Der Gaudieb und sein Meister


Trò và thầy


Jan wollte seinen Sohn ein Handwerk lehren lassen; da ging Jan in die Kirche und betete zu unserem Herrgott, was ihm wohl zuträglich wäre. Da steht der Küster hinter dem Altar und sagt: "Das Gaudieben, das Gaudieben." Da geht Jan wieder zu seinem Sohn, er müßte das Gaudieben lernen, das hätte ihm unser Herrgott gesagt. Geht er mit seinem Sohn und sucht sich einen Mann, der das Gaudieben kann. Da gehen sie dann eine ganze Zeit und kommen in einen großen Wald, da steht so ein kleines Häuschen mit so einer alten Frau darin. Sagt Jan zu ihr: "Wißt Ihr nicht einen Mann, der das Gaudieben kann?" - "Das könnt ihr hier wohl lernen," sagt die Frau, "mein Sohn ist ein Meister darin." Da spricht er mit dem Sohn, ob er auch richtig gaudieben könne. Der Gaudiebsmeister sagt: "Ich will's Euren Sohn schon richtig lehren. Kommt nur übers Jahr wieder, wenn Ihr dann Euren Sohn noch kennt, dann will ich gar kein Lehrgeld haben, und kennt Ihr ihn nicht, dann müßt Ihr mir zweihundert Taler geben."
Der Vater geht wieder nach Hause, und der Sohn lernt gut hexen und gaudieben. Als das Jahr um ist, geht der Vater und denkt traurig darüber nach, wie er das anfangen will, daß er seinen Sohn erkennt. Wie er nun so geht und vor sich hinsinnt, da kommt ihm ein kleines Männchen entgegen, das sagt: "Mann, was ist Euch? Ihr seid ja so betrübt?" - "Oh," sagt Jan, "ich habe meinen Sohn vor einem Jahr bei einem Gaudiebsmeister vermietet, der sagte mir, ich solle übers Jahr wiederkommen, und wenn ich dann meinen Sohn nicht kenne, dann sollte ich ihm zweihundert Taler geben; wenn ich ihn aber erkennen würde, dann hätt ich ihm nichts zu geben. Nun bin ich aber so bange, daß ich ihn nicht erkenne, und ich weiß nicht, wo ich das Geld herkriegen soll."
Da sagt das Männchen, er solle ein Krüstchen Brot mitnehmen und sich damit unter den Kamin stellen: "Da auf der Stange steht ein Körbchen, da guckt ein Vögelchen heraus, das ist Euer Sohn."
Da geht Jan hin und wirft ein Krüstchen Schwarzbrot vor den Korb; da kommt das Vögelchen heraus und blickt darauf: "Holla, mein Sohn, bist du hier?" sagt der Vater. Da freute sich der Sohn, daß er seinen Vater sah, aber der Lehrmeister sagte: "Das hat dir der Teufel eingegeben; wie könnt Ihr sonst Euren Sohn erkennen?" - "Vater, laß uns gehen," sagte der Junge.
Da will der Vater mit seinem Sohn nach Hause gehen; unterwegs kommt da eine Kutsche angefahren. Da sagt der Sohn zu seinem Vater: "Ich will mich in einen großen Windhund verwandeln, dann könnt Ihr viel Geld mit mir verdienen." Da ruft der Herr aus der Kutsche: "Mann, wollt Ihr den Hund verkaufen?" - "Ja," sagte der Vater. "Wieviel Geld wollt Ihr denn dafür haben?" - "Dreißig Taler." - "Ja, Mann, das ist viel, aber meinetwegen, da er so ein gewaltig schöner Rüde ist, so will ich ihn behalten." Der Herr nimmt ihn in seine Kutsche, aber kaum ist er ein Stück gefahren, da springt der Hund durch das Glas aus dem Wagen, und da war er kein Windhund mehr und war wieder bei seinem Vater.
Da gehen sie nun zusammen nach Hause. Am andern Tag ist Markt im nächsten Dorf; da sagt der Junge zu seinem Vater: "Ich will mich nun in ein schönes Pferd verwandeln, dann verkauft mich; aber wenn Ihr mich verkauft habt, dann müßt Ihr mir den Zaum abnehmen, sonst kann ich kein Mensch wieder werden." Da zieht der Vater nun mit dem Pferd zum Markt; da kommt der Gaudiebsmeister und kauft das Pferd für hundert Taler, und der Vater vergißt's und nimmt ihm den Zaum nicht ab. Da nimmt nun der Mann das Pferd mit nach Hause und stellt es in den Stall. Als die Magd über die Diele geht, da sagt das Pferd: "Nimm mir den Zaum, nimm mir den Zaum ab!" Da bleibt die Magd stehen und lauscht: "Ja, kannst du reden?" Geht hin und nimmt den Zaum ab. Da wird das Pferd ein Sperling und fliegt über die Türe, aber der Hexenmeister wird auch ein Sperling und fliegt ihm nach. Da kommen sie miteinander zusammen und beißen sich, aber der Meister verspielt und macht sich ins Wasser und ist ein Fisch. Da wird der Junge auch ein Fisch, und sie beißen sich wieder, daß der Meister verspielen muß. Da verwandelt sich der Meister in ein Huhn, und der Junge wird ein Fuchs und beißt dem Meister den Kopf ab; da ist er gestorben und liegt tot bis auf den heutigen Tag.
Ông Jan muốn cho con theo học nghề. Ông tới nhà thờ cầu khẩn. Người trông coi việc tế lễ của nhà thờ đứng sau bàn thờ, nghe tiếng cầu khẩn, ông ta liền nói nho nhỏ:
- Học nghề ăn trộm, học nghề ăn trộm.
Về nhà, ông Jan bảo con theo học nghề ăn trộm. Thế rồi hai bố con đi tìm thầy để học. Đi cả một ngày đường mới tới được cánh đồng hoang vắng kia, giữa rừng có một căn nhà nhỏ, một bà già đang ngồi trong nhà. Ông Jan cất tiếng hỏi:
- Xin bà chỉ cho biết nhà ông thầy dạy nghề ăn trộm ở đâu?
Bà già đáp:
- Học nghề ấy có thể học tại đây. Con tôi cũng là một người tài ba trong nghề ấy.
Ông Jan dặn con gắng theo học nghề mà thánh đã linh ứng.
Người thầy dạy nghề nói với ông Jan:
- Tôi sẽ dạy con ông thành nghề. Một năm sau mời ông lại đây, nếu ông nhận được ra con trai ông thì tôi không lấy tiền bạc, nếu không ông phải trả tôi 200 Thalơ.
Rồi ông bố quay trở về làng. Đứa con ở lại học nghề.
Thấm thoát đã một năm. Ông Jan lên đường, ông vừa đi vừa đăm chiêu suy nghĩ, tìm cách sao nhận được con mình. Trong lúc ông đang mải nghĩ thì một người tí hon đi tới và hỏi:
- Ông có việc chi mà đăm chiêu vậy?
Ông Jan đáp:
- Trời, cách đây một năm tôi có cho con trai đi học nghề ăn trộm, ông thầy dạy cháu có nói, sau một năm, nếu tôi nhận ra cháu thì không lấy tiền dạy, nếu không thì tôi phải trả 200 Thalơ. Tôi rất lo, không biết có nhận được ra cháu nữa không, nếu không thì gay lắm, lấy đâu ra tiền mà trả.
Người tí hon dặn ông mang theo bánh mì, tới nơi nên đứng bên cạnh lò sưởi. Người tí hon còn nói:
- Ở trên xà nhà có một cái rỏ, nếu con chim ở trong vỏ ngoái cổ ra ngoài thì chính nó là con trai ông.
Tới nhà ông thầy dạy nghề, ông Jan đặt mấy miếng bánh mì đen trước chiếc rỏ, con chim trong rỏ thò ngay đầu ra ngoài, ông Jan gọi ngay:
- Hello, con trai yêu quý, con ở trong đó à?
Con chim vỗ cánh mừng khi cha nhận được ra mình. Thầy dạy nghề bực mình nói:
- Chỉ có quỷ rỉ tai thì ông ta mới biết được.
Đứa con nói:
- Cha con ta về đi.
Rồi hai cha con lên đường về nhà. Dọc đường họ gặp một chiếc xe ngựa chạy ngang qua, đứa con nói:
- Con sẽ biến thành chó săn, bố đem bán đi sẽ có nhiều tiền tiêu.
Người bố vẫy tay gọi xe và nói:
- Này, ông có muốn mua chó không?
Người đánh xe hỏi:
- Thế bao nhiêu thì ông bán?
- Ba mươi Taler.
- Ái chà, thế thì đắt đấy chứ, thôi cũng được, đưa chó đây.
Người đánh xe cho chó vào trong xe và tiếp tục cuộc hành trình. Xe mới chạy được một thôi đường thì chó nhảy phốc ra khỏi xe lao thẳng vào rừng, chạy ngược lại chỗ người cha đang đứng.
Lại một lần khác, đúng hôm chợ phiên, người con nói với bố:
- Hôm nay con sẽ hóa thành ngựa, bố mang ngựa ra chợ bán, mua bán xong xuôi con lại hiện nguyên hình người.
Người bố dắt ngựa ra chợ bán. Ông tổ nghề trộm đi chợ, thấy ngựa đẹp liền mua và trả một trăm Taler.
Người mua dắt ngựa về nhà và nhốt ngựa vào chuồng. Thấy cô gái hầu đi ngang qua, ngựa nói:
- Mở cửa chuồng cho tôi, mở cửa chuồng cho tôi.
Cô gái lại mở cửa chuồng, ngựa biến ngay thành chim sẻ và bay vút qua nóc nhà. Chủ nhà cũng là tay phép thuật, liền biến ngay thành chim sẻ và bay đuổi theo. Một lát sau thì đuổi kịp. Hai con chim thách đố nhau. Ông tổ ăn trộm biến thành cá bơi dưới nước, học trò cũng biến luôn thành cá, hai bên lại thách đố nhau tiếp. Ông tổ ăn trộm biến thành gà trống, trò biến thành cáo và nhảy tới cắn đứt đôi cổ gà. Gà lăn ra chết thẳng cẳng và hãy còn nằm đó cho tới ngày nay.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng