O ladrão e seu mestre


Trò và thầy


Houve, uma vez, um homem chamado João, o qual desejava que o filho aprendesse um ofício; então foi à igreja e pediu ao bom Deus a graça que o filho encontrasse um ofício conveniente. Atrás do altar, porém, estava escondido o sacristão, que lhe sugeriu:
- Que aprenda o ofício de ladrão! O ofício de ladrão!
João virou nos calcanhares, foi para casa e disse ao filho que deveria aprender o ofício de ladrão, pois fora esse o conselho do bom Deus.
Partiram, então, os dois à procura de alguém que fosse perito nesse ofício; andaram o dia inteiro, por fim chegaram a uma grande floresta, onde avistaram um casebre habitado por uma velhinha. João dirigiu-se a ela e perguntou:
- Não conheceis alguém que saiba ensinar o ofício de ladrão? Pois desejo que meu filho siga essa profissão.
- Oh, ele pode aprender muito bem aqui; meu filho é mestre nessa arte, - respondeu a mulher.
E João perguntou ao filho da velha se realmente sabia a arte e podia ensinar ao seu com perfeição.
- Podes ficar descansado, - respondeu o filho da velha. - Ensinarei tudo a teu filho. Volta daqui a um ano; se o reconheceres, não exigirei pagamento algum; mas, se não o reconheceres, terás de pagar-me duzentas moedas.
João voltou para a casa e deixou o filho aprendendo a arte da feitiçaria e do banditismo. Transcorrido o ano marcado, o pai volveu ao casebre da floresta, mas ia profundamente aflito por não saber se reconheceria ou não o filho. Andando e choramingando, topou com um homenzinho, que lhe perguntou:
- Por quê te lastimas tanto e vais com essa cara tão triste?
- Ah! - disse João, - faz justamente um ano que deixei meu filho na casa de um ladrão para aprender o ofício; o mestre me disse para voltar daí a um ano e se fosse capaz de reconhecer meu filho ele não me cobraria nada; mas se não o reconhecesse teria de pagar-lhe duzentas moedas. Agora estou com receio de não reconhecê-lo e não sei onde poderei arranjar as duzentas moedas.
O homenzinho então lhe disse:
- Deves levar contigo um cesto de pão e sentar-te na pedra em baixo da lareira; lá no alto, dependurada na trave, está uma gaiola com um passarinho espiando para fora; esse passarinho é teu filho.
João seguiu o conselho do homenzinho; levou um cesto de pão e postou-se diante da lareira; daí a pouco saiu um passarinho da gaiola e veio bicar o pão olhando para ele.
- Olá, meu filho! Estás aqui?!
O filho ficou muito satisfeito ao ver o pai, mas o mestre resmungou:
- Foi certamente o diabo quem te sugeriu a maneira de reconhecer teu filho!
- Vamos embora daqui, meu pai. - Disse o rapaz.
Pai e filho, então, puseram-se a caminho de casa; depois de andar bastante, viram passar uma carruagem e o filho disse:
- Vou-me transformar num belo galgo, meu pai, assim poderás arranjar dinheiro vendendo-me.
O senhor que ia na carruagem gritou para João:
- Olá, bom homem, queres vender-me o teu cachorro?
- Posso vender, - disse o pai.
- E quanto queres por ele?
- Quero trinta moedas.
- Trinta moedas! É muito dinheiro! Mas como é tão bonito pagarei o que me pedes.
Concluído o negócio, o senhor fez o cão subir para a carruagem; mas não haviam andado muito e o cão subitamente salta pela janela da carruagem e vai reunir-se ao pai; já não era mais cachorro, voltara ao aspecto normal.
Prosseguiram juntos o caminho rumo de casa. No dia seguinte, havia feiro na aldeia vizinha e o rapaz disse ao pai:
- Vou transformar-me num belo cavalo e tu poderás vender-me. Quando me venderes, tira-me antes o cabresto, se não poderei voltar á forma humana.
João levou o cavalo à feira e eis que chega o mestre ladrão e compra o cavalo por cem moedas. Vendo tanto dinheiro, João ficou tão contente que esqueceu de tirar o cabresto. O mestre levou-o para casa e prendeu-o na estrebaria. Quando a criada ia passando perto da grade da estrebaria, o cavalo disse:
- Tira-me este cabresto! Tira-me este cabresto!
- Oh! Podes falar! - exclamou, espantada, a moça.
Foi até ele e tirou-lhe o cabresto; imediatamente o cavalo transformou-se num pardal, que saiu voando. O mestre ladrão transforma-se, também, cm pássaro e sai voando atrás dele. Alcançando pouco depois o pardal, desafia-o e batem-se, mas o mestre sai derrotado e se atira dentro da água, transformando-se cm peixe. Então o rapaz também se transforma em peixe, batem-se novamente e o mestre torna a perder. Então, ele se transforma numa galinha e o rapaz numa raposa que, com uma dentada arrancou a cabeça da galinha, deixando-o morto para sempre. E morto continua até hoje.
Ông Jan muốn cho con theo học nghề. Ông tới nhà thờ cầu khẩn. Người trông coi việc tế lễ của nhà thờ đứng sau bàn thờ, nghe tiếng cầu khẩn, ông ta liền nói nho nhỏ:
- Học nghề ăn trộm, học nghề ăn trộm.
Về nhà, ông Jan bảo con theo học nghề ăn trộm. Thế rồi hai bố con đi tìm thầy để học. Đi cả một ngày đường mới tới được cánh đồng hoang vắng kia, giữa rừng có một căn nhà nhỏ, một bà già đang ngồi trong nhà. Ông Jan cất tiếng hỏi:
- Xin bà chỉ cho biết nhà ông thầy dạy nghề ăn trộm ở đâu?
Bà già đáp:
- Học nghề ấy có thể học tại đây. Con tôi cũng là một người tài ba trong nghề ấy.
Ông Jan dặn con gắng theo học nghề mà thánh đã linh ứng.
Người thầy dạy nghề nói với ông Jan:
- Tôi sẽ dạy con ông thành nghề. Một năm sau mời ông lại đây, nếu ông nhận được ra con trai ông thì tôi không lấy tiền bạc, nếu không ông phải trả tôi 200 Thalơ.
Rồi ông bố quay trở về làng. Đứa con ở lại học nghề.
Thấm thoát đã một năm. Ông Jan lên đường, ông vừa đi vừa đăm chiêu suy nghĩ, tìm cách sao nhận được con mình. Trong lúc ông đang mải nghĩ thì một người tí hon đi tới và hỏi:
- Ông có việc chi mà đăm chiêu vậy?
Ông Jan đáp:
- Trời, cách đây một năm tôi có cho con trai đi học nghề ăn trộm, ông thầy dạy cháu có nói, sau một năm, nếu tôi nhận ra cháu thì không lấy tiền dạy, nếu không thì tôi phải trả 200 Thalơ. Tôi rất lo, không biết có nhận được ra cháu nữa không, nếu không thì gay lắm, lấy đâu ra tiền mà trả.
Người tí hon dặn ông mang theo bánh mì, tới nơi nên đứng bên cạnh lò sưởi. Người tí hon còn nói:
- Ở trên xà nhà có một cái rỏ, nếu con chim ở trong vỏ ngoái cổ ra ngoài thì chính nó là con trai ông.
Tới nhà ông thầy dạy nghề, ông Jan đặt mấy miếng bánh mì đen trước chiếc rỏ, con chim trong rỏ thò ngay đầu ra ngoài, ông Jan gọi ngay:
- Hello, con trai yêu quý, con ở trong đó à?
Con chim vỗ cánh mừng khi cha nhận được ra mình. Thầy dạy nghề bực mình nói:
- Chỉ có quỷ rỉ tai thì ông ta mới biết được.
Đứa con nói:
- Cha con ta về đi.
Rồi hai cha con lên đường về nhà. Dọc đường họ gặp một chiếc xe ngựa chạy ngang qua, đứa con nói:
- Con sẽ biến thành chó săn, bố đem bán đi sẽ có nhiều tiền tiêu.
Người bố vẫy tay gọi xe và nói:
- Này, ông có muốn mua chó không?
Người đánh xe hỏi:
- Thế bao nhiêu thì ông bán?
- Ba mươi Taler.
- Ái chà, thế thì đắt đấy chứ, thôi cũng được, đưa chó đây.
Người đánh xe cho chó vào trong xe và tiếp tục cuộc hành trình. Xe mới chạy được một thôi đường thì chó nhảy phốc ra khỏi xe lao thẳng vào rừng, chạy ngược lại chỗ người cha đang đứng.
Lại một lần khác, đúng hôm chợ phiên, người con nói với bố:
- Hôm nay con sẽ hóa thành ngựa, bố mang ngựa ra chợ bán, mua bán xong xuôi con lại hiện nguyên hình người.
Người bố dắt ngựa ra chợ bán. Ông tổ nghề trộm đi chợ, thấy ngựa đẹp liền mua và trả một trăm Taler.
Người mua dắt ngựa về nhà và nhốt ngựa vào chuồng. Thấy cô gái hầu đi ngang qua, ngựa nói:
- Mở cửa chuồng cho tôi, mở cửa chuồng cho tôi.
Cô gái lại mở cửa chuồng, ngựa biến ngay thành chim sẻ và bay vút qua nóc nhà. Chủ nhà cũng là tay phép thuật, liền biến ngay thành chim sẻ và bay đuổi theo. Một lát sau thì đuổi kịp. Hai con chim thách đố nhau. Ông tổ ăn trộm biến thành cá bơi dưới nước, học trò cũng biến luôn thành cá, hai bên lại thách đố nhau tiếp. Ông tổ ăn trộm biến thành gà trống, trò biến thành cáo và nhảy tới cắn đứt đôi cổ gà. Gà lăn ra chết thẳng cẳng và hãy còn nằm đó cho tới ngày nay.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng