Hai anh em


Два брата


Xưa có hai anh em, người anh giàu có mà người em thì nghèo. Người anh là thợ vàng, vốn tính ác nghiệt, người em sống bằng nghề bện chổi bán. Người em có hai đứa con trai sinh đôi, chúng giống nhau như hai giọt nước. Hai đứa bé thỉnh thoảng lui tới nhà bác, mong kiếm chút thức ăn thừa.
Có lần, người em nghèo khó vào rừng đốn củi, thấy một con chim lông vàng óng ánh mà xưa nay chưa từng trông thấy. Anh nhặt đá ném, may mà trúng chim, nhưng chỉ rụng có một chiếc lông vàng, còn chim bay mất. Anh nhặt lông chim mang về cho người anh.
Ngắm nhìn lông chim, rồi người anh bảo:
- Đúng là vàng thật đấy!
Rồi trả cho người em nhiều tiền để lấy lông chim vàng.
Một hôm, người em trèo lên cây bạch dương chặt cành làm củi, lại thấy con chim hôm trước vụt bay từ một cành cây. Anh liền dò theo nó, tìm một lúc thì thấy tổ chim, trong tổ có quả trứng vàng. Anh nhặt trứng đem về đưa cho người anh. Người anh bảo:
- Đúng là vàng thật đấy!
Và tính tiền đưa trả người em, nhưng rồi lại nói tiếp:
- Ta muốn có cả con chim kia!
Người em vào rừng lần thứ ba, và lại thấy con chim vàng đang đậu trên cây. Anh nhặt đá ném nó rơi xuống, xách đem về cho người anh. Người anh trả cho em một lượng vàng lớn. Người em nghĩ bụng: "Giờ ta có thể sống sung sướng!" và rất hài lòng với số vàng có mang về nhà. Gã thợ vàng vốn tham lam tinh quái, gã thừa biết giá trị của con chim kia. Gã gọi vợ và nói:
- Em mang chim vào làm và quay thơm lên, nhớ đừng để mất đi tí gì nhé, anh muốn ăn thịt cả con chim.
Con chim này không phải là giống chim bình thường, nó là loài chim lạ kỳ. Ai ăn cả tim và gan nó thì sáng sáng, mỗi khi lật gối lên sẽ thấy một đồng tiền vàng. Người vợ vặt lông, mổ chim xong thì cắm nó vào một cái xiên, bỏ lò quay. Lát sau, chị ta có việc đi ra ngoài thì hai đứa con của người em vào bếp xem quay chim. Chúng quay xiên chim mấy vòng, thấy có hai miếng gì nho nhỏ rơi từ bụng chim xuống lòng chảo, một đứa bảo:
- Hai miếng nhỏ xíu chẳng ai để ý đâu, ta ăn đi, em đói lắm.
Mỗi đứa nhặt một miếng ăn. Giữa lúc ấy, người bác gái vào bếp, thấy chúng đang nhai, mới hỏi:
- Hai đứa ăn gì thế?
Hai đứa thưa:
- Chúng con ăn mấy miếng rơi từ bụng chim xuống chảo.
- Tim gan chim ấy mà!
Người đàn bà hãi quá, vội làm thịt ngay một con gà, lấy tim gan cho vào bụng chim vàng, để cho chồng không biết thiếu mà xung cơn tức giận. Chim quay chín, vợ mang lên cho chồng, anh ngồi ăn một mình với cả con chim, không để sót lấy một miếng.
Sáng sớm hôm sau, người chồng luồn tay dưới gối, cứ đinh ninh sẽ được một đồng tiền vàng, nhưng chẳng thấy gì hết.
Hai đứa nhỏ cũng không hề hay biết vận may đã đến với chúng. Sáng sớm hôm sau, khi đứng dậy khỏi giường, bỗng có vật gì rơi xuống đất kêu lẻng xẻng, chúng lượm lên thì ra là hai đồng tiền vàng. Chúng đưa tiền cho bố. Bố hết sức ngạc nhiên, lẩm bẩm:
- Sao lại có chuyện lạ kỳ thế nhỉ?
Nhưng sáng hôm sau lại được hai đồng nữa và ngày nào cũng thế. Người em sang chơi nhà người anh và kể cho anh nghe câu chuyện lạ. Người thợ kim hoàn hiểu ngay, biết hai đứa bé đã ăn tim gan con chim vàng. Vốn hay ganh ghét, cay nghiệt, gã muốn báo thù, nên nói dọa:
- Các cháu nó giỡn với quỷ rồi đó, chú chớ có lấy vàng và cũng chẳng nên cho chúng ở nhà nữa. Chúng đã bị quỷ ám và có thể chú cũng bị quỷ hại nữa.
Người em hoảng sợ, mặc dù trong lòng đau như cắt, nhưng đành dắt hai con vào rừng, ngậm ngùi bỏ con lại đó.
Hai đứa trẻ lẩn quẩn chạy quanh rừng, nhưng chẳng tìm ra lối về. Mỗi lúc lại càng đi lạc sâu hơn ở trong rừng. Cuối cùng chúng gặp một người thợ săn, người này hỏi:
- Các cháu là con nhà ai?
Chúng đáp:
- Chúng cháu là con người bện chổi nghèo.
Rồi chúng kể cho người đi săn biết, cha không muốn giữ chúng ở nhà nữa chỉ vì sáng nào dưới gối của chúng cũng có hai đồng tiền vàng.
Người đi săn nói:
- Nào, cái đó có gì là xấu đâu, miễn là các cháu sống ngay thực và không lười biếng.
Người thợ săn tốt bụng này vốn không có con, thấy hai đứa trẻ dễ thương nên đưa luôn chúng về nhà mình và bảo:
- Ta coi các cháu như con mình và sẽ nuôi cho khôn lớn.
Hai đứa bé được học đi săn. Những đồng tiền vàng mà chúng sáng sáng vẫn được, người thợ săn cất hộ chúng để sau này dùng tới khi cần. Khi cả hai đã trưởng thành, một hôm bố nuôi dẫn cả hai vào rừng và nói:
- Hôm nay các con bắn thử để ta làm lễ cho các con chính thức vào nghề thợ săn.
Ba người núp ẩn, nhưng đợi mãi chẳng có con thú nào tới. Ngẩng đầu nhìn lên trời, bác thợ săn thấy một đàn ngỗng trời trắng như tuyết xếp theo hình tam giác bay qua. Bác bảo con lớn:
- Bắn mỗi góc một con rơi xuống.
Người con lớn bắn đạt đúng như lời bố dặn. Lát sau lại có đàn nữa bay tiếp theo hình số hai. Bác bảo con thứ hai bắn mỗi góc một con rơi xuống. Anh chàng này bắn cũng đạt đúng như lời bố dặn. Bố nuôi bảo:
- Ta chính thức tuyên bố, các con giờ đây là thợ săn thực thụ.
Ngay sau đó, hai anh em đi ra chỗ vắng trong rừng bàn bạc và nhất trí với nhau điều gì đó. Tối đến, lúc ngồi vào bàn ăn, hai con thưa với bố nuôi:
- Chúng con sẽ chẳng chịu ăn đâu nếu như bố không ưng thuận cho chúng con một điều.
Bố nuôi hỏi:
- Các con có điều gì thì cứ nói.
Hai con thưa:
- Chúng con đã học xong nghề săn. Giờ chúng con muốn đi thử tài với thiên hạ một phen, xin cho chúng con đi.
Bác thợ săn vui mừng nói:
- Các con ăn nói như những người thợ săn thực thụ. Điều mong muốn của các con cũng chính là điều ước nguyện của bố. Các con cứ ra đi, chắc các con sẽ toại nguyện.
Tới ngày đã định, bố nuôi tặng mỗi con một khẩu súng tốt với một con chó săn. Số vàng dành dụm bấy lâu nay, bác đưa cho con mang theo tùy ý muốn. Bác đi tiễn các con một đoạn đường. Lúc chia tay, bác đưa cho mỗi người một con dao sáng loáng và nói:
- Khi nào các con chia tay nhau mỗi người một ngã, nhớ cắm dao này vào một thân cây. Lúc trở về, cứ xem dao khắc biết tin nhau. Rút dao ra, nếu thấy han rỉ tức là người vắng mặt đã chết. Trái lại, nếu còn sống thì nước dao sáng loáng.
Hai anh em lên đường, tới một khu rừng rộng mênh mông, đi trọn một ngày mà chưa hết rừng. Cả hai phải ngủ lại trong rừng và lấy lương khô của thợ săn ra ăn. Họ đi hết ngày thứ hai mà chưa ra được khỏi rừng. Đồ ăn mang theo đã hết. Anh bảo em:
- Chúng ta phải bắn con gì ăn cho đỡ đói.
Anh nạp đạn vào súng, nhìn quanh, thấy con thỏ chạy ngang, anh liền giương súng ngắm, nhưng thỏ kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú thỏ con.
Nó nhảy ngay vào bụi, tha ra hai con thỏ con. Thỏ con tung tăng chạy nom rất đáng yêu làm hai anh em động lòng thương không nỡ giết. Họ giữ nuôi và hai con thỏ chạy bám rất sát dấu chân hai người.
Lát sau có con cáo rón rén tới. Hai anh em định bắn thì cáo kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú cáo con.
Cáo tha ra hai chú cáo con. Hai anh em không nỡ giết, cho đi cùng đàn với thỏ.
Không bao lâu sau, có một con sói từ trong rừng rậm đi ra, hai người định bắn thì sói kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú sói con.
Hai người cho sói con nhập đàn với mấy con kia cùng đi.
Ngay sau đó lại gặp gấu, gấu liền kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai chú gấu con.
Hai gấu con nhập đàn với mấy con kia, đàn giờ đây là tám con thú con.
Bạn có biết không, con thú họ gặp cuối cùng là con gì? Sư tử lừ lừ bước tới, nó rũ bờm, nhưng hai anh em thợ săn không hề nao núng. Họ giương súng ngắm thẳng vào sư tử định bắn, sư tử vội kêu:
Hỡi anh thợ săn đừng bắn
Tôi xin đền bằng hai sư tử con.
Nó tha ra hai sư tử con. Giờ đây hai anh em thợ săn có một đôi sư tử, một đôi gấu, một đôi sói, một đôi cáo và một đôi thỏ theo hầu.
Giờ họ lại cảm thấy đói cồn cào nên bảo cáo:
- Này hai chú cáo đa mưu nhanh nhẹn kia, hãy kiếm cái gì ăn đi.
Cáo đáp:
- Cách đây không xa có một thôn nhỏ, chúng tôi đã từng tới đó ăn trộm gà, để chúng tôi chỉ chỗ cho.
Hai người vào thôn mua thức ăn cho mình và thức ăn cho đàn súc vật. Hai con cáo biết quá rõ vùng này nên chúng chỉ đúng ngay những chỗ có thể kiếm mua được thức ăn.
Cả đoàn người và súc vật đi loanh quanh khá lâu mà không tìm được chỗ nào có việc cho cả đoàn, hai anh em thợ săn bàn nhau:
- Chẳng có cách nào khác là chúng ta chia đoàn ra, mỗi nhóm đi một hướng.
Mỗi nhóm có một sư tử, một cáo, một gấu, một sói và một thỏ. Hai anh em chia tay nhau, hứa giữ tình anh em trọn đời, phóng cắm dao bố nuôi cho vào một thân cây, rồi người đi về hướng tây, người đi về hướng đông.
Người em dẫn đàn súc vật đi tới một thành thị kia, khắp nơi trong thành treo dải lụa đen. Chàng vào một quán trọ hỏi chủ quán có chỗ cho súc vật của chàng trọ không. Chủ quán chỉ chuồng nhốt súc vật. Vách chuồng có lỗ hổng, thỏ chui ngay ra ngoài ăn bắp cải trắng. Cáo đi ra kiếm được một con gà mái, ăn xong, nó lại xơi luôn nốt con gà trống. Những con thân hình to lớn như sư tử, gấu, sói không vào chuồng được, chủ quán dẫn chúng ra thảm cỏ gần đó, nơi có con bò sữa, ba con kia ăn thịt ngay con bò. Lo cho đàn súc vật xong, chàng thợ săn mới hỏi chủ quán, tại sao trong thành treo rũ dải băng tang. Chủ quán nói:
- Ngày mai công chúa sẽ phải chết.
Chàng thợ săn hỏi:
- Thế nàng ốm thập tử nhất sinh à?
Chủ quán đáp:
- Không, nàng tươi tỉnh khỏe mạnh, nhưng nàng sẽ phải chết.
Chàng thợ săn hỏi tiếp:
- Tai sao lại có chuyện như vậy?
- Trước cổng thành là một ngọn núi cao. Một con rồng sống ở đó. Năm nào cũng phải hiến cho nó một người con gái đẹp, bằng không nó sẽ tàn phá khắp cả nước. Bao nhiêu con gái đẹp trong thành đã hiến cho nó rồi, giờ chỉ còn lại công chúa nên phải hiến nàng cho nó thôi. Ngày mai là ngày phải làm việc đó.
Chàng thợ săn hỏi:
- Tại sao không giết rồng đi?
Chủ quán đáp:
- Trời ơi, tất cả các hiệp sĩ tới đó đều không có ai trở về. Nhà vua hứa, ai giết được rồng, sẽ được làm phò mã và sau khi vua băng hà thì được lên ngôi báu.
Chàng thợ săn không nói gì nữa. Sáng hôm chàng, chàng lẳng lặng dẫn đàn súc vật lên ngọn núi cao. Trên núi có một nhà thờ. Ở bàn thờ có ba ly rượu đầy và dòng chữ: "Ai uống hết ba ly rượu này sẽ trở thành người khỏe nhất thế gian và có thể múa nổi thanh gươm chôn ở dưới bậc cửa."
Chàng không uống rượu, mà ra tìm kiếm. Chàng không sao nhấc được thanh kiếm lên, đành phải quay vào uống rượu. Rượu vào, người chàng khỏe hẳn lên và nhấc thanh kiếm lên, nhẹ nhàng vung kiếm múa.
Tới giờ nộp công chúa cho rồng, nhà vua, nguyên soái và quần thần đưa tiễn nàng. Chàng thợ săn đứng trên ngọn núi, công chúa nhìn cứ ngỡ là rồng nên không chịu đi nữa. Nghĩ tới số phận của cả thành, nàng đành dấn bước, những bước đi nặng trĩu. Lòng buồn vô hạn, vua và quần thần quay về. Nguyên soái phải đứng lại đó để chứng kiến từ xa việc sắp xảy ra.
Lên đến đỉnh núi, công chúa thấy chẳng phải là rồng mà là một chàng thợ săn. Chàng an ủi nàng, nói chàng sẽ cứu nàng, rồi dẫn nàng vào trong nhà thờ và khóa cửa lại.
Một lát sau, có tiếng gió cuốn dữ dội, rồi một con rồng bảy đầu xuất hiện. Nó ngạc nhiên khi nhìn thấy chàng thợ săn, nên liền hỏi:
- Mi đứng trên ngọn núi để làm gì?
Chàng thợ săn đáp:
- Ta muốn cùng ngươi đọ sức.
Rồng nói:
- Biết bao hiệp sĩ đã bỏ mình nơi đây. Chắc mi cũng vậy thôi.
Cả bảy cái đầu rồng đều phun lửa phì phì, cỏ khô bắt lửa cháy, may nhờ mấy con vật của chàng kịp chạy tới dập tắt, không thì chàng đã chết trong khói lửa. Con rồng lao tới phía chàng, vút một cái thanh kiếm chàng vung chém rụng ba đầu rồng. Nổi điên, rồng bay vút lên khạc lửa đồng thời định đâm bổ xuống. Chàng thợ săn vung kiếm chém rụng luôn ba đầu nữa. Con quái vật kiệt sức rơi xuống, nó muốn xông tới, chàng thợ săn lấy hết sức còn lại chém đứt đuôi nó. Chàng không đánh nữa, bèn gọi mấy con vật của chàng tới xé tan xác con rồng. Thắng rồng, chàng tới mở cửa nhà thờ, thấy công chúa đang nằm lăn dưới đất. Tiếng gió cuốn dữ dội cùng tiếng gươm vun vút làm cho công chúa hoảng sợ lăn ra đất ngất đi. Chàng thợ săn vực nàng ra ngoài. Khi nàng tỉnh lại và mở mắt, chàng chỉ cho nàng thấy xác rồng và nói nàng đã được giải thoát.
Công chúa mừng lắm nói:
- Rồi chàng sẽ là chồng thân yêu của em, vì cha em có hứa sẽ gả con gái cho người giết được rồng.
Nàng tháo chiếc vòng san hô đang đeo ở cổ, chia cho mấy con vật để thưởng công cho chúng. Con sư tử được cái khóa bằng vàng. Chiếc khăn tay có thêu tên nàng, nàng tặng chàng thợ săn. Chàng bèn ra cắt bảy cái lưỡi của bảy đầu rồng, lấy khăn bọc giữ cẩn thận.
Vì bị khói lửa hun và đánh nhau kịch liệt nên giờ chàng đã thấm mệt, chàng nói với công chúa:
- Hai ta đều đã quá mệt mỏi, ta hãy ngủ một lúc cho lại sức.
Công chúa ưng thuận. Hai người ngả lưng nằm ngay dưới đất. Chàng bảo sư tử:
- Mày hãy canh gác, đừng cho ai xâm phạm chúng ta trong lúc đang ngủ.
Hai người ngủ. Sư tử nằm cạnh hai người để canh, nhưng nó cũng rất mệt, nó gọi gấu và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Gấu nằm bên sư tử, nhưng vì nó cũng mệt, nó gọi sói tới và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Sói nằm bên gấu, nhưng vì nó cũng mệt, nó gọi cáo và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Cáo tới nằm bên sói, nhưng vì cáo cũng mệt, nó gọi thỏ và bảo:
- Mày nằm cạnh tao. Tao cần ngủ một chút. Có chuyện gì thì đánh thức ngay tao dậy.
Thỏ lại nằm bên cáo, nhưng chính chú thỏ đáng thương cũng mệt mà chẳng còn ai để nhờ canh giùm. Nó ngủ thiếp đi mất.
Công chúa, anh thợ ăn ngủ, sư tử, gấu, sói, cáo, thỏ tất cả đều ngủ say.
Tên nguyên soái vẫn đứng quan sát từ xa, không thấy rồng cắp công chúa bay lên, thấy trên núi vẫn yên tĩnh, hắn đánh bạo đi lên.
Đến nơi, hắn thấy rồng bị chặt làm mấy khúc, xác vất lăn lóc trên mặt đất. Cách đó một quãng, công chúa, chàng thợ săn và mấy con vật đang ngủ say. Vốn là tay gian ác xảo quyệt, hắn rút ngay kiếm chặt đầu người thợ săn, rồi hắn bế công chúa xuống núi.
Thức giấc, công chúa giật mình sợ hãi. Tên nguyên soái nói:
- Giờ nàng đang ở trong tay ta. Nàng phải nói, chính ta đã chém chết rồng.
Công chúa đáp:
- Ta sẽ không nói thế, vì công giết rồng là của chàng thợ săn với mấy con vật.
Tên nguyên soái rút kiếm ra dọa, nếu nàng không chịu nghe, hắn sẽ giết nàng. Công chúa đành phải nhận lời.
Ngay sau đó, hắn đưa nàng về gặp vua cha. Vua hết sức vui mừng khi nhìn thấy con gái trở về khi trong lòng đinh ninh là con gái yêu của mình đã bị quái vật xé xác.
Tên nguyên soái tâu:
- Thần đã giết được rồng, cứu công chúa, giải thoát được nạn tàn phá đất nước. Vậy xin bệ hạ cho thần được lấy nàng như lời bệ hạ hứa hẹn.
Vua hỏi công chúa:
- Có thật thế không con?
Công chúa đáp:
- Trời ơi, cái đó cũng có thể là thật, nhưng con xin đợi một năm và một ngày nữa mới làm lễ cưới.
Nàng hy vọng, trong thời gian đó có thể được tin tức về chàng thợ săn yêu quý.
Mấy con vật vẫn còn nằm ngủ say sưa bên cạnh người chủ đã chết của chúng. Bỗng có con ong bay đến đậu ngay mũi thỏ. Thỏ giơ chân lên gạt, rồi lại tiếp tục ngủ. Ong bay đến lần thứ hai, thỏ cũng gạt đi, rồi lại ngủ tiếp. Ong bay đến lần thứ ba, đốt luôn vào mũi thỏ. Thỏ giật mình tỉnh dậy. Tỉnh hẳn, thỏ đánh thức cáo, cáo đánh thức sói, sói đánh thức gấu, gấu đánh thức sư tử. Thức giấc, sư tử thấy công chúa đã biến mất, ông chủ thì chết nằm đó. Nó rống vang cả vùng và hét:
- Kẻ nào đã làm việc này? Gấu, tại sao mày không đánh thức tao?
Gấu hỏi sói:
- Sao mày không đánh thức tao?
Sói hỏi cáo:
- Sao mày không đánh thức tao?
Cáo lại hỏi thỏ:
- Sao mày không đánh thức tao?
Thỏ đáng thương không biết trả lời thế nào, thành thử tội lỗi đổ cả lên đầu nó.
Mấy con vật kia định xông tới vồ thỏ, thỏ van nài:
- Các anh đừng có giết tôi, để tôi làm cho chủ chúng ta sống lại. Tôi biết một quả núi, ở đó có thứ rễ cây. Chỉ cần ngậm thứ rễ ấy là bệnh tật, thương tích gì cũng khỏi. Nhưng quả núi lại cách đây tới hai trăm giờ đồng hồ đường bộ.
Sư tử nói:
- Hẹn cho mày nội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ cả đi lẫn về và mang cho bằng được thứ rễ ấy về đây.
Thỏ nhảy chạy đi ngay. Đúng hai mươi bốn giờ sau nó mang được thứ rễ cây kia về. Sư tử chắp đầu chủ, thỏ nhét rễ cây vào miệng chủ. Chẳng mấy chốc đầu lại liền ngay với mình, tim lại đập, người chết sống lại. Khi tỉnh dậy chàng thợ săn thấy mất công chúa đâm hoảng sợ. Chàng nghĩ bụng:
- Chắc nàng thừa lúc ta đang ngủ mà trốn đi, bỏ ta ở lại đây.
Do vội vã nên sư tử chắp đầu cho chủ trái chiều. Còn đang mải nghĩ buồn bực về công chúa nên chủ nó không nhận ra điều đó.
Tới trưa, lúc sắp ăn, chàng mới biết đầu mình ngoảnh ra phía sau. Chàng không hiểu sao cả. Bèn hỏi mấy con vật, đã có chuyện gì xảy ra trong lúc chàng ngủ. Sư tử kể rằng khi ấy tất cả chúng đều lăn ra ngủ vì mệt. Khi chúng tỉnh thấy chủ đã chết, đầu lìa khỏi thân. Thỏ đã đi lấy thuốc trường sinh, còn nó trong lúc quá vội vã chắp đầu trái chiều. Giờ nó muốn sửa lại thiếu sót ấy. Rồi nó rứt đầu chàng thợ săn ra, xoay lại cho đúng chiều, thỏ lấy rễ cây cho chủ ngậm để cho liền lại.
Chàng thợ săn buồn lắm. Chàng đi đây đi đó, dạy mấy con vật nhảy múa làm trò vui cho thiên hạ xem. Tình cờ đúng một năm sau chàng trở lại thành thị, nơi chàng giết rồng cứu công chúa khi trước. Lần này thấy phố xá toàn treo cờ đỏ. Chàng hỏi chủ quán:
- Thế là thế nào hở ông chủ quán? Năm trước phố xá treo toàn cờ đen, năm nay sao lại thấy treo toàn cờ đỏ?
Chủ quán đáp:
- Năm trước, vua chúng tôi phải dâng nộp công chúa cho rồng. Quan nguyên soái đã đánh nhau với rồng và đã chém chết nó. Ngày mai là ngày cưới nàng. Chính vì thế năm trước phố xá treo toàn dải băng đen để chịu tang, còn hôm nay treo cờ đỏ để ăn mừng.
Hôm sau là ngày cưới, trong lúc cơm trưa, chàng thợ săn nói với chủ quán:
- Ông chủ ơi, ông có tin là bữa nay ta sẽ lấy được bánh mì từ bàn tiệc của nhà vua về đây ăn không?
Chủ quán đáp:
- Nếu nó đúng như vậy tôi xin thua cuộc với anh trăm đồng vàng đấy.
Chàng thợ săn nhận đánh cuộc. Chàng cũng đưa ra một cái túi đựng trăm đồng vàng. Rồi chàng gọi thỏ và bảo:
- Chú thỏ thân mến, chú có tài chạy nhảy, chú vào bàn tiệc của vua lấy bánh mì ra đây cho ta.
Thỏ nhỏ nhất đám súc vật, chẳng thể sai khiến con nào khác nên đành co cẳng chạy. Thỏ nghĩ bụng:
- Trời, một mình mình chạy giữa phố thế này có thể bị chó nhà hàng thịt đuổi rượt.
Quả đúng như nó nghĩ. Đàn chó rượt theo, định lột da nó. Bạn có biết không, thỏ co cẳng chạy biến ngay vào trong chòi gác mà tên lính chẳng hay biết gì hết. Đàn chó xông đến định lôi thỏ ra nhưng tên lính canh lại ngỡ đàn chó muốn giỡn với mình, hắn nổi nóng phang luôn mấy báng súng. Lũ chó sủa om sòm rồi chạy mất.
Thấy đã hết nguy, thỏ nhảy ngay vào trong lâu đài. Nó đến thẳng chỗ công chúa, lẻn dưới gầm ghế nàng, nó khẽ cào chân nàng. Công chúa tưởng là con chó của nàng nên mắng:
- Mi có đi chỗ khác không!
Thỏ cào chân nàng lần thứ hai, công chúa lại mắng:
- Mi có đi chỗ khác không!
Thỏ không hề bối rối, nó cào lần thứ ba, lúc đi công chúa mới nhìn xuống và nhận ra chiếc dây buộc ở cổ thỏ. Công chúa bế nó lên vào lòng, mang vào phòng hỏi:
- Thỏ yêu quý ơi, thỏ muốn gì thế?
Thỏ đáp:
- Chủ tôi là người giết rồng, hiện đã tới đây. Chủ sai tôi vào xin bánh mì từ bàn tiệc của vua.
Công chúa nghe nói mừng lắm. Nàng cho gọi ngay người làm bánh vào, sai lấy nguyên một cái bánh mì, thứ mà vua vẫn thường ăn. Thỏ lại nói:
- Xin cho người thợ mang bánh ra ngoài cho tôi, để cho lũ chó nhà hàng thịt không dám rượt theo tôi.
Người thợ làm bánh bế thỏ đến tận trước cửa nhà trọ. Rồi thỏ ôm bánh mì bằng hai chân trước đi bằng hai chân sau, đem bánh vào cho chủ. Lúc đó chàng thợ săn nói:
- Thấy chưa, ông chủ quán ơi, trăm đồng vàng kia là của tôi rồi.
Trong khi chủ quán còn đang kinh ngạc, chàng thợ săn nói tiếp:
- Vâng, ông chủ ơi, bánh đã có rồi, giờ tôi lại muốn ăn cả món thịt rán của nhà vua nữa kia.
Chủ quán đáp:
- Để xem thế nào!
Nhưng chủ quán không dám đánh cuộc nữa. Chàng thợ săn gọi cáo và bảo:
- Chú cáo thân mến, chú hãy vào lấy món thịt rán của vua ăn ra đây cho ta.
Con cáo lông đỏ này luồn tài hơn thỏ. Nó cứ tìm ngõ ngách mà đi nên không con chó nào nhìn thấy. Nó lẻn vào dưới gầm ghế công chúa ngồi, cào chân nàng. Công chúa nhìn xuống, nhận ra sợi dây buộc ở cổ cáo. Nàng bế cáo vào phòng, và hỏi:
- Cáo yêu quý ơi, cáo muốn gì thế?
Cáo đáp:
- Chủ tôi là người giết rồng, hiện đã tới đây. Chủ sai tôi vào xin thịt rán, thứ mà vua vẫn ăn.
Công chúa cho gọi đầu bếp, sai làm món thịt rán vua vẫn ăn, đem ra cửa cho cáo. Cáo bưng lấy dĩa thịt, vẫy đuôi đuổi ruồi bâu trên thịt, rồi mới đem về cho chủ.
Chàng thợ săn bảo chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt đã có rồi. Bây giờ ta muốn ăn cả món rau của nhà vua nữa.
Chàng gọi sói và bảo:
- Chú sói thân mến, chú hãy vào lấy món rau của vua ăn ra đây cho ta.
Sói chẳng sợ ai nên nó vào thẳng lâu đài, đến phòng công chúa, nó khẽ kéo áo nàng để nàng quay lại. Nàng nhận ra sợi dây buộc ở cổ nó, đưa nó vào phòng và hỏi:
- Sói yêu quý ơi, sói muốn gì thế?
Sói đáp:
- Chủ tôi là người đã giết rồng, hiện đã tới đây, chủ sai tôi vào xin món rau, thứ mà vua vẫn ăn.
Công chúa cho gọi đầu bếp, sai làm món rau như vua vẫn ăn đem ra tận cửa cho sói. Sói bưng thẩu rau đem về cho chủ.
Chàng thợ săn bảo chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt, rau đã có. Giờ ta lại muốn ăn đồ ngọt của vua nữa.
Chàng gọi gấu và bảo:
- Chú gấu thân mến, chú vốn thích liếm đồ ngọt, chú hãy vào lấy món đồ ngọt của vua ăn ra đây cho ta.
Gấu lạch bạch chạy vào lâu đài. Dọc đường, ai thấy cũng tránh đường cho chú đi. Tới vọng gác, lính canh giơ súng ngăn không cho vào. Gấu nhảy lên, vả cho tên lính mấy cái tát vào má phải và má trái. Nó đạp đổ cả chòi gác. Rồi gấu đi thẳng vào chỗ công chúa, đứng ngay sau lưng nàng, khẽ gầm gừ. Công chúa quay lại, nhận ra gấu, bèn gọi nó vào phòng và hỏi:
- Gấu yêu quý ơi, gấu muốn gì thế?
Gấu đáp:
- Chủ tôi là người đã giết rồng, hiện đã ở đây. Chủ sai tôi vào xin món đồ ngọt mà nhà vua vẫn dùng.
Công chúa cho gọi người thợ làm bánh ngọt, sai làm thứ bánh ngọt vua vẫn ăn, mang ra cửa cho gấu. Gấu liếm cho đường rơi bên dưới lên cả phía trên bánh, rồi nó đứng dậy, bưng bánh về cho chủ. Chàng thợ săn bảo với chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt, rau, đồ ngọt có cả rồi. Giờ ta lại muốn uống thứ rượu vang mà vua thường uống.
Chàng gọi sư tử và bảo:
- Chú sư tử thân mến, chú vốn cũng thích nhâm nhi chút rượu. Chú hãy vào lấy thứ rượu vang vua vẫn uống mang về đây cho ta.
Sư tử đi nghênh ngang giữa đường, ai thấy nó cũng chạy. Tới chỗ chòi gác, lính canh cản đường nó, nó rống lên một tiếng, mọi thứ bắn tứ tung. Sư tử đến trước phòng công chúa, lấy đuôi quất gõ cửa. Công chúa ra, nhìn thấy sư tử, nàng hoảng sợ, nhưng nàng nhận ra ngay nó nhờ cái khóa vàng ở cổ. Nàng gọi nó vào phòng và hỏi:
- Sư tử yêu quý ơi, sư tử muốn gì thế?
Sư tử đáp:
- Chủ tôi là người đã giết rồng, hiện đã ở đây. Chủ sai tôi vào xin rượu vang mà nhà vua vẫn uống.
Công chúa cho gọi người hầu rượu, sai lấy thứ rượu vang vua vẫn uống ra cho sư tử. Sư tử nói:
- Để tôi đi xem có đúng thứ rượu ấy không.
Sư tử đi theo người hầu xuống hầm rượu. Người này định lấy thứ rượu dùng cho gia nhân. Sư tử bảo:
- Khoan, đợi ta nếm xem đã.
Sư tử tự rót nửa bình, tu một hơi cạn. Nó bảo:
- Không, không phải thứ này.
Người hầu rượu liếc ngó sư tử, rồi ra chỗ thùng rượu khác, định lấy thứ rượu dùng cho quan nguyên soái. Sư tử lại bảo:
- Khoan, để ta nếm xem đã.
Sư tử tự rót nửa bình, rồi uống hết. Nó nói:
- Có khá hơn, nhưng vẫn chưa phải.
Người hầu rượu nổi nóng nói:
- Đồ súc vật đần độn mà cũng nói chuyện rượu.
Sư tử vả ngay cho gã một cái vào sau gáy làm gã ngã ra bất tỉnh nhân sự. Lúc tỉnh dậy gã lẳng lặng dẫn sư tử đến hầm rượu dành cho nhà vua. Sư tử lại rót nửa bình nếm thử và nói:
- Có thể đúng thứ này rồi.
Sư tử sai gã kia rót đầy sáu chai, rồi cùng đi lên. Lúc ra tới bên ngoài, sư tử chuếnh choáng hơi say. Gã kia đem rượu ra tận cửa cho nó. Nó ngoạm giỏ rượu vào mồm và tha về cho chủ.
Chàng thợ săn bảo chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, bánh mì, thịt, rau, đồ ngọt và rượu vang của vua có đầy đủ cả. Giờ ta mới cùng mấy con vật thưởng thức đây.
Chàng ngồi vào ăn uống, lại chia cho thỏ, cáo, sói, gấu, sư tử cùng ăn và cùng uống. Chàng thấy công chúa vẫn yêu mình nên vui lắm. Ăn xong, chàng nói:
- Ông chủ ơi, tôi đã ăn uống như vua rồi. Giờ tôi muốn vào hoàng cung xin cưới công chúa đây.
Chủ quán nói:
- Làm sao có chuyện đó được. Công chúa đã có nơi có chốn rồi. Hôm nay làm lễ cưới mà?
Chàng rút khăn tay mà công chúa đã trao cho chàng ở trên núi rồng khi trước, chiếc khăn gói bảy cái lưỡi của con quái vật. Chàng nói:
- Ta đã có vật này trong tay. Nó sẽ giúp ta trong việc ấy.
Chủ quán xem cái khăn rồi nói:
- Những việc khác có thể tin được, nhưng việc này không dám tin. Tôi sẵn lòng xin cuộc cả cửa nhà, sân vườn đây.
Chàng thợ săn lấy ra một cái túi có nghìn đồng vàng đặt lên bàn, rồi nói:
- Tôi cũng xin cuộc chỗ vàng này.
Ở trong hoàng cung, vua hỏi công chúa:
- Mấy con vật cứ đi ra đi vào trong cung, chúng đến con có việc gì thế?
Nàng đáp:
- Con chẳng dám nói ra điều đó. Xin cha cứ cho người đi gọi chủ nhân của chúng tới đây, khi đó cha sẽ rõ.
Vua cho kẻ hầu đến quán trọ mời người đàn ông lạ mặt. Kẻ hầu đến đúng lúc chàng thợ săn đánh cuộc với chủ quán. Lúc đó chàng nói:
- Ông thấy chưa, ông chủ. Vua sai kẻ hầu đi mời tôi đó, nhưng tôi chưa đi đâu.
Chàng bảo người hầu:
- Ngươi về tâu vua xin gởi quần áo hoàng tộc cho ta, cấp cho ta cỗ xe sáu ngựa với một số quân hầu.
Vua được tin báo, hỏi công chúa:
- Cha biết làm sao bây giờ?
Công chúa thưa:
- Xin cứ triệu vào và chu cấp mọi thứ như chàng đòi. Cha sẽ hài lòng về việc ấy.
Vua sai đem quần áo hoàng tộc với một cỗ xe sáu ngựa cấp cho chàng, lại cấp cho một số người để hầu hạ cho chàng.
Thấy đoàn người kéo đến, chàng thợ săn nói với chủ quán:
- Thấy chưa, ông chủ ơi, thế là tôi được triệu vào cung đúng nghi lễ mà tôi đòi.
Chàng mặc quần áo hoàng tộc, cầm theo chiếc khăn gói lưỡi rồng, rồi lên xe vào chầu.
Thấy chàng đến, vua hỏi công chúa:
- Ta nên tiếp hắn thế nào đây?
Nàng đáp:
- Xin cha cứ ra đón, sẽ không uổng công đâu.
Vua ra đón chàng vào, mấy con vật cũng vào theo. Vua chỉ cho chàng ngồi giữa vua và công chúa. Viên nguyên soái ngồi ghế chú rể ở phía bên kia nên hắn không nhận ra được chàng.
Bảy chiếc đầu rồng được đem ra trưng bày. Vua phán:
- Hôm nay ta gả con gái cho quan nguyên soái là để thưởng cái công đã chém được bảy cái đầu rồng này.
Chàng thợ săn liền đứng lên, mở từng đầu rồng một và hỏi:
- Thế bảy cái lưỡi rồng đâu rồi?
Hoảng sợ, nguyên soái tái mặt, không biết trả lời sao bây giờ, nhưng hắn cố nói liều:
- Rồng không có lưỡi.
Chàng thợ săn nói:
- Chỉ những đứa gian trá mới không có lưỡi. Còn lưỡi rồng chính là vật làm chứng cho người chiến thắng.
Chàng mở gói ra, người ta thấy bảy cái lưỡi rồng. Chàng gắn lưỡi vào từng cái đầu rồng, quả nhiên đều khớp hết. Sau đó chàng đưa cho công chúa xem chiếc khăn thêu tên nàng và hỏi, nàng đã cho ai chiếc khăn ấy. Công chúa đáp:
- Cho người đã chém chết con rồng.
Chàng lại gọi từng con vật một lại, tháo sợi dây buộc ở cổ chúng, tháo cái khóa vàng ở cổ sư tử. Chàng đưa tất cả cho công chúa và hỏi của ai. Nàng đáp:
- Mấy sợi dây buộc cổ và cái khóa vàng này là của tôi, tôi chia cho mấy con vật để thưởng công chúng đã góp công giết rồng.
Khi ấy chàng thợ săn mới nói:
- Đánh rồng xong, thần quá mệt nên ngủ thiếp đi, thừa lúc đó tên nguyên soái đến chặt đầu thần. Sau đó gã đưa công chúa đi và mạo nhận chính hắn là người đã giết rồng. Mấy cái lưỡi, mấy sợi dây và chiếc khăn tay của công chúa là minh chứng cho việc lừa dối của hắn.
Rồi chàng kể tiếp chuyện mấy con vật đã đi kiếm rễ cây trường sinh về để cứu chàng như thế nào. Một năm qua chàng đã đi phiêu bạt những nơi nào, rồi cuối cùng cũng quay trở lại đúng nơi đây. Nhờ chủ quán nói cho nghe mà chàng biết được mưu mẹo lừa dối của tên nguyên soái.
Vua hỏi công chúa:
- Có đúng người này đã chém chết rồng không?
Nàng đáp:
- Thưa đúng thế ạ. Giờ con mới dám nói công khai cái tội bẩn thỉu của tên nguyên soái. Con không nói thì chuyện cũng lộ rồi. Nguyên soái đã bức con hứa phải giữ kín. Việc con xin để sau một năm một ngày mới làm lễ cưới cũng chính vì chuyện ấy.
Vua cho triệu mười hai vị mưu sĩ đến để luận tội. Tên nguyên soái bị khép án phanh thây do bốn con bò mộng kéo. Xử tội hắn xong, vua cho chàng thợ săn lấy công chúa. Phong chàng làm phó vương trong cả nước. Đám cưới được tổ chức rất trọng thể. Phó vương cho người đi đón bố đẻ và bố nuôi mình, tặng hai người rất nhiều châu báu. Phó vương cũng không quên người chủ quán trọ, cho triệu người ấy vào và bảo:
- Ông chủ thấy không, tôi đã lấy công chúa. Nhà cửa, sân vườn nhà ông giờ là của tôi.
Chủ quán thưa:
- Thưa như vậy là đúng lý.
Nhưng phó vương trẻ tuổi đáp:
- Ta khoan hồng cho ông đấy. Nhà cửa, sân vườn vẫn là của ông, còn nghìn vàng nọ ta tặng thêm cho ông đó.
Từ đó phó vương và công chúa sống vui vẻ và rất hạnh phúc. Theo sở thích cũ, chàng thường hay đi săn, mấy con vật trung thành cũng thường đi theo chủ.
Gần đó có một khu rừng. Người ta đồn trong rừng có quỷ, vì ít ai đã vào rừng mà lại ra được. Phó vương trẻ tuổi rất muốn vào khu rừng ấy đi săn. Chàng cứ nài mãi tới khi nhà vua cho phép mới thôi. Chàng lên ngựa, đem theo một đoàn tùy tùng rất đông. Vừa mới vào trong rừng, chàng thấy con hươu lông trắng như tuyết. Chàng bảo những người theo hầu:
- Hãy chờ ta ở đây! Ta muốn săn con thú đẹp kia.
Chàng thúc ngựa đuổi theo con hươu, chỉ có mấy con vật theo chàng thôi.
Đoàn tùy tùng đợi cho đến chiều tối mà không thấy phó vương trẻ tuổi quay ra. Họ đành quay ngựa về báo với công chúa:
- Phó vương săn đuổi theo một con hươu trắng ở trong khu rừng thiêng và không thấy người trở ra.
Công chúa lo cho chồng vô cùng. Trong lúc ấy, chàng vẫn mãi đuổi theo con thú mà không sao theo kịp được nó. Cứ đúng lúc chàng thấy vừa tầm bắn thì nó lại nhảy xa hơn và cuối cùng chạy biến mất.
Lúc này chàng mới thấy mình đã vào quá sâu trong rừng. Chàng đưa chiếc tù và bằng sừng lên rúc một hồi, không thấy trả lời vì không ai nghe được tiếng tù và của chàng.
Bóng đêm bao trù, cả khu rừng, chàng thấy mình không thể về kịp nữa. Chàng xuống ngựa, lại bên một gốc ây đốt lửa định bụng sẽ ngủ đêm ở đó.
Chàng vừa ngồi xuống bên đống lửa, mấy con vật cũng nằm xuống quanh đó. Chàng có cảm tưởng có tiếng người vọng lại. Chàng nhìn quanh chẳng thấy gì. Lát sau lại thấy hình như có tiếng rên hừ hừ từ trên cao vọng xuống. Chàng ngước lên thì thấy một mụ bà ngồi vắt vẻo trên cành cây. Mụ rên:
- Hừ, hừ, hừ, tôi rét cóng cả người.
Chàng nói:
- Rét thì xuống đây sưởi cho ấm người.
Nhưng mụ ta đáp:
- Chịu thôi. Bầy thú của ngươi sẽ xé xác ta.
Chàng đáp:
- Mẹ già, mẹ cứ xuống! Chúng không làm gì mẹ đâu.
Bà già chính là một mụ phù thủy. Mụ bảo:
- Để ta ném một cây gậy xuống. Ngươi cứ lấy gậy đập lên lưng chúng là chúng sẽ không làm gì ta nữa đâu.
Rồi mụ ném xuống một cái gậy nhỏ. Chàng lấy gậy đập lên lưng mấy con vật. Chúng nằm yên và bị hóa đá ngay tức khắc. Không phải lo về mấy con vật nữa, mụ phù thủy mới nhảy xuống, lấy gậy đập vào người chàng, biến chàng hóa đá. Mụ cười rú lên, lôi chàng và mấy con vật xuống một cái hố mà trong hố cũng có nhiều vật hóa đá như vậy.
Công chúa ở nhà đợi chàng, đợi mãi không thấy chồng về, nàng càng lo sợ. Đúng lúc đang lo âu ấy thì người anh đi về hướng đông nay cũng tới xứ này. Chàng đi tìm việc làm chẳng được, cứ lang thang đây đó, dạy mấy con vật nhảy múa làm trò vui. Bỗng chàng chợt nghĩ ra ý đến gốc cây có cắm lưỡi dao khi hai anh em chia tay mỗi người một ngả để xem em mình ra sao.
Tới nơi, chàng thấy bên mặt dao của em, một nửa bị rỉ, nửa còn lại vẫn còn sáng. Chàng đâm ra lo sợ thầm nghĩ:
- Chắc em ta gặp nạn lớn, nhưng có lẽ còn cứu được vì nửa dao kia vẫn còn sáng.
Chàng vội dẫn đám súc vật đi về hướng tây. Lúc tới cổng thành, lính canh ra hỏi có cần phải tin cho hoàng hậu biết không: từ mấy ngày nay, hoàng hậu rất lo về sự vắng mặt của phó vương, chỉ sợ phó vương đã bỏ mình trong rừng thiêng.
Lính canh tưởng chàng chính là vị phó vương trẻ tuổi, vì nom hai người giống nhau quá, và chàng lại cũng có một đàn súc vật đi theo. Chàng biết ngay là lính canh đã lầm mình với em mình. Chàng nghĩ:
- Tốt nhất là ta hãy nhận đi. Có thế ta càng dễ cứu em ta hơn.
Chàng để lính canh dẫn vào trong cung, chàng được đón tiếp rất vui vẻ. Công chúa cứ tưởng đó là chồng mình nên hỏi:
- Sao chàng vắng nhà lâu thế?
Chàng đáp:
- Anh bị lạc trong rừng. Tìm mãi mới thấy đường ra.
Tối đến chàng vào nằm giường của phó vương, nhưng chàng đặt thanh gươm hai lưỡi chắn giữa mình và công chúa. Công chúa cũng chẳng hiểu thế nào, nhưng cũng không dám hỏi.
Chàng ở lại vài ngày để thăm dò tin tức về khu rừng thiêng kia, rồi chàng nói:
- Ta phải đến đó săn lần nữa!
Vua và công chúa can ngăn, nhưng chàng vẫn đi và dẫn một đoàn tùy tùng rất đông. Ở trong rừng chàng trông thấy một con hươu trắng, chàng cũng gặp mọi sự như em mình trước đó, chàng bảo đoàn tùy tùng:
- Ta muốn săn con thú kia. Hãy ở đây đợi đến khi ta quay trở lại.
Chàng phi ngựa rượt săn con mồi, mấy con vật chạy theo chàng. Chàng không sao đuổi kịp con hươu ở trong rừng sâu. Bóng đêm buông xuống lúc nào không hay, chàng phải ngủ lại trong rừng.
Lửa vừa nhóm lên thì chàng nghe trên đầu có tiếng rên:
- Hu, hu, hu, tôi lạnh cóng cả người.
Nhìn lên thấy mụ phù thủy đang ngồi trên cây, chàng nói:
- Nếu rét thì xuống đây sưởi cho ấm người lên.
Mụ đáp:
- Chịu thôi, mấy con vật kia nó sẽ cắn xé ta.
Chàng nói:
- Chúng không làm gì mẹ đâu.
Mụ nói với xuống:
- Ta ném cho ngươi một cái roi, ngươi quất mỗi con một roi thì chúng không làm gì được ta nữa.
Chàng thợ săn không tin điều đó. Chàng nói:
- Ta không đánh mấy con vật của ta. Mày hãy xuống bằng không ta sẽ lôi mày xuống.
Mụ thét lớn:
- Mày muốn gì nào? Mày làm gì được tao nào?
Chàng đáp:
- Không xuống thì tao bắn cho mày rơi xuống.
Mụ nói:
- Mày cứ việc bắn, ta không sợ đạn đâu.
Chàng nạp đạn và bắn mụ, nhưng đạn thì chẳng xuyên được người mụ. Mụ cười sằng sặc và hét:
- Mày đã bắn trúng ta đâu.
Chàng thợ săn chợt nghĩ ra cách. Chàng bứt ba cái cúc bạc trên áo và nạp vào súng. Như vậy, tà thuật của mụ sẽ hết linh. Chàng bấm cò bắn thì mụ la lên một tiếng và lộn nhào rơi xuống đất. Chàng dậm chân lên người mụ và nói:
- Con mụ phù thủy già, nếu mày không nói em tao hiện giờ ở đâu, ta sẽ túm mụ ném vào lửa.
Mụ sợ quá, van xin tha và nói:
- Chàng cùng mấy con vật đã bị hóa đá nằm ở trong một cái hố.
Chàng bắt mụ dẫn tới đó, đe mụ và nói:
- Con mụ phù thủy già kia, giờ mày phải làm cho em ta và mọi con vật này sống lại. Hoặc thế hay là ta ném mày vào lửa.
Mụ cầm chiếc roi khẽ đập vào đá, tức thì em chàng và mấy con vật sống lại. Những người khác như lái buôn, thợ thủ công, mục đồng cũng sống lại. Họ đứng dậy cảm ơn chàng đã cứu họ, rồi kéo nhau ai về nhà nấy.
Anh em sinh đôi lại gặp nhau. Họ hết sức vui mừng và ôm choàng nhau hôn. Hai anh em túm lấy mụ phù thủy, trói ghì lại và quẳng vào lửa. Mụ phù thủy bị chết thiêu. Ngay sau đó, cả cánh rừng bừng sáng, có thể nhìn thấy cung điện phía xa, cách đó chỉ ba giờ đường bộ.
Giờ đây hai anh em cùng đi về nhà. Dọc đường anh em kể cho nhau nghe chuyện mình. Nghe em nói, chàng được lên thay vua trị vì đất nước, thì người anh bảo:
- Điều ấy anh đã biết. Khi anh vào thành, người ta tưởng nhầm anh là chú nên đã đón anh với mọi nghi lễ của bậc vương giả. Công chúa cứ tưởng anh là chồng, nên anh ngồi ăn cạnh nàng, ngủ chung một giường với nàng.
Nghe tới đó, người em nổi cơn ghen, rút ngay kiếm chém anh đầu lìa khỏi thân. Thấy anh nằm chết, máu tuôn chảy, lúc ấy người em hối hận vô cùng. Chàng thốt lên:
- Anh đã cứu ta, mà ta lại giết anh!
Và chàng khóc lóc thảm thiết. Thấy vậy thỏ chạy tới nói để mình đi lấy rễ cây cải tử hoàn sinh. Rồi thỏ chạy ngay đi lấy và về kịp lúc, người chết sống lại và không hề hay biết về vết thương trên mình. Hai người lại lên đường. Người em nói:
- Nom anh giống em y hệt. Anh cũng mặc áo hoàng bào như em, cũng có mấy con vật đi theo.
Giờ mỗi người vào thành bằng một cổng, và từ hai phía cùng đến chỗ vua ngự.
Hai anh em từ hai ngã cùng một lúc tới hai cổng thành, lính canh ở hai cổng cùng vào trình báo vua là phó vương dẫn mấy con vật đi ăn đã về. Vua phán:
- Sao lại có chuyện ấy, hai cổng thành cách nhau có đến một giờ đường bộ kia mà!
Giữa lúc ấy, từ hai phía khác nhau, hai anh em cùng bước tới sân rồng. Vua hỏi công chúa:
- Con hãy nói ai là chồng con! Người này giống y hệt người kia, ta không sao phân biệt được.
Công chúa hoảng sợ, không biết nói sao. Nàng chợt nhớ tới mấy sợi dây vàng buộc cổ mấy con vật. Nàng ngó tìm thì thấy con sư tử có đeo khóa vàng ở cổ. Nàng mừng quá, reo lên:
- Người có con sư tử này đi theo mới thật là chồng con.
Phó vương bật cười nói:
- Thưa đúng như vậy.
Mọi người ngồi vào bàn, ăn uống rất vui vẻ. Tối hôm ấy, khi phó vương vào giường nằm, công chúa nói:
- Tại sao mấy đêm trước, đêm nào chàng cũng đặt một thanh kiếm giữa giường, thiếp cứ nghĩ là chàng muốn giết thiếp.
Lúc đó phó vương mới biết được tấm lòng của người anh.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Некогда жили-были два брата - бедный и богатый. Богатый был золотых дел мастер и злой-презлой; бедный только тем и питался, что метлы вязал, но при этом был и добр, и честен.
У бедняка было двое деток - близнецы, похожие друг на друга, что две капли воды. Эти мальчики частенько прихаживали в дом к богатому, и иногда перепадало им в пищу кое-что из того, что там выбрасывалось.
Вот и случилось однажды, что бедняк пошел в лес за хворостом и вдруг увидел птицу, совсем золотую да такую красивую, какой ему еще отродясь не приходилось видеть. Поднял он камешек и швырнул в ту птицу, и попал в нее очень удачно: упало от птицы на землю одно золотое перышко, а сама птица улетела.
Поднял бедняк то перышко, принес его к своему брату, и тот, посмотрев на перо, сказал: "Это чистое золото", - и дал ему за перо хорошие деньги.
На другое утро полез было бедняк на березу, чтобы срубить с нее пару веток; и та же самая птица слетела с той березы, а когда бедняк стал кругом озираться, то нашел на дереве и гнездо ее, а в том гнезде яйцо, совсем золотое.
Он захватил яйцо домой и принес его к своему брату; тот опять то же сказал: "Это чистое золото", - и заплатил ему за яйцо на вес золота. А потом и добавил: "Недурно бы добыть и самую эту птицу".
Бедняк и в третий раз пошел в лес и опять увидел золотую птицу на ветке одного дерева, сбил ее с ветки камнем и принес к брату, который ему за это дал целую кучу денег. "Ну, теперь я, пожалуй, могу и разжиться!" - сказал бедняк и вернулся домой очень довольный.
Богатый брат был умен и хитер и знал очень хорошо, что это была за птица. Он призвал к себе жену и сказал: "Изжарь мне эту золотую птицу и позаботься о том, чтобы ничто из нее не пропало! Меня забирает охота съесть ее всю целиком".
А птица-то была не простая и такой диковинной породы, что кому удавалось съесть ее сердце и печень, тот каждое утро находил у себя под изголовьем по золотому. Жена изготовила птицу как следует, воткнула на вертел и стала ее жарить.
Вот и случилось, что в то время, как птица была на огне, а жена богатого брата должна была на минуту отлучиться из кухни ради других работ, в кухню вбежали дети бедняка, стали около вертела и раза два его повернули.
И когда из нутра птицы вывалились два каких-то кусочка и упали на противень, один из мальчиков сказал: "Съедим эти два кусочка, я же так голоден, да притом никто этого не заметит".
И съели вдвоем эти оба кусочка; а тут и жена богача вернулась, увидела, что они что-то едят, и спросила: "Что вы сейчас ели?" - "Съели два кусочка, - которые из нутра у птицы выпали", - отвечали мальчики. "Это были сердце и печень!" - в испуге воскликнула она, и для того, чтобы муж ее не заметил этой убыли и на нее не прогневался, она заколола скорее петушка, вынула из него сердце и печень и подложила к золотой птице. Когда птица изжарилась, она подала ее своему мужу на стол, и тот ее съел всю целиком, без всякого, остатка. Когда же на другое утро он сунул руку под изголовье, думая из-под него вытащить золотой, там никакого золотого не оказалось.
А оба мальчика и постигнуть не могли, откуда им такое счастье выпало на долю: на другое утро, когда они стали вставать, что-то тяжелое упало на землю и зазвенело, и когда они подняли упавшее из-под их изголовья, то увидели, что это были два золотых. Они принесли их отцу, который был очень удивлен и спросил их: "Как это могло случиться?"
Когда же они на следующее утро опять нашли два золотых и то же самое стало повторяться каждое утро, тогда отец пошел к брату своему и рассказал ему о диковинном происшествии.
Богатый брат тотчас сообразил, как это могло произойти, и понял, что мальчики съели сердце и печень от золотой птицы. И вот, чтобы отомстить им за это, и просто потому, что он был завистлив и жестокосерден, он сказал своему брату: "Твои дети с нечистым знаются; берегись же, не бери этого золота, и их самих ни часу не держи в своем доме, потому что уж нечистый имеет над ними власть и самого тебя тоже в руки заберет".
Так как отец боялся нечистого, то, хотя и скрепя сердце, однако же вывел близнецов в лес и с великой грустью покинул их там на произвол судьбы.
Вот и стали оба мальчика бегать кругом по лесу и искать дороги домой, но найти не могли и все более и более путались.
Наконец повстречали они охотника, который спросил их: "Чьи вы дети?" - "Мы дети бедного метельщика", - и рассказали ему, как отец не захотел их держать дома только потому, что они находили каждое утро по золотому под своим изголовьем. "Ну, тут я еще ничего дурного не вижу, - сказал охотник, - если только вы при этом останетесь честными и не станете лениться".
Так как мальчики этому доброму человеку понравились да притом у него своих детей не было, то он принял их к себе в дом и сказал: "Я заменю вам отца и воспитаю вас до возраста".
Стали они у него обучаться его промыслу, а те золотые, которые каждый из них находил при вставании под изголовьем, он стал собирать и приберегать для них на будущее.
Когда они выросли большие, воспитатель взял их с собою в лес и сказал: "Сегодня вы должны показать, выучились ли вы стрелять, чтобы я мог принять вас в охотники".
Пришли они с ним на звериный лаз и долго бродили, и все никакая дичь не появлялась. Глянул охотник вверх и увидел в вышине стаю белоснежных гусей, которая летела, как и всегда, треугольником. "А ну-ка, - сказал он одному из мальчиков, - подстрели мне с каждого угла по одному гусю". Тот поступил по приказу, и это было для него пробным выстрелом.
Вскоре после того налетела еще стая и летела она в виде цифры 2; тогда приказал охотник другому брату также подстрелить с обоих концов станицы по одной птице, и тому тоже удался его пробный выстрел.
"Ну, - сказал обоим братьям их воспитатель, - теперь я вас принимаю в охотники, так как вижу, что вы оба опытные стрелки".
Затем оба брата ушли вместе в лес, посоветовались между собою и о чем-то условились.
И когда они вечером сели за ужин, то сказали своему воспитателю: "Мы не прикоснемся к кушанью и не проглотим ни глотка, пока вы не исполните нашу просьбу". - "А в чем же ваша просьба?" Они же отвечали: "Мы теперь у вас обучились, нам надо испытать себя в свете; а потому позвольте нам отправиться постранствовать".
Тут сказал им старик с радостью: "Вы говорите, как бравые охотники; то, чего вы желаете, было и моим желанием; ступайте, странствуйте - и будь вам во всем удача!" И затем они стали весело пить и есть вместе.
Когда наступил назначенный день, воспитатель подарил каждому из братьев по хорошему ружью и по собаке и позволил взять из сбереженных им червонцев, сколько им было угодно.
Затем он проводил их некоторую часть пути и при прощании подарил им еще блестящий охотничий нож и сказал: "Когда вам случится разойтись на пути, то воткните этот нож на распутье в дерево; по этому ножу, возвратясь к тому дереву, каждый из вас может судить, как посчастливилось отсутствующему брату: сторона ножа, обращенная в сторону его пути, заржавеет, если он умер, а пока он жив, до тех пор клинок ножа все будет блестеть".
Оба брата пошли вместе путем-дорогою и пришли в лес такой большой, что они в целый день не могли из него выбраться.
Пришлось им в лесу и ночь ночевать, и питаться только тем, что у них было с собою захвачено в охотничью сумку.
Так шли они лесом и еще один день и все же не могли из него выбраться. Есть у них уже было нечего, и потому один из них сказал: "Надо нам пострелять чего-нибудь, а не то, пожалуй, придется нам голод терпеть", - зарядил свое ружье и стал кругом озираться.
Видит, бежит мимо матерый заяц; охотник в него прицелился, но заяц крикнул ему:
Сжалься, егерь, надо мной!
Два зайчонка - выкуп мой!
Тотчас прыгнул заяц в кусты и вынес оттуда двух зайчат; а эти зверьки так весело играли и были такие славные, что у братьев-охотников не хватило духу их убить.
Они оставили их при себе, и оба зайчонка побежали за ними следом.
Вскоре после того мимо них побежала лисица; они было хотели ту лису подстрелить, но и лисица закричала:
Сжалься, егерь, надо мной!
Два лисенка - выкуп мой!
И она принесла двух лисят, а братья-охотники и их тоже убить не решились, а оставили при себе вместе с зайчатами, и те тоже за ними побежали следом.
Немного спустя вышел волк из чащи леса, оба охотника в него нацелились; но и волк закричал также:
Сжалься, егерь, надо мной!
Два волчонка - выкуп мой!
И двух волчат братья-охотники присоединили к остальным зверям, и те тоже за ними следом побежали.
Потом повстречался им медведь, который тоже не прочь был пожить еще на белом свете, и крикнул охотникам:
Сжалься, егерь, надо мной!
Медвежата - выкуп мой!
И еще два медвежонка были присоединены к остальным зверям, и таким образом всех зверей у охотников оказалось уже восемь.
Кто же еще наконец вышел им навстречу? Вышел лев, потрясая своей гривой. Но охотники не оробели и в него прицелились; тогда и лев тоже сказал:
Сжалься, егерь, надо мной!
Мои львята - выкуп мой!
И он также принес им своих львят; и вот у братьев-охотников оказались: два львенка, два медвежонка, два волчонка, два лисенка и два зайчонка, которые шли за ними следом и служили им.
А между тем их все же мучил голод, и они сказали лисицам своим: "А ну-ка, вы, пролазы, достаньте нам чего-нибудь поесть, вы ведь от природы лукавы и вороваты". Те отвечали: "Невдалеке отсюда лежит деревня, в которой мы уже не одну курицу потаскали; мы вам туда дорогу укажем".
Вот и пошли они в деревню, купили себе кое-чего поесть, приказали и зверей своих покормить и пошли далее своим путем-дорогою.
Лисицы же отлично знали в том околотке дворы, где водились куры, и всюду могли давать самые верные указания братьям-охотникам.
Так походили-побродили братья вместе, но не могли себе нигде сыскать такой службы, на которую им можно было бы поступить обоим, и порешили наконец: "Видно, нам суждено расстаться".
Они поделили зверей между собою, так что каждый получил на свою долю по льву, по медведю, по волку, по лисице и по зайцу; затем они распрощались, поклялись братски любить друг друга до смертного часа и вонзили в дерево на распутье тот нож, который был им дан воспитателем; и пошел один из них от того дерева на восток, а другой - на запад.
Младший вместе со своими зверями пришел в город, который был весь затянут черной материей. Он вошел в одну из гостиниц и спросил у хозяина, не возьмется ли тот приютить у себя его зверей.
Хозяин гостиницы отвел для них хлев, у которого в стене была дыра. Заяц тотчас из той дыры вылез, добыл себе кочан капусты, а лиса принесла себе курочку и, съевши ее, не поленилась сходить и за петушком; только волк, медведь и лев не могли из этой дыры выйти, потому что были слишком велики.
Тогда хозяин гостиницы отвел их на поле, где на траве паслась корова, и дал им наесться досыта.
Когда звери были накормлены, охотник спросил у хозяина: "Почему весь город завешан черной материей?" - "А потому, что завтра единственная дочь нашего короля должна умереть". - "Да что же она, при смерти лежит больная, что ли?" - спросил охотник. - "Нет, и живехонька, и здоровехонька; а все же должна умереть". - "Да почему же?" - спросил охотник. "А вот видишь ту высокую гору перед городом? На ней живет дракон, которому каждый год мы должны давать по невинной девушке, а если бы не давали, он бы опустошил всю нашу страну. Теперь уж всех девушек принесли ему в жертву, осталась только одна королевская дочь. Но и той нет пощады, и ее должны мы завтра отдать дракону на съеденье!" - "Да отчего же не убьют дракона?" - спросил охотник. "О, многие рыцари уже пытались это сделать; но только напрасно загубили свою жизнь. Недаром тому, кто победит этого дракона, король пообещал дочь в жены отдать, а по смерти своей - и все свое королевство".
Охотник ничего не сказал более, но на другое утро захватил с собою своих зверей и взошел с ними на драконову гору.
На вершине ее стояла кирха, и в ней на жертвеннике три полных кубка, а при них и подпись: "Кто эти три кубка выпьет, тот будет самым сильным изо всех сильных людей на свете и станет свободно владеть тем мечом, который зарыт под порогом входной двери".
Охотник не сразу решился выпить из тех кубков, а вышел из кирхи и разыскал меч, зарытый в земле; но даже и с места его стронуть не мог.
Тогда он вновь вернулся в кирху, осушил те кубки и почуял себя настолько сильным, что мог взять тот меч в руки и владеть им совершенно свободно.
Когда же наступил тот час, в который юную деву предстояло предать дракону, сам король и его дворецкий вместе со всем двором вывели королевну за город.
Издали она увидела охотника на драконовой горе, и ей показалось, что это сам дракон ее ожидает; она было и всходить-то на гору не хотела, но наконец, вспомнив, что весь город должен из-за нее погибнуть, она была вынуждена пойти на этот тяжкий подвиг.
Тогда король и его придворные вернулись домой, исполненные великой горести; а дворецкий короля должен был остаться на месте и издали наблюдать за всем происходившим на горе.
Когда королевна поднялась на гору, она увидела там не дракона, а молодого охотника, который старался ее утешить и сказал, что он думает ее спасти, ввел в кирху и запер в ней.
Немного спустя с великим шумом и грохотом налетел семиглавый дракон. Увидев охотника, он удивился и сказал: "Зачем ты тут на горе?" - "А затем, что хочу с тобою биться!" - смело отвечал охотник. "Много уж перебывало здесь удальцов-рыцарей, которые за свою смелость поплатились жизнью, и с тобою я тоже скоро расправлюсь!" - насмешливо сказал змей и стал пыхать на него пламенем из своих семи пастей.
Пламя было такое сильное, что от него сухая трава загоралась, и, вероятно, охотник задохнулся бы от жара и дыма, если бы не набежали его звери и не погасили пламени.
Тогда дракон набросился на самого охотника, но тот взмахнул мечом так, что в воздухе засвистало, и разом отрубил ему три башки долой.
Дракон разъярился, поднялся в воздух, стал снова пыхать пламенем на охотника и собирался еще раз на него устремиться, но охотник еще раз взмахнул мечом и отрубил дракону еще три головы.
Чудовище сразу ослабло и пало наземь, но все еще наступало на охотника; однако же тот, собравшись с последними силами, отрубил дракону хвост и так как уж не мог более сражаться, то призвал всех своих зверей, и те растерзали дракона на части.
Когда битва с драконом была окончена, охотник отворил двери кирхи и нашел королевну распростертою на полу: она лишилась чувств от страха и ужаса во время битвы охотника с драконом.
Он ее вынес на воздух, и когда она пришла в себя и открыла глаза, он показал ей растерзанного дракона и сказал: "Ты от него избавлена!" Королевна обрадовалась и сказала: "Теперь ты будешь мне дражайшим супругом, так как отец мой обещал меня выдать замуж за того, кто убьет дракона".
Затем она сняла с себя свое коралловое ожерелье и разделила его между зверьми в награду за оказанную ими помощь, и при этом льву досталась часть ожерелья с золотым замочком. А свой носовой платочек, на котором было вышито имя королевны, она подарила охотнику, который подошел к растерзанному дракону и из семи пастей повырезал языки, завернул в платочек королевны и тщательно припрятал их.
Однако же, утомленный битвою с драконом и измученный пламенем, которым тот обдавал его, охотник почувствовал себя в таком изнеможении, что сказал королевне: "Мы с тобою так изнурены и утомлены, что недурно было бы нам прилечь отдохнуть".
Королевна с ним согласилась, и они прилегли на голой земле; а охотник сказал льву: "Посмотри, чтобы никто не напал на нас во время сна", - и, сказав это, заснул вместе с королевной.
Лев и сел около них, но он тоже был так утомлен битвой, что подозвал медведя и сказал: "Ложись рядом со мной; надо мне немного поспать, и если кто подойдет, разбуди меня".
Медведь и прилег около него; но он был тоже утомлен и позвал волка. "Приляг около меня, - сказал он ему, - я только немного сосну, и если кто появится, разбуди меня".
Волк лег около медведя, но так как и он был утомлен, то подозвал лисицу и сказал: "Ложись рядом со мною, дай мне поспать немного, а если что случится, то разбуди меня".
Лисица легла около него, но она была тоже настолько утомлена, что позвала зайца и сказала: "Ложись рядом, дай мне поспать немного, а если кто подойдет, то разбуди меня".
Прилег заяц около лисицы, но и он, бедняжка, был тоже утомлен и так как он никому не мог поручить сторожить, то просто заснул.
Заснули и королевна, и охотник, и лев, и медведь, и волк, и лисица, и заяц - и все спали крепким, крепким сном.
Тем временем дворецкий, который должен был за всем следить издали, когда увидел, что дракон не отлетает и не уносит королевны, и все на горе спокойно, собрался с духом и взошел на гору.
Он увидел там разрубленного на куски и в клочья разорванного дракона, а невдалеке от него - спящих рядком королевну, охотника и всех его зверей…
И все были погружены в глубокий сон.
А так как он сам был человек злой и безбожный, то он вынул меч, отрубил охотнику голову; королевну же подхватил на руки и понес с горы.
Тогда она проснулась и пришла в ужас; но дворецкий сказал ей; "Ты в моей полной власти! Ты должна будешь сказать, что не он убил дракона, а я!" - "Не могу! - сказала она. - Не ты это сделал, а охотник и его звери!"
Дворецкий выхватил свой меч и грозил убить ее в случае, если она не повинуется его воле, и тем вынудил у нее обещание ему повиноваться.
Затем он привел королевну к королю, который не мог опомниться от радости, когда увидел в живых милое свое дитятко, преданное на растерзание чудовищу. Дворецкий сказал ему: "Я убил дракона и дочь твою, девицу, и все царство твое от чудовища избавил; а потому требую себе в награду руку твоей дочери, как было тобою обещано".
Король спросил удочери: "Правду ли он говорит?" - "Должно быть, правду, - отвечала она уклончиво, - но я выговариваю себе разрешение отложить свадьбу на один год и на один день".
В этот промежуток времени она надеялась получить хоть какие-нибудь сведения о своем милом охотнике.
Между тем на драконовой горе все звери все еще лежали рядком около своего убитого господина и спали глубоким сном.
Прилетел большой шмель и сел зайцу на нос; но заяц обмахнулся лапкой и продолжал спать. Шмель прилетел вторично и уселся там же, но заяц опять-таки обмахнулся лапкой и все-таки спал. Прилетел шмель в третий раз и пребольно ужалил его в нос, так что тот проснулся. И чуть только он проснулся, как разбудил лисицу, а лисица - волка, волк - медведя, медведь - льва.
Когда же лев проснулся и увидел, что королевны нет, а его господин лежит убитый, то он начал страшно рычать и воскликнул: "Кто мог это совершить? Медведь, зачем ты меня не разбудил?" Медведь спросил у волка: "Волк, ты почему меня не разбудил?" - а волк задал тот же вопрос лисице, лисица - зайцу.
Один бедный заяц ни на кого не мог сослаться, и все сложили вину на него.
Они готовы уже были растерзать его, но он взмолился о пощаде и стал просить: "Не губите вы меня, я сумею оживить нашего господина. Я знаю гору, на которой растет такой корень, что кто его во рту держит, тот исцеляется от всех болезней и всяких ран. Но только до той горы двести часов пути".
Лев сказал ему на это: "В двадцать четыре часа ты должен сбегать туда и обратно и тот корень принести с собой".
Заяц тотчас же пустился в путь и через двадцать четыре часа действительно вернулся с корнем.
Лев приставил охотнику голову на место, а заяц ткнул ему корень в рот, и мигом все опять срослось, и сердце стало биться, и жизнь к нему возвратилась.
Тогда охотник очнулся от сна и ужаснулся, не видя около себя королевны; он подумал: "Верно, она ушла во время моего сна, чтобы от меня избавиться".
Лев впопыхах приставил своему господину голову лицом назад, но тот в своей великой печали этого и не приметил; и только уж в полдень, когда ему захотелось поесть, он увидел, что голова у него перевернута, никак не мог понять причины такого странного превращения и стал у зверей спрашивать, что могло с ним произойти во время сна.
Тогда и рассказал ему лев, что все они от утомления около него заснули, а при своем пробуждении нашли его мертвым, с отрубленною головою; затем рассказал, как заяц принес жизненный корень, а он впопыхах приставил голову наоборот, лицом к спине, но с удовольствием готов исправить свою ошибку.
Он и действительно сорвал охотнику голову, перевернул ее, а заяц заживил ему раны и укрепил голову на плечах при помощи своего корня.
Но охотник запечалился, пошел скитаться по белу свету и всюду заставлял своих зверей плясать перед зрителями.
И случилось так, что он ровно год спустя опять пришел в тот самый город, где он спас королевну от дракона и увидел, что весь город обвешан красной материей.
И спросил он у хозяина гостиницы: "Что все это значит? Ровно год тому назад ваш город был весь увешан черным… Почему же теперь он увешан красной материей?" - "Год тому назад, - отвечал хозяин гостиницы, - нашу королевну приходилось отдать на съедение дракону; но дворецкий нашего короля с тем чудовищем сразился и убил его, и завтра должно происходить их венчание. Вот почему тогда город был весь увешан черным, а нынче украшен яркою красною материей".
На другой день, когда уже надлежало праздновать свадьбу королевны, охотник в обеденное время сказал хозяину гостиницы: "А как ты полагаешь, господин хозяин, могу я сегодня здесь у тебя поесть хлеба с королевского стола?" - "Ну, - сказал хозяин, - я, пожалуй, не прочь побиться об заклад на сто червонцев, что этого никогда не будет". Охотник принял заклад и выложил на стол кошелек со ста золотыми. Потом позвал зайца и сказал: "Ступай, мой милый попрыгун, и принеси мне того хлеба, который ест сам король".
Заяц был между зверьми младший и не смел никому передать своего поручения, а должен был сам его исполнить. "Э-э, - подумал он, - пожалуй, если я пойду так-то один по улицам, мясницкие собаки побегут за мною следом".
Как он думал, так и случилось: собаки пустились за ним бежать по улицам и уже было почти совсем добрались до его красивой шкурки. Но заяц тут как пошел писать, да и укрылся в будку часового, так что тот и не заметил, как это произошло.
Подбежали к будке и собаки: очень хотелось им зайца из нее вытащить; но солдат был на часах; видно, шутить не любил и так угостил их прикладом, что они с визгом и ревом бросились врассыпную.
Чуть только заметил заяц, что путь ему открыт, помчался он в королевский замок и прямехонько к королевне, сел под стулом у ней да лапкою-то ее чуть-чуть за ножку.
А она и говорит: "Пошла прочь!" - думала, что это ее собачонка. А заяц-то опять ее за ножку лапкой; и она опять-таки: "Да пошла же прочь!" - все еще думая, что это собачка.
Но заяц опять за свое - и третий раз ее за ножку лапкой; тут только заглянула она под стул и узнала зайца по своему ожерелью.
Вот и взяла она его к себе на руки, отнесла в свою комнату и сказала: "Милый зайчик! Чего ты желаешь?" Тот отвечал: "Господин мой, тот самый, что убил дракона, прибыл сюда и через меня просит, чтобы ты прислала ему того хлеба, который сам король ест".
Королевна очень обрадовалась и приказала позвать к себе булочника, а булочнику велела принести того хлеба, который сам король изволит кушать. Зайчик и сказал при этом: "Но уж прикажи булочнику, чтобы он мне и снес этот хлеб до дому, а то мясницкие собаки опять за мной погонятся".
Булочник снес ему хлеб до дверей комнаты самого хозяина, а там уж заяц поднялся на задние лапы, а в передние взял хлеб и поднес его своему господину.
"Видишь, господин хозяин, - сказал охотник, - сто червонцев теперь мои".
Хозяин был очень удивлен этим, а охотник опять-таки сказал: "Ну вот, господин хозяин, хлеб с королевского стола у меня теперь есть; но мне захотелось отведать королевского жаркого".
Хозяин проворчал: "Ну, это еще посмотрим", - однако же биться об заклад не захотел.
Позвал охотник лисицу и сказал: "Лисонька! Ступай и принеси мне жаркого, которое сам король кушает".
Лисица недаром слывет пронырой, пошла она по углам и закоулкам, так что ее ни одна собака не увидала, пробралась к королевне, села под ее стулом да лапкой ее за ножку!
Та взглянула под стул и узнала лисицу по ее ожерелью.
"Милая лисонька, - сказала королевна, - чего ты от меня желаешь?"
Та отвечала: "Господин мой, тот самый, что убил дракона, прибыл сюда и прислал через меня просить того жаркого, что сам король ест".
Позвала королевна повара, заказала ему изготовить жаркое, как его королю на стол подают, и отнести вслед за лисою до самых дверей гостиницы.
Тут уж лисица приняла блюдо из рук повара, сначала обмахнула хвостом мух, которые обсели жаркое, и затем поднесла его своему господину.
"Вот видишь, господин хозяин, - сказал охотник, - хлеб и жаркое королевские у меня теперь есть; но хочу еще к этому и блюдо зелени, как его сам король кушает".
Позвал он волка, сказал: "Милый волчок, ступай и принеси мне блюдо зелени, как его сам король изволит кушать".
Волк пошел прямехонько к замку, потому что ему некого было бояться, и когда он пришел в комнату королевны, то дернул ее легонько сзади за платье, так что она оглянулась.
Королевна и его узнала по своему ожерелью и повела к себе, и сказала: "Милый волчок, чего ты от меня желаешь?" - "Мой господин, - отвечал волк, - тот самый, который дракона убил, прибыл сюда и через меня желает получить блюдо зелени в том виде, как его сам король кушает".
Приказала королевна повару приготовить блюдо зелени, как его сам король изволит кушать, и отнести вслед за волком до самых дверей гостиницы; там принял волк блюдо от повара и отнес его своему господину.
"Вот видишь, господин хозяин, - сказал охотник, - теперь у меня и хлеб, и мясо, и зелень с королевского стола; ну, а я желаю еще отведать и королевского пирожного".
Позвал он медведя и сказал ему: "Мишенька, ты до сладкого и сам охотник! Ступай-ка да принеси мне пирожного, как его сам король изволит кушать".
Поскакал медведь к замку, и всякий встречный уступал ему дорогу; когда же он дошел до замковой стражи, та взяла было ружья наперевес и не хотела впускать его в замок.
Но он на задние лапы поднялся, а передними направо и налево стал наделять всех такими сильными оплеушинами, что вся стража рассыпалась, а он прямехонько прошел к королевне, стал позади нее, да и заворчал легонько.
Та оглянулась, узнала и медведя по ожерелью, позвала его в свою комнату и сказала: "Милый Мишенька, чего ты от меня желаешь?" - "Господин мой, - отвечал медведь, - тот самый, который убил дракона, прибыл сюда и просит через меня переслать ему пирожного, того самого, которое король кушает".
Королевна позвала кондитера и приказала ему испечь пирожное по вкусу короля, и снести его вслед за медведем до самых дверей гостиницы. Там медведь сначала слизнул с блюда те сахарные катышки, которые с пирожного скатились, а затем, став на задние лапы, взял у кондитера блюдо и снес его своему господину.
"Видишь, господин хозяин, - сказал охотник, - вот у меня теперь и хлеб, и мясо, и зелень, и пирожное с королевского стола; но мне еще хочется попить того винца, которое сам король пьет".
Позвал он своего льва и сказал ему: "Милый лев! Ты, я знаю, не прочь выпить, так ступай же и принеси мне вина, какое сам король изволит пить".
Пошел лев по улицам, и все встречные люди бежали от него опрометью.
Когда же он пришел к замку и стража хотела загородить ему дорогу, то он только разок рявкнул - и все сразу разбежались.
Постучал он своим хвостом в дверь королевского замка, и сама королевна ему отворила.
Она не испугалась льва только потому, что узнала золотой замочек от своего ожерелья на шее льва, позвала его в свою комнату и сказала: "Милый лев, чего ты от меня желаешь?" - "Господин мой, - отвечал лев, - тот самый, что убил дракона, прибыл сюда. Он просит прислать ему через меня того вина, которое сам король пьет".
Королевна приказала позвать кравчего, и тот должен был принести льву вина, которое сам король пьет.
"Нет, я лучше сам с ним пойду, - сказал лев, - и посмотрю, чтобы он дал мне настоящего". И пошел с кравчим в погреб.
И когда они туда сошли, кравчий хотел было нацедить ему вина, которое пили королевские слуги, но лев сказал: "Постой! Я сначала вино-то отведаю!"
Нацедил себе полмеры и хлопнул ее разом. "Нет, - сказал он, - это не то вино".
Кравчий посмотрел на него исподлобья и хотел нацедить из другой бочки, из которой угощали вином королевского дворецкого. "Стой! - сказал лев. - Я вино сначала сам отведаю", - нацедил полмеры и выпил одним духом. "Это получше, - сказал он, - но это все еще не то вино".
Тут кравший озлился и проворчал: "Этакая глупая животина, а туда же - вина разбирает!"
Но лев дал ему такого подзатыльника, что он грохнулся наземь, и когда поднялся на ноги, тогда уж, не говоря ни слова, провел льва в совсем отдельный погребок.
Там стояло королевское вино, исключительно предназначенное для короля лично.
Лев сначала нацедил себе полмеры этого вина, отведал его, тогда уж сказал: "Да, это может быть и настоящее".
Затем он приказал кравчему нацедить этого королевского вина шесть бутылок.
Вот поднялись они из погреба, и когда лев вышел на свежий воздух, то покачивался из стороны в сторону и был немного навеселе; кравчий должен был снести ему вино до самых дверей гостиницы, и только там лев взял у него корзину с бутылками из рук и передал ее своему господину.
"Вот видишь, господин хозяин, - сказал охотник, - у меня тут и хлеб, и мясо, и зелень, и пирожное, и вино - все с королевского стола; вот я теперь и сяду за стол с моими зверями", - и сел за стол, и стал есть и пить, и веселиться, видя, что королевна его не забыла и что он ей мил по-прежнему.
Окончив свой пир, охотник сказал: "Господин хозяин, вот я теперь поел и попил, как сам король изволит пить и есть. Ну, а теперь пойду к королевскому двору и возьму королевну за себя замуж". - "Да как же это может случиться? - сказал хозяин. - Ведь у нее уж есть жених, и сегодня назначен день ее сговора".
Тут охотник вытащил из кармана тот платочек, который королевна дала ему на драконовой горе (в нем и были завернуты семь языков чудовища), и сказал: "Мне поможет в этом деле то, что я держу в руке".
Посмотрел хозяин на платочек и сказал: "Ну, уж чему другому, а этому я не поверю! Бьюсь об заклад своим двором и домом!"
На это в ответ охотник вынул кошелек с тысячей червонцев, положил его на стол и сказал: "Вот что я ставлю со своей стороны!"
Тем временем король, сев за свой королевский стол, сказал дочери-королевне: "Что было нужно всем этим диким зверям, которые к тебе приходили сегодня и взад и вперед расхаживали по моему королевскому замку?"
Королевна отвечала: "Этого я сказать не смею; лучше вы сами пошлите за господином этих зверей и прикажите позвать его сюда".
Король послал одного из слуг своих в гостиницу и приказал позвать чужеземца во дворец.
Слуга пришел как раз в то самое время, когда хозяин с охотником побились об заклад.
Охотник и сказал хозяину: "Видишь, король сам посылает за мною слугу и приглашает меня; но я так спроста не пойду. - И сказал слуге: - Попроси короля, чтобы он прислал мне свое королевское платье, карету, запряженную шестериком лошадей, и при ней слуг, которые бы меня сопровождали".
Услышав такой ответ, король сказал дочери: "Что мне следует делать?" Она отвечала: "Прикажите привезти, как он того желает - лучше будет". Вот и послал король свое королевское платье, карету с шестериком лошадей и слугами к охотнику.
Когда тот все это увидел, то сказал хозяину: "Видишь ли, вот теперь и повезут меня, как я сам того пожелал", - и надел королевское платье, взял платочек с языками дракона и поехал к королю.
Видит король, что он подъезжает к замку, и говорит дочери: "Как мне его принять?" А она ему в ответ: "Выйдите ему сами навстречу - так лучше будет".
Вот и вышел король ему навстречу и взвел его наверх, и все звери последовали за охотником.
Король указал ему место рядом с собою и своей дочерью; а дворецкий сидел на другом конце стола как жених и пока что не узнавал охотника.
Во время обеда вынесли семь голов дракона напоказ, и король сказал: "Эти семь голов отрубил дракону мой дворецкий, а потому я и отдаю ему сегодня дочь в замужество".
Тогда охотник поднялся с места, открыл все семь пастей дракона, заглянул в них и сказал: "А куда же девались семь языков дракона?"
Тут дворецкий перепугался, побледнел и не знал, что ему ответите; наконец он проговорил с перепугу: "Да у драконов языков-то вовсе и не бывает". - "Хорошо было бы, если бы их вовсе не было у лжецов, - сказал охотник, - а языки дракона должны служить доказательством победы".
Он развернул платочек, показал все семь языков, каждый из них вложил в ту пасть, из которой они были вырезаны, и каждый пришелся как раз в меру.
Затем он показал платочек королевне и спросил ее, кому она тот платочек дала.
А королевна отвечала: "Тому, кто убил дракона". Тут подозвал он к себе все свое зверье, с каждого из них снял части ожерелья королевны, а у льва снял с шеи золотой замочек, показал королевне и спросил, кому принадлежит ожерелье.
Королевна отвечала: "Ожерелье и замочек принадлежали мне, и я все это поделила между зверьми, которые тебе помогли справиться с драконом".
Только тогда уже охотник сказал: "Когда я, утомленный битвою с драконом, прилег отдохнуть и заснул, пришел дворецкий и отрубил мне голову; затем он унес с горы королевну и заставил ее признать себя победителем дракона; а что он солгал, тому служат доказательством языки дракона, платочек и ожерелье".
Тут же он рассказал, как звери исцелили его при помощи дивного целебного корня, как он целый год скитался с ними по белу свету и, наконец, опять сюда пришел и узнал об обмане дворецкого из рассказа хозяин гостиницы.
"Точно ли правда, что этот человек убил дракона?" - спросил король у своей дочери.
"Точно правда, - отвечала дочь, - теперь я могу обнаружить позорное деяние дворецкого, так как оно выяснилось помимо меня, а ранее не могла, потому он вынудил у меня обещание никому не открывать этой тайны. Потому-то я и выговорила себе условие - сыграть свадьбу не ранее, как спустя год и день".
Тут король приказал позвать своих двенадцать советников, которые должны были произнести приговор над дворецким, и те приговорили злодея к жестокой казни: привязать его к четырем волам и гнать их в разные стороны, пока не разорвут его на части; а за охотника он выдал свою дочь замуж, и все свое королевство поручил ему в управление.
Свадьба была сыграна превеселая, и молодой король призвал на свадьбу своего отца и своего воспитателя и наградил их большими богатствами.
Не забыл он и хозяина гостиницы, приказал его позвать и сказал ему: "Видишь, господин хозяин, я на королевне-то женился и потому твой дом и двор теперь мне принадлежат". - "Да, так и по всей справедливости следует", - сказал хозяин.
Но молодой король ответил: "На милости образца нет: твой двор и дом пусть тебе остаются, да к ним в придачу дарю еще тебе и тысячу червонцев".
Вот и зажил молодой король со своей королевой припеваючи. Он часто выезжал на охоту, потому что очень охоту любил, и его верные звери должны были за ним следовать.
Поблизости же к городу находился лес, о котором ходили недобрые слухи.
Рассказывали в народе, что кто в него случайно зайдет, тому нелегко из него выбраться.
Но молодому королю очень хотелось в нем поохотиться, и он до тех пор приставал к своему тестю-королю, пока тот ему это не разрешил. Вот и выехал он на охоту с большою свитою.
Когда он подъехал к лесу, то увидел в лесу как снег белую лань и сказал своим людям: "Постойте здесь, пока я вернусь к вам, я хочу на эту красотку поохотиться".
Сказав это, он въехал в лес, и только его звери последовали за ним. Свита юного короля простояла и прождала его до вечера, но он не появлялся из леса; тогда свита вернулась домой и рассказала молодой королеве, что ее супруг погнался в волшебном лесу за белой ланью и не вернулся оттуда.
И та очень стала тревожиться о своем супруге. А он ехал да ехал по следу за белой ланью и никак не мог ее нагнать; когда ему казалось, что он приблизился к ней как раз на выстрел, она вдруг быстро от него ускользала и наконец совсем сгинула вдали. Тут только он заметил, что далеко заехал в лес; он взял охотничий рог, стал трубить, но никто не отозвался на его призыв, потому что его свита не могла его услышать.
Ночь тем временем уже наступила, и он увидел ясно, что ему не вернуться домой в тот день, а потому сошел с коня, развел огонь под деревом и собрался под ним переночевать.
Сел он у огня, и звери его полегли кругом, и вдруг ему почудился человеческий голос.
Стал он кругом озираться - и ничего не видел. Но вот снова услышал он как будто вздохи чьи-то у себя над головою, глянул вверх и увидел на дереве старушоночку, которая потихоньку стонала и повторяла: "У-у-у! Как мне холодно!" Он и скажи ей: "Сойди, тетка, вниз и обогрейся, коли тебе холодно". Но та отвечала: "Нет, твои звери меня кусать станут". - "Ничего они тебе не сделают, тетка, сходи смело".
А старушонка-то была ведьма и сказала: "Я тебе скину прутик с дерева, ударь их тем прутиком по спине; тогда они мне никакого худа не сделают".
И точно, скинула ему прутик, и как только он своих зверей тем прутиком ударил, так они тотчас присмирели и превратились в камни.
Обезопасив себя таким образом от зверей, ведьма живо спрыгнула с дерева и его коснулась прутом, и превратила в камень. И стала она смеяться, и стащила молодого короля и его зверей в глубокий ров, где уже много лежало таких же камней.
Когда же юный король совсем не вернулся домой, страх и тревога молодой королевы стали все более и более возрастать.
А тут как раз еще случилось, что другой-то брат, который при разлуке направился на восток, пришел в то же королевство. Он все искал себе службы и никакой не находил, и пришлось ему скитаться по белу свету и показывать людям, как его звери пляшут.
Вот и вздумалось ему, что надо бы взглянуть на ножик, который они с братом при расставании вонзили в дерево; ему захотелось узнать, как живется его брату.
Когда он пришел к дереву, то увидел, что нож с братниной стороны наполовину заржавел, а наполовину все еще блестит.
Он перепугался и подумал: "Верно, моего брата постигло большое несчастье; но, может быть, я еще могу спасти его, ведь одна половинка ножа еще блестит".
Он тотчас направился со своими зверьми на запад, и когда пришел к городским воротам, городская стража выступила к нему навстречу и спросила, не прикажет ли он оповестить свою супругу о своем прибытии - молодая королева, мол, уже два дня в большой тревоге по поводу его отсутствия и опасается того, что он погиб в волшебном лесу.
Стража-то приняла его за своего молодого короля, до такой степени он был на него похож, и за ним точно так же шли дикие звери, как и за братом его.
Юноша сразу понял, что речь идет о его брате, и подумал: "Лучше всего будет мне выдать себя за брата, тогда легче мне будет и спасти его". Поэтому он дозволил страже проводить себя до замка и был там принят с великою радостью.
Юная королева приняла его за своего супруга и спросила, почему он так долго находился в отсутствии. "Я заблудился в лесу, - отвечал он, - и никак не мог из того леса выбраться".
Так и жил он в замке еще дня два и тем временем разузнал все, что касалось заколдованного леса, и наконец сказал: "Я еще раз должен туда съездить поохотиться".
Как ни старались старый король и молодая королева отговорить его от этого намерения, он настоял на своем и выехал на охоту с большою свитою.
Когда он прибыл в лес, с ним случилось все точно так же, как и с его братом: он точно так же увидел белоснежную лань и сказал своим людям: "Останьтесь здесь и подождите, пока я вернусь", - въехал в лес, и звери его за ним же побежали.
Точно так же не мог он нагнать этой лани и забрался так далеко в лес, что должен был в нем заночевать.
И когда он развел огонь, точно так же услышал, как кто-то над ним стонет: "У-у-у, как мне холодно!"
Глянул вверх - и та же самая ведьма сидела на дереве среди ветвей. "Коли тебе холодно, так сходи сюда, тетка, да и грейся!" - "Нет, - отвечала она, - твои звери искусают меня". - "Они тебя не тронут". - "А вот я тебе отсюда скину прутик, - сказала ведьма, - ты их тем прутиком хлестни, так они и точно меня не тронут".
Но охотник не доверился старухе и сказал: "Зверей своих я твоим прутиком хлестать не стану; сходи сюда сама, а не то я тебя стащу с дерева".
Тогда уж она ему крикнула: "Мало ли чего ты захочешь! Да и что ты мне можешь сделать?" - "А вот что: не сойдешь доброй волей, так я тебя выстрелом собью с дерева". - "Стреляй, пожалуйста, я твоих пуль-то и не боюсь вовсе!"
Он прицелился в нее и выстрелил, но ведьма была заговорена против всяких свинцовых пуль, она громко и раскатисто рассмеялась и сказала: "Небось, не попадешь в меня!"
Но он был малый не промах: оборвал три серебряных пуговицы со своей одежды, зарядил ими ружье (а против серебряной пули она заговорена не была), и чуть только выстрелил, ведьма с визгом грохнулась с дерева.
Тогда он наступил на нее ногою и сказал: "Старая ведьма, если ты тотчас не скажешь мне, куда ты подевала моего брата, то я тебя сейчас схвачу в охапку и брошу в огонь!"
Ведьма перепугалась, стала просить пощады и сказала: "Он вместе со своими зверьми лежит окаменелый во рву". Тогда он вынудил ее за собою следовать, грозил ей и сказал: "Старая чертовка, ты теперь должна вновь оживить и моего брата, и всех тех, кто с ним вместе брошен тобою в этот ров! Не то тебе одна дорога - в огонь!"
Она взяла какой-то прутик в руки, прикоснулась им к камням: и ожил его брат со своими зверьми, и многие другие - купцы, ремесленники, пастухи; все поднялись изо рва, поблагодарили охотника за свое освобождение и разбрелись в разные стороны.
А братья-близнецы, свидевшись после долгой разлуки, целовались и обнимались, и от души радовались.
Затем схватили они ведьму, связали и бросили в огонь, и когда она сгорела, тогда и лес сам собою поредел и просветлел, так что можно было сквозь него видеть издали замок королевский.
Вот и пошли оба брата вместе домой и на пути рассказывали друг другу все, что с ними случилось.
Когда же младший сказал, что он теперь вместо старого короля владеет всею страною, то старший заметил ему: "Я в этом убедился, когда пришел в ваш город и меня там за тебя приняли; мне оказывали всякие королевские почести, а молодая королева приняла меня за своего супруга и заставила сидеть с собою рядом за столом".
Как услыхал об этом младший брат, так и вскипел ревностью, и в гневе выхватил меч, отсек им голову брату.
Когда же тот пал на землю мертвый и младший брат увидел его кровь, лившуюся обильною струею, тогда его обуяло раскаяние. "Брат мой меня от ведьмы спас, - воскликнул он с громкими рыданиями, - а я отплатил ему тем, что убил его!"
Но тут подошел к нему заяц и предложил ему сбегать за корнем жизни; побежал и принес корень еще вовремя: мертвый ожил, и даже следа его раны не осталось.
Затем они пошли далее, и младший сказал: "Ты на меня похож, как две капли воды, на тебе такое же королевское платье, как на мне, и такие же звери идут вслед за тобой, вот мы и войдем в двое противолежащих ворот города и прибудем к старому королю с противоположных сторон".
На том они и расстались; и вот к старому королю одновременно пришли две стражи от двух противоположных ворот города, и каждая из них возвестила, что молодой король со своими зверьми прибыл с охоты. Король сказал: "Быть не может! Ведь эти ворота отстоят друг от друга на час пути!"
Между тем оба брата с двух разных сторон вступили в ворота королевского замка, и оба поднялись наверх одновременно. Тут король, обратясь к дочери, сказал: "Скажи ты мне, который из них твой супруг? Они оба на одно лицо, и я различить их не берусь!"
Она заметалась в страхе, потому что и сама не могла отличить одного брата от другого; но вспомнила наконец об ожерелье, которое она поделила между зверьми, стала искать его и нашла на одном из львов свой золотой замочек…
Тогда она радостно воскликнула: "Кому этот лев служит, тот и есть мой настоящий супруг!"
Молодой король на это рассмеялся. "Точно, этот и есть настоящий!" - сказал он, и все они вместе сели за стол, стали есть, пить и веселиться.