Con ngỗng vàng


Золотой гусь


Ngày xưa, có một người có ba đứa con trai, đứa con út được gọi là chàng Ngốc. Chàng thường bị khinh rẻ, chế giễu và nếu có việc gì thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến chàng.
Một hôm, người con trai cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn và uống khi đói và khát. Vừa vào tới rừng, một ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh ở trong bị của anh và cho lão uống một ngụm rượu vang. Lão đói và khát quá!
Nhưng anh chàng khôn ngoan đáp:
- Nếu tôi cho lão bánh và rượu vang của tôi thì chính tôi sẽ chẳng có gì cả, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta để mặc ông lão đứng đó và đi tiếp.
Anh ta đẵn cây được một lát thì tự nhiên trượt tay, rìu chém vào cánh tay nên anh phải về nhà để băng bó. Tai nạn ấy chính là do ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ gây ra.
Sau đó đến người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như đối với người con cả. Anh ta cũng gặp đúng ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, ông cũng xin anh một mẩu bánh và một ngụm rượu vang. Nhưng người con thứ hai nói nghe có vẻ có lý lắm:
- Tôi cho lão cái gì là tôi không có cái đó, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta cũng để mặc ông lão đứng đó mà đi tiếp.
Làm sao tránh khỏi bị trừng phạt: anh vừa mới chặt được vài nhát thì tự nhiên vung rìu chặt ngay vào chính chân mình nên phải khiêng về nhà.
Sau đó chàng Ngốc cũng xin cha:
- Thưa cha, cha để cho con đi rừng đốn củi một bận xem sao.
Người cha đáp:
- Hai anh mày đã bị thương trong chuyện đó, thôi đừng có đi, mày thì biết gì về việc đi rừng đốn củi.
Chàng Ngốc xin mãi, xin cho kỳ được mới thôi. Người cha bảo:
- Muốn đi thì cứ đi đi. Có thất bại, đau đớn thì mới khôn ra được.
Mẹ đưa cho anh một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai rượu bia chua.
Vừa vào tới rừng thì ông già nhỏ bé tóc bạc phơ lại bước tới chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu ở chai, lão đói và khát quá.
Chàng Ngốc đáp:
- Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy dùng tạm được thì xin cụ cùng ngồi ăn với cháu.
Hai người ngồi xuống. Khi chàng Ngốc lấy bánh ủ tro thì hóa ra là một chiếc bánh trứng ngon lành, và rượu bia chua kia đã biến thành rượu vang ngon.
Ăn uống xong đâu đấy, ông lão bảo:
- Vì cháu tốt bụng và sẵn sàng chia của của mình cho người khác nên lão cũng muốn ban phước cho cháu. Ở đằng kia có một cây cổ thụ, cháu đẵn xuống thế nào cũng thấy trong đám rễ cây một cái gì đó.
Ngay sau đó, ông lão chào từ biệt.
Chàng Ngốc đi lại đẵn cây cổ thụ. Cây vừa đổ xuống thì thấy trong đám rễ một con ngỗng lông bằng vàng thật.
Anh nhấc ngỗng lên và bế nó theo vào một quán trọ để ngủ trọ một đêm.
Chủ quán có ba cô con gái. Ba cô thấy ngỗng thì thắc mắc không hiểu là chim gì và chỉ muốn lấy được một chiếc lông bằng vàng của nó.
Cô cả nghĩ bụng:
- Thế nào mà chả có dịp để mình nhổ lấy một chiếc lông.
Khi chàng Ngốc đi ra ngoài, cô ta nắm ngay lấy cánh ngỗng, nhưng vừa đụng vào thì cả ngón lẫn tay của cô dính chặt luôn vào đó không rút ra được.
Một lát sau, cô thứ hai bước tới với ý định nhổ lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa chạm tay vào người cô chị thì bị dính luôn vào người chị.
Sau cùng cô thứ ba bước tới cũng định nhổ một chiếc lông ngỗng. Ngay lúc đó, hai cô chị thét lên:
- Tránh ra, trời ơi là trời, tránh ra!
Cô em út chẳng hiểu tại sao mình lại phải tránh ra, cô nghĩ bụng:
- Cái gì các chị làm được thì mình cũng làm được.
Rồi cô nhảy tới, vừa đụng tới các chị thì cô cũng bị dính luôn vào, thế là cả ba cô phải ngủ chung với ngỗng đêm đó.
Sáng hôm sau, chàng Ngốc bế ngỗng đi chẳng để ý gì đến ba cô dính vào ngỗng, các cô đành phải lẽo đẽo theo sau, mặc anh muốn rẽ sang phải hay trái tùy ý. Cha xứ gặp đoàn người ở giữa đồng, cha xứ nói:
- Không biết xấu hổ hay sao hả lũ con gái quạ tha ma bắt kia? Kéo đàn kéo lũ theo đàn ông đi giữa đồng ban ngày ban mặt thế kia thì coi sao được.
Cha liền nắm tay cô trẻ nhất tính kéo lại, cha vừa đụng đến cô thì chính cha cũng không thoát. Cha bị dính chặt luôn vào và cũng cứ thế lẽo đẽo đi theo sau.
Một lát sau, người giữ đồ thánh đi tới. Thấy cha xứ bám sát gót ba cô gái thì rất lấy làm ngạc nhiên, kêu lên:
- Trời ơi, cha đi đâu mà vội vàng như vậy? Cha nhớ là hôm nay con phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy.
Người giữ đồ thánh chạy lại nắm lấy tay áo cha thì cũng bị dính vào.
Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì có hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ họ kéo mình và người giữ đồ thánh ra. Nhưng hai bác nông dân vừa sờ vào người giữ đồ thánh thì lại bị dính chặt luôn vào. Thế là cả bảy người đành phải lẽo đẽo theo sau chàng Ngốc ôm ngỗng.
Sau đó chàng Ngốc tới kinh đô. Vua ngự trị đất nước hồi bấy giờ có một cô con gái, nàng quá ư là nghiêm nghị, nghiêm nghị tới mức không ai có thể làm cho nàng bật cười được. Vua truyền lệnh cho khắp thiên hạ, ai làm công chúa bật cười thì được phép cưới nàng làm vợ.
Chàng Ngốc nghe tin ấy, cũng ôm ngỗng cùng đoàn người thất thểu bước thấp bước cao đến trước mặt công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch nối đuôi nhau tức cười quá nên bật cười lên, cười mãi, cười hoài như không muốn dứt.
Rồi chàng Ngốc đòi cưới công chúa. Nhưng vua không thích chàng rể ấy, viện hết cớ này đến cớ khác để từ chối. Vua ra điều kiện cho chàng Ngốc phải tìm và dẫn tới một người có thể uống cạn hết một hầm rượu vang thì mới được cưới công chúa.
Chàng Ngốc nghĩ ngay tới ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, người có thể giúp anh chuyện này. Anh đi vào rừng, tới chỗ cây bị đẵn anh thấy có một người đàn ông ngồi mặt buồn rườu rượi. Chàng Ngốc hỏi người đó lý do vì sao buồn như vậy.
Người đó trả lời:
- Tôi khát khô cả cổ, tôi đã uống mà vẫn còn khát. Tôi không chịu được nước lã. Thực ra, tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng nó chỉ như muối bỏ bể.
Chàng Ngốc nói:
- Thế thì anh có thể giúp tôi. Anh hãy đi với tôi, anh có thể uống no, uống tới chán thì thôi.
Sau đó chàng Ngốc dẫn anh ta tới hầm rượu của nhà vua. Anh chàng này nhảy tới các thùng rượu to tướng, uống mãi, uống hoài, uống tới khi căng tức cả bụng, chưa đến một ngày mà anh ta uống cạn hết cả một hầm rượu vang.
Chàng Ngốc lại đòi cưới công chúa. Vua bực mình lắm, một tên vớ vẩn mà mọi người đặt tên là chàng Ngốc mà lại đòi cưới con gái ông ư? Vua lại đưa ra những điều kiện mới: Chàng Ngốc phải tìm sao cho ra một người có khả năng ăn hết một núi bánh.
Chàng Ngốc ngồi suy nghĩ một lát rồi đi vào rừng. Vẫn chỗ đẵn cây cũ có một người đàn ông ngồi hai tay đang thắt bụng bằng một chiếc dây da, bộ mặt nom thật thiểu não, anh ta nói:
- Tôi đã ăn một lò bánh, nhưng nó chẳng thấm tháp vào đâu cả đối với một người ăn thủng nồi trôi rế như tôi. Dạ dày tôi vẫn lép kẹp, tôi phải thắt bụng cho nhỏ lại kẻo chết đói mất.
Chàng Ngốc mừng quá nói ngay:
- Anh đứng dậy đi với tôi, anh sẽ được ăn no nê.
Chàng Ngốc dẫn anh ta tới sân rồng, nhà vua cho chở bột mì của cả nước về cung, rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Anh chàng người rừng bước ra, rồi bắt đầu ăn. Chỉ trong một ngày cả núi bánh biến mất.
Lần thứ ba chàng Ngốc đòi lấy công chúa. Một lần nữa vua lại tìm cách thoái thác nên bắt chàng Ngốc phải tìm cho ra một chiếc thuyền có thể đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nói:
- Nếu ngươi cập bến bằng thuyền đó thì ngươi có thể cưới con gái ta.
Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão nhỏ bé tóc bạc phơ, người mà anh mời ăn bánh trước đây đã ngồi ở đó. Ông lão nói:
- Chính lão đã uống và ăn hộ anh. Để lão cho anh chiếc thuyền, tất cả những chuyện đó đều do lão làm giúp anh, vì anh đã cư xử với lão tử tế.
Rồi ông lão tóc bạc phơ cho chàng Ngốc một chiếc thuyền đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nhìn thấy thuyền cập bến thì không còn cách gì giữ con gái được nữa. Đám cưới được tổ chức linh đình. Sau khi vua băng hà, chàng Ngốc lên nối ngôi và sống hạnh phúc bên người vợ của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Жил да был на свете человек, у которого было три сына, и самый младший из них звался Дурнем, и все его презирали и осмеивали и при каждом удобном случае обижали.
Случилось однажды, что старший должен был идти в лес дрова рубить, и мать дала ему про запас добрый пирог и бутылку вина, чтобы он не голодал и жажды не знал.
Когда он пришел в лес, повстречался ему старый седенький человечек, пожелал ему доброго утра и сказал: "Я голоден, и жажда меня мучит - дай мне отведать кусочек твоего пирога и выпить глоток твоего вина".
Умный сын отвечал: "Коли я дам тебе отведать своего пирога да отхлебнуть своего вина, так мне и самому ничего не останется. Проваливай!" - и, не обращая на человечка внимания, пошел себе далее.
Когда же он стал обтесывать одно дерево, то вскоре ударил как-то топором мимо да попал по своей же руке так неловко, что должен был уйти домой и перевязать свою руку. Так отплатил ему маленький седенький человечек за его скупость.
Затем пошел второй сын в лес, и мать точно так же, как старшему, дала и этому про запас пирог и бутылку вина. И ему тоже повстречался старенький, седенький человечек и стал у него просить кусочек пирога и глоток вина.
Но и второй сын отвечал ему весьма разумно: "То, что я тебе отдам, у меня убудет, проваливай!" - и, не оглядываясь на человечка, пошел своей дорогой.
И он был также за это наказан: едва успел он сделать удар-другой по дереву, как рубанул себе по ноге, да так, что его должны были снести домой на руках.
Тогда сказал Дурень: "Батюшка, дозволь мне разочек в лес сходить, дров порубить". - "Что ты в этом смыслишь? Вот братья твои и поумнее тебя, да какого себе ущерба наделали! Не ходи!"
Дурень однако же просил да просил до тех пор, пока отец не сказал: "Да ну, ступай! Авось тебя твоя беда уму-разуму научит!" А мать про запас только и дала ему, что лепешку, на воде в золе выпеченную, да бутылку прокисшего пива.
Пришел он в лес, и ему тоже повстречался старенький, седенький человечек и сказал: "Мне и есть и пить хочется, дай мне кусочек твоей лепешки и глоточек твоего питья".
Дурень и ответил ему: "Да у меня только и есть, что лепешка, на воде замешанная, а в бутылке прокисшее пиво; коли это тебе любо, так сядем да поедим вместе".
Вот и уселись они, и каково же было удивление Дурня, когда он полез за пазуху за своею лепешкою, а вынул отличный пирог, откупорил бутылку, а в бутылке вместо прокисшего пива оказалось доброе винцо!
Попили они, поели, и сказал человечек Дурню: "Сердце у тебя доброе, и ты со мною охотно поделился всем, что у тебя было; за то и я хочу тебя наделить счастьем. Вот стоит старое дерево; сруби его и в корневище найдешь подарок".
Затем человечек распрощался с Дурнем.
Пошел Дурень к дереву, подрубил его и, когда оно упало, увидел в корневище дерева золотого гуся. Поднял он гуся, захватил с собою и зашел по пути в гостиницу, где думал переночевать.
У хозяина той гостиницы было три дочери; как увидели они золотого гуся, так и захотелось им посмотреть поближе, что это за диковинная птица, и добыть себе хоть одно из ее золотых перышек.
Старшая подумала: "Уж я улучу такую минутку, когда мне можно будет выхватить у него перышко", - и при первом случае, когда Дурень куда-то отлучился, она и ухватила гуся за крыло…
Но увы! И пальцы, и вся рука девушки так и пристали к крылу, словно припаянные!
Вскоре после того подошла и другая; она тоже только о том и думала, как бы ей добыть себе золотое перышко, но едва только она коснулась своей сестры, как приклеилась к ней, так что и оторваться не могла.
Наконец подошла и третья с тем же намерением; и хоть сестры кричали ей, чтобы она не подходила и не прикасалась, но она их не послушалась.
Она подумала, что коли они там при гусе, так отчего же и ей там тоже не быть?
И подбежала, и чуть только коснулась своих сестер, как и прилипла к ним.
Так должны были они всю ночь провести с гусем. На другое утро Дурень подхватил гуся под мышку и пошел своею дорогою, нимало не тревожась о том, что вслед за гусем волоклись и три девушки, которые к гусю приклеились.
Среди поля на дороге повстречался им пастор, и когда увидел это странное шествие, то сказал: "Да постыдитесь же, дрянные девчонки! Как вам не совестно бежать следом за этим молодым парнем? Разве так-то водится?"
При этом он схватил младшую за руку и хотел отдернуть; но едва он коснулся ее, как и прилип к ее руке, и сам был вынужден бежать за тремя девушками.
Немного спустя повстречался им причетник и не без удивления увидел господина пастора, который плелся следом за девушками. Он тотчас крикнул: "Э, господин пастор, куда это вы так поспешно изволите шествовать? Не забудьте, что нам с вами еще придется крестить сегодня", - и он тоже подбежал к пастору, и ухватил было его за рукав, но так и прилип к рукаву…
Когда они все пятеро плелись таким образом вслед за гусем, повстречались им еще два мужика, которые возвращались с поля с заступами на плече. Пастор подозвал их и попросил как-нибудь освободить его и причетника из этой связки. Но едва только те коснулись причетника, как и они пристали к связке, и таким образом их уже побежало семеро за Дурнем и его гусем.
Так пришли они путем-дорогою в город, где правил король, у которого дочь была такая задумчивая, что ее никто ничем рассмешить не мог. Вот и издал король указ, по которому тот, кому удалось бы рассмешить королевскую дочь, должен был и жениться на ней.
Дурень, прослышав о таком указе, тотчас пошел со своим гусем и всей свитой к королевской дочке, и когда та увидела этих семерых человек, которые бежали за гусем, она разразилась громким смехом и долго не могла уняться.
Тогда Дурень потребовал, чтобы она была выдана за него замуж, но будущий зять королю не понравился, он стал придумывать разные увертки, и наконец сказал, что отдаст за него дочь только тогда, когда он приведет ему такого опивалу, который бы мог один целый погреб выпить.
Дурень вспомнил о седеньком человечке, который, конечно, мог ему в этой беде оказать помощь, пошел в тот же лес и на том месте, где он срубил дерево, увидел того же самого человечка, и сидел он там очень грустный.
Дурень спросил его, что у него за горе на сердце. Тот отвечал: "Меня томит такая жажда, что я ее ничем утолить не могу; холодной воды у меня желудок не переносит; а вот бочку вина я выпил; но что значит эта капля, коли выплеснешь ее на раскаленный камень?" - "Ну, так я могу тебе в горе пособить, - сказал Дурень, - пойдем со мною, и я утолю твою жажду".
Он привел человечка в королевский погреб, и тот набросился на большие бочки вина, и пил-пил, так что у него и пятки от питья раздуло, и прежде чем миновали сутки, успел уже осушить весь погреб.
Дурень вторично потребовал у короля свою невесту, но король рассердился на то, что дрянной парнишка, которого каждый называл Дурнем, смел думать о женитьбе на его дочери; поэтому король поставил новые условия: прежде, чем жениться на королевне. Дурень должен был добыть ему такого объедалу, который бы мог один съесть целую гору хлеба.
Дурень, недолго думая, прямо направился в лес, там увидел он на том же месте человечка, который подтягивал себе что есть мочи живот ремнем и корчил весьма печальную рожу, приговаривая: "Вот сейчас съел я полнехоньку печь ситного хлеба, но что может значить этот пустяк, когда такой голод мучит! Желудок у меня пустехонек, и вот я должен стягивать себе живот ремнем как можно туже, чтобы не околеть с голоду".
Дурень-то и обрадовался, услышав эти речи. "Пойдем со мною, - сказал он, - я тебя накормлю досыта".
Он повел человечка ко двору короля, который велел свезти всю муку со своего королевства и приказал испечь из той муки огромную хлебную гору; но лесной человек как пристал к той горе, принялся есть, и горы в один день как не бывало!
Тогда Дурень в третий раз стал требовать у короля свою невесту, а король еще раз постарался увильнуть и потребовал, чтобы Дурень добыл такой корабль, который и на воде, и на земле может одинаково двигаться: "Как только ты ко мне на том корабле приплывешь, - сказал король, - так тотчас и выдам за тебя мою дочь замуж".
Дурень прямехонько прошел в лес, увидел сидящего там седенького человечка, с которым он поделился своею лепешкою, и тот сказал ему: "Я за тебя и пил, и ел, я же дам тебе и такой корабль, какой тебе нужен; все это я делаю потому, что ты был ко мне жалостливым и сострадательным".
Тут и дал он ему такой корабль, который и по земле, и по воде мог одинаково ходить, и когда король тот корабль увидел, он уж не мог Дурню долее отказывать в руке своей дочери.
Свадьба была сыграна торжественно, а по смерти короля Дурень наследовал все его королевство и долгое время жил со своею супругою в довольстве и в согласии.