Yorinda y Yoringuel


Jorinde và Joringel


Érase una vez un viejo castillo, que se levantaba en lo más fragoso de un vasto y espeso bosque. Lo habitaba una vieja bruja, que vivía completamente sola. De día tomaba la figura de un gato o de una lechuza, y al llegar la noche recuperaba de nuevo su forma humana. Poseía la virtud de atraer a toda clase de aves y animales silvestres, de los que se alimentaba. Todo aquel que se acercaba a cien pasos del castillo quedaba detenido, sin poder moverse del lugar hasta que ella se lo permitía; y siempre que entraba en aquel estrecho círculo una doncella, la vieja la transformaba en pájaro y, metiéndola en una cesta, la guardaba en un aposento del castillo. Tendría quizás unas siete mil cestas de esta clase.
Vivía también por aquel entonces una doncella llamada Yorinda, más hermosa que ninguna. Era la prometida de un doncel, muy apuesto también, que tenía por nombre Yoringuel. Hallábanse en lo mejor de su noviazgo, y nada les gustaba tanto como estar juntos. Para poder hablar a solas, se fueron un día a pasear por el bosque.
- ¡Guárdate bien - dijo Yoringuel - de acercarte demasiado al castillo!
Era un bello atardecer; el sol brillaba entre las ramas de los árboles, bañando con su luz el verde de la selva, y una tórtola cantaba su lamento desde lo alto de la vieja haya.
De pronto, a Yorinda se le saltaron las lágrimas; sentóse al sol, y se echó a llorar; y también lloraba Yoringuel. Ambos se sentían presa de una extraña angustia, como si presintieran la proximidad de la muerte. Miraban a su alrededor, desconcertados, y no sabían cómo volver a casa. El sol se ocultaba; sólo la mitad de su disco sobresalía de la cima de la montaña cuando Yoringuel, al dirigir la mirada a través de la maleza, descubrió, a muy poca distancia, el viejo muro del castillo. Aterrorizado, sintió una angustia de muerte, mientras Yorinda cantaba:
"Mi pajarillo del rojo anillo
canta tristeza, tristeza, tristeza,
canta la muerte a su pichoncillo,
canta tristeza, ¡tirit, tirit, tirit!".
Yoringuel se volvió a mirar a Yorinda. La doncella se había transformado en un ruiseñor y cantaba: "¡Tirit, tirit!". Una lechuza de ojos ardientes pasó tres veces volando sobre sus cabezas, gritando cada vez: "¡Chu, chu, ju, ju!". Yoringuel no podía moverse; se sentía como petrificado, sin poder llorar, ni hablar, ni mover manos ni pies.
El sol acabó de desaparecer, la lechuza voló a un arbusto, e inmediatamente salió del follaje una vieja encorvado, flaca y macilenta, de grandes ojos encarnados y corva nariz que casi tocaba con la puntiaguda barbilla. Refunfuñando, cogió al ruiseñor y se lo llevó. Yoringuel no podía pronunciar una palabra ni moverse del lugar; el ruiseñor había desaparecido. Finalmente, volvió la bruja y, con voz sorda, dijo:
- ¡Hola, Zaquiel! Cuando brille la lunita en su cestita, desata, Zaquiel, en buena hora.
Y Yoringuel quedó desencantado. Postrándose a los pies de la vieja, suplicóle que le devolviese a su Yorinda. Pero ella le respondió que jamás volvería a verla, y desapareció. El mozo lloró, clamó, se lamentó, pero todo en vano. "¿Qué será de mí?", se decía. Anduvo a la ventura, y, al fin, llegó a un pueblo desconocido, en el que residió durante largo tiempo, trabajando como pastor de ovejas. Con frecuencia iba a rodar por los parajes del castillo, pero sin aventurarse nunca a acercarse demasiado. Soñó una noche que encontraba una flor roja como la sangre, en cuyo centro había una hermosa perla de gran tamaño. Arrancó la flor y se dirigió con ella al castillo; todo lo que tocaba con la flor, quedaba al momento desencantado; al fin recuperaba también a su Yorinda.
Al levantarse por la mañana se puso a buscar por montes y valles la flor soñada, hasta que, al llegar la madrugada del día noveno, la encontró. Tenía en el centro una gota de rocío, grande y hermosa como una perla. Cortóla y la llevó hasta el castillo; cuando llegó a cien pasos de él no se quedó petrificado, sino que pudo continuar hasta la puerta. Contentísimo, tocó con la flor el portal y éste se abrió bruscamente. Atravesó el patio, agudizando el oído para localizar el aposento de las aves, y, al fin, las oyó. Al entrar en él encontróse con la bruja, que estaba dando de comer a los pájaros encerrados en las siete mil cestas. Al ver la vieja a Yoringuel, encolerizóse terriblemente y se puso a increparle y a escupirle bilis y veneno; pero no podía acercársele a más de dos pasos. Él, sin hacerle caso, se dirigió a las cestas que contenían los pájaros; pero, entre tantos centenares de ruiseñores, ¿cómo iba a reconocer a su Yorinda? Mientras seguía buscando, observó que la vieja se llevaba disimuladamente una cesta, y con ella se encaminaba hacia la puerta. Precipitándose sobre la bruja, con la flor tocó la cesta y, al mismo tiempo, a la mujer, la cual perdió en el acto todo su poder de brujería, mientras reaparecía Yorinda, tan hermosa como antes, y se arrojaba en sus brazos. Redimió él entonces a todas las demás doncellas transformadas en aves y, con Yorinda, regresaron a su casa, donde ya vivieron muchos años con toda felicidad.
Ngày xửa ngày xưa có một lâu đài cổ nằm sâu giữa một khu rừng rộng lớn rậm rạp. Sống trong lâu đài là một mụ phù thủy độc ác. Ban ngày thì mụ biến thành một con mèo hiền lành, có khi mụ lại biến thành một con cú. Nhưng cứ tối đến mụ hiện nguyên hình như một bà già. Mụ khiến gió thổi, gọi chim bay về hướng mình đứng. Rồi mụ bắt chim làm thịt, đem rán ăn.
Người nào đến gần lâu đài của mụ, khi còn cách một trăm bước thì bỗng nhiên người đó như bị trời trồng, không nhúc nhích như tượng. Nếu đó lại là một thiếu nữ trinh tiết thì mụ phù thủy biến người đó thành chim, mụ nhốt chim vào trong lồng và đem treo trong một phòng của lâu đài. Mụ có tất cả bảy nghìn lồng chim với đủ các loài chim hiếm.
Đẹp nhất làng là cô Jorinde, cô đã hứa hôn cùng với chàng Giôringên. Trong những ngày ăn hỏi, họ càng quyến luyến nhau. Có lần họ rủ nhau đi chơi rừng, họ vừa đi vừa thủ thỉ tâm tình. Trời đã xế bóng lúc nào mà họ cũng không hay, giờ này người ta chỉ còn thấy những tia nắng yếu ớt chiếu qua rừng cây rậm rạp âm u. Tiếng chim cu gọi nhau về tổ nghe lòng càng bồn chồn buồn tiếc.
Giôringên nói với người yêu:
- Em nhớ nhé, không được tới gần lâu đài!
Thỉnh thoảng Jorinde lại khóc, cô ngồi khóc nức nở, than thở với ánh nắng xế chiều; Joringel cũng vậy. Họ than thân trách phận cứ như là họ sắp phải vĩnh biệt nhau.
Bóng tối đã đổ xuống, chỉ còn nhìn thấy nửa mặt trời đang khuất dần sau núi xa xa. Họ đã lạc trong rừng sâu lúc nào mà không hay, giờ không biết tìm đường ra khỏi rừng. Joringel ngẩng đầu lên nhìn qua bụi cây thì thấy mình đang đứng gần lũy cổ, chàng kinh hoàng và choáng váng muốn té xỉu. Jorinde hát:
Chim đeo vòng đỏ hót vang
Tiếc thay, tiếc thay, chẳng mày:
Bồ câu đã xuống suối vàng
Mang theo luyến tiếc bạn đời, chim ơi!
Giôringên nhìn quanh thì thấy giờ đây Jorinde đã hóa thành chim họa mi, chim hót: "Xin chào bạn đời!."
Rồi có một con cú bay tới, mắt nó như đốm lửa, nó lượn ba vòng quanh chim họa mi, rồi kêu: "Xu, hu, hu, hu."
Joringel không tài nào nhúc nhích được chân tay, chàng đứng đó như bức tượng đá, không khóc mà cũng không nói được tiếng nào, chàng đứng chết lặng đi.
Giờ đây mặt trời đã khuất hẳn sau núi, chim cú bay lượn xuống một bụi cây gần đó. Từ trong bụi cây một bà già lưng còng bước ra, bà gầy khẳng khiu, da vàng khè, có đôi mắt đỏ chói to tướng; có chiếc mũi đã quặp lại dài nom đến là kinh. Bà ta lẩm bẩm gì đó, rồi bước tới gần chim họa mi, lấy tay tóm lấy chim mang đi.
Joringel không tài nào nhấc được chân lên, và cũng chẳng nói được một lời nào.
Một lát sau, bà già kia lại quay lại, nói với giọng khàn khàn:
- Vào lúc tốt giờ ta nhốt chim vào lồng, đồng thời lúc đó ngươi cũng được trả lại tự do.
Joringel chạy đến, quỳ trước mặt bà, cầu xin bà trả lại Jorinde, bà nói rằng không bao giờ có chuyện đó, rồi bà quay người lại và đi mất.
Chàng trai đứng đó kêu gào, khóc lóc, than thân trách phận, nhưng tất cả những cái đó cũng chẳng giúp ích gì. Vừa khóc chàng vừa nói:
- U, u, u, tôi biết làm gì bây giờ, trời ơi!
Chàng cắm đầu cắm cổ mà đi, đi hoài đi mãi, cuối cùng chàng tới một vùng quê xa lạ, chàng trú ngụ lại ở đây chăn cừu.
Chàng hay chăn cừu ở khu rừng quanh lâu đài cổ, nhưng không bao giờ dám tới gần.
Một đêm nằm ngủ chàng mơ thấy một bông hoa đỏ chói, giữa bông hoa là một hòn ngọc to đẹp. Chàng ngắt bông hoa ấy và cầm hoa theo đi vào lâu đài cổ, hoa đụng vào đâu thì những phép bùa chú đều tan hết hiệu lực. Chàng mơ thấy gặp lại Giôrinđơ. Sớm ngày hôm sau, vừa mới tỉnh dậy chàng đã lên đường đi tìm hoa. Đi hết ngày này sang ngày khác, vào sáng ngày thứ chín thì chàng tìm thấy một bông hoa đỏ chói, có một giọt sương to đọng trong nhụy hoa trông giống như một hòn ngọc đẹp. Ngày cũng như đêm, lúc nào chàng cũng mang theo hoa bên người, chàng đi tới lâu đài cổ trong rừng. Chàng không dừng chân ở bên ngoài mà cứ thế thẳng bước tới cổng lâu đài.
Chàng đưa hoa chạm cổng thành, chàng hết sức vui mừng khi thấy nó từ từ mở. Chàng bước vào, rồi đi qua sân, chàng nghe thấy hình như đâu đó có tiếng chim hót, càng đi vào sâu chàng càng nghe thấy tiếng chim rõ hơn. Cuối cùng chàng tới một gian phòng lớn. Mụ phù thủy đang đứng cho chim ăn, trong phòng chứa tới bảy ngàn lồng chim. Vừa mới thoáng trông thấy Giôringên là mụ nổi sùng, mụ chửi rủa om sòm, mụ nhảy chồm chồm về phía chàng, nhưng mụ không tài nào bước tới gần chàng được. Chàng cũng chẳng buồn để ý gì đến mụ. Chàng đi xem các lồng chim, nhưng có tới mấy trăm con chim họa mi, làm sao nhận ra được Jorinde bây giờ?
Chợt chàng thấy mụ phù thủy mang đi một lồng chim và tính đi ra phía cửa. Nhanh như chớp, chàng nhảy về phía ấy, chạm hoa vào lồng chim và người mụ phù thủy. Mụ chẳng còn làm được gì nữa, và Jorinde hiện nguyên hình, nàng ôm hôn chàng như những ngày xưa. Sau đó chàng đưa hoa đụng vào những lồng chim khác, những con chim hiện thành những thiếu nữ xinh đẹp. Chàng dắt tay Jorinde, cả hai vui vẻ đi về nhà. Từ đó hai người sống với nhau rất hạnh phúc cho tới khi tóc bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng