn mừng.
Hôm sau là ngày cưới, trong lúc cơm trưa, chàng thợ săn nói với chủ quán:
- Ông chủ ơi, ông có tin là bữa nay ta sẽ lấy được bánh mì từ bàn tiệc của nhà vua về đây ăn không?
Chủ quán đáp:
- Nếu nó đúng như vậy tôi xin thua cuộc với anh trăm đồng vàng đấy.
Chàng thợ săn nhận đánh cuộc. Chàng cũng đưa ra một cái túi đựng trăm đồng vàng. Rồi chàng gọi thỏ và bảo:
- Chú thỏ thân mến, chú có tài chạy nhảy, chú vào bàn tiệc của vua lấy bánh mì ra đây cho ta.
Thỏ nhỏ nhất đám súc vật, chẳng thể sai khiến con nào khác nên đành co cẳng chạy. Thỏ nghĩ bụng:
- Trời, một mình mình chạy giữa phố thế này có thể bị chó nhà hàng thịt đuổi rượt.
Quả đúng như nó nghĩ. Đàn chó rượt theo, định lột da nó. Bạn có biết không, thỏ co cẳng chạy biến ngay vào trong chòi gác mà tên lính chẳng hay biết gì hết. Đàn chó xông đến định lôi thỏ ra nhưng tên lính canh lại ngỡ đàn chó muốn giỡn với mình, hắn nổi nóng phang luôn mấy báng súng. Lũ chó sủa om sòm rồi chạy mất.
Thấy đã hết nguy, thỏ nhảy ngay vào trong lâu đài. Nó đến thẳng chỗ công chúa, lẻn dưới gầm ghế nàng, nó khẽ cào chân nàng. Công chúa tưởng là con chó của nàng nên mắng:
- Mi có đi chỗ khác không!
Thỏ cào chân nàng lần thứ hai, công chúa lại mắng:
- Mi có đi chỗ khác không!
Thỏ không hề bối rối, nó cào lần thứ ba, lúc đi công chúa mới nhìn xuống và nhận ra chiếc dây buộc ở cổ thỏ. Công chúa bế nó lên vào lòng, mang vào phòng hỏi:
- Thỏ yêu quý ơi, thỏ muốn gì thế?
Thỏ đáp:
- Chủ tôi là người giết rồng, hiện đã tới đây. Chủ sai tôi vào xin bánh mì từ bàn tiệc của vua.
Công chúa nghe nói mừng lắm. Nàng cho gọi ngay người làm bánh vào, sai lấy nguyên một cái bánh mì, thứ mà vua vẫn thường ăn. Thỏ lại nói:
- Xin cho người thợ mang bánh ra ngoài cho tôi, để cho lũ chó nhà hàng thịt không dám rượt theo tôi.
Người thợ làm bánh bế thỏ đến tận trước cửa nhà trọ. Rồi thỏ ôm bánh mì bằng hai chân trước đi bằng hai chân sau, đem bánh vào cho chủ. Lúc đó chàng thợ săn nói:
- Thấy chưa, ông chủ quán ơi, trăm đồng vàng kia là của tôi rồi.
Trong khi chủ quán còn đang kinh ngạc, chàng thợ săn nói tiếp:
- Vâng, ông chủ ơi, bánh đã có rồi, giờ tôi lại muốn ăn cả món thịt rán của nhà vua nữa kia.
Chủ quán đáp:
- Để xem thế nào!
Nhưng chủ quán không dám đánh cuộc nữa. Chàng thợ săn gọi cáo và bảo:
- Chú cáo thân mến, chú hãy vào lấy món thịt rán của vua ăn ra đây cho ta.
Con cáo lông đỏ này luồn tài hơn thỏ. Nó cứ tìm ngõ ngách mà đi nên không con chó nào nhìn thấy. Nó lẻn vào dưới gầm ghế công chúa ngồi, cào chân nàng. Công chúa nhìn xuống, nhận ra sợi dây buộc ở cổ cáo. Nàng bế cáo vào phòng, và hỏi:
- Cáo yêu quý ơi, cáo muốn gì thế?
Cáo đáp:
- Chủ tôi là người giết rồng, hiện đã tới đây. Chủ sai tôi vào xin thịt rán, thứ mà vua vẫn ăn.
Công chúa cho gọi đầu bếp, sai làm món thịt rán vua vẫn ăn, đem ra cửa cho cáo. Cáo bưng lấy dĩa thịt, vẫy đuôi đuổi ruồi bâu trên thịt, rồi mới đem về cho chủ.
Chàng thợ săn bảo chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt đã có rồi. Bây giờ ta muốn ăn cả món rau của nhà vua nữa.
Chàng gọi sói và bảo:
- Chú sói thân mến, chú hãy vào lấy món rau của vua ăn ra đây cho ta.
Sói chẳng sợ ai nên nó vào thẳng lâu đài, đến phòng công chúa, nó khẽ kéo áo nàng để nàng quay lại. Nàng nhận ra sợi dây buộc ở cổ nó, đưa nó vào phòng và hỏi:
- Sói yêu quý ơi, sói muốn gì thế?
Sói đáp:
- Chủ tôi là người đã giết rồng, hiện đã tới đây, chủ sai tôi vào xin món rau, thứ mà vua vẫn ăn.
Công chúa cho gọi đầu bếp, sai làm món rau như vua vẫn ăn đem ra tận cửa cho sói. Sói bưng thẩu rau đem về cho chủ.
Chàng thợ săn bảo chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt, rau đã có. Giờ ta lại muốn ăn đồ ngọt của vua nữa.
Chàng gọi gấu và bảo:
- Chú gấu thân mến, chú vốn thích liếm đồ ngọt, chú hãy vào lấy món đồ ngọt của vua ăn ra đây cho ta.
Gấu lạch bạch chạy vào lâu đài. Dọc đường, ai thấy cũng tránh đường cho chú đi. Tới vọng gác, lính canh giơ súng ngăn không cho vào. Gấu nhảy lên, vả cho tên lính mấy cái tát vào má phải và má trái. Nó đạp đổ cả chòi gác. Rồi gấu đi thẳng vào chỗ công chúa, đứng ngay sau lưng nàng, khẽ gầm gừ. Công chúa quay lại, nhận ra gấu, bèn gọi nó vào phòng và hỏi:
- Gấu yêu quý ơi, gấu muốn gì thế?
Gấu đáp:
- Chủ tôi là người đã giết rồng, hiện đã ở đây. Chủ sai tôi vào xin món đồ ngọt mà nhà vua vẫn dùng.
Công chúa cho gọi người thợ làm bánh ngọt, sai làm thứ bánh ngọt vua vẫn ăn, mang ra cửa cho gấu. Gấu liếm cho đường rơi bên dưới lên cả phía trên bánh, rồi nó đứng dậy, bưng bánh về cho chủ. Chàng thợ săn bảo với chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt, rau, đồ ngọt có cả rồi. Giờ ta lại muốn uống thứ rượu vang mà vua thường uống.
Chàng gọi sư tử và bảo:
- Chú sư tử thân mến, chú vốn cũng thích nhâm nhi chút rượu. Chú hãy vào lấy thứ rượu vang vua vẫn uống mang về đây cho ta.
Sư tử đi nghênh ngang giữa đường, ai thấy nó cũng chạy. Tới chỗ chòi gác, lính canh cản đường nó, nó rống lên một tiếng, mọi thứ bắn tứ tung. Sư tử đến trước phòng công chúa, lấy đuôi quất gõ cửa. Công chúa ra, nhìn thấy sư tử, nàng hoảng sợ, nhưng nàng nhận ra ngay nó nhờ cái khóa vàng ở cổ. Nàng gọi nó vào phòng và hỏi:
- Sư tử yêu quý ơi, sư tử muốn gì thế?
Sư tử đáp:
- Chủ tôi là người đã giết rồng, hiện đã ở đây. Chủ sai tôi vào xin rượu vang mà nhà vua vẫn uống.
Công chúa cho gọi người hầu rượu, sai lấy thứ rượu vang vua vẫn uống ra cho sư tử. Sư tử nói:
- Để tôi đi xem có đúng thứ rượu ấy không.
Sư tử đi theo người hầu xuống hầm rượu. Người này định lấy thứ rượu dùng cho gia nhân. Sư tử bảo:
- Khoan, đợi ta nếm xem đã.
Sư tử tự rót nửa bình, tu một hơi cạn. Nó bảo:
- Không, không phải thứ này.
Người hầu rượu liếc ngó sư tử, rồi ra chỗ thùng rượu khác, định lấy thứ rượu dùng cho quan nguyên soái. Sư tử lại bảo:
- Khoan, để ta nếm xem đã.
Sư tử tự rót nửa bình, rồi uống hết. Nó nói:
- Có khá hơn, nhưng vẫn chưa phải.
Người hầu rượu nổi nóng nói:
- Đồ súc vật đần độn mà cũng nói chuyện rượu.
Sư tử vả ngay cho gã một cái vào sau gáy làm gã ngã ra bất tỉnh nhân sự. Lúc tỉnh dậy gã lẳng lặng dẫn sư tử đến hầm rượu dành cho nhà vua. Sư tử lại rót nửa bình nếm thử và nói:
- Có thể đúng thứ này rồi.
Sư tử sai gã kia rót đầy sáu chai, rồi cùng đi lên. Lúc ra tới bên ngoài, sư tử chuếnh choáng hơi say. Gã kia đem rượu ra tận cửa cho nó. Nó ngoạm giỏ rượu vào mồm và tha về cho chủ.
Chàng thợ săn bảo chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt, rau, đồ ngọt và rượu vang của vua có đầy đủ cả. Giờ ta mới cùng mấy con vật thưởng thức đây.
Chàng ngồi vào ăn uống, lại chia cho thỏ, cáo, sói, gấu, sư tử cùng ăn và cùng uống. Chàng thấy công chúa vẫn yêu mình nên vui lắm. Ăn xong, chàng nói:
- Ông chủ ơi, tôi đã ăn uống như vua rồi. Giờ tôi muốn vào hoàng cung xin cưới công chúa đây.
Chủ quán nói:
- Làm sao có chuyện đó được. Công chúa đã có nơi có chốn rồi. Hôm nay làm lễ cưới mà?
Chàng rút khăn tay mà công chúa đã trao cho chàng ở trên núi rồng khi trước, chiếc khăn gói bảy cái lưỡi của con quái vật. Chàng nói:
- Ta đã có vật này trong tay. Nó sẽ giúp ta trong việc ấy.
Chủ quán xem cái khăn rồi nói:
- Những việc khác có thể tin được, nhưng việc này không dám tin. Tôi sẵn lòng xin cuộc cả cửa nhà, sân vườn đây.
Chàng thợ săn lấy ra một cái túi có nghìn đồng vàng đặt lên bàn, rồi nói:
- Tôi cũng xin cuộc chỗ vàng này.
Ở trong hoàng cung, vua hỏi công chúa:
- Mấy con vật cứ đi ra đi vào trong cung, chúng đến con có việc gì thế?
Nàng đáp:
- Con chẳng dám nói ra điều đó. Xin cha cứ cho người đi gọi chủ nhân của chúng tới đây, khi đó cha sẽ rõ.
Vua cho kẻ hầu đến quán trọ mời người đàn ông lạ mặt. Kẻ hầu đến đúng lúc chàng thợ săn đánh cuộc với chủ quán. Lúc đó chàng nói:
- Ông thấy chưa, ông chủ. Vua sai kẻ hầu đi mời tôi đó, nhưng tôi chưa đi đâu.
Chàng bảo người hầu:
- Ngươi về tâu vua xin gởi quần áo hoàng tộc cho ta, cấp cho ta cỗ xe sáu ngựa với một số quân hầu.
Vua được tin báo, hỏi công chúa:
- Cha biết làm sao bây giờ?
Công chúa thưa:
- Xin cứ triệu vào và chu cấp mọi thứ như chàng đòi. Cha sẽ hài lòng về việc ấy.
Vua sai đem quần áo hoàng tộc với một cỗ xe sáu ngựa cấp cho chàng, lại cấp cho một số người để hầu hạ cho chàng.
Thấy đoàn người kéo đến, chàng thợ săn nói với chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, thế là tôi được triệu vào cung đúng nghi lễ mà tôi đòi.
Chàng mặc quần áo hoàng tộc, cầm theo chiếc khăn gói lưỡi rồng, rồi lên xe vào chầu.
Thấy chàng đến, vua hỏi công chúa:
- Ta nên tiếp hắn thế nào đây?
Nàng đáp:
- Xin cha cứ ra đón, sẽ không uổng công đâu.
Vua ra đón chàng vào, mấy con vật cũng vào theo. Vua chỉ cho chàng ngồi giữa vua và công chúa. Viên nguyên soái ngồi ghế chú rể ở phía bên kia nên hắn không nhận ra được chàng.
Bảy chiếc đầu rồng được đem ra trưng bày. Vua phán:
- Hôm nay ta gả con gái cho quan nguyên soái là để thưởng cái công đã chém được bảy cái đầu rồng này.
Chàng thợ săn liền đứng lên, mở từng đầu rồng một và hỏi:
- Thế bảy cái lưỡi rồng đâu rồi?
Hoảng sợ, nguyên soái tái mặt, không biết trả lời sao bây giờ, nhưng hắn cố nói liều:
- Rồng không có lưỡi.
Chàng thợ săn nói:
- Chỉ những đứa gian trá mới không có lưỡi. Còn lưỡi rồng chính là vật làm chứng cho người chiến thắng.
Chàng mở gói ra, người ta thấy bảy cái lưỡi rồng. Chàng gắn lưỡi vào từng cái đầu rồng, quả nhiên đều khớp hết. Sau đó chàng đưa cho công chúa xem chiếc khăn thêu tên nàng và hỏi, nàng đã cho ai chiếc khăn ấy. Công chúa đáp:
- Cho người đã chém chết con rồng.
Chàng lại gọi từng con vật một lại, tháo sợi dây buộc ở cổ chúng, tháo cái khóa vàng ở cổ sư tử. Chàng đưa tất cả cho công chúa và hỏi của ai. Nàng đáp:
- Mấy sợi dây buộc cổ và cái khóa vàng này là của tôi, tôi chia cho mấy con vật để thưởng công chúng đã góp công giết rồng.
Khi ấy chàng thợ săn mới nói:
- Đánh rồng xong, thần quá mệt nên ngủ thiếp đi, thừa lúc đó tên nguyên soái đến chặt đầu thần. Sau đó gã đưa công chúa đi và mạo nhận chính hắn là người đã giết rồng. Mấy cái lưỡi, mấy sợi dây và chiếc khăn tay của công chúa là minh chứng cho việc lừa dối của hắn.
Rồi chàng kể tiếp chuyện mấy con vật đã đi kiếm rễ cây trường sinh về để cứu chàng như thế nào. Một năm qua chàng đã đi phiêu bạt những nơi nào, rồi cuối cùng cũng quay trở lại đúng nơi đây. Nhờ chủ quán nói cho nghe mà chàng biết được mưu mẹo lừa dối của tên nguyên soái.
Vua hỏi công chúa:
- Có đúng người này đã chém chết rồng không?
Nàng đáp:
- Thưa đúng thế ạ. Giờ con mới dám nói công khai cái tội bẩn thỉu của tên nguyên soái. Con không nói thì chuyện cũng lộ rồi. Nguyên soái đã bức con hứa phải giữ kín. Việc con xin để sau một năm một ngày mới làm lễ cưới cũng chính vì chuyện ấy.
Vua cho triệu mười hai vị mưu sĩ đến để luận tội. Tên nguyên soái bị khép án phanh thây do bốn con bò mộng kéo. Xử tội hắn xong, vua cho chàng thợ săn lấy công chúa. Phong chàng làm phó vương trong cả nước. Đám cưới được tổ chức rất trọng thể. Phó vương cho người đi đón bố đẻ và bố nuôi mình, tặng hai người rất nhiều châu báu. Phó vương cũng không quên người chủ quán trọ, cho triệu người ấy vào và bảo:
- Ông chủ thấy không, tôi đã lấy công chúa. Nhà cửa, sân vườn nhà ông giờ là của tôi.
Chủ quán thưa:
- Thưa như vậy là đúng lý.
Nhưng phó vương trẻ tuổi đáp:
- Ta khoan hồng cho ông đấy. Nhà cửa, sân vườn vẫn là của ông, còn nghìn vàng nọ ta tặng thêm cho ông đó.
Từ đó phó vương và công chúa sống vui vẻ và rất hạnh phúc. Theo sở thích cũ, chàng thường hay đi săn, mấy con vật trung thành cũng thường đi theo chủ.
Gần đó có một khu rừng. Người ta đồn trong rừng có quỷ, vì ít ai đã vào rừng mà lại ra được. Phó vương trẻ tuổi rất muốn vào khu rừng ấy đi săn. Chàng cứ nài mãi tới khi nhà vua cho phép mới thôi. Chàng lên ngựa, đem theo một đoàn tùy tùng rất đông. Vừa mới vào trong rừng, chàng thấy con hươu lông trắng như tuyết. Chàng bảo những người theo hầu:
- Hãy chờ ta ở đây! Ta muốn săn con thú đẹp kia.
Chàng thúc ngựa đuổi theo con hươu, chỉ có mấy con vật theo chàng thôi.
Đoàn tùy tùng đợi cho đến chiều tối mà không thấy phó vương trẻ tuổi quay ra. Họ đành quay ngựa về báo với công chúa:
- Phó vương săn đuổi theo một con hươu trắng ở trong khu rừng thiêng và không thấy người trở ra.
Công chúa lo cho chồng vô cùng. Trong lúc ấy, chàng vẫn mãi đuổi theo con thú mà không sao theo kịp được nó. Cứ đúng lúc chàng thấy vừa tầm bắn thì nó lại nhảy xa hơn và cuối cùng chạy biến mất.
Lúc này chàng mới thấy mình đã vào quá sâu trong rừng. Chàng đưa chiếc tù và bằng sừng lên rúc một hồi, không thấy trả lời vì không ai nghe được tiếng tù và của chàng.
Bóng đêm bao trù, cả khu rừng, chàng thấy mình không thể về kịp nữa. Chàng xuống ngựa, lại bên một gốc ây đốt lửa định bụng sẽ ngủ đêm ở đó.
Chàng vừa ngồi xuống bên đống lửa, mấy con vật cũng nằm xuống quanh đó. Chàng có cảm tưởng có tiếng người vọng lại. Chàng nhìn quanh chẳng thấy gì. Lát sau lại thấy hình như có tiếng rên hừ hừ từ trên cao vọng xuống. Chàng ngước lên thì thấy một mụ bà ngồi vắt vẻo trên cành cây. Mụ rên:
- Hừ, hừ, hừ, tôi rét cóng cả người.
Chàng nói:
- Rét thì xuống đây sưởi cho ấm người.
Nhưng mụ ta đáp:
- Chịu thôi. Bầy thú của ngươi sẽ xé xác ta.
Chàng đáp:
- Mẹ già, mẹ cứ xuống! Chúng không làm gì mẹ đâu.
Bà già chính là một mụ phù thủy. Mụ bảo:
- Để ta ném một cây gậy xuống. Ngươi cứ lấy gậy đập lên lưng chúng là chúng sẽ không làm gì ta nữa đâu.
Rồi mụ ném xuống một cái gậy nhỏ. Chàng lấy gậy đập lên lưng mấy con vật. Chúng nằm yên và bị hóa đá ngay tức khắc. Không phải lo về mấy con vật nữa, mụ phù thủy mới nhảy xuống, lấy gậy đập vào người chàng, biến chàng hóa đá. Mụ cười rú lên, lôi chàng và mấy con vật xuống một cái hố mà trong hố cũng có nhiều vật hóa đá như vậy.
Công chúa ở nhà đợi chàng, đợi mãi không thấy chồng về, nàng càng lo sợ. Đúng lúc đang lo âu ấy thì người anh đi về hướng đông nay cũng tới xứ này. Chàng đi tìm việc làm chẳng được, cứ lang thang đây đó, dạy mấy con vật nhảy múa làm trò vui. Bỗng chàng chợt nghĩ ra ý đến gốc cây có cắm lưỡi dao khi hai anh em chia tay mỗi người một ngả để xem em mình ra sao.
Tới nơi, chàng thấy bên mặt dao của em, một nửa bị rỉ, nửa còn lại vẫn còn sáng. Chàng đâm ra lo sợ thầm nghĩ:
- Chắc em ta gặp nạn lớn, nhưng có lẽ còn cứu được vì nửa dao kia vẫn còn sáng.
Chàng vội dẫn đám súc vật đi về hướng tây. Lúc tới cổng thành, lính canh ra hỏi có cần phải tin cho hoàng hậu biết không: từ mấy ngày nay, hoàng hậu rất lo về sự vắng mặt của phó vương, chỉ sợ phó vương đã bỏ mình trong rừng thiêng.
Lính canh tưởng chàng chính là vị phó vương trẻ tuổi, vì nom hai người giống nhau quá, và chàng lại cũng có một đàn súc vật đi theo. Chàng biết ngay là lính canh đã lầm mình với em mình. Chàng nghĩ:
- Tốt nhất là ta hãy nhận đi. Có thế ta càng dễ cứu em ta hơn.
Chàng để lính canh dẫn vào trong cung, chàng được đón tiếp rất vui vẻ. Công chúa cứ tưởng đó là chồng mình nên hỏi:
- Sao chàng vắng nhà lâu thế?
Chàng đáp:
- Anh bị lạc trong rừng. Tìm mãi mới thấy đường ra.
Tối đến chàng vào nằm giường của phó vương, nhưng chàng đặt thanh gươm hai lưỡi chắn giữa mình và công chúa. Công chúa cũng chẳng hiểu thế nào, nhưng cũng không dám hỏi.
Chàng ở lại vài ngày để thăm dò tin tức về khu rừng thiêng kia, rồi chàng nói:
- Ta phải đến đó săn lần nữa!
Vua và công chúa can ngăn, nhưng chàng vẫn đi và dẫn một đoàn tùy tùng rất đông. Ở trong rừng chàng trông thấy một con hươu trắng, chàng cũng gặp mọi sự như em mình trước đó, chàng bảo đoàn tùy tùng:
- Ta muốn săn con thú kia. Hãy ở đây đợi đến khi ta quay trở lại.
Chàng phi ngựa rượt săn con mồi, mấy con vật chạy theo chàng. Chàng không sao đuổi kịp con hươu ở trong rừng sâu. Bóng đêm buông xuống lúc nào không hay, chàng phải ngủ lại trong rừng.
Lửa vừa nhóm lên thì chàng nghe trên đầu có tiếng rên:
- Hu, hu, hu, tôi lạnh cóng cả người.
Nhìn lên thấy mụ phù thủy đang ngồi trên cây, chàng nói:
- Nếu rét thì xuống đây sưởi cho ấm người lên.
Mụ đáp:
- Chịu thôi, mấy con vật kia nó sẽ cắn xé ta.
Chàng nói:
- Chúng không làm gì mẹ đâu.
Mụ nói với xuống:
- Ta ném cho ngươi một cái roi, ngươi quất mỗi con một roi thì chúng không làm gì được ta nữa.
Chàng thợ săn không tin điều đó. Chàng nói:
- Ta không đánh mấy con vật của ta. Mày hãy xuống bằng không ta sẽ lôi mày xuống.
Mụ thét lớn:
- Mày muốn gì nào? Mày làm gì được tao nào?
Chàng đáp:
- Không xuống thì tao bắn cho mày rơi xuống.
Mụ nói:
- Mày cứ việc bắn, ta không sợ đạn đâu.
Chàng nạp đạn và bắn mụ, nhưng đạn thì chẳng xuyên được người mụ. Mụ cười sằng sặc và hét:
- Mày đã bắn trúng ta đâu.
Chàng thợ săn chợt nghĩ ra cách. Chàng bứt ba cái cúc bạc trên áo và nạp vào súng. Như vậy, tà thuật của mụ sẽ hết linh. Chàng bấm cò bắn thì mụ la lên một tiếng và lộn nhào rơi xuống đất. Chàng dậm chân lên người mụ và nói:
- Con mụ phù thủy già, nếu mày không nói em tao hiện giờ ở đâu, ta sẽ túm mụ ném vào lửa.
Mụ sợ quá, van xin tha và nói:
- Chàng cùng mấy con vật đã bị hóa đá nằm ở trong một cái hố.
Chàng bắt mụ dẫn tới đó, đe mụ và nói:
- Con mụ phù thủy già kia, giờ mày phải làm cho em ta và mọi con vật này sống lại. Hoặc thế hay là ta ném mày vào lửa.
Mụ cầm chiếc roi khẽ đập vào đá, tức thì em chàng và mấy con vật sống lại. Những người khác như lái buôn, thợ thủ công, mục đồng cũng sống lại. Họ đứng dậy cảm ơn chàng đã cứu họ, rồi kéo nhau ai về nhà nấy.
Anh em sinh đôi lại gặp nhau. Họ hết sức vui mừng và ôm choàng nhau hôn. Hai anh em túm lấy mụ phù thủy, trói ghì lại và quẳng vào lửa. Mụ phù thủy bị chết thiêu. Ngay sau đó, cả cánh rừng bừng sáng, có thể nhìn thấy cung điện phía xa, cách đó chỉ ba giờ đường bộ.
Giờ đây hai anh em cùng đi về nhà. Dọc đường anh em kể cho nhau nghe chuyện mình. Nghe em nói, chàng được lên thay vua trị vì đất nước, thì người anh bảo:
- Điều ấy anh đã biết. Khi anh vào thành, người ta tưởng nhầm anh là chú nên đã đón anh với mọi nghi lễ của bậc vương giả. Công chúa cứ tưởng anh là chồng, nên anh ngồi ăn cạnh nàng, ngủ chung một giường với nàng.
Nghe tới đó, người em nổi cơn ghen, rút ngay kiếm chém anh đầu lìa khỏi thân. Thấy anh nằm chết, máu tuôn chảy, lúc ấy người em hối hận vô cùng. Chàng thốt lên:
- Anh đã cứu ta, mà ta lại giết anh!
Và chàng khóc lóc thảm thiết. Thấy vậy thỏ chạy tới nói để mình đi lấy rễ cây cải tử hoàn sinh. Rồi thỏ chạy ngay đi lấy và về kịp lúc, người chết sống lại và không hề hay biết về vết thương trên mình. Hai người lại lên đường. Người em nói:
- Nom anh giống em y hệt. Anh cũng mặc áo hoàng bào như em, cũng có mấy con vật đi theo.
Giờ mỗi người vào thành bằng một cổng, và từ hai phía cùng đến chỗ vua ngự.
Hai anh em từ hai ngã cùng một lúc tới hai cổng thành, lính canh ở hai cổng cùng vào trình báo vua là phó vương dẫn mấy con vật đi ăn đã về. Vua phán:
- Sao lại có chuyện ấy, hai cổng thành cách nhau có đến một giờ đường bộ kia mà!
Giữa lúc ấy, từ hai phía khác nhau, hai anh em cùng bước tới sân rồng. Vua hỏi công chúa:
- Con hãy nói ai là chồng con! Người này giống y hệt người kia, ta không sao phân biệt được.
Công chúa hoảng sợ, không biết nói sao. Nàng chợt nhớ tới mấy sợi dây vàng buộc cổ mấy con vật. Nàng ngó tìm thì thấy con sư tử có đeo khóa vàng ở cổ. Nàng mừng quá, reo lên:
- Người có con sư tử này đi theo mới thật là chồng con.
Phó vương bật cười nói:
- Thưa đúng như vậy.
Mọi người ngồi vào bàn, ăn uống rất vui vẻ. Tối hôm ấy, khi phó vương vào giường nằm, công chúa nói:
- Tại sao mấy đêm trước, đêm nào chàng cũng đặt một thanh kiếm giữa giường, thiếp cứ nghĩ là chàng muốn giết thiếp.
Lúc đó phó vương mới biết được tấm lòng của người anh.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Der var engang to brødre, den ene var rig og den anden var fattig. Den rige var guldsmed og havde et ondt, hårdt hjerte, den anden var god og from og levede af at binde koste. Han havde to sønner, som var tvillinger og lignede hinanden som to dråber vand. De to drenge gik undertiden hen til deres rige farbror og fik noget at spise af, hvad der faldt af der i huset. En dag, da den fattige mand gik ude i skoven og samlede riskviste, fik han øje på en fugl, der var ganske gylden og så smuk, at han aldrig havde set noget lignende. Han tog en sten op, kastede den efter den og ramte den også, så en af dens gyldne fjer faldt ned. Men fuglen fløj videre. Manden bragte fjeren til sin bror, der straks så, at det var det pure guld, og gav ham mange penge for den. Næste dag klatrede manden op i et birketræ for at hugge nogle grene af. Han så den samme fugl flyve ud derfra og lidt efter fandt han en rede, hvori der lå et gyldent æg. Han tog det og bragte det til sin bror, som gav ham mange penge for det. "Den fugl kunne jeg nok have lyst til at få fingre i," sagde han. Næste dag gik den fattige mand igen ud i skoven og så da guldfuglen sidde oppe i et træ. Han kastede en sten efter den. Fuglen faldt død ned, og han bragte den til sin bror, som gav ham en masse penge for den. "Nu er jeg da forsørget for min levetid," tænkte den fattige mand og gik fornøjet hjem.
Guldsmeden var en snedig fyr og vidste nok, hvad det var for en fugl. "Steg den til mig," sagde han til sin kone," men pas på, at du får det altsammen med. Jeg har lyst til at spise den ganske alene." Der var nemlig det mærkværdige ved fuglen, at den, som spiste dens hjerte og lever, fandt hver morgen et guldstykke under sin hovedpude. Konen gjorde fuglen i stand og stak den på spiddet. Hun havde imidlertid også andet at bestille og blev derfor engang nødt til at gå ud af køkkenet. Mens hun var borte, kom børstenbinderens to små drenge derind og gav sig til at dreje lidt på spiddet. I det samme faldt der to små stykker kød ned på gulvet og den ene sagde da: "Lad os bare spise det. Jeg er så sulten, og det er der såmænd ingen som mærker." Da konen kom ind et øjeblik efter, så hun, at de stod og tyggede på noget og spurgte hvad de spiste. "Det er bare et par små stykker, der faldt ned," svarede de. "Gud, det har nok været hjerte og lever," sagde konen forskrækket, og for at hendes mand ikke skulle opdage det og blive vred, slagtede hun i en fart en hanekylling og stegte hjerte og lever sammen med guldfuglen. Da det var færdigt satte hun det ind for sin mand og han spiste det til sidste mundfuld. Men da han næste morgen stak hånden ind under hovedpuden for at tage guldstykket var der ikke mere guld end ellers.
De to drenge havde ingen anelse om, hvor lykken havde været dem god. Da de stod op om morgenen, faldt der noget på gulvet, og da de ville se efter, hvad det var, fandt de to guldstykker. De gav dem til deres far, som aldeles ikke kunne begribe, hvor de kom fra, men da det blev sådan ved hver morgen, gik han over til sin bror og fortalte ham denne besynderlige historie. Guldsmeden tænkte sig straks, hvordan det var gået til, og for at hævne sig sagde han: "Dine børn står i pagt med djævelen. Du må ikke tage guldet, og du kan heller ikke beholde drengene hjemme, for den onde har dem i sin magt og kan også bringe dig i fordærvelse." Faderen blev bange, og hvor tungt det end faldt ham, gik han med begge drengene ud i skoven og forlod dem der.
De to drenge løb nu omkring i skoven og kunne slet ikke finde vej hjem. Langt om længe mødte de en jæger, som spurgte, hvem de var. "Vores far er børstenbinder," svarede den ældste og fortalte, at de ikke længere måtte være hjemme, fordi der hver morgen lå et guldstykke under deres hovedpude. "Det er da egentlig ikke noget slemt," sagde jægeren, "når I ellers er flinke fyre og ikke ligger på den lade side." Den skikkelige mand syntes godt om børnene, og da han ikke selv havde nogen, tog han dem med hjem. Han opdrog dem til jægere og gemte omhyggeligt de guldstykker, han fandt hver morgen, fordi han tænkte, at de måske kunne få brug for dem i fremtiden.
Da de var blevet store, tog deres plejefar dem en dag med ud i skoven og sagde: "I dag skal I gøre jeres prøveskud, så jeg kan se, om I er udlærte." De gik med ham ud til det sted, hvor de skulle passe på vildtet, men de lå længe og ventede, uden at der viste sig noget. Pludselig fik jægeren øje på en flok snegæs, der kom flyvende i trekant lige over dem. "Skyd nu en bort af hvert hjørne," sagde han til den ene. Han gjorde det, og nu havde han bestået prøven. Kort efter kom der en anden flok flyvende i form af et total. Den anden bror skød nu også en bort fra hvert hjørne og jægeren erklærede ligeledes ham for udlært. De to brødre gik nu ud i skoven, hvor de talte med hinanden uden at jægeren hørte det. Da de kom hjem om aftenen og skulle sætte sig til bords, sagde den ene: "Vi rører ikke en bid, før I har sagt ja til det, vi beder jer om." - "Hvad er det?" spurgte jægeren. "Nu vil vi gerne se os lidt om i verden," svarede han, "vil I give os lov til at drage bort?" - "I er to rigtige jægere," sagde den gamle fornøjet, "det er sådan, det skal være. Drag I kun af sted, og gid det må gå jer godt."
Før de gik, gav den gamle dem hver en bøsse og en hund og lod dem tage så mange guldstykker, de ville. Derpå fulgte han dem et stykke på vej, og ved afskeden gav han dem en blank kniv og sagde: "Når I engang skilles, så stik denne kniv i et træ, så kan den af jer, der kommer tilbage dertil se, hvordan det er gået hans bror. Hvis den side af kniven, der vender mod den kant, hvor han er draget hen, er blank, er han i live, men er kniven rusten, er han død." Brødrene gik videre og videre og kom til sidst til en stor skov, som de ikke kunne nå igennem på en dag. De var altså nødsaget til at blive der om natten, og spise, hvad de havde i tasken. Næste dag gik de videre, men skoven fik ingen ende. "Vi må se at skyde noget, ellers dør vi jo af sult," sagde den ene, og da han fik øje på en hare, lagde han bøssen til kinden, men haren råbte:
"Kære jæger, lad mig gå,
to af mine unger skal du få."
Derpå kom den springende med to små hareunger, men de var så søde, at jægeren ikke kunne nænne at skyde dem, og da de gik videre, rendte de to små unger lige i hælene på dem.
Lidt efter fik de øje på en ræv, der luskede forbi, og sigtede på den, men ræven råbte:
"Kære jæger, lad mig gå,
to af mine unger skal du få."
Men jægeren syntes det var synd at dræbe de små dyr, og de traskede nu også med. Et øjeblik efter kom der en ulv travende, men da jægerne ville til at skyde, råbte den:
"Kære jæger, lad mig gå,
to af mine unger skal du få."
De to små ulveunger fulgte nu også med jægerne, og da de lidt efter mødte en bjørn, bad den også:
"Kære jæger, lad mig gå
to af mine unger skal du få."
Så var der hele otte små dyr. Endelig kom der en stor løve og rystede sin vældige manke, men jægerne var ikke bange og sigtede på den.
"Kære jæger, lad mig gå,
to af mine unger skal du få,"
sagde den, og nu havde jægerne både løver og bjørne og ulve og ræve og harer. De var jo imidlertid lige sultne endnu, og en af dem sagde da til rævene: "Hør, I er nogle forslagne fyre, kan I ikke skaffe os noget at spise." - "Der ligger en landsby lige herved," svarede de, "der har vi allerede hentet os mangen en lækker høne, nu skal vi vise jer vej." De gik nu ind i landsbyen og købte mad til sig selv og dyrene og drog så videre. Rævene var godt kendt med egnen og vidste god besked med, hvor hønsegårdene var, så de kunne vise jægerne vej overalt.
De drog nu omkring i nogen tid, men kunne ikke finde noget sted, hvor de begge to kunne komme i tjeneste, og de blev enige om, at det var bedst at skilles. De delte dyrene, så at de hver fik en løve, en bjørn, en ulv, en ræv og en hare. Så sagde de farvel til hinanden, satte den gamle jægers kniv fast i et træ, og den ene drog mod øst og den anden mod vest.
Kort tid efter kom den yngste med sine dyr til en by, som var helt behængt med sørgeflor, og der tog han ind i en kro og spurgte værten, om han også havde plads til dyrene. Værten lukkede dem ind i en stald, hvor der var et hul i væggen. Derigennem krøb haren ud og hentede sig et kålhovede, ræven hentede sig en høne, og da den havde spist den tog den også hanen, men ulven og bjørnen og løven var for store til at slippe igennem. Værten lod dem da bringe ud på marken, hvor der gik en ko og græssede, for at de kunne æde sig mætte. Da jægeren således havde sørget for sine dyr, spurgte han, hvorfor byen var behængt med sørgeflor. "Det er fordi kongens eneste datter må dø i morgen," svarede værten. "Er hun så syg?" spurgte jægeren. "Nej," svarede værten, "hun er såmænd frisk og rask nok, men hun må dø alligevel." - "Hvor kan det dog være?" - "Udenfor byen bor der en drage på et højt, højt bjerg," svarede manden. "Den forlanger hvert år en ung jomfru, ellers ødelægger den hele landet. Men nu er der ikke andre end prinsessen tilbage, så der er ingen nåde, i morgen må hun ud til dragen." - "Hvorfor bliver den drage ikke dræbt?" sagde jægeren. "Ja, svarede værten, "der er mange riddere, som har prøvet derpå, men de har allesammen måttet bøde med livet. Kongen har lovet sin datter og efter sin død hele riget til den, der dræber dragen."
Jægeren sagde ikke mere, men næste morgen gik han med sine dyr op på dragebjerget. Han kom til en lille kirke og på alteret stod der tre bægere, hvorpå der var indridset: "Den, som tømmer disse bægre, bliver den stærkeste mand i verden og kan løfte det sværd, der ligger foran dørtærskelen." Jægeren drak ikke noget, men gik ud og gravede, til han kom til sværdet, men han kunne ikke rokke det af pletten. Han gik da tilbage og tømte bægrene og blev da så stærk, at han med lethed kunne føre det tunge våben. Kongen, marskallen og hele hoffet fulgte prinsessen ud af byen. I lang afstand så hun jægeren, som stod oppe på bjerget og ventede på hende og ville ikke gå op, fordi hun troede det var dragen, men da hele landet ellers ville være fortabt, besluttede hun sig til sidst til at gå den tunge gang. Kongen og hoffolkene vendte bedrøvet hjem; kun marskallen blev stående for i afstand at se, hvad der ville ske.
Da kongedatteren kom op på bjerget, traf hun ikke dragen, men den unge jæger, som trøstede hende og sagde, at han nok skulle frelse hende, og lukkede hende inde i kirken. Lidt efter kom den syv hovede drage farende med stor larm. Den blev meget forundret ved at se jægeren og spurgte, hvad han havde at gøre der på bjerget. "Jeg vil slås med dig," svarede jægeren. "Nu har jeg dræbt så mange riddere og får vel også nok bugt med dig," sagde dragen og spyede ild ud af sine syv gab. Det var meningen, at ilden skulle fænge i det tørre græs og jægeren skulle kvæles i røg og flammer, men dyrene kom løbende og trådte ilden ned. Dragen for nu imod jægeren, men han svang sit sværd, så det peb i luften, og huggede de tre hoveder af. Nu blev dragen ude af sig selv af raseri, fløj højt op i luften, spyede flammer ud over jægeren og ville kaste sig over ham, men han drog sit sværd igen og huggede endnu tre hoveder af den. Uhyret blev mat og sank om. Det ville dog igen styrte løs på jægeren, men han samlede alle sine kræfter og huggede halen af den. Nu var den ude af stand til at kæmpe mere, og han kaldte da på sine dyr, for at de kunne sønderrive den. Da kampen var endt, gik jægeren hen og lukkede døren op til kirken. Kongedatteren var besvimet af angst og sindsbevægelse og lå på gulvet. Han bar hende ud, og da hun igen kom til sig selv og slog øjnene op, viste han hende dragen og sagde, at nu var hun frelst. Hun blev umådelig glad og sagde: "Nu skal jeg giftes med dig. Far har lovet mig til den, som dræbte dragen." Derpå tog hun sit koralhalsbånd af og delte det mellem dyrene, og løven fik guldlåsen. Jægeren gav hun et lommetørklæde, hvorpå hendes navn stod, og han skar de syv tunger ud af dragens hoveder og gemte dem deri.
Han var imidlertid træt og medtaget efter kampen, og prinsessen sagde derfor: "Lad os sove lidt. Det kan vi vist begge to trænge til." De lagde sig så ned i græsset og jægeren sagde til løven: "Du skal holde vagt, så ingen kommer og overfalder os." Løven lagde sig ved siden af dem, men den var også træt af kampen og kaldte på bjørnen og sagde: "Læg dig ved siden af mig, jeg kan ikke holde øjnene åbne, og væk mig, hvis der skulle ske noget." Bjørnen gjorde det, men den var også søvnig, og lidt efter sagde den til ulven: "Jeg er skrupsøvnig. Du må lægge dig her og holde vagt, men væk mig endelig, hvis der skulle komme noget på." Ulven var imidlertid lige så træt som de to andre, og kaldte på ræven og bad den holde vagt. Men heller ikke ræven kunne holde øjnene åbne og den bad derfor haren våge over dem. Den stakkels lille hare var så træt, så træt, at den faldt i søvn, og den havde jo ingen, den kunne få til at holde vagt for sig. Så nu lå de der på rad, prinsessen, jægeren, løven, bjørnen, ulven, ræven og haren, og sov fast.
Marskallen var imidlertid blevet stående for at passe på, hvad der skete, og da han ikke så dragen flyve bort med prinsessen og alt deroppe lod til at være stille og fredeligt, tog han endelig mod til sig og gik op ad bjerget. Der fandt han så dragen, som lå sønderrevet på jorden ved siden af prinsessen og jægeren og alle dyrene. Han var en rigtig ond mand og drog nu sit sværd og huggede hovedet af jægeren, tog derpå prinsessen på armen og bar hende ned ad bjerget. Da hun vågnede, blev hun forfærdet, men marskallen sagde: "Du er nu i min magt. Du skal fortælle, at det er mig, der har dræbt dragen." - "Det kan jeg ikke," svarede hun, "det er en jæger og hans dyr, som har frelst mig." Han drog da sit sværd og truede med at dræbe hende, hvis hun ikke adlød, og hun var da nødt til at love det. Han bragte hende nu til kongen, som ikke vidste, hvad ben han skulle stå på af glæde over at han havde sit eget barn igen. "Det er mig, der har dræbt dragen," sagde marskallen, "jeg har frelst prinsessen og hele landet, og fordrer nu, at I opfylder eders løfter." - "Er det sandt, hvad han siger?" spurgte kongen. "Det må det vel være," svarede hun, "men jeg forlanger dog, at brylluppet skal vente et år." Inden den tid håbede hun, at hendes kære jæger ville lade høre fra sig.
Oppe på bjerget lå imidlertid dyrene og sov ved siden af deres døde herre. En stor humlebi kom flyvende og satte sig på harens snude, men den jagede den bort med poten og sov videre. Bien kom igen, men haren jog den atter bort. Tredie gang stak den den så kraftig i snuden, at den vågnede. Øjeblikkelig vækkede den ræven, ræven vækkede ulven, ulven vækkede bjørnen og bjørnen løven. Da løven så, at prinsessen var borte og dens herre dræbt, begyndte den at brøle og råbte: "Hvem har gjort det? Hvorfor har du ikke vækket mig, bjørn?" - "Hvorfor har du ikke vækket mig?" sagde bjørnen til ulven, og den sagde til ræven: "Hvorfor har du ikke vækket mig?" - "Men du skulle jo vække mig," sagde ræven til haren. Det stakkels lille dyr vidste ikke, hvad det skulle svare, og fik derfor skyld for det hele. De andre ville styrte sig over den, men den bad: "Dræb mig ikke. Jeg vil gøre vores herre levende igen. Jeg ved et bjerg, hvor der vokser en urt, som helbreder for alle sår og sygdomme. Men det er to hundrede mil herfra." - "Om fireogtyve timer må du være her igen med urten," sagde løven, og haren for af sted og kom virkelig tilbage i rette tid. Løven satte nu hovedet på kroppen, haren lagde urten i munden og straks begyndte blodet at strømme gennem årerne og jægeren blev levende igen. Han blev forfærdet, da han ikke så jomfruen, og tænkte: "Hun er vel gået sin vej, mens jeg sov, for at blive fri for mig." Løven havde i skyndingen sat hans hovede forkert på, men han var så bedrøvet, at han ikke mærkede det. Først da han skulle til at spise til middag opdagede han, at ansigtet vendte til den forkerte side og spurgte forundret dyrene, hvad der var sket, mens han sov. Løven fortalte ham da, at de allesammen havde været så trætte, at de var faldet i søvn, og da de vågnede, havde de fundet ham med afhugget hovede. Haren havde så hentet den helbredende urt og de havde af bar hastværk sat hovedet forkert på. For at gøre det godt igen, rev den hovedet af jægeren og vendte det om, og haren fik det ved hjælp af urten til at vokse sammen igen.
Jægeren drog imidlertid bedrøvet omkring og lod sine dyr danse for folk. Tilfældigvis kom han netop efter et års forløb til den by, hvor prinsessen, som han havde frelst, boede. Hele byen var behængt med skarlagen, og han spurgte værten: "Hvad skal det betyde? For et år siden var hele byen behængt med flor og nu stråler den af det rødeste skarlagen." - "Det skal jeg såmænd sige jer," svarede værten, "i fjor skulle kongens eneste datter udleveres til dragen, men marskallen kæmpede med den og frelste hende og i morgen skal deres bryllup stå. Derfor hang der dengang sørgeflor og nu skarlagen."
Dagen efter, da brylluppet skulle fejres, sagde jægeren ved middagstid til værten: "Vil I tro, at jeg i dag vil spise brød fra kongens taffel her?" - "Den hopper jeg ikke på," svarede værten, "jeg tør vædde hundrede guldstykker." Jægeren satte ligeså meget derimod og kaldte så på haren: "Hør lille springfyr," sagde han, "kan du hente mig noget af kongens brød. Haren havde ingen, som den kunne overlade det til, men måtte selv til det. "Jeg får jo nok slagterhundene efter mig, når jeg løber alene på gaden," tænkte den. Og sådan gik det også. Hundene kom farende og ville nappe i dens gode pels. Den sprang af sted med lynets fart og smuttede ind i et skilderhus, uden at skildvagten så det. Hundene for efter den, men manden forstod ikke spøg og slog løs på dem med bøssekolben, så de skrigende og hylende løb af sted. Da haren mærkede, at luften var renset, sprang den lige ind i slottet, satte sig under kongedatterens stol og kradsede hende på foden. "Vil du væk," sagde hun og troede det var hendes hund. Haren kradsede hende igen, men hun troede stadig det var hunden. Tredie gang kiggede hun endelig ned og kendte straks haren på dens halsbånd. Hun tog den op på armen, bar den ind i sit værelse og spurgte, hvad den ville. "Min herre, der dræbte dragen har sendt mig," svarede den, "jeg skulle bede om noget af det brød, kongen spiser." Hun blev meget glad og lod straks bageren bringe, hvad den forlangte. "Jamen han må også bære det hen for mig, så hundene ikke gør mig noget," sagde haren. Bageren bar det lige hen til kroen, så tog haren brødet i forpoterne og bragte det til sin herre. "Der kan I se," sagde jægeren til værten, "må jeg så bede om de hundrede guldstykker." Værten blev meget forundret. "Men nu vil jeg også have noget af kongens steg," sagde jægeren. "Det kunne jeg nok lide at se," sagde værten, men vædde ville han dog ikke. Jægeren kaldte nu på ræven og sagde: "Kan du løbe op og hente mig noget af kongens steg." Den kendte bedre smutvejene og listede sig op på slottet uden at en eneste hund fik øje på den, satte sig under kongedatterens stol og kradsede hende på foden. Da hun så ned, kendte hun straks ræven på halsbåndet, tog den med ind i sin stue og spurgte, hvad den ville. "Min herre, der har dræbt dragen, har sendt mig herop," svarede den, "jeg skal bede om noget af kongens steg." Hun kaldte straks på kokken, og han måtte bringe stegen og bære den lige hen til kroen. Så tog ræven fadet, viftede fluerne væk med halen og bragte det til sin herre. "Der kan I se," sagde han til værten, "nu har jeg både kongens brød og kød, men jeg vil også have nogle grøntsager. Den kaldte derfor på ulven og sagde: "Gå op og hent mig nogle af kongens grøntsager." Ulven behøvede ikke at være bange for nogen, men gik lige op på slottet og ind til kongedatteren og trak hende i kjolen, så hun vendte sig om. Hun kendte den straks på halsbåndet og spurgte, hvad den ville. "Min herre, som dræbte dragen, har sendt mig," svarede den, "jeg vil gerne have nogle af kongens grøntsager." Hun lod straks kokken lave nogle og han måtte bringe dem hen til kroen, der tog ulven fadet og bragte det til sin herre. "Der kan I se," sagde han til værten, "nu har jeg brød og kød og grøntsager, men nu vil jeg også have noget bagværk." Derpå kaldte han på bjørnen og sagde: "Kom her, slikmund. Kan du gå op og hente mig noget af kongens bagværk." Bjørnen travede af sted og alle gik af vejen for den, men da den kom til skildvagterne spærrede de vejen for den med deres bøsser og ville ikke lade den komme ind i slottet. Så rejste den sig på bagbenene og gav skildvagterne et par ordentlige ørefigner, så de trimlede til højre og venstre, gik lige ind i slottet, stillede sig bag prinsessens stol og brummede lidt. Da hun vendte sig om kendte hun bjørnene, lod den gå med ind i sit værelse og spurgte, hvad den ville. "Min herre, som har dræbt dragen, har sendt mig herop," svarede den, "jeg ville gerne have noget bagværk." Hun lod da bageren bage nogle kager og bringe dem ned til kroen. Bjørnen slikkede så først det sukker af, der var faldet udenfor, og bragte så fadet til sin herre. "Der kan I se," sagde han til værten, "nu har jeg brød og kød og grøntsager og kager, nu vil jeg også have noget af kongens vin." Han kaldte på løven og sagde: "Du holder jo nok af at få dig en rus engang imellem. Gå op og hent mig noget af kongens vin." Løven gik med værdige skridt ned ad gaden, og alle folk flygtede forfærdede. Skildvagterne ville spærre vejen for den, men den udstødte blot et brøl, så løb de deres vej. Løven gik nu op i slottet og slog med halen på døren. Prinsessen kom hen og lukkede op og blev først helt forskrækket, men så kendte hun den på halsbåndets guldlås, og tog den med sig ind i sit værelse og spurgte, hvad den ville. "Min herre, som har dræbt dragen, har sendt mig herop," svarede den, "jeg ville gerne have noget af kongens vin." Hun kaldte da på mundskænken for at han skulle give den noget af den vin, kongen plejede at drikke. "Det er bedst, jeg går med og ser, at jeg får den rigtige," sagde løven og fulgte med ned i kælderen. Mundskænken ville først tappe noget af den vin, som tjenerne plejede at drikke. "Lad mig først smage," sagde løven, tappede en halvpot og slugte den i en mundfuld. "Det er ikke den rigtige," sagde løven. Manden så skævt til den og ville give den af et andet fad, som marskallen plejede at drikke. "Lad mig først smage," sagde løven, tappede en halvpot og drak det, "jo, den er bedre, men det er heller ikke den rigtige." - "Bilder sådan et dumt dyr sig ind, at han forstår sig på vin," sagde mundskænken rasende, men i det samme gav løven ham en sådan ørefigen, at han faldt om på gulvet. Da han var kommet på benene igen, førte han den stiltiende ind i en lille kælder, hvor kongens vin lå, som intet andet menneske smagte. Løven tappede en halv pot, drak det og sagde så: "Det er den rigtige" og bød mundskænken fylde seks flasker. Da de kom ud i luften, var løven ikke fri for at være lidt fuld og dinglede frem og tilbage, så mundskænken måtte bære vinen hen til kroen. Så tog løven kurven og bragte den til sin herre. "Der kan I se," sagde han til værten, "nu har jeg brød og kød og grøntsager og vin fra kongens taffel. Nu vil vi spise." Han satte sig så til bords og gav også dyrene noget at spise, og han var meget glad, for han så, at kongedatteren holdt af ham endnu. Da de var mætte sagde han til værten: "Nu har jeg spist og drukket kongens mad, nu går jeg op på slottet og gifter mig med prinsessen." - "Hvordan skal det gå til?" sagde værten, "i dag holder hun jo bryllup med en anden." Jægeren tog prinsessens lommetørklæde med de syv dragetunger frem og sagde: "Dette her skal hjælpe mig til det." Værten så på tørklædet og rystede på hovedet. "Nej," sagde han, "I kan snarere få mig til at tro alt andet end det. Jeg vædder hus og gård derom."Jægeren tog en pung med tusinde guldstykker. "Dem sætter jeg derimod," sagde han.
Kongen spurgte imidlertid sin datter, hvad alle de vilde dyr havde haft at gøre på slottet. "Jeg tør ikke sige det," svarede hun, "men send bud efter deres herre, så bærer du dig klogt ad." Kongen sendte en tjener ned til kroen for at indbyde den fremmede mand, og han kom netop som jægeren havde væddet med værten. "Der kan I se," sagde han, "nu sender kongen bud efter mig, men jeg går ikke sådan som jeg ser ud." Derpå gik han ud til tjeneren og sagde: "Sig til kongen, at jeg beder ham sende mig prægtige klæder og en vogn med seks heste og tjenere, som kan opvarte mig." Da kongen hørte dette svar, spurgte han sin datter, hvad han skulle gøre. "Gør som han forlanger," svarede hun, og kongen sendte da prægtige klæder og en vogn med seks heste og tjenere ned til kroen. "Der kan I se," sagde jægeren til værten, "det sker, som jeg forlanger." Derpå tog han de smukke klæder på, tog tørklædet med dragetungerne med og kørte til slottet. Da kongen så ham komme, spurgte han sin datter, hvordan han skulle modtage ham. "Gå ham i møde," svarede hun. Kongen gjorde det, og jægeren kom ind fulgt af sine dyr. Kongen anviste ham plads mellem sig og prinsessen, marskallen sad på den anden side, men kendte ham ikke igen. Imidlertid blev dragens syv hoveder båret rundt for at vises frem, og kongen sagde: "De syv hoveder har marskallen hugget af dragen, og derfor giver jeg ham i dag min datter til hustru." Da gik jægeren hen og åbnede gabet og spurgte: "Hvor er tungerne henne?" Marskallen blev bleg af angst og vidste først ikke, hvad han skulle sige, men endelig sagde han: "Drager har ingen tunger." - "Løgnere skulle ikke have tunger," sagde jægeren, "men dragetunger er sejrs-mærker," og nu lukkede han tørklædet op, stak en tunge ind i hvert gab, og de passede ganske. Derpå viste han prinsessen det lommetørklæde, hvorpå hendes navn var broderet, og spurgte, hvem hun havde givet det. "Det gav jeg den, der dræbte dragen," svarede hun. Han kaldte da på sine dyr, tog halsbåndet med den gyldne lås, viste prinsessen det og spurgte, hvis det var. "Det er mit," svarede hun, "jeg gav det til de dyr, som hjalp med at overvinde dragen." Jægeren sagde nu: "Da jeg træt af kampen var faldet i søvn kom marskallen og huggede mit hovede af. Derpå bortførte han kongedatteren og sagde, at det var ham, som havde dræbt dragen. Tungerne, tørklædet og halsbåndet beviser tydeligt nok, at han har løjet." Derpå fortalte han, at hans dyr havde helbredt ham med en vidunderlig urt, og at han et år var draget omkring med dem, til han kom tilbage hertil, og værten fortalte ham om marskallens bedrageri. "Er det sandt, at han har dræbt dragen?" spurgte kongen sin datter. "Ja," svarede hun, "nu tør jeg åbenbare marskallens skændige handlinger, fordi de uden min skyld er kommet for dagen, for han havde tvunget mig til at love at tie stille. Derfor bad jeg, om brylluppet måtte vente år og dag." Kongen kaldte nu på sine tolv rådsherrer for at de skulle dømme marskallen, og de blev enige om, at han skulle sønderrives af okser. Dommen blev udført, og kongen gav jægeren sin datter og udnævnte ham til statholder over hele riget. Brylluppet blev fejret med stor pragt, og den unge konge sendte bud efter sin far og sin plejefar og gav dem rige gaver. Han glemte heller ikke værten, men lod ham komme op til sig og sagde: "Kan I se, nuer jeg gift med prinsessen, og jeres gård og jord er mit." - "Ja, I har jo ret til det," svarede værten. "Men jeg vil lade nåde gå for ret," sagde den unge konge, "behold kun eders gård og også de tusind guldstykker."
Den unge konge levede lykkelig og glad med sin dronning. Han drog ofte på jagt, og de tro dyr fulgte ham. I nærheden af slottet lå der imidlertid en skov, som der fortaltes mange fæle ting om. Når man først var kommet derind, slap man ikke så let ud igen, hed det. Kongen fik stor lyst til at gå på jagt derinde og plagede sin svigerfar lige til han gav ham lov. Han red af sted med stort følge, og da han kom til skoven, så han en snehvid hind springe forbi. "Vent til jeg kommer igen, jeg vil fælde det smukke dyr," sagde han til sine folk og red ind i skoven, kun fulgt af sine tro dyr. Folkene ventede til det blev mørkt, men da han ikke kom igen, red de hjem og sagde til den unge dronning: "Kongen har jaget en hvid hind i den fortryllede skov og er ikke kommet ud endnu." Dronningen blev meget bange, da hun hørte det. Kongen havde imidlertid forfulgt dyret uden at kunne indhente det. Når han troede, det var inden for skudvidde, var det i samme øjeblik langt borte, og til sidst forsvandt det. Han mærkede nu, at han var kommet dybt ind i skoven, tog sit horn og blæste deri, men der var ingen, som svarede, for hans folk kunne ikke høre det. Da natten faldt på, måtte han opgive at lede efter vejen og tændte sig et bål ved et træ for at overnatte der. Da han havde sat sig ved ilden med sine dyr, syntes han pludselig, der lød en menneskelig stemme, men han kunne ikke opdage, hvorfra den kom. Lidt efter hørte han nogen, som stønnede ovenover ham, og da han så op i træet, fik han øje på en gammel kone, der sad og jamrede: "Uh, hvor jeg fryser." - "Kom så ned og varm dig," sagde han. "Jeg tør ikke," svarede hun, "dine dyr bider mig." - "De gør dig ingenting," svarede kongen, "kom nu bare." Den gamle kone var imidlertid en heks. "Nu kaster jeg en kvist ned til dig," sagde hun, "når du slår dem med den på ryggen gør de mig ikke noget." Men i samme øjeblik, han gjorde det, blev de forvandlet til sten. Da heksen ikke behøvede at være bange for dyrene, sprang hun ned, rørte også ved kongen med kvisten og han blev ligeledes til sten. Så grinede hun og slæbte ham og dyrene hen til en grav, hvor der allerede lå en hel bunke af den slags sten.
Den unge dronning blev imidlertid mere og mere ulykkelig, da kongen slet ikke kom igen. Tilfældigvis var hans anden bror, der var vandret mod øst, netop på denne tid kommet til kongeriget. Han havde ikke kunnet få noget at bestille og var så draget omkring med sine dyr og havde ladet dem danse. Engang fik han lyst til at få at vide, hvordan det var gået hans bror, og da han kom hen til det træ, hvori de ved afskeden havde stukket kniven, så han, at det halve af den var rusten og det halve blankt. "Der må være hændt min bror en stor ulykke," tænkte han forskrækket, "men måske kan jeg frelse ham, halvdelen af kniven er endnu blank." Han drog nu imod vest med sine dyr, og da han kom til byens port kom vagten hen til ham og spurgte, om han skulle melde ham hos dronningen. Hun havde i de sidste dage været ude af sig selv af angst, og troede, han var omkommet i den fortryllede skov. Brødrene lignede nemlig hinanden så meget, at skildvagten antog ham for den unge konge, og så havde han jo også dyrene med sig. Han mærkede jo straks, at det var hans bror, der var tale om, og tænkte: "Det er bedst, jeg udgiver mig for ham, så kan jeg måske lettere frelse ham." Han fulgte da skildvagten ind i slottet og blev modtaget med stor glæde. Den unge dronning troede, at det var hendes mand, og spurgte, hvorfor han var blevet så længe borte: "Jeg var faret vild i skoven og kunne ikke finde ud igen," svarede han. Da han om aftenen gik i seng lagde han et tveægget sværd mellem sig og den unge dronning. Hun kunne ikke forstå, hvad det skulle betyde, men turde ikke spørge om det.
Han blev der endnu et par dage og udforskede nøje, hvordan det var fat med den fortryllede skov. "Jeg har lyst til at jage der endnu en gang," sagde han. Den unge dronning bad ham indtrængende om at lade være, men han stod fast ved sin beslutning og red derud med stort følge. Det gik ham ligesom broderen. Da han så den hvide hind bød han sine folk vente, til han kom igen, og red derind, kun fulgt af sine tro dyr. Men han kunne ikke indhente den og kom så dybt ind i skoven, at han ikke kunne finde ud igen, og måtte blive der om natten. Da han havde tændt et bål og sat sig derved, hørte han den samme stønnen oppe fra træet: "Uh, hvor jeg fryser." Da han så derop fik han øje på heksen og sagde: "Kom kun herned og varm dig." - "Jeg tør ikke," svarede hun, "dine dyr bider mig." - "Nej, de gør dig ikke noget," sagde han. "Nu kaster jeg en kvist ned, når du slår dem med den, gør de mig ikke noget," sagde den gamle. Da jægeren hørte det fik han mistanke. "Jeg slår ikke mine dyr, og hvis du ikke kommer ned, henter jeg dig." - "Du kan dog ikke gøre mig noget," sagde hun. "Hvis du ikke kommer, så skyder jeg dig," råbte han. "Skyd bare væk," grinede hun, "jeg er ikke bange for dine kugler." Han sigtede nu på hende, men hun var skudfast mod alle blykugler og lo så det gjaldede igennem skoven og råbte: "Du rammer mig ikke." Men jægeren vidste nok, hvordan han skulle bære sig ad, rev tre sølvknapper af sin frakke og ladede sin bøsse med dem, og derimod hjalp ingen trolddomskunster. Han skød, og med et højt skrig styrtede hun ned. Han satte nu foden på hende og sagde: "Hvis du ikke straks siger, hvor min bror er, kaster jeg dig på ilden." Hun var forfærdelig angst, bad for sig og sagde: "Han er forvandlet til sten og ligger derhenne i graven med sine dyr." Han tvang hende dronning troede, jeg var hendes mand, og jeg sad ved hendes side ved bordet og sov i din seng om natten." Da kongen hørte det, blev han så skinsyg, at han rasende greb sit sværd og huggede hovedet af sin bror. Men da han så ham ligge død der og det røde blod vældede ud, fortrød han det. "Han har frelst mig," råbte han grædende, "og til tak har jeg taget hans liv." Da kom hans hare løbende og tilbød at hente livsens urt, sprang af sted og kom tilbage i rette tid, og den døde blev igen kaldt til live og mærkede slet ikke noget til såret.
De drog nu videre og den yngste sagde: "Du ser ud som jeg og har ligeså pragtfulde klæder og de samme dyr følger os. Vi vil drage ind ad hver sin port og komme på samme tid til den gamle konge." De skiltes nu og noget efter kom skildvagterne fra begge porte på en gang og meldte, at den unge konge og dyrene var kommet hjem fra jagten. "Det er jo umuligt," sagde den gamle, "portene ligger jo en mil fra hinanden." Imidlertid kom de to brødre ind i slotsgården og gik op på slottet. "De ser jo ganske ens ud," sagde kongen til sin datter, "jeg kan ikke kende dem fra hinanden. Du må sige, hvem der er din mand." Hun var helt ulykkelig og kunne slet ikke hitte ud af det, men så kom hun til at tænke på halsbåndet, som hun havde givet dyrene. Da hun fandt løven med guldlåsen, råbte hun glad: "Det er min mand, som ejer denne løve." - "Ja, det er det," sagde den unge konge leende, og de satte sig nu til bords og spiste og drak. Da den unge konge om aftenen gik i seng, spurgte hun: "Hvorfor har du de sidste nætter stadig lagt et tveægget sværd i sengen? Jeg troede du ville slå mig ihjel?" Nu indså han, hvor trofast hans bror havde været.