Jorinde và Joringel


Jorinde ja Joringel


Ngày xửa ngày xưa có một lâu đài cổ nằm sâu giữa một khu rừng rộng lớn rậm rạp. Sống trong lâu đài là một mụ phù thủy độc ác. Ban ngày thì mụ biến thành một con mèo hiền lành, có khi mụ lại biến thành một con cú. Nhưng cứ tối đến mụ hiện nguyên hình như một bà già. Mụ khiến gió thổi, gọi chim bay về hướng mình đứng. Rồi mụ bắt chim làm thịt, đem rán ăn.
Người nào đến gần lâu đài của mụ, khi còn cách một trăm bước thì bỗng nhiên người đó như bị trời trồng, không nhúc nhích như tượng. Nếu đó lại là một thiếu nữ trinh tiết thì mụ phù thủy biến người đó thành chim, mụ nhốt chim vào trong lồng và đem treo trong một phòng của lâu đài. Mụ có tất cả bảy nghìn lồng chim với đủ các loài chim hiếm.
Đẹp nhất làng là cô Jorinde, cô đã hứa hôn cùng với chàng Giôringên. Trong những ngày ăn hỏi, họ càng quyến luyến nhau. Có lần họ rủ nhau đi chơi rừng, họ vừa đi vừa thủ thỉ tâm tình. Trời đã xế bóng lúc nào mà họ cũng không hay, giờ này người ta chỉ còn thấy những tia nắng yếu ớt chiếu qua rừng cây rậm rạp âm u. Tiếng chim cu gọi nhau về tổ nghe lòng càng bồn chồn buồn tiếc.
Giôringên nói với người yêu:
- Em nhớ nhé, không được tới gần lâu đài!
Thỉnh thoảng Jorinde lại khóc, cô ngồi khóc nức nở, than thở với ánh nắng xế chiều; Joringel cũng vậy. Họ than thân trách phận cứ như là họ sắp phải vĩnh biệt nhau.
Bóng tối đã đổ xuống, chỉ còn nhìn thấy nửa mặt trời đang khuất dần sau núi xa xa. Họ đã lạc trong rừng sâu lúc nào mà không hay, giờ không biết tìm đường ra khỏi rừng. Joringel ngẩng đầu lên nhìn qua bụi cây thì thấy mình đang đứng gần lũy cổ, chàng kinh hoàng và choáng váng muốn té xỉu. Jorinde hát:
Chim đeo vòng đỏ hót vang
Tiếc thay, tiếc thay, chẳng mày:
Bồ câu đã xuống suối vàng
Mang theo luyến tiếc bạn đời, chim ơi!
Giôringên nhìn quanh thì thấy giờ đây Jorinde đã hóa thành chim họa mi, chim hót: "Xin chào bạn đời!."
Rồi có một con cú bay tới, mắt nó như đốm lửa, nó lượn ba vòng quanh chim họa mi, rồi kêu: "Xu, hu, hu, hu."
Joringel không tài nào nhúc nhích được chân tay, chàng đứng đó như bức tượng đá, không khóc mà cũng không nói được tiếng nào, chàng đứng chết lặng đi.
Giờ đây mặt trời đã khuất hẳn sau núi, chim cú bay lượn xuống một bụi cây gần đó. Từ trong bụi cây một bà già lưng còng bước ra, bà gầy khẳng khiu, da vàng khè, có đôi mắt đỏ chói to tướng; có chiếc mũi đã quặp lại dài nom đến là kinh. Bà ta lẩm bẩm gì đó, rồi bước tới gần chim họa mi, lấy tay tóm lấy chim mang đi.
Joringel không tài nào nhấc được chân lên, và cũng chẳng nói được một lời nào.
Một lát sau, bà già kia lại quay lại, nói với giọng khàn khàn:
- Vào lúc tốt giờ ta nhốt chim vào lồng, đồng thời lúc đó ngươi cũng được trả lại tự do.
Joringel chạy đến, quỳ trước mặt bà, cầu xin bà trả lại Jorinde, bà nói rằng không bao giờ có chuyện đó, rồi bà quay người lại và đi mất.
Chàng trai đứng đó kêu gào, khóc lóc, than thân trách phận, nhưng tất cả những cái đó cũng chẳng giúp ích gì. Vừa khóc chàng vừa nói:
- U, u, u, tôi biết làm gì bây giờ, trời ơi!
Chàng cắm đầu cắm cổ mà đi, đi hoài đi mãi, cuối cùng chàng tới một vùng quê xa lạ, chàng trú ngụ lại ở đây chăn cừu.
Chàng hay chăn cừu ở khu rừng quanh lâu đài cổ, nhưng không bao giờ dám tới gần.
Một đêm nằm ngủ chàng mơ thấy một bông hoa đỏ chói, giữa bông hoa là một hòn ngọc to đẹp. Chàng ngắt bông hoa ấy và cầm hoa theo đi vào lâu đài cổ, hoa đụng vào đâu thì những phép bùa chú đều tan hết hiệu lực. Chàng mơ thấy gặp lại Giôrinđơ. Sớm ngày hôm sau, vừa mới tỉnh dậy chàng đã lên đường đi tìm hoa. Đi hết ngày này sang ngày khác, vào sáng ngày thứ chín thì chàng tìm thấy một bông hoa đỏ chói, có một giọt sương to đọng trong nhụy hoa trông giống như một hòn ngọc đẹp. Ngày cũng như đêm, lúc nào chàng cũng mang theo hoa bên người, chàng đi tới lâu đài cổ trong rừng. Chàng không dừng chân ở bên ngoài mà cứ thế thẳng bước tới cổng lâu đài.
Chàng đưa hoa chạm cổng thành, chàng hết sức vui mừng khi thấy nó từ từ mở. Chàng bước vào, rồi đi qua sân, chàng nghe thấy hình như đâu đó có tiếng chim hót, càng đi vào sâu chàng càng nghe thấy tiếng chim rõ hơn. Cuối cùng chàng tới một gian phòng lớn. Mụ phù thủy đang đứng cho chim ăn, trong phòng chứa tới bảy ngàn lồng chim. Vừa mới thoáng trông thấy Giôringên là mụ nổi sùng, mụ chửi rủa om sòm, mụ nhảy chồm chồm về phía chàng, nhưng mụ không tài nào bước tới gần chàng được. Chàng cũng chẳng buồn để ý gì đến mụ. Chàng đi xem các lồng chim, nhưng có tới mấy trăm con chim họa mi, làm sao nhận ra được Jorinde bây giờ?
Chợt chàng thấy mụ phù thủy mang đi một lồng chim và tính đi ra phía cửa. Nhanh như chớp, chàng nhảy về phía ấy, chạm hoa vào lồng chim và người mụ phù thủy. Mụ chẳng còn làm được gì nữa, và Jorinde hiện nguyên hình, nàng ôm hôn chàng như những ngày xưa. Sau đó chàng đưa hoa đụng vào những lồng chim khác, những con chim hiện thành những thiếu nữ xinh đẹp. Chàng dắt tay Jorinde, cả hai vui vẻ đi về nhà. Từ đó hai người sống với nhau rất hạnh phúc cho tới khi tóc bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Ison, tiheän metsän sydämmessä oli muinoin rappeuttunut linna, jossa ypö yksinään asui vanha vaimo, joka oli aika noita. Päiväksi hän aina kissaksi taikka tarhapöllöksi muuttihe, mutta rupesipa illan tullen taas ihmiseksi. Hän osasi luoksensa viekotella metsän-riistaa ja lintuja sekä tappoi net sitten, keitti ja paistoi. Jos kuka ihminen hyvänsä läheni linnaa sadan askeleen päähän, jäi hän siihen seisomaan eikä kyennyt minnekkään ennen liikkumaan, kuin akka lumouksen peräytti; mutta jos neitonen tähän piiriin sattui tulemaan, noita hänen kohta loihti linnuksi, pisti linnun sitten koppaseen sekä kantoi kopan tuonne linnahan. Siellä hänellä isossa huonehessa oli ainakin seitsemän tuhatta sellaista sulo-lintua, kukin kopassansa.
Elipä silloin siellä lähistössä neito nuori, Lemmikki nimeltään; hän ihanampi oli, kuin kaikki muut neitoset. Tämä ja Leino-niminen sorea nuorukainen olivat keskenänsä kihloissa. Lähenipä jo heidän hää-päivänsä, ja hupaisimman huvin kumpaisellekkin tuotti toisensa kanssa seurusteleminen. Kerta he metsähän menivät kävelemään, saadaksensa kerrankin kahden-kesken puhua rakkaudestansa. "Varokaamme vain, kultaseni," sanoi Leino, "ettei liian likelle linnaa jouduttaisi." Oli silloin ihana ilta, auringon sätehet puitten välitse kirkkaasti välähtelivät tumman viheriässä metsässä ja iki-vanhain tammien oksilla turturi-kyyhkyset valittaen kujertelivat.
Tavan takaa valui kyyneleitä Lemmikin silmistä ja hän päivän-paistehesen istui valittamaan; ja valittipa myöskin Leino. Kovin tyrmistyneinä, ikään-kuin kuoleman kielissä, he siinä nyt istuivat; he ympärillensä katselivat, huomasivat joutuneensa eksyksiin eivätkä tietänehet, missä-päin koti kultainen. Puoliksi piili jo aurinko vuoren takana, mutta maisemaa vielä valaisi toinen puoli, Leino katsahti pensahien välistä, ja olipa ihan heidän vieressänsä tuon noita-pesän vanhat muurit; hän pahasti pelästyi ja kalman-karvaiseksi hänen kasvonsa kävivät. Lemmikki nyt lauloi:
"tuo puna-kaula lintunen
laulaa: voion, voion, voion,
se laulaa kuoloa kyyhkysen,
laulaa: voion, voi -- tirili, lili, tirili."
Leino Lemmikkiin katsahti, mutta olipa Lemmikki muuttunut satakieleksi, joka liverrellen lauleli: "tirili, lili, tirili." Tulisilla silmillään tuijotellen tarhapöllö ilkeä kolmasti lenteli tuon lintusen ympäri, kolme kertaa rääkyen: "huh huu, huh huu!" Leino ei liikahtamaan kyennyt; hän siinä seisoi ikään-kuin kivettyneenä, ei saanut itketyksi eikä puhutuksi, ei kättänsä liikutetuksi eikä jalkaansa nostetuksi. Nyt oli jo aurinko maillensa mennyt, tarhapöllö pensahistoon lensi ja kohta sieltä tuli vanha akka kyrmy-niska, kelta-naama, laiha-luinen, jolla oli mulko-silmät punaiset sekä konko-nenä niin kamalan pitkä, että sen pää leu'an ali-puoleen ulettui. Ämmä häijysti hörisi, kaappasi kätehensä satakielen ja vei kuin veikin sen sieltä. Leino ei sanaakaan suustansa saanut eikä päässyt paikastaan, ja satakieli pysyi poissa. Viimein vaimo palasi ja sanoi kolealla äänellä: "terve, terve haltiani! kun kuu metsäkirveliä valaisee, laske, haltiani, hänet irti sopivalla aikaa." Silloin Leino taas liikkumaan pääsi. Hän polvillensa lankesi akan etehen ja rukoili, että hänelle jälleen annettaisiin hänen Lemmikkinsä, mutta akka vastasi, ett'ei Leino ikänänsä enään saisi neitostansa, sekä läksi tiehensä. Nuorukainen parka huusi, itki ja valitti, mutta turhaa oli tuo kaikki. "Voi, voi, kuinkahan minun käyneekään tätä kestäminen!" Hän suruissansa läksi pois-päin astumaan ja tulipa viimein vierahasen kylään; siellä hän kau'an aikaa oleskeli lampurina. Usein hän linnan ympäristöä kierteli, mutta varoi visusti liian likelle joutumasta. Kerta Leino eräänä yönä unissaan oli löytävinänsä veri-punaisen kukkasen, jonka kuvussa oli helmi iso, ihana. Hän kukan poimi sekä meni sitten linnahan, kädessä kukka, ja kaikki, mitä hän sillä koski, kohta pääsi noiduksista; hän unissansa myöskin oli sen avulla Lemmikkiä pelastavinaan. Aamulla herättyänsä hän hakemaan rupesi ja hakipa vuoret poikki laaksot halki, löytyisikö mistään tuommoista kukkasta; koko kahdeksan päivää hän turhaan haeskeli, ja vasta yhdeksäntenä hän aamulla ani varakin löysi tuon veri-punaisen kukkasen. Sen kuvussa oli iso, ihanimman helmen kokoinen kaste-herne. Tätä kukkaa kantaen hän sitten yöt päivät astuskeli, joutuen viimein linnan likitteelle. Sinne ei hän nyt puuttunutkaan kiinni linnasta sadan askeleen päähän, vaan pääsipä suorastaan aina portille saakka. Ilosta silloin Leinon sydän sykki, hän kukalla koski porttia, ja se heti aukeni. Hän sisälle meni, pihan poikki, sekä kuunteli, mistä linnun-ääniä kuuluisi, ja jopa viimein kuulikin viserryksen. Hän sitä kohden astumaan läksi ja tuli, kuin tulikin, siihen salihin, missä oli nuot seitsemän tuhatta koppaa lintuinensa, joita ruokkien parasta aikaa häärieli noita-akka itse. Tämä Leinon nähtyänsä kovasti kiukustui, jopa oikein silmittömäksi suuttui, haukkui sekä sylki suustansa myrkkyä ja sappea, mutta eipä kyennytkään pääsemään häntä kahta askelta likemmäksi. Nuorukainen ei akasta mitään piitannut, vaan meni lintu-koppia katselemaan: mutta olipa siellä satakieliä sadoittain, ja vaikealta siis veti selville-saaminen, mikä oli hänen Lemmikkinsä. Siinä nyt tuumiessansa hän huomasi, että akka salaa kaappasi koppasista yhden sekä hiipi, tuo kädessä, ovea kohden. Ihan kohta ämmän vierehen hypähti Leino sekä koski kukallansa koppaan ja myöskin noitahan; nyt akalta oli taika-voima mennyt, ja yhtä ihanana, kuin ennenkin, Lemmikki sulhasensa sylihin vaipui. Leino kaikki muutkin linnut muutti taas neitosiksi ja palasi sitten Lemmikkinensä kotia, jossa kau'an aikaa yhdessä elivät onnellisina.