De bijenkoningin


Ong chúa


Twee koningszonen waren eens op avontuur uit. Ze kwamen temidden van woest levende mensen terecht, zodat ze helemaal niet meer thuis kwamen. De jongste die Domoor heette, trok weg om zijn broers te zoeken: maar toen hij ze eindelijk gevonden had, bespotten ze hem, omdat hij zich met z'n simpelheid de wereld door wilde slaan, terwijl zij tweeën er geen uitweg in vonden, terwijl ze toch zoveel slimmer waren.
Ze trokken nu met z'n drieen verder en kwamen bij een mierenhoop. De twee oudsten wilden hem afgraven en kijken hoe die kleine mieren in hun angst rondkropen en hun eieren wegdroegen. Maar Domoor zei: "Laat die dieren toch met rust, ik kan niet hebben dat je ze stoort."
Nu gingen ze verder en kwamen bij een meer. Daarop zwommen heel veel eenden. De twee broers wilden er een paar vangen en braden, maar dat wilde Domoor niet en zei: "Laat die dieren toch met rust, ik wil niet dat je hen doodt!"
Eindelijk kwamen ze bij een bijennest. Daarin was zoveel honing, dat het bij de stam naar beneden liep. De twee wilden vuur onder aan de boom aanleggen en de bijen verstikken, zodat ze de honing konden wegnemen. Maar Domoor hield hen er weer af en zei: "Laat die dieren toch met rust, ik wil niet dat jullie hen verbranden."
Eindelijk kwamen de drie broers bij een slot. In de stallen stonden niets dan stenen paarden, er was ook geen mens te zien; en ze gingen alle zalen door. Tenslotte kwamen ze bij een deur aan het eind, daar hingen drie hangsloten voor, maar midden in de deur was een luikje, daar kon je de kamer mee in zien. Daar zagen ze een grauw mannetje aan tafel zitten. Ze riepen hem toe; eenmaal, tweemaal. Hij hoorde hen niet, maar toen ze de derde maal riepen, stond hij op, opende de sloten en kwam naar buiten. Hij zei geen woord, maar leidde hen naar een rijkbeladen tafel. Nadat ze gegeten en gedronken hadden, leidde hij ieder naar een eigen slaapvertrek. De volgende morgen kwam het grauwe mannetje bij de oudste broer, wenkte hem en leidde hem naar een stenen opschrift. Daarop stonden drie voorwaarden, waardoor het slot kon worden verlost. De eerste opgaaf was: in het bos, onder 't mos, lagen de parels van de prinses, duizend in totaal; die moesten gezocht worden, en als er voor zonsondergang één enkele parel ontbrak, dan werd degeen die gezocht had, onherroepelijk tot steen.
De oudste ging erheen en zocht de hele dag door, maar toen de dag ten einde liep had hij er pas honderd gevonden. Het gebeurde zoals op dat bord stond: hij werd in steen veranderd. De volgende dag ondernam de tweede broer het avontuur: maar het ging hem niet veel beter dat de oudste; hij vond niet meer dan tweehonderd parels en werd in steen veranderd.
Maar eindelijk kwam Domoor aan de beurt, hij zocht in het mos, maar het was moeilijk, de parels te vinden en 't ging zo langzaam. Hij ging op een grote steen zitten en de tranen liepen hem langs de wangen van moedeloosheid. Terwijl hij daar zo zat, kwam de koningin van de mieren, die hij eens in leven gelaten had, met vijfduizend mieren. Het duurde niet lang, of de diertjes hadden alle parels gevonden en op een hoop gelegd.
De tweede taak was, de sleutel voor de slaapkamer van de prinses uit het meer te halen. Toen Domoor bij het meer kwam, zwommen de eenden, die hij eens had gered, naar hem toe, doken onder, en haalden voor hem de sleutel van de bodem van 't meer.
De derde opgaaf was de allermoeilijkste: van de drie slapende dochters van de koning moest de jongste en liefste worden gezocht. Maar ze leken sprekend op elkaar en waren in niets te onderscheiden, behalve dat ze voor het inslapen verschillend suikergoed hadden gegeten. De oudste een klontje suiker, de middelste wat stroop, de jongste een lepel honing. Daar kwam de bijenkoningin aan, van die bijen die Domoor beschermd had tegen een rokend vuur. Ze proefde van alle mondjes, tenslotte bleef ze op de mond zitten, die honing gegeten had, en zo herkende de prins de jongste.
Toen was de betovering voorbij, alles was uit de slaap verlost, en wie van steen was geworden, werd weer een mens van vlees en bloed. En Domoor trouwde met de jongste en liefste van de prinsessen, en na de dood van hun vader was hij het, die koning werd, en zijn broers trouwden met de beide andere zusters!
Ngày xửa ngày xưa… có hai hoàng tử thích phiêu lưu, lâu dần quen sống hoang dã nên không trở về nhà nữa. Người em út thường gọi là "chú Ngốc," lên đường đi tìm hai anh. Tìm mãi gặp được hai anh nhưng chàng lại bị hai anh giễu cợt rằng: ngu như "chú Ngốc" mà cũng tính chuyện đi cùng trời cuối đất, khôn ngoan như hai anh đây mà còn chẳng đi đến đâu.
Ba anh em đang đi thì gặp một tổ kiến, hai anh muốn phá tổ kiến để xem kiến vỡ tổ chạy tha trứng đi như thế nào. Nhưng chú Ngốc can ngăn:
- Để chúng sống yên thân, em không thích chuyện các anh quấy nhiễu chúng.
Ba anh em lại tiếp tục lên đường, tới bên một cái hồ đầy vịt đang bơi. Hai người anh muốn bắt một đôi làm thịt quay ăn, nhưng chú Ngốc không tán thành và nói:
- Để cho chúng sống yên lành, em không thích chuyện giết súc vật.
Cuối cùng ba anh em trông thấy một tổ ong đầy mật, mật tràn ra cả thân cây. Hai người anh muốn đốt lửa ở dưới gốc cây hun cho ong sặc khói để trèo lên lấy mật, nhưng chú Ngốc giữ hai anh lại và nói:
- Để cho chúng sống yên thân, em không thích chuyện các anh đốt tổ ong.
Rồi ba anh em tới một tòa lâu đài vắng tanh vắng ngắt, chỉ thấy toàn ngựa đá đứng trong chuồng chứ không thấy một bóng người nào. Họ đi dạo qua tất cả các phòng, đến trước một cái cửa đóng im ỉm, có ba chiếc khóa. Chính giữa cửa có đục một cửa sổ nhỏ, qua đó có thể nhòm vào trong buồng được. Họ trông thấy một người đàn ông bé nhỏ, tóc hoa râm đang ngồi trên bàn. Họ gọi lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, nhưng người kia không hề nghe thấy, mãi đến lần gọi thứ ba người kia mới nghe rõ, đứng dậy mở cửa và bước ra.
Người ấy chẳng nói một lời, dẫn họ đến trước một cái bàn bày la liệt thức ăn.
Khi họ đã ăn uống xong, người ấy dẫn mỗi hoàng tử vào trong một buồng ngủ riêng.
Sáng hôm sau người tí hon tóc đã lốm đốm bạc tới buồng người anh cả, vẫy anh ra và dẫn tới một cái bảng đá, trên bảng có ghi rõ ba việc phải làm thì mới có thể giải thoát được cho cả lâu đài.
Việc thứ nhất: có một ngàn viên ngọc của công chúa nằm dưới những đám rêu ở trong rừng, phải tìm nhặt cho hết nghìn viên ngọc ấy, nếu trước khi mặt trời lặn mà không tìm đủ số ngọc ấy, dù chỉ thiếu một viên, thì người đi tìm sẽ bị hóa đá.
Người anh cả đi vào rừng, anh tìm cả ngày trời ròng rã đến khi mặt trời sắp lặn anh ta chỉ nhặt được một trăm viên ngọc. Y như lời viết trên bảng, người anh cả bị hóa đá.
Tiếp đến ngày hôm sau người anh thứ hai lại tính chuyện phiêu lưu, số phận anh ta cũng chẳng hơn gì người anh cả, anh chỉ tìm thấy hai trăm viên ngọc và cũng bị hóa đá.
Sau cùng đến lượt chú Ngốc, chú tìm trong rêu, nhưng tìm ngọc đâu phải là dễ, công việc chạy chậm lắm. Chú ngồi lên một tảng đá và khóc nức nở, bỗng chúa kiến mà chú đã cứu sống khi xưa cùng với năm nghìn quân kiến kéo tới, chỉ trong chốc lát những con vật nhỏ xíu kia chia nhau đi tìm ngọc và đã tha về xếp thành một đống.
Việc thứ hai: phải mò ở dưới đáy bể sâu lên chiếc chìa khóa buồng ngủ của công chúa.
Khi chú Ngốc vừa ra tới bể thì đàn vịt mà chú cứu thoát khi xưa bơi lại gần chú, chúng hụp lặn và mò được chiếc chìa khóa ở dưới đáy biển khơi.
Việc thứ ba làm việc khó nhất: phải tìm ra trong ba công chúa đang ngủ cô nào là trẻ nhất và đáng yêu nhất. Cả ba đều giống nhau như đúc, họ chỉ khác nhau ở chỗ: trước khi đi ngủ ba nàng ăn những đồ ngọt nhau; cô cả ăn một cục đường, cô thứ hai uống nước xi rô, cô em út ăn một thìa đầy mật ong.
Giữa lúc đang băn khoăn thì ong chúa của loài ong bay tới, ong chúa mà chú Ngốc đã cứu khi xưa muốn tới giúp chú, ong bay đậu trên môi từng người rồi ngửi, cuối cùng ong chúa đậu lại trên môi cô công chúa đã ăn mật ong do vậy hoàng tử nhận ra ngay người mình phải tìm.
Thế là quỷ thuật hết mầu nhiệm, cả lâu đài thoát khỏi giấc ngủ triền miên, ai đã hóa đá lại trở thành người.
Chú Ngốc cưới nàng công chúa trẻ nhất, đáng yêu nhất và được nối ngôi sau khi vua cha băng hà, còn hai anh ruột lấy hai nàng công chúa kia.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng