Altın Kaz


Con ngỗng vàng


Evvel zaman içinde bir adamın üç oğlu vardı. En küçük oğlunun adı Şapşalcık'tı. Bu yüzden her fırsatta alaya alınır, küçümsenir, hor görülürdü.
Günlerden bir gün en büyük oğul ormana, odun kesmeye gidecekti. Yola çıkmadan önce annesi ona azık olarak güzel, kocaman bir pişiyle bir şişe şarap verdi. Delikanlı ormana vardığında ufacık tefecik, kır saçlı bir ihtiyar adamla karşılaştı. İhtiyar, "Bana bir lokma pişiyle bir yudum şarap verir misin?" dedi. "Çok acıktım, çok susadım."
Delikanlı, "Sana pişimle şarabımdan verirsem bana hiçbir şey kalmaz," dedi. "Bas git buradan." Sonra ihtiyarı orada bırakarak yoluna devam etti. Derken bir ağacı kesmeye başladı. Ama ancak birkaç kez vurduğu baltası elinden kayarak koluna saplandı. Kolu öyle kötü kesilmişti ki, çocuk eve dönüp yarasını sardırmak zorunda kaldı. Besbelli bu yara o küçük, ihtiyar adamın marifetiydi.
Bundan sonra ortanca oğul ormana gitti. Annesi ona da bir pişiyle bir şişe şarap verdi. Aynı minik ihtiyar adam ortanca oğulun karşısına da çıkarak bir lokma pişiyle bir yudum şarap istedi. Ortanca oğul da, "Sana verirsem bana ne kalır?" diyerek ihtiyarın isteğini geri çevirdi, yoluna devam etti. Layığını da çok geçmeden buldu: Baltasıyla ağaca anca iki kez vurmuştu ki, kendi bacağını yaralayarak eve dönmek zorunda kaldı.
O zaman Şapşalcık ormana gidip odun kesmek için babasından izin istediyse de babası, "Olmaz," dedi. "Ağabeylerin odun keserken yaralanmışlar; sen de bir yerlerini kesersin çünkü bu işlere aklın ermiyor." Ama Şapşalcık öyle yalvarıp yakardı ki sonunda babası, "Pekâlâ, git bakalım," demek zorunda kaldı. "Başına geleceklerden belki ders alır, dikkatli olmayı öğrenirsin."
Annesi Şapşalcık'a külde pişmiş bir çörekle bir şişe ekşi bira verdi. Şapşalcık ormana girdiğinde karşısına gene o ufacık tefecik, kır saçlı ihtiyar çıkarak, "Bana bir lokma çörekle bir yudum içecek ver," dedi. "Çok acıktım, çok susadım."
Şapşalcık, "Külde pişmiş bir çöreğimle bir şişe ekşi biram var," dedi. "Hoşuna giderse otur, karnımızı birlikte doyuralım."
Oturdukları zaman Şapşalcık bir de ne görsün? Çöreği kocaman, puf bir pişiye, ekşi birası da nefis bir şaraba dönüşmemiş mi? Yiyip içtiler, sonra kır saçlı ihtiyar, "İyi yürekli olduğun; elindekini, avucundakini seve seve paylaştığın için ben de sana uğur getireceğim. Bak şurada ihtiyar bir ağaç var. Git kes, köklerinin arasında bir şey bulacaksın," diyerek oradan ayrıldı.
Şapşalcık hemen gidip ağacı kesti. Ağaç yere devrilince köklerinin arasında tüyleri katıksız altından bir kaz ortaya çıktı. Şapşalcık kazı alarak gecelemeyi tasarladığı hana götürdü.
Hancının üç kızı vardı. Kazı görür görmez akılları bu güzel hayvanda kaldı; hiç değilse ondan bir tüy koparmak istediler. En büyük kız tüy koparmak için fırsat kollamaya başladı.
Tam Şapşalcık'ın dışarı çıktığı sırada kız uzanıp kazın kanadını tuttu ama başparmağıyla işaretparmağı kanada yapışıp kaldı; kız, parmaklarını bir türlü kurtaramadı. Az sonra ortanca kız da tüy koparmak için geldi ama ablasına dokunur dokunmaz yapışıp kaldı. Çok geçmeden en küçük kız da aynı niyetle içeri girdi. Ablaları, "Yaklaşma! Tanrı aşkına geri durT" diye bağırdılarsa da kız onları dinlemedi. "Kendileri gelmişler, ben neden gelmeyecekmişim?" diye düşünerek ileri atıldı. Ne var ki, eli ablasına değer değmez yapıştı. Böylece üç kız kardeş geceyi kazın yanında geçirmek zorunda kaldılar.
Ertesi sabah Şapşalcık, hancının kızlarına aldırmadan kazı kanadının altına alarak dışarı çıktı. Kızlar hâlâ yapışık durumda peşinden koşup duruyorlardı.
Derken bir tarlada karşılarına köy papazı çıktı. Bu tuhaf durumu görünce, "Ne ayıp şey!" diye bağırdı. "Sizi haylaz kızlar, sizi! Ne diye bu genç adamın peşinden koşup duruyorsunuz? Hadi, bırakın şu maskaralığı!"
Böyle diyerek en küçük kızı elinden tutup çekmeye yeltendi. Ne var ki, ona dokunur dokunmaz kendisi de yapışıp kaldı ve ister istemez kafileye katıldı.
Az sonra papazın yardımcısı sokağa çıktı ve kendi üstü olan papazı üç genç kızın peşinden koşarken gördü. Buna son derece şaşırarak, "Heey, efendim!" diye bağırdı. "Nereye gidiyorsunuz böyle telaşla? Bugün bir vaftiz törenimiz var, unuttunuz mu?" diye koşup papazın cüppesinin eteğini tuttu. O da cüppeye yapışıp kaldı.
Böylece beşi peş peşe koşmayı sürdürürken karşılarına ormandan dönen, eli baltalı iki köylü çıktı. Papaz bağırarak onlara seslendi, gelip kendisiyle yardımcısını kurtarmaları için yalvardı. Gel gelelim köylüler de yardımcıya dokunur dokunmaz yapıştılar. Böylece Şapşalcık'la altın kazın peşinde gidenlerin sayısı yedi oldu.
Gide gide bir kente geldiler. Bu kenti yöneten kralın kızı çok ciddiymiş; öyle ciddiymiş ki, kral, "Kızımı kim güldürebilirse onunla evlendireceğim," diye bir ferman çıkarmış.
Bizim Şapşalcık bunu duyunca, kazı ve peşindekilerle birlikte dosdoğru prensesin karşısına çıktı. Prenses birbirinden kopamayarak peş peşe koşuşturan bu yedi kişiyi görünce öyle bir gülmeye başladı, kahkahalarını öyle bir koyverdi ki, bir daha hiç susmayacak sanırdınız.
Bunun üzerine Şapşalcık onun eş olarak kendine verilmesini istedi. Ne var ki, bu damat adayından hiç hoşlanmamış olan kral, onun bu isteğine engel olmak için, "Bana bir mahzen dolusu şarabı içebilecek
bir adam bulup getirmelisin!" diye başka bir koşul ileri sürdü.
Şapşalcık o kır saçlı ihtiyarcığın kendisine hiç kuşkusuz yardım edebileceğini düşünerek hemen ormana, o ağacı kesmiş olduğu yere koştu. Bir de ne görsün, orada yüzü asık bir adam oturuyordu. Şapşalcık ona bu tasasının nedenini sorunca adam, "Öyle bir susadım ki, içtiklerim susuzluğumu gidermiyor," diye yanıtladı. "Su içmeyi hiç sevmiyorum; bir fıçı şarabı dersen bir dikişte bitiriyorum: Kızgın sobaya damlamış bir damla su, sanki!"
"Üzülme, ben senin derdine çare bulabilirim," dedi Şapşalcık. "Gel benimle, susuzluğunu giderelim."
Böyle diyerek adamı kralın mahzenine götürdü, adam da fıçı fıçı şarapları içmeye koyuldu. Öyle içti, öyle içti ki, damarları şişti, gene de akşam olmadan bütün şarap fıçıları boşalmıştı.
Şapşalcık kraldan bir kez daha prensesi istedi. Ne var ki kral herkesin Şapşalcık dediği bu çirkin gence kızını vermek istemediğinden yeni bir koşul ileri sürerek, "Bana dağ gibi bir yığın ekmeği yiyip bitirebilecek bir adam bulmalısın," dedi.
Şapşalcık uzun uzun düşünmeye gerek duymadan gene ormanın yolunu tuttu. Orada, aynı yerde bir adam oturmaktaydı. Kemerini iyice sıkmıştı. Yüzünü feci biçimde buruşturarak, "Bir fırın dolusu francala yedim ama bu, benim kadar aç olanın dişinin kovu
ğuna bile gitmez!" deyip duruyordu. "Kemerimi böyle sımsıkı sıkmasam açlıktan öleceğim!"
Bu sözleri duyan Şapşalcık sevinerek, "Kalk, benimle gel," dedi. "Karnını doyurmaya yetecek kadar yiyecek bulurum sana."
Şapşalcık adamı kralın sarayına götürdü. Bu arada kral ülkesindeki olanca unu toplatarak dağ gibi bir yığın ekmek pişirtmişti. Ormandan gelen adam bu ekmek dağının başına geçerek yemeye girişti, akşam olmadan bütün ekmekleri silip süpürdü.
Bunun üzerine Şapşalcık üçüncü kez kraldan prensesi eş olarak istediyse de kral gene kızını vermek istemedi. Bu kez hem karada hem suda gidebilecek bir gemi istedi, "Ancak bu isteğimi de yerine getirirsen kızımı alabilirsin," dedi.
Şapşalcık gene dosdoğru ormana gitti ve orada çöreğini paylaşmış olduğu o kır saçlı, ufacık ihtiyarı buldu. Ne istediğini anlattığı zaman ihtiyar ona hem karada hem de suda gidebilen bir tekne vererek, "Seninle yiyip içtiğim için sana bu gemiyi veriyorum," dedi. "Bütün bunları yapmamın nedeni senin iyi yürekli olmandır."
Kral gemiyi görünce artık kızını Şapşalcık'a vermemezlik edemedi. Düğün dernek yapıldı. Kralın ölümünden sonra tahta Şapşalcık geçti ve eşiyle birlikte uzun, mutlu bir ömür sürdü.


Çeviren: Nihal Yeğinobalı
Ngày xưa, có một người có ba đứa con trai, đứa con út được gọi là chàng Ngốc. Chàng thường bị khinh rẻ, chế giễu và nếu có việc gì thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến chàng.
Một hôm, người con trai cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn và uống khi đói và khát. Vừa vào tới rừng, một ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh ở trong bị của anh và cho lão uống một ngụm rượu vang. Lão đói và khát quá!
Nhưng anh chàng khôn ngoan đáp:
- Nếu tôi cho lão bánh và rượu vang của tôi thì chính tôi sẽ chẳng có gì cả, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta để mặc ông lão đứng đó và đi tiếp.
Anh ta đẵn cây được một lát thì tự nhiên trượt tay, rìu chém vào cánh tay nên anh phải về nhà để băng bó. Tai nạn ấy chính là do ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ gây ra.
Sau đó đến người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như đối với người con cả. Anh ta cũng gặp đúng ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, ông cũng xin anh một mẩu bánh và một ngụm rượu vang. Nhưng người con thứ hai nói nghe có vẻ có lý lắm:
- Tôi cho lão cái gì là tôi không có cái đó, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta cũng để mặc ông lão đứng đó mà đi tiếp.
Làm sao tránh khỏi bị trừng phạt: anh vừa mới chặt được vài nhát thì tự nhiên vung rìu chặt ngay vào chính chân mình nên phải khiêng về nhà.
Sau đó chàng Ngốc cũng xin cha:
- Thưa cha, cha để cho con đi rừng đốn củi một bận xem sao.
Người cha đáp:
- Hai anh mày đã bị thương trong chuyện đó, thôi đừng có đi, mày thì biết gì về việc đi rừng đốn củi.
Chàng Ngốc xin mãi, xin cho kỳ được mới thôi. Người cha bảo:
- Muốn đi thì cứ đi đi. Có thất bại, đau đớn thì mới khôn ra được.
Mẹ đưa cho anh một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai rượu bia chua.
Vừa vào tới rừng thì ông già nhỏ bé tóc bạc phơ lại bước tới chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu ở chai, lão đói và khát quá.
Chàng Ngốc đáp:
- Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy dùng tạm được thì xin cụ cùng ngồi ăn với cháu.
Hai người ngồi xuống. Khi chàng Ngốc lấy bánh ủ tro thì hóa ra là một chiếc bánh trứng ngon lành, và rượu bia chua kia đã biến thành rượu vang ngon.
Ăn uống xong đâu đấy, ông lão bảo:
- Vì cháu tốt bụng và sẵn sàng chia của của mình cho người khác nên lão cũng muốn ban phước cho cháu. Ở đằng kia có một cây cổ thụ, cháu đẵn xuống thế nào cũng thấy trong đám rễ cây một cái gì đó.
Ngay sau đó, ông lão chào từ biệt.
Chàng Ngốc đi lại đẵn cây cổ thụ. Cây vừa đổ xuống thì thấy trong đám rễ một con ngỗng lông bằng vàng thật.
Anh nhấc ngỗng lên và bế nó theo vào một quán trọ để ngủ trọ một đêm.
Chủ quán có ba cô con gái. Ba cô thấy ngỗng thì thắc mắc không hiểu là chim gì và chỉ muốn lấy được một chiếc lông bằng vàng của nó.
Cô cả nghĩ bụng:
- Thế nào mà chả có dịp để mình nhổ lấy một chiếc lông.
Khi chàng Ngốc đi ra ngoài, cô ta nắm ngay lấy cánh ngỗng, nhưng vừa đụng vào thì cả ngón lẫn tay của cô dính chặt luôn vào đó không rút ra được.
Một lát sau, cô thứ hai bước tới với ý định nhổ lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa chạm tay vào người cô chị thì bị dính luôn vào người chị.
Sau cùng cô thứ ba bước tới cũng định nhổ một chiếc lông ngỗng. Ngay lúc đó, hai cô chị thét lên:
- Tránh ra, trời ơi là trời, tránh ra!
Cô em út chẳng hiểu tại sao mình lại phải tránh ra, cô nghĩ bụng:
- Cái gì các chị làm được thì mình cũng làm được.
Rồi cô nhảy tới, vừa đụng tới các chị thì cô cũng bị dính luôn vào, thế là cả ba cô phải ngủ chung với ngỗng đêm đó.
Sáng hôm sau, chàng Ngốc bế ngỗng đi chẳng để ý gì đến ba cô dính vào ngỗng, các cô đành phải lẽo đẽo theo sau, mặc anh muốn rẽ sang phải hay trái tùy ý. Cha xứ gặp đoàn người ở giữa đồng, cha xứ nói:
- Không biết xấu hổ hay sao hả lũ con gái quạ tha ma bắt kia? Kéo đàn kéo lũ theo đàn ông đi giữa đồng ban ngày ban mặt thế kia thì coi sao được.
Cha liền nắm tay cô trẻ nhất tính kéo lại, cha vừa đụng đến cô thì chính cha cũng không thoát. Cha bị dính chặt luôn vào và cũng cứ thế lẽo đẽo đi theo sau.
Một lát sau, người giữ đồ thánh đi tới. Thấy cha xứ bám sát gót ba cô gái thì rất lấy làm ngạc nhiên, kêu lên:
- Trời ơi, cha đi đâu mà vội vàng như vậy? Cha nhớ là hôm nay con phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy.
Người giữ đồ thánh chạy lại nắm lấy tay áo cha thì cũng bị dính vào.
Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì có hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ họ kéo mình và người giữ đồ thánh ra. Nhưng hai bác nông dân vừa sờ vào người giữ đồ thánh thì lại bị dính chặt luôn vào. Thế là cả bảy người đành phải lẽo đẽo theo sau chàng Ngốc ôm ngỗng.
Sau đó chàng Ngốc tới kinh đô. Vua ngự trị đất nước hồi bấy giờ có một cô con gái, nàng quá ư là nghiêm nghị, nghiêm nghị tới mức không ai có thể làm cho nàng bật cười được. Vua truyền lệnh cho khắp thiên hạ, ai làm công chúa bật cười thì được phép cưới nàng làm vợ.
Chàng Ngốc nghe tin ấy, cũng ôm ngỗng cùng đoàn người thất thểu bước thấp bước cao đến trước mặt công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch nối đuôi nhau tức cười quá nên bật cười lên, cười mãi, cười hoài như không muốn dứt.
Rồi chàng Ngốc đòi cưới công chúa. Nhưng vua không thích chàng rể ấy, viện hết cớ này đến cớ khác để từ chối. Vua ra điều kiện cho chàng Ngốc phải tìm và dẫn tới một người có thể uống cạn hết một hầm rượu vang thì mới được cưới công chúa.
Chàng Ngốc nghĩ ngay tới ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, người có thể giúp anh chuyện này. Anh đi vào rừng, tới chỗ cây bị đẵn anh thấy có một người đàn ông ngồi mặt buồn rườu rượi. Chàng Ngốc hỏi người đó lý do vì sao buồn như vậy.
Người đó trả lời:
- Tôi khát khô cả cổ, tôi đã uống mà vẫn còn khát. Tôi không chịu được nước lã. Thực ra, tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng nó chỉ như muối bỏ bể.
Chàng Ngốc nói:
- Thế thì anh có thể giúp tôi. Anh hãy đi với tôi, anh có thể uống no, uống tới chán thì thôi.
Sau đó chàng Ngốc dẫn anh ta tới hầm rượu của nhà vua. Anh chàng này nhảy tới các thùng rượu to tướng, uống mãi, uống hoài, uống tới khi căng tức cả bụng, chưa đến một ngày mà anh ta uống cạn hết cả một hầm rượu vang.
Chàng Ngốc lại đòi cưới công chúa. Vua bực mình lắm, một tên vớ vẩn mà mọi người đặt tên là chàng Ngốc mà lại đòi cưới con gái ông ư? Vua lại đưa ra những điều kiện mới: Chàng Ngốc phải tìm sao cho ra một người có khả năng ăn hết một núi bánh.
Chàng Ngốc ngồi suy nghĩ một lát rồi đi vào rừng. Vẫn chỗ đẵn cây cũ có một người đàn ông ngồi hai tay đang thắt bụng bằng một chiếc dây da, bộ mặt nom thật thiểu não, anh ta nói:
- Tôi đã ăn một lò bánh, nhưng nó chẳng thấm tháp vào đâu cả đối với một người ăn thủng nồi trôi rế như tôi. Dạ dày tôi vẫn lép kẹp, tôi phải thắt bụng cho nhỏ lại kẻo chết đói mất.
Chàng Ngốc mừng quá nói ngay:
- Anh đứng dậy đi với tôi, anh sẽ được ăn no nê.
Chàng Ngốc dẫn anh ta tới sân rồng, nhà vua cho chở bột mì của cả nước về cung, rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Anh chàng người rừng bước ra, rồi bắt đầu ăn. Chỉ trong một ngày cả núi bánh biến mất.
Lần thứ ba chàng Ngốc đòi lấy công chúa. Một lần nữa vua lại tìm cách thoái thác nên bắt chàng Ngốc phải tìm cho ra một chiếc thuyền có thể đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nói:
- Nếu ngươi cập bến bằng thuyền đó thì ngươi có thể cưới con gái ta.
Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão nhỏ bé tóc bạc phơ, người mà anh mời ăn bánh trước đây đã ngồi ở đó. Ông lão nói:
- Chính lão đã uống và ăn hộ anh. Để lão cho anh chiếc thuyền, tất cả những chuyện đó đều do lão làm giúp anh, vì anh đã cư xử với lão tử tế.
Rồi ông lão tóc bạc phơ cho chàng Ngốc một chiếc thuyền đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nhìn thấy thuyền cập bến thì không còn cách gì giữ con gái được nữa. Đám cưới được tổ chức linh đình. Sau khi vua băng hà, chàng Ngốc lên nối ngôi và sống hạnh phúc bên người vợ của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng