Con ngỗng vàng


L'oie d'or


Ngày xưa, có một người có ba đứa con trai, đứa con út được gọi là chàng Ngốc. Chàng thường bị khinh rẻ, chế giễu và nếu có việc gì thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến chàng.
Một hôm, người con trai cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn và uống khi đói và khát. Vừa vào tới rừng, một ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh ở trong bị của anh và cho lão uống một ngụm rượu vang. Lão đói và khát quá!
Nhưng anh chàng khôn ngoan đáp:
- Nếu tôi cho lão bánh và rượu vang của tôi thì chính tôi sẽ chẳng có gì cả, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta để mặc ông lão đứng đó và đi tiếp.
Anh ta đẵn cây được một lát thì tự nhiên trượt tay, rìu chém vào cánh tay nên anh phải về nhà để băng bó. Tai nạn ấy chính là do ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ gây ra.
Sau đó đến người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như đối với người con cả. Anh ta cũng gặp đúng ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, ông cũng xin anh một mẩu bánh và một ngụm rượu vang. Nhưng người con thứ hai nói nghe có vẻ có lý lắm:
- Tôi cho lão cái gì là tôi không có cái đó, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta cũng để mặc ông lão đứng đó mà đi tiếp.
Làm sao tránh khỏi bị trừng phạt: anh vừa mới chặt được vài nhát thì tự nhiên vung rìu chặt ngay vào chính chân mình nên phải khiêng về nhà.
Sau đó chàng Ngốc cũng xin cha:
- Thưa cha, cha để cho con đi rừng đốn củi một bận xem sao.
Người cha đáp:
- Hai anh mày đã bị thương trong chuyện đó, thôi đừng có đi, mày thì biết gì về việc đi rừng đốn củi.
Chàng Ngốc xin mãi, xin cho kỳ được mới thôi. Người cha bảo:
- Muốn đi thì cứ đi đi. Có thất bại, đau đớn thì mới khôn ra được.
Mẹ đưa cho anh một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai rượu bia chua.
Vừa vào tới rừng thì ông già nhỏ bé tóc bạc phơ lại bước tới chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu ở chai, lão đói và khát quá.
Chàng Ngốc đáp:
- Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy dùng tạm được thì xin cụ cùng ngồi ăn với cháu.
Hai người ngồi xuống. Khi chàng Ngốc lấy bánh ủ tro thì hóa ra là một chiếc bánh trứng ngon lành, và rượu bia chua kia đã biến thành rượu vang ngon.
Ăn uống xong đâu đấy, ông lão bảo:
- Vì cháu tốt bụng và sẵn sàng chia của của mình cho người khác nên lão cũng muốn ban phước cho cháu. Ở đằng kia có một cây cổ thụ, cháu đẵn xuống thế nào cũng thấy trong đám rễ cây một cái gì đó.
Ngay sau đó, ông lão chào từ biệt.
Chàng Ngốc đi lại đẵn cây cổ thụ. Cây vừa đổ xuống thì thấy trong đám rễ một con ngỗng lông bằng vàng thật.
Anh nhấc ngỗng lên và bế nó theo vào một quán trọ để ngủ trọ một đêm.
Chủ quán có ba cô con gái. Ba cô thấy ngỗng thì thắc mắc không hiểu là chim gì và chỉ muốn lấy được một chiếc lông bằng vàng của nó.
Cô cả nghĩ bụng:
- Thế nào mà chả có dịp để mình nhổ lấy một chiếc lông.
Khi chàng Ngốc đi ra ngoài, cô ta nắm ngay lấy cánh ngỗng, nhưng vừa đụng vào thì cả ngón lẫn tay của cô dính chặt luôn vào đó không rút ra được.
Một lát sau, cô thứ hai bước tới với ý định nhổ lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa chạm tay vào người cô chị thì bị dính luôn vào người chị.
Sau cùng cô thứ ba bước tới cũng định nhổ một chiếc lông ngỗng. Ngay lúc đó, hai cô chị thét lên:
- Tránh ra, trời ơi là trời, tránh ra!
Cô em út chẳng hiểu tại sao mình lại phải tránh ra, cô nghĩ bụng:
- Cái gì các chị làm được thì mình cũng làm được.
Rồi cô nhảy tới, vừa đụng tới các chị thì cô cũng bị dính luôn vào, thế là cả ba cô phải ngủ chung với ngỗng đêm đó.
Sáng hôm sau, chàng Ngốc bế ngỗng đi chẳng để ý gì đến ba cô dính vào ngỗng, các cô đành phải lẽo đẽo theo sau, mặc anh muốn rẽ sang phải hay trái tùy ý. Cha xứ gặp đoàn người ở giữa đồng, cha xứ nói:
- Không biết xấu hổ hay sao hả lũ con gái quạ tha ma bắt kia? Kéo đàn kéo lũ theo đàn ông đi giữa đồng ban ngày ban mặt thế kia thì coi sao được.
Cha liền nắm tay cô trẻ nhất tính kéo lại, cha vừa đụng đến cô thì chính cha cũng không thoát. Cha bị dính chặt luôn vào và cũng cứ thế lẽo đẽo đi theo sau.
Một lát sau, người giữ đồ thánh đi tới. Thấy cha xứ bám sát gót ba cô gái thì rất lấy làm ngạc nhiên, kêu lên:
- Trời ơi, cha đi đâu mà vội vàng như vậy? Cha nhớ là hôm nay con phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy.
Người giữ đồ thánh chạy lại nắm lấy tay áo cha thì cũng bị dính vào.
Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì có hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ họ kéo mình và người giữ đồ thánh ra. Nhưng hai bác nông dân vừa sờ vào người giữ đồ thánh thì lại bị dính chặt luôn vào. Thế là cả bảy người đành phải lẽo đẽo theo sau chàng Ngốc ôm ngỗng.
Sau đó chàng Ngốc tới kinh đô. Vua ngự trị đất nước hồi bấy giờ có một cô con gái, nàng quá ư là nghiêm nghị, nghiêm nghị tới mức không ai có thể làm cho nàng bật cười được. Vua truyền lệnh cho khắp thiên hạ, ai làm công chúa bật cười thì được phép cưới nàng làm vợ.
Chàng Ngốc nghe tin ấy, cũng ôm ngỗng cùng đoàn người thất thểu bước thấp bước cao đến trước mặt công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch nối đuôi nhau tức cười quá nên bật cười lên, cười mãi, cười hoài như không muốn dứt.
Rồi chàng Ngốc đòi cưới công chúa. Nhưng vua không thích chàng rể ấy, viện hết cớ này đến cớ khác để từ chối. Vua ra điều kiện cho chàng Ngốc phải tìm và dẫn tới một người có thể uống cạn hết một hầm rượu vang thì mới được cưới công chúa.
Chàng Ngốc nghĩ ngay tới ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, người có thể giúp anh chuyện này. Anh đi vào rừng, tới chỗ cây bị đẵn anh thấy có một người đàn ông ngồi mặt buồn rườu rượi. Chàng Ngốc hỏi người đó lý do vì sao buồn như vậy.
Người đó trả lời:
- Tôi khát khô cả cổ, tôi đã uống mà vẫn còn khát. Tôi không chịu được nước lã. Thực ra, tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng nó chỉ như muối bỏ bể.
Chàng Ngốc nói:
- Thế thì anh có thể giúp tôi. Anh hãy đi với tôi, anh có thể uống no, uống tới chán thì thôi.
Sau đó chàng Ngốc dẫn anh ta tới hầm rượu của nhà vua. Anh chàng này nhảy tới các thùng rượu to tướng, uống mãi, uống hoài, uống tới khi căng tức cả bụng, chưa đến một ngày mà anh ta uống cạn hết cả một hầm rượu vang.
Chàng Ngốc lại đòi cưới công chúa. Vua bực mình lắm, một tên vớ vẩn mà mọi người đặt tên là chàng Ngốc mà lại đòi cưới con gái ông ư? Vua lại đưa ra những điều kiện mới: Chàng Ngốc phải tìm sao cho ra một người có khả năng ăn hết một núi bánh.
Chàng Ngốc ngồi suy nghĩ một lát rồi đi vào rừng. Vẫn chỗ đẵn cây cũ có một người đàn ông ngồi hai tay đang thắt bụng bằng một chiếc dây da, bộ mặt nom thật thiểu não, anh ta nói:
- Tôi đã ăn một lò bánh, nhưng nó chẳng thấm tháp vào đâu cả đối với một người ăn thủng nồi trôi rế như tôi. Dạ dày tôi vẫn lép kẹp, tôi phải thắt bụng cho nhỏ lại kẻo chết đói mất.
Chàng Ngốc mừng quá nói ngay:
- Anh đứng dậy đi với tôi, anh sẽ được ăn no nê.
Chàng Ngốc dẫn anh ta tới sân rồng, nhà vua cho chở bột mì của cả nước về cung, rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Anh chàng người rừng bước ra, rồi bắt đầu ăn. Chỉ trong một ngày cả núi bánh biến mất.
Lần thứ ba chàng Ngốc đòi lấy công chúa. Một lần nữa vua lại tìm cách thoái thác nên bắt chàng Ngốc phải tìm cho ra một chiếc thuyền có thể đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nói:
- Nếu ngươi cập bến bằng thuyền đó thì ngươi có thể cưới con gái ta.
Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão nhỏ bé tóc bạc phơ, người mà anh mời ăn bánh trước đây đã ngồi ở đó. Ông lão nói:
- Chính lão đã uống và ăn hộ anh. Để lão cho anh chiếc thuyền, tất cả những chuyện đó đều do lão làm giúp anh, vì anh đã cư xử với lão tử tế.
Rồi ông lão tóc bạc phơ cho chàng Ngốc một chiếc thuyền đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nhìn thấy thuyền cập bến thì không còn cách gì giữ con gái được nữa. Đám cưới được tổ chức linh đình. Sau khi vua băng hà, chàng Ngốc lên nối ngôi và sống hạnh phúc bên người vợ của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Il était une fois un homme qui avait trois fils. Le plus jeune avait été surnommé le Bêta et était la risée de tout le monde. Ses frères le prenaient de haut et se moquaient de lui à chaque occasion. Un jour, le fils aîné s'apprêta à aller dans la forêt pour abattre des arbres. Avant qu'il ne parte, sa mère lui prépara une délicieuse galette aux oeufs et ajouta une bouteille de vin pour qu'il ne souffre ni de faim ni de soif. Lorsqu'il arriva dans la forêt, il y rencontra un vieux gnome gris. Celui-ci le salua, lui souhaita une bonne journée et dit:
- Donne-moi un morceau de gâteau et donne-moi à boire de ton vin.
Mais le fils, qui était malin, lui répondit:
- Si je te donne de mon gâteau et te laisse boire de mon vin, il ne me restera plus rien. Passe ton chemin.
Il laissa le bonhomme là où il était, et il s'en alla. Il choisit un arbre et commença à couper ses branches, mais très vite il s'entailla le bras avec la hache. Il se dépêcha de rentrer à la maison pour se faire soigner. Ce qui était arrivé n'était pas le fait du hasard, c'était l'œuvre du petit homme.
Un autre jour, le deuxième fils partit dans la forêt. Lui aussi avait reçu de sa mère une galette et une bouteille de vin. Lui aussi rencontra le petit homme gris qui lui demanda un morceau de gâteau et une gorgée de vin. Mais le deuxième fils répondit d'une manière aussi désinvolte que son frère aîné:
- Si je t'en donne, j'en aurai moins. Passe ton chemin.
Il planta le petit homme là et s'en alla. La punition ne se fit pas attendre. Il brandit sa hache trois ou quatre fois et son tranchant le blessa à la jambe.
Peu de temps après, le Bêta dit:
- Papa, laisse-moi aller dans la forêt. Moi aussi je voudrais abattre des arbres.
- Pas question, répondit le père. Maladroit comme tu es, tu n'iras nulle part.
Mais le Bêta insista et son père finit par céder:
- Vas-y, mais s'il t'arrive quelque chose, tu recevras une belle correction.
Sa mère lui donna une galette faite d'une pâte préparée à l'eau et cuite dans les cendres et une bouteille de bière aigre. Le Bêta arriva dans la forêt et y rencontra le gnome vieux et gris, qui le salua et dit:
- Donne-moi un morceau de ton gâteau et laisse-moi boire de ton vin. J'ai faim et soif.
- Je n'ai qu'une galette sèche et de la bière aigre, répondit le Bêta, mais si cela te suffit, asseyons-nous et mangeons.
Ils s'assirent et le Bêta sortit sa galette qui soudain se transforma en un somptueux gâteau et trouva du bon vin à la place de la bière aigre. Ils mangèrent et burent, puis le vieux bonhomme dit:
- Tu as bon cœur et tu aimes partager avec les autres, c'est pourquoi je vais te faire un cadeau. Regarde le vieil arbre, là-bas. Si tu l'abats, tu trouveras quelque chose dans ses racines.
Le gnome le salua et disparut.
Le Bêta s'approcha de l'arbre et l'abattit. L'arbre tomba et le Bêta aperçut entre ses racines une oie aux plumes d'or. Il la sortit, la prit et alla dans une auberge pour y passer la nuit.
L'aubergiste avait trois filles. Celles-ci, en apercevant l'oie, furent intriguées par cet oiseau étrange. Elles auraient bien voulu avoir une des plumes d'or. « Je trouverai bien une occasion de lui en arracher une », pensa la fille aînée. Et lorsque le Bêta sortit, elle attrapa l'oie par une aile. Mais sa main resta collée à l'aile et il lui fut impossible de la détacher. La deuxième fille arriva, car elle aussi voulait avoir une plume d'or, mais dès qu'elle eut touché sa sœur, elle resta collée à elle. La troisième fille arriva avec la même idée en tête.
- Ne viens pas ici, que Dieu t'en garde! Arrête-toi! crièrent ses sœurs.
Mais la benjamine ne comprenait pas pourquoi elle ne devrait pas approcher, et elle se dit: « Si elles ont pu s'en approcher, pourquoi je ne pourrais pas en faire autant? » Elle s'avança, et dès qu'elle eut touché sa sœur, elle resta collée à elle. Toutes les trois furent donc obligées de passer la nuit en compagnie de l'oie.
Le lendemain matin, le Bêta prit son oie dans les bras et s'en alla, sans se soucier des trois filles qui y étaient collées. Elles furent bien obligées de courir derrière lui, de gauche à droite, et de droite à gauche, partout où il lui plaisait d'aller. Ils rencontrèrent un curé dans les champs qui, voyant ce défilé étrange, se mit à crier:
- Vous n'avez pas honte, impudentes, de courir ainsi derrière un garçon dans les champs? Croyez-vous que c'est convenable?
Et il attrapa la benjamine par la main voulant la séparer des autres, mais dès qu'il la toucha il se colla à son tour et fut obligé de galoper derrière les autres.
Peu de temps après, ils rencontrèrent le sacristain. Celui-ci fut surpris de voir le curé courir derrière les filles, et cria:
- Dites donc, monsieur le curé, où courez-vous ainsi? Nous avons encore un baptême aujourd'hui, ne l'oubliez pas!
Il s'approcha de lui et le prit par la manche et il ne put plus se détacher.
Tous les cinq couraient ainsi, les uns derrière les autres, lorsqu'ils rencontrèrent deux paysans avec des bêches qui rentraient des champs. Le curé les appela au secours, leur demandant de les détacher, lui et le sacristain. Mais à peine eurent-ils touché le sacristain que les deux paysans furent collés à leur tour. Ils étaient maintenant sept à courir derrière le Bêta avec son oie dans les bras.
Ils arrivèrent dans une ville où régnait un roi qui avait une fille si triste que personne n'avait jamais réussi à lui arracher un sourire. Le roi proclama donc qu'il donnerait sa fille à celui qui réussirait à la faire rire. Le Bêta l'apprit et aussitôt il se dirigea au palais, avec son oie et toute sa suite. Dès que la princesse aperçut ce défilé étrange, les uns courant derrière les autres, elle se mit à rire très fort.
Le Bêta réclama aussitôt le mariage, mais le roi n'avait pas envie d'un tel gendre. Il tergiversait et faisait des manières, pour déclarer finalement que le Bêta devait d'abord trouver un homme qui serait capable de boire une cave pleine de vin. Le Bêta pensa que le petit bonhomme gris serait certainement de bon conseil et consentirait peut-être à l'aider, et il partit dans la forêt. À l'endroit précis où se trouvait l'arbre abattu par le Bêta était assis un homme au visage triste. Le Bêta lui demanda ce qu'il avait.
- J'ai grand-soif, répondit l'homme, et je n'arrive pas à l'étancher. Je ne supporte pas l'eau. J'ai bu, il est vrai, un fût entier de vin, mais c'est comme si on faisait tomber une goutte sur une pierre chauffée à blanc.
- Je peux t'aider, dit le Bêta. Viens avec moi, tu verras, tu auras de quoi boire.
Il le conduisit dans la cave du roi. L'homme commença à boire le vin et il but et but jusqu'à en avoir mal au ventre. À la fin de la journée, il avait tout bu.
Le Bêta réclama de nouveau le mariage, mais le roi biaisait encore: un tel simplet, un tel dadais -comme d'ailleurs même son nom l'indiquait - pourrait-il devenir le gendre d'un roi? Il inventa donc une nouvelle épreuve: le Bêta devrait d'abord lui amener un homme capable de manger une montagne de pain. Le Bêta n'hésita pas une seconde et partit dans la forêt. À l'endroit habituel était assis un homme, qui serrait sa ceinture avec un air très contrarié:
- J'ai mangé une charrette de pain, mais à quoi bon quand on a faim comme moi? Mon estomac est toujours vide et je dois toujours serrer ma ceinture.
Le Bêta fut très heureux de l'apprendre et lui dit gaiement:
- Lève-toi et suis-moi! Tu verras, tu mangeras à satiété.
Il emmena l'affamé dans la cour royale. Entre-temps, le roi fit apporter toute la farine du royaume et ordonna d'en faire une montagne de pain. L'homme de la forêt s'en approcha et se mit à manger. À la fin de la journée, il avait tout englouti. Et le Bêta, pour la troisième fois, demanda la main de la princesse. Mais le roi se déroba encore en demandant à son futur gendre de trouver un bateau qui saurait aussi bien se déplacer sur l'eau que sur la terre.
- Dès que tu me l'amèneras, le mariage aura lieu.
Le Bêta repartit dans la forêt et, là était assis le vieux gnome gris qui dit:
- J'ai bu pour toi, j'ai mangé pour toi. Et maintenant je vais te procurer ce bateau; tout cela parce que tu as été charitable avec moi.
Et, en effet, il lui donna ce bateau qui naviguait aussi bien sur l'eau que sur la terre et le roi ne put plus lui refuser la main de sa fille.