Мужичонка


Bác nông dân nghèo khó


В одной деревне все мужики были богатые-пребогатые, и только один из них был бедняк; того они так и прозвали Мужичонкой. Не было у него ни коровенки, ни деньжонок на покупку ее; а между тем и он, и его жена уж так-то, так-то желали бы коровенку иметь!
Однажды муж и сказал жене: "Слышь-ка, что мне в голову-то пришло! Ведь крестный-то наш - краснодеревщик: пусть бы он нам теленочка из дерева смастерил да темной красочкой его подкрасил, чтобы он на всех остальных телят похож был, авось он у нас со временем подрастет и принесет нам коровку".
Жене та мысль мужа понравилась, и крестный тотчас смастерил и вырезал теленочка из дерева, и покрасил его как следует, и даже голову ему приладил так, что она могла опускаться, будто теленок траву щиплет.
Когда на другое утро коров погнали в поле, Мужичонка зазвал к себе пастуха в дом и говорит ему: "Вот видишь, и у меня есть теленочек, только он мал еще и приходится его на руках носить". Пастух сказал: "Ну, ладно!" - взял теленка на руки, вынес его на пастбище и поставил его на траву.
Теленочек все и стоял на траве, наклонив голову, как будто ел ее, и пастух сказал о нем: "Этот скорехонько сам побежит - ведь вон как траву уписывает!"
Вечерком, собираясь снова гнать стадо домой, пастух сказал теленку: "Коли можешь целый день на ногах выстоять да наедаться досыта, так можешь и бегать сам, я вовсе не собираюсь тебя на руках домой тащить!"
А Мужичонка тем временем стоял перед домом и поджидал своего теленочка; как увидел, что пастух через деревню гонит стадо и теленочка его не видать, он сейчас навел о нем справки.
Пастух отвечал: "Да все еще стоит на пастбище и ест - не хотел от травы отстать и идти со мною". Но Мужичонка сказал: "Вот еще что выдумал! Изволь-ка мне сейчас же мою скотинку пригнать!"
Пошли они вместе обратно на пастбище, но, видно, кто-нибудь украл теленка - нигде его не было. "Видно, забежал куда-нибудь!" - говорил в оправдание себе пастух. "Ну, нет, брат, меня не проведешь!" - сказал Мужичонка и потащил пастуха к сельскому судье, который присудил, что пастух за свою беспечность должен отдать Мужичонке корову взамен утерянного теленка.
Вот наконец у Мужичонки и у его жены явилась давно желанная корова. Они от души ей порадовались, да беда-то в том, что не было у них корма и нечем было корову кормить… Ну, и пришлось ее заколоть.
Мясо посолили, а Мужичонка пошел в город шкуру с коровы продавать, чтобы на вырученные от продажи деньги заказать крестному еще одного теленка.
По пути зашел он на мельницу и видит: сидит ворон с поломанными крыльями… Он над вороном сжалился, поднял его с земли и завернул в коровью кожу. Но так как погода вдруг изменилась, поднялся бурный вихрь и пошел дождь, то он и не мог идти далее, вернулся на мельницу и попросил приютить его от непогоды.
А мельничиха-то одна была дома и сказала Мужичонке: "Вон, ложись, пожалуй, на соломе", - и на ужин дала ему только хлеба с сыром.
Мужичонка поел и улегся на соломе, а шкуру коровью положил около себя. Мельничиха и подумала: "Ну, он, верно, утомился и уж заснул!"
А между тем пришел к ней ее, старый приятель, местный полицейский пристав, которого мельник терпеть не мог. Мельничиха приняла его ласково и говорит ему: "Мужа моего, который тебя не любит, дома нет, так мы с тобой сегодня угостимся на славу!"
Мужичонка, как услышал "угостимся", так и стал досадовать на мельничиху, которая заставила его довольствоваться на ужин только хлебом и сыром. И видит он - мельничиха нанесла на стол всякой всячины: и жаркое, и салат, и пирожное, и вино!
Чуть только они уселись за стол и собирались кушать, кто-то постучал с надворья. "Ах, батюшки! Да это никак муж!"
Живо спрятала она жаркое в печку, вино - в изголовье постели, салат - на кровать, пирожное - под кровать, а пристава - в шкаф в сенях.
Потом отворила мужу дверь, да и говорит: "Ну, слава Богу, что ты вернулся! Вот погодка-то словно светопреставленье!"
А мельник увидал Мужичонку на соломе и спросил: "А этот молодец откуда?" - "Ах, этот молодец пришел сюда в дождь и бурю и просил приюта; вот и дала ему хлеба с сыром да положила его на солому". - "Ну, что ж, - сказал муж, - я против этого ничего не имею… Но давай же мне поскорее что-нибудь поесть!" - "Да нет у меня ничего, кроме хлеба и сыра", - сказала жена. "Я буду всем доволен: давай хоть хлеба с сыром! - а потом кликнул Мужичонку и добавил: - Ступай сюда, поешь еще со мною".
Мужичонка не заставил дважды повторять, встал и стал с ним есть. Тут только мельник заметил коровью кожу, что лежала на полу, в которую завернут был ворон, и спросил: "А что это у тебя такое?" - "Там у меня предсказатель сидит!" - сказал Мужичонка. "А не может ли он и мне что-нибудь предсказать?" - спросил мельник. "Почему бы нет? Только предупреждаю: он предсказывает только четыре раза подряд, а пятый про себя оставляет".
Мельник полюбопытствовал посмотреть, как это происходит, и сказал Мужичонке: "Ну, ну, пусть попророчит что-нибудь". Тогда Мужичонка подавил пальцем ворона в затылок, так что тот закаркал: "Крр! Крр!" - "Это он что сказал?" - спросил мельник. "А, во-первых-то, он сказал, что у тебя вино запрятано в изголовье". - "Ах, шут его подери!" - воскликнул мельник, пошел к постели и, точно, нашел вино под изголовьем. "А ну-ка еще", - подзадоривал мельник.
Мужичонка опять заставил ворона покаркать и сказал:
"Во-вторых, он сказал, что в печи твоей есть жаркое". - "Ах, шут его подери!" - воскликнул мельник, пошел к печке и нашел жаркое.
Мужичонка и еще заставил ворона предсказывать и сказал: "В-третьих, он сказал, что у тебя салат стоит на кровати". - "Ах, шут его побери!" - воскликнул мельник, пошел и, точно, нашел салат.
Наконец Мужичонка еще раз подавил ворона в голову так, что тот закаркал, и сказал: "В-четвертых, он сказал, что у тебя пирожное стоит под кроватью". - "Ах, шут его подери!" - воскликнул мельник, пошел и отыскал пирожное.
Тут уж мельник сел с Мужичонкой за стол, а мельничиха, насмерть перепуганная предсказаниями ворона, улеглась в постель и все ключи припрятала.
Мельнику очень бы хотелось услышать и пятое предсказание ворона, но Мужичонка сказал: "Уж мы сначала все это съедим спокойно, потому пятое предсказание у него всегда бывает недоброе".
Когда они все съели, между ними затеялся торг: сколько даст мельник за пятое предсказание ворона? И торговались они долго, пока не сошлись на трехстах талерах.
Тогда уж Мужичонка еще раз подавил затылок ворону, да так, что тот громко-прегромко закаркал… Мельник и спросил: "А что он сказал?" Мужичонка отвечал: "Он сказал, что в сенях в твоем шкафу засел сам дьявол!" - "Ну, надо дьявола оттуда выгнать!" - сказал мельник и распахнул дверь в надворье настежь.
Пришлось мельничихе выдать ключ от шкафа, а Мужичонка его и отпер. Тогда почтенный пристав горошком выкатился оттуда да как припустит!..
А мельник уверял: "Сам, я его, нечистого, собственными глазами видал - сам он и был там!" А Мужичонка на другое утро ранешенько выбрался из дома со своими тремястами талерами - да и был таков!
У себя Мужичонка зажил припеваючи - выстроил себе хорошенький домик, и мужики о нем говорили: "Мужичонка наш, видно, там побывал, где золото с неба на землю снегом сыплется и деньги гребут лопатами".
Однако же Мужичонку потребовали к судье, который спросил его, откуда у него взялось богатство.
Мужичонка отвечал: "Да я свою коровью кожу в городе за триста талеров продал". Как услыхали об этом мужики, так захотелось и им такими барышами воспользоваться; все побежали домой, перекололи своих коров и содрали с них кожи долой, чтобы продать их в городе с такою большою пользою.
Судья еще выторговал себе, чтобы его служанка шла вперед всех в город. Когда она пришла в город к купцу-кожевнику, тот дал ей за кожу не более трех талеров; а когда пришли все остальные, то он им стал давать еще менее и сказал: "А что я с этими всеми кожами буду делать?"
Вот и разгневались мужики на Мужичонку за то, что он их так ловко провел; захотели отомстить ему и пожаловались судье на то, что Мужичонка их обманул. Ни в чем не повинного Мужичонку приговорили к смерти и порешили скатить в воду, засадив его в дырявую бочку.
Вывели его за деревню и сдали на руки полицейскому приставу, который должен был позаботиться об исполнении приговора.
Когда Мужичонка остался наедине с приставом и взглянул ему в лицо, то узнал того приятеля, который у госпожи мельничихи в гостях был. "Ну, - сказал он приставу, - я вас из шкафа выручил, так уж вы, как хотите, а освободите меня из этой проклятой бочки".
А тут как раз пастух гнал стадо мимо, а он о том пастухе знал, что ему уж давно хотелось бы попасть в судьи; вот он и закричал изо всех сил: "Нет! Ни за что этого не сделаю, если бы даже весь свет того пожелал - нет, не сделаю!"
Пастух, услышав это, подошел и спросил: "Что ты задумал? Чего ты ни за что не хочешь сделать?"
Мужичонка и сказал ему: "Да вот, хотят меня назначить судьею, если я сяду в эту бочку!.. Да нет - не сяду!"
Тут пастух сказал: "Если только это требуется, чтобы быть судьею, так я бы сейчас сел в бочку!" - "Да если забирает тебя охота сесть в бочку, так и садись: будешь судьею!"
Пастух, предовольный, тотчас уселся в бочку, а Мужичонка и крышку у него над головою забил; а затем подошел к стаду на место пастуха да и погнал его преспокойно.
А пристав отправился к мужикам и сказал им, что покончил свое дело. Тут они пришли и покатили бочку к воде. Бочка уж покатилась, а пастух и крикнул из нее: "Я весьма охотно приму на себя должность судьи!" Мужики подумали, что это им Мужичонка кричит, и стали говорить между собою: "Еще бы ты не принял! Да только ты сначала там внизу-то осмотрись", - и скатили бочку в воду.
Затем направились они домой, и когда пришли в деревню, то первым им попался навстречу - кто же? Мужичонка! Гонит себе преспокойно стадо баранов и выглядит веселым и довольным.
Мужики изумились и стали говорить: "Мужичонка, да откуда же ты взялся? Неужто из воды вылез?" - "Ну, конечно! - отвечал Мужичонка. - Сначала-то я погрузился глубоко-глубоко, на самое дно; там вышиб крышку у бочки и вылез из нее, и вижу: кругом-то все луга, зеленые-презеленые, а на них баранов премножество, вот я оттуда и прихватил себе стадо". - "А там небось и еще осталось их много?" - заговорили мужики. "О, да! Гораздо больше, чем вам нужно".
Тогда мужики и уговорились между собою, что все они тоже добудут себе оттуда же баранов - каждый по стаду; а судья-то кричит: "И я вперед всех!"
Пошли они гурьбою к воде, а день-то был ясный, и по голубому небу похаживали облачка, что зовутся барашками; они и в воде отражались, и мужики так и завопили: "Вот они! Барашки-то! По дну под водою так и бродят!"
Старшина даже вперед протискался и говорит: "Я первый брошусь, чтобы там осмотреться на досуге". Да в воду бух, только вода забулькала…
А мужикам и покажись, что он им сказал: "За мной, ребята!" - вся гурьба ринулась вслед за ним в воду…
Так вся деревня и вымерла; а Мужичонка всем им наследовал и зажил богато-пребогато.
Ngày xưa ở làng kia, cả làng giàu có, duy chỉ có một người nghèo. Cả làng gọi bác nông dân nghèo kia là Nhà Nông. Bác ta nghèo tới mức không có lấy một con bò, mà tiền để mua bò bác cũng không có nốt. Hai vợ chồng chỉ mong sao có một con bò. Có lần bác nói với vợ:
- Tôi vừa mới nghĩ ra, chúng ta có người bà con làm thợ mộc, vợ chồng ta đến nói chú ấy làm cho một con bê bằng gỗ, rồi cho đánh màu giống như những con bê khác. Rồi con bê nó sẽ lớn lên thành con bò.
Vợ bác Nhà Nông đến nói với người bà con. Bác phó mộc đẽo gỗ, rồi bào cho nhẵn con bê gỗ, bác đánh màu cho giống những con bê khác. Con bê gỗ cúi đầu xuống làm như nó đang gặm cỏ.
Sáng sớm chú mục đồng đã đánh bò ra đồng cỏ, thấy chú mục đồng, bác nông dân gọi:
- Này chú mục đồng, ta có con bê, nhưng nó còn bé nên phải ôm nó theo ra đồng cỏ.
Chú mục đồng đáp:
- Vâng, cũng được.
Rồi chú cắp nách con bê và mang nó đặt trên đồng cỏ. Con bê đứng nguyên tại chỗ và bắt đầu gặm cỏ. Nhìn thấy thế, chú mục đồng nói:
- Hay quá, nó gặm được cỏ thì chắc chắn nó sẽ chạy được!
Đến sẩm tối, chú mục đồng chăn đàn bò về, chú nói với con bê:
- Đứng ăn cho no đi, giờ thì mi có thể đi bằng bốn chân được rồi, ta khỏi phải cắp nách mang mi về nữa.
Bác Nhà Nông đứng sẵn ở cửa chờ bê của mình. Khi chú mục đồng cùng đàn bà đi qua, nhưng không thấy con bê, bác nông dân cất tiếng hỏi. Chú mục đồng đáp:
- Con bê còn ở ngoài đồng cỏ. Nó đang gặm cỏ nên không về cùng.
Bác Nhà Nông nói:
- Trời ơi, tôi phải ra dắt nó về mới được!
Thế là cả hai ra đồng cỏ, nhưng đã có người ăn trộm mất con bê. Chú mục đồng nói:
- Hay là con bê nó chạy lạc đâu đó.
Bác Nhà Nông nói:
- Theo tôi thì không phải thế.
Rồi bác dẫn chú mục đồng tới trưởng làng. Trưởng làng kết tội chú mục đồng về sự cẩu thả và bắt phải đền bằng một con bò.
Giờ đây hai vợ chồng bác Nhà Nông có con bò mà bấy lâu nay mơ ước. Vợ chồng hết sức vui mừng. Nhưng vì không có lúa mạch cho bò nên ít lâu sau phải giết bò. Thịt ướp muối để dành. Da bò bác đem đi bán ở thành phố để lấy tiền mua một con bê.
Khi đi qua cái cối xay gió, bác nông dân nhìn thấy một con quạ gãy cánh. Mủi lòng thương hại, bác nhấc nó cho vào tấm da bò.
Trời bỗng nổi gió, mưa như trút nước, bác đành phải vào trú nhờ trong nhà cối xay gió. Chỉ có vợ bác thợ cối xay ở nhà. Bà bảo bác Nhà Nông.
- Bác nằm nghỉ tạm trên đống rơm ấy.
Rồi bà mời bác bánh mì có phết pho mát. Bác Nhà Nông ăn xong, rồi ngả lưng trên đống rơm. Tấm da bò ở ngay bên cạnh người. Vợ bác thợ cối xay nhìn và nghĩ:
- Ông ấy mệt nên ngủ ngay.
Ngay sau đó thì linh mục tới. Vợ bác thợ cối xay niềm nở tiếp đón và nói:
- Chồng tôi không có nhà. Chúng ta có thể ăn uống đôi chút.
Bác Nhà Nông lắng nghe họ nói với nhau thì biết vợ bác thợ cối xay lấy rượu, bánh ngọt, thịt nướng và món sa lát ra để ăn uống với linh mục. Bác tức giận vì mình trước đó chỉ được mời ăn suông bánh mì phết pho mát.
Hai người vừa mới ngồi vào bàn thì nghe có tiếng gõ cửa. Vợ bác thợ cối xay nói:
- Trời ơi, lại đúng chồng tôi rồi.
Bà giấu ngay thịt nướng vào trong lò sưởi, chai rượu dưới gối, sa lát để trên giường, còn bánh ngọt giấu dưới gầm giường, ấn giấu linh mục vào trong tủ. Xong xuôi, bà ra mở cửa cho chồng và nói:
- Nhờ trời mà ông về được tới nhà đó. Mưa to gió lớn cứ như muốn cuốn đi tất cả.
Nhìn thấy người lạ nằm trên đống rơm, chồng hỏi:
- Ai mà lại nằm đó?
Vợ đáp:
- À, đó là người qua đường, gặp mưa to gió lớn vào xin trú nhờ, tôi có đưa cho bánh mì phết bơ và bảo nằm tạm trên đống rơm.
Chồng nói:
- Ờ thế cũng được, nhưng làm cho tôi chút ít thức ăn đi, đói rồi.
Vợ đáp:
- Nhà chỉ còn bánh mì phết pho mát.
Chồng nói:
- Thì bánh mì phết pho mát cũng được.
Chồng ngắm nhìn người lạ nằm trên đống rơm, rồi gọi:
- Dậy đi, ra ăn với tôi cho vui!
Chẳng phải đợi nói tới lần thứ hai, bác Nhà Nông vươn vai đứng dậy ra ngồi ăn cùng. Bác thợ cối xay lại thấy có tấm da bò ở trên đống rơm, tò mò bác hỏi:
- Này, bác có cái gì đó?
Bác Nhà Nông đáp:
- Có nhà tiên tri ở trong đó.
- Thế nhà tiên tri có thể đoán cho tôi được không?
- Sao lại không được nhỉ! Nhưng nhà tiên tri chỉ nói cho biết bốn điều. Điều thứ năm thì giữ lại.
Bác thợ cối xay trở nên tò mò. Bác bảo:
- Thì cho đoán thử cái xem.
Bác Nhà Nông ấn cổ nhà tiên tri, nó kêu "cu qua quạ." Bác bảo:
- Điều thứ nhất nó nói là rượu vang ở dưới gối.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lật gối thì thấy rượu vang. Bác bảo:
- Nói tiếp tục đi!
Bác Nhà Nông lại ấn cho quạ kêu, rồi bảo:
- Điều thứ hai nó nói là thịt nướng ở trong lò sưởi.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại chỗ lò sưởi và tìm thấy thịt nướng. Bác Nhà Nông lại để cho quạ tiên đoán tiếp. Bác bảo:
- Điều thứ ba nó nói là món sa lát để ở trên giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Rồi bác lại phía giường và thấy món sa lát. Cuối cùng bác Nhà Nông ấn cổ quạ lần nữa cho nó kêu. Rồi bác bảo:
- Điều thứ tư nó nói là bánh ngọt để ở dưới gầm giường.
Bác thợ cối xay nói:
- Thế cũng hay đấy nhỉ!
Bác lại phía giường và thấy bánh ngọt ở dưới gầm giường.
Rồi hai người ngồi vào bàn ăn. Vợ bác thợ cối xay hoảng sợ, lên ngay giường trùm chăn, tay giữ khư khư chùm chìa khóa. Bác thợ cối xay nóng lòng muốn biết điều thứ năm. Bác Nhà Nông nói:
- Trước tiên chúng ta cứ thong thả ăn bốn thứ này đã. Điều thứ năm là một tin dữ.
Ăn xong, cả hai ngồi mặc cả với nhau, nếu nói điều thứ năm thì bác thợ cối xay gió trả bao nhiêu tiền. Cuối cùng cả hai nhất trí là ba trăm Taler (ba trăm quan tiền). Bác Nhà Nông ấn mạnh cổ quạ làm nó kêu lớn "quạ quạ."
Bác thợ cối xay hỏi:
- Nó nói cái gì vậy?
Bác Nhà Nông nói:
- Nó bảo, ở trong tủ có con quỷ nấp.
Bác thợ cối xay bảo:
- Quỷ thì phải ra khỏi nhà mau!
Vợ bác thợ cối xay đưa chìa khóa cho bác Nhà Nông mở tủ. Linh mục chạy tháo thân bán sống bán chết ra khỏi cổng nhà. Bác thợ cối xay nói:
- Đúng là chính mắt tôi nhìn thấy cái bóng đen chạy vụt từ trong tủ ra.
Tờ mờ sáng ngày hôm sau là bác Nhà Nông ôm ba trăm Taler biến mất.
Có tiền, bác Nhà Nông thuê thợ xây nhà. Căn nhà nom khang trang, đẹp hơn các ngôi nhà khác trong làng.
Thấy vậy, nông dân trong làng nói:
- Cái thằng Nhà Nông phải đã từng tới nơi, tuyết là vàng ròng, cầm chổi quét được tiền.
Bác Nhà Nông bị gọi lên gặp trưởng làng, trả lời của cải lấy đâu ra. Bác trả lời:
- Tôi bán tấm da bò ở thành phố được ba trăm Taler.
Biết được tin ấy, nông dân trong làng thi nhau giết bò lấy da, họ mong sẽ bán được nhiều tiền. Trưởng làng nói:
- Phải để cho con gái tôi đi đầu đoàn.
Tới thành phố, cô đưa da bò bán cho thương gia. Thương gia chỉ trả ba Taler. Những người sau bán không được đến ba Taler. Thương gia nói:
- Dễ gì lại có người mua cho đống da bò này!
Nông dân trong làng tức giận về chuyện lừa dối họ của bác Nhà Nông và tìm cách trả thù, họ thưa kiện với trưởng làng về chuyện đó. Bác Nhà Nông vô tội kia bị dân làng biểu quyết kết án tử hình bằng cách nhốt vào trong thùng rượu lớn có đục lỗ, rồi lăn thùng xuống sông.
Bác Nhà Nông bị dẫn tới nơi hành hình. Một cha đạo sẽ đọc kinh. Thoáng nhìn bác Nhà Nông nhận ngay ra cha đạo chính là linh mục đã ở nơi vợ bác thợ cối xay. Bác nói với cha đạo:
- Khi trước tôi đã cứu cha khỏi tủ, giờ cha hãy cứu tôi khỏi thùng rượu.
Đúng lúc đó người mục đồng đánh đàn cừu đi qua. Bác Nhà Nông vẫn biết người mục đồng muốn được làm trưởng làng. Bỗng bác nói lớn:
- Tôi không làm đâu, dù cho khắp thiên hạ muốn thế thì tôi cũng không làm đâu!
Người mục đồng nghe nói thế thì lại hỏi:
- Bác định thế nào? Bác không thích làm cái gì?
Bác Nhà Nông nói:
- Họ bảo tôi ngồi vào trong thùng rượu, họ sẽ bầu làm trưởng làng. Tôi không muốn làm.
Người mục đồng nói:
- Chỉ có thế mà được làm trưởng làng thì để tôi ngồi vào trong thùng rượu cho!
Bác Nhà Nông nói:
- Bác cứ ngồi vào là được làm trưởng làng ngay.
Người mục đồng khoái chí, ngồi ngay vào trong thùng rượu. bác Nhà Nông đóng nắp thùng lại. Rồi bác đánh đàn cừu đi tiếp.
Linh mục trở về làng báo là đã đọc kinh cầu siêu. Lúc đó dân làng tới chỗ hành hình lăn xuống sông. Người mục đồng nói lớn:
- Tôi muốn làm trưởng làng.
Dân làng cứ tưởng bác Nhà Nông kia ở trong thùng. Họ nói:
- Thì cũng được chẳng sao. Nhưng khi nào ở dưới nước đã.
Rồi họ lăn thùng rượu xuống sông.
Xong việc, họ kéo nhau về làng thì gặp bác Nhà Nông đang thủng thẳng đánh đàn cừu về. Họ hết sức ngạc nhiên nên hỏi:
- Bác Nhà Nông, bác từ đâu ra đây? Từ dưới sông lên hả?
Bác Nhà Nông đáp:
- Tất nhiên rồi! Xuống tới đáy sông, tôi đạp nắp thùng và chui ra. Trước mắt tôi là những cánh đồng cỏ có rất nhiều cừu. Tôi gom lấy một đàn cho mình.
Dân làng hỏi:
- Thế còn nhiều cừu không?
Bác Nhà Nông đáp:
- Ối chà, nhiều ơi là nhiều, cả làng cũng không lấy hết nổi.
Thế là dân làng hẹn nhau đi lấy cừu. Ai cũng muốn lấy cho mình một đàn cừu. Trưởng làng nói:
- Để tôi lấy trước đấy nhé!
Thế là cả làng tụ tập lại để rủ nhau xuống sông. Trên bầu trời xanh bỗng có đám mây nom như đám lông cừu. Bóng mây phản chiếu xuống mặt nước, dân làng nhìn thấy nên nói:
- Đúng là ở dưới đáy sông có cừu.
Trưởng làng len ra phía trước và nói:
- Để tôi xuống trước xem sao, nếu đúng như vậy, tôi sẽ gọi mọi người.
Trưởng làng nhảy "tũm" một cái xuống nước. Dân làng nghe cứ tưởng là gọi "xuống đi!." Dân cả làng nhảy ùa xuống sông. Tất cả đều chết đuối. Người giàu có bây giờ lại là bác Nhà Nông.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng