Ba chiếc lông chim


Las tres plumas


Ngày xưa có một ông vua. Nhà vua có ba người con trai. Hai người con đầu thông minh, sáng trí. Người con thứ ba ít nói và đần độn nên mọi người gọi là thằng ngốc.
Khi đã già, biết mình chẳng còn sống bao lâu nữa, nhà vua suy nghĩ, không biết chọn đứa nào trong ba người con trai sẽ thừa kế ngai vàng. Rồi nhà vua nói với các con:
- Các con hãy ra đi, ai mang cho cha tấm thảm mịn đẹp nhất, đứa đó sẽ là vua sau khi cha khuất núi.
Để cho các con khỏi tranh cãi nhau, nhà vua dẫn ba con ra trước hoàng cung, thổi cho ba chiếc lông chim bay và nói:
- Lông chim bay về đâu thì các con đi về đó.
Một chiếc bay về hướng đông, một chiếc bay về hướng tây, chiếc thứ ba bay thẳng và rơi ngay gần đó. Một người anh đi về phía tay phải, một người anh đi về phía tay trái. Cả hai cười nhạo báng người em thứ ba, người ở lại với chiếc lông chim thứ ba.
Thằng ngốc ngồi buồn rầu. Bỗng nó thấy ở bên cạnh chiếc lông chim có nắp hầm. Nó nâng nắp hầm lên thì thấy có bậc thang đi xuống. Thằng ngốc bước xuống thì thấy có cửa đóng kín. Nó gõ cửa thì nghe có tiếng vọng ra:
Này các thiếu nữ thanh tú
Này bà già béo ụ kia
Cả con chó của bà nữa,
Mau ra mở cửa, xem ai đứng chờ!
Cửa từ từ mở, chàng thấy một con Cóc lớn mập với bầy cóc con. Cóc lớn mập hỏi chàng có mong muốn gì. Chàng đáp:
- Tôi muốn một tấm thảm mịn đẹp.
Nó sai một con Cóc con và nói:
Này các thiếu nữ thanh tú
Này bà già béo ụ kia
Cả con chó của bà nữa,
Lấy ra đây một hộp lớn.
Cóc con mang hộp ra. Cóc lớn mập mở hộp lấy ra một tấm thảm đưa cho thằng ngốc. Chưa bao giờ lại trông thấy một tấm thảm dệt mịn đẹp như vậy! Chàng cám ơn và bước lên.
Hai người anh thì cho thằng em là đồ khờ khạo, chẳng làm nên trò trống gì. Hai người nghĩ bụng:
- Ta tội gì mà phải tốn nhiều công trong chuyện này.
Họ mua ngay một tấm thảm thô của một người chăn cừu, rồi mang về trình vua cha. Cùng lúc đó thằng ngốc cũng trở về, mang theo tấm thảm mịn đẹp. Nhà vua ngạc nhiên khi thấy thằng ngốc lại có tấm thảm đẹp nhất, nhà vua bảo:
- Nếu đúng như lời ta nói thì vương quốc này thuộc con út.
Hai người anh không để cho vua cha yên thân và nói:
- Không thể để cho thằng ngốc làm vua được, nó làm gì cũng chậm chạp.
Hai anh xin vua cha đặt điều kiện mới khác. Nhà vua nói:
- Ai mang được về đây chiếc nhẫn đẹp nhất sẽ trị vì vương quốc này.
Nhà vua dẫn ba con ra trước hoàng cung, rồi thổi cho ba chiếc lông chim bay. Hai người anh - người đi về hướng đông, người đi về hướng tây - đi theo hướng lông chim bay. Thằng ngốc đi thẳng về phía chiếc lông chim thứ ba rơi, nơi có nắp hầm. Nó đi xuống dưới hầm nói với Cóc lớn mập, rằng nó cần một chiếc nhẫn tuyệt đẹp. Cóc cho mang ra một cái hộp, rồi mở lấy cho chàng chiếc nhẫn đẹp nhất.
Hai người anh cười thầm trong bụng về chuyện thằng ngốc cũng đòi tìm nhẫn vàng. Họ chẳng phải đi đâu xa, cạy ngay ở xe tứ mã một chiếc nhẫn và đem về trình nhà vua.
Đến lượt thằng ngốc trình nhẫn, nhà vua xem rồi nói:
- Vương quốc này là của thằng thứ ba.
Hai người anh không chịu, hành hạ nhà vua bằng những lý do này khác cho tới khi nhà vua đồng ý đặt điều kiện thứ ba. Nhà vua nói:
- Vương quốc này sẽ thuộc về người mang được một người vợ đẹp tuyệt trần về đây.
Nhà vua lại thổi ba chiếc lông chim bay. Ba chiếc lại bay ra ba hướng như trước.
Thằng ngốc chẳng đi đâu xa, nó tới chỗ Cóc lớn mập và nói:
- Tôi phải mang được về nhà một người vợ đẹp tuyệt trần.
Cóc đáp:
- Ái chà, người vợ đẹp tuyệt trần à! Làm sao có ngay được. Nhưng rồi chàng cũng có thôi!
Cóc đưa cho thằng ngốc một củ cải rỗng ruột và cỗ xe có sáu con chuột kéo. Thằng ngốc thấy thế than:
- Tôi biết làm gì với những thứ đó?
Cóc bảo:
- Cứ bế đặt một con cóc con lên xe!
Chàng cứ thế làm theo. Bỗng cóc con biến thành người đẹp tuyệt thế giai nhân, củ cải biến thành cỗ xe ngựa. Sáu con chuột thành sáu con ngựa. Chàng hôn người đẹp, đánh xe về hoàng cung trình diện nhà vua.
Hai người anh vào ngay trong làng, chọn thiếu nữ đẹp đem về trình nhà vua. Nhà vua ngắm nhìn một lượt và phán:
- Sau khi ta khuất núi thì con út sẽ lên nối ngôi.
Hai người anh nói nhiều tới mức nhà vua nhức tai đau đầu và la ầm ĩ:
- Không thể có chuyện thằng ngốc lại làm vua!
Hai người đòi nhà vua phải cho ba cô dâu thi tài với nhau, bằng cách họ phải nhảy qua vòng treo ở giữa đại sảnh. Hai người anh nghĩ bụng:
- Hai thiếu nữ nông thôn khỏe mạnh nên chắc dễ dàng nhảy qua vòng. Còn cô gái yểu điệu kia sẽ chết vì nhảy thôi.
Nhà vua cũng đành ưng thuận cho thi tài. Hai thiếu nữ nông thôn dễ dàng nhảy qua, nhưng đều bị trẹo chân tay. Cô gái yểu điệu của thẳng ngốc nhảy lướt nhẹ qua vòng như hươu nhảy. Thế là hai anh chẳng ca thán được nữa. Em út được nối ngôi, trị vì đất nước trong cảnh thái bình thịnh vượng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Érase una vez un rey que tenía tres hijos, de los cuales dos eran listos y bien dispuestos, mientras el tercero hablaba poco y era algo simple, por lo que lo llamaban "El lelo". Sintiéndose el Rey viejo y débil, pensó que debía arreglar las cosas para después de su muerte, pero no sabía a cuál de sus hijos legar la corona. Díjoles entonces: "Marchaos, y aquel de vosotros que me traiga el tapiz más hermoso, será rey a mi muerte." Y para que no hubiera disputas, llevólos delante del palacio, echó tres plumas al aire, sopló sobre ellas y dijo: "Iréis adonde vayan las plumas." Voló una hacia Levante; otra, hacia Poniente, y la tercera fue a caer al suelo, a poca distancia. Y así, un hermano partió hacia la izquierda; otro, hacia la derecha, riéndose ambos de "El lelo", que, siguiendo la tercera de las plumas, hubo de quedarse en el lugar en que había caído.
Sentóse el mozo tristemente en el suelo, pero muy pronto observó que al lado de la pluma había una trampa. La levantó y apareció una escalera; descendió por ella y llegó ante una puerta. Llamó, y oyó que alguien gritaba en el interior:
"Ama verde y tronada,
pata arrugada,
trasto de mujer
que no sirve para nada:
a quien hay ahí fuera, en el acto quiero ver."
Abrióse la puerta, y el príncipe se encontró con un grueso sapo gordo, rodeado de otros muchos más pequeños. Preguntó el gordo qué deseaba, a lo que respondió el joven: "Voy en busca del tapiz más bello y primoroso del mundo." El sapo, dirigiéndose a uno de los pequeños, le dijo:
"Ama verde y tronada,
pata arrugada,
trasto de mujer
que no sirve para nada:
aquella gran caja me vas a traer."
Fue el sapo joven a buscar la caja; el gordo la abrió, y sacó de ella un tapiz, tan hermoso y delicado como no se había tejido otro en toda la superficie de la Tierra. Lo entregó al príncipe. El mozo le dio las gracias y se volvió arriba.
Los otros dos hermanos consideraban tan tonto al pequeño, que estaban persuadidos de que jamás lograría encontrar nada de valor. "No es necesario que nos molestemos mucho," dijeron, y a la primera pastora que encontraron le quitaron el tosco pañolón que llevaba a la espalda. Luego volvieron a palacio para presentar sus hallazgos a su padre el Rey. En el mismo momento llegó también "El lelo" con su precioso tapiz, y, al verlo el Rey, exclamó, admirado: "Si hay que proceder con justicia, el reino pertenece al menor." Pero los dos mayores importunaron a su padre, diciéndole que aquel tonto de capirote era incapaz de comprender las cosas; no podía ser rey de ningún modo, y le rogaron que les propusiera otra prueba. Dijo entonces el padre: "Heredará el trono aquel de vosotros que me traiga el anillo más hermoso," y, saliendo con los tres al exterior, sopló de nuevo tres plumas, destinadas a indicar los caminos. Otra vez partieron los dos mayores: uno, hacia Levante; otro, hacia Poniente, y otra vez fue a caer la pluma del tercero junto a la trampa del suelo. Descendió de nuevo la escalera subterránea y se presentó al sapo gordo, para decirle que necesitaba el anillo más hermoso del mundo. El sapo dispuso que le trajesen inmediatamente la gran caja y, sacándolo de ella, dio al príncipe un anillo refulgente de pedrería, tan hermoso, que ningún orfebre del mundo habría sido capaz de fabricarlo. Los dos mayores se burlaron de "El lelo", que pretendía encontrar el objeto pedido; sin apurarse, quitaron los clavos de un viejo aro de coche y lo llevaron al Rey. Pero cuando el menor se presentó con su anillo de oro, el Rey hubo de repetir: "Suyo es el reino". Pero los dos no cesaron de importunar a su padre, hasta que consiguieron que impusiese una tercera condición, según la cual heredaría el trono aquel que trajese la doncella más hermosa. Volvió a echar al aire las tres plumas, que tomaron las mismas direcciones de antes.
Nuevamente bajó "El lelo" las escaleras, en busca del grueso sapo, y le dijo: "Ahora tengo que llevar a palacio a la doncella más hermosa del mundo." - "¡Caramba!" replicó el sapo. "¡La doncella más hermosa! No la tengo a mano, pero te la proporcionaré." Y le dio una zanahoria vaciada, de la que tiraban, como caballos. seis ratoncillos. Preguntóle "El lelo", con tristeza: "¿Y qué hago yo con esto?" Y le respondió el sapo: "Haz montar en ella a uno de mis sapos pequeños." Cogiendo el mozo al azar uno de los del círculo, lo instaló en la amarilla zanahoria. Mas apenas estuvo en ella, transformóse en una bellísima doncella; la zanahoria, en carroza, y los seis ratoncitos, en caballos. Dio un beso a la muchacha, puso en marcha los corceles y dirigióse al encuentro del Rey. Sus hermanos llegaron algo más tarde. No se habían tomado la menor molestia en buscar una mujer hermosa, sino que se llevaron las primeras campesinas de buen parecer. Al verlas el Rey, exclamó: "El reino será, a mi muerte, para el más joven." Pero los mayores volvieron a aturdir al anciano, gritando: "¡No podemos permitir que "El lelo" sea rey!" y exigieron que se diese la preferencia a aquel cuya mujer fuese capaz de saltar a través de un aro colgado en el centro de la sala. Pensaban: "Las campesinas lo harán fácilmente, pues son robustas; pero la delicada princesita se matará." Accedió también el viejo rey. Y he aquí que saltaron las dos labradoras; pero eran tan pesadas y toscas, que se cayeron y se rompieron brazos y piernas. Saltó a continuación la bella damita que trajera "El lelo" y lo hizo con la ligereza de un corzo, por lo que ya toda resistencia fue inútil. Y "El lelo" heredó la corona y reinó por espacio de muchos años con prudencia y sabiduría.