Sáu người đi khắp thế gian


Historien om seks, der kommer gennem hele verden


Ngày xửa ngày xưa, có một người giỏi bách nghệ. Nhưng theo lệnh nhà vua, anh bị thải hồi, chỉ được cấp ba đồng tiền làm lộ phí. Anh nghĩ bụng: "Được, đợi đấy xem! Sao ta lại có thể chấp nhận sự bất công như vậy được. Nếu ta mà gặp được những người bạn tri kỷ thì thế nào nhà vua cũng phải mang tất cả của cải trong cả nước cho ta."
Lòng căm phẫn, tức giận, anh đi vào rừng thì gặp một người hai tay nhổ sáu cây cổ thụ lên một cách ngon lành như ta nhổ sáu bông lúa vậy. Anh lính nói với người kia:
- Liệu anh có đồng ý làm đồ đệ của ta và cùng ta đi chu du thiên hạ không?
Người kia đáp:
- Điều đó có thể được. Nhưng trước tiên, tôi phải mang bó củi nhỏ này về cho mẹ tôi đã.
Thế rồi người kiếm củi lấy một cây vặn làm lạt, bó nắm cây kia lại thành bó, xốc lên vai và mang về nhà. Một lát sau, anh trở lại chỗ người lính đợi. Người lính bảo:
- Hai chúng ta chắc chắn thế nào cũng đi khắp thế gian.
Đi được một lát, hai thầy trò trông thấy một người thợ săn đang quỳ, tay vừa mới nạp đạn xong, hình như đang ngắm bắn một vật gì đó.
Người lính hỏi:
- Bác thợ săn ơi, bác tính ngắm bắn cái gì thế?
Người đi săn đáp:
- Cách đây hai dặm có một con ruồi đậu trên cành cây sồi, tôi muốn bắn lòi con ngươi mắt trái của nó.
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, bác đi với tôi, ba chùng ta chắc chắn sẽ đi được khắp thế gian.
Người thợ săn bằng lòng đi cùng. Ba người tới một khu có bảy cái cối xay gió, cánh quạt bay vù vù mà tứ phía quanh đó không hề có tí gió nào thổi, không có lấy một chiếc lá đung đưa. Người lính hỏi:
- Không có tí gió nào thổi mà sao cánh quạt cối xay lại quay tít mù thế nghĩa là thế nào, tôi không hiểu được?
Ba người lại tiếp tục cuộc hành trình. Đi được chừng hai dặm, họ nhìn thấy một người vắt vẻo trên cây, tay bịt một lỗ mũi, thở ra bằng lỗ mũi kia. Người lính hỏi:
- Anh bạn thân mến, cậu chơi cái trò gì ở trên đó?
Người kia đáp:
- Cách đây hai dặm có bảy chiếc cối xay gió, hơi tôi thở ra làm cả bảy cái quay tít, các anh có thấy không?
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tôi. Cả bốn chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người thổi gió trèo xuống, cùng đi với ba người kia. Đi được một lúc, bốn người trống thấy một anh chàng đứng bằng một chân, chân kia tháo ra để bên cạnh. Người lính trưởng toán nói:
- Cậu tháo bớt một chân ra để nghỉ cho thoải mái phải không?
Người kia đáp:
- Nghề tôi là nghề chạy: khi tôi chạy bằng hai chân thì nhanh hơn cả chim bay, tôi đi bộ cũng bằng người khác chạy nhanh, vì thế nên tôi tháo bớt một chân để đi là vừa.
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tớ, năm chúng ta hợp sức nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người kia nhập bọn đi cùng. Họ đi được một lát thì gặp một người đội mũ lệch hẳn sang một bên, chụp kín cả một bên tai. Người lính trưởng toán nói:
- Lịch sự quá nhỉ! Đội mũ lệch sang một bên, chen kín cả tai, cậu trông cứ như thằng hề Han-xơ ấy.
Người kia đáp:
- Tôi phải đội vậy vì nếu để mũ cho thật cân đối, lập tức trời sẽ rét cắt da cắt thịt, chim đang bay trên trời cũng chết cóng mà rơi xuống đất.
Người lính nói:
- Thế thì hay quá. Cậu đi với chúng tớ nhé. Sáu chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Sáu người đến một thành phố, nơi đây vua mới ra chiếu chỉ. Ai chạy thi với công chúa mà thắng, người đó sẽ được làm phò mã, nhưng nếu thua cuộc thì sẽ mất đầu.
Người lính trưởng toán xin vào trình diện và nói:
- Muôn tâu thánh thượng, hạ thần xin được phép cho môn đệ chạy thi thay hạ thần.
Nhà vua phán:
- Được, nhưng nếu thua cuộc thì cả thầy lẫn trò đều mất đầu.
Khi đôi bên thỏa thuận và ký giao kèo xong, người lính trưởng toán lắp nốt chân kia vào cho người có nghề chạy và dặn:
- Cố chạy nhanh như bay để chúng ta thắng cuộc nhé!
Điều lệ thi qui định như sau: Ai mang được nước lấy ở giếng rất xa mà về đích trước, người đó thắng cuộc. Anh chạy nhanh và công chúa, mỗi người lĩnh một cái bình to như nhau, khởi hành cùng một lúc. Trong nháy mắt, nh chàng đã co cẳng chạy nhanh đến nỗi chỉ còn nghe tiếng gió ào ào, người đi xem không một ai nhìn thấy chàng đâu nữa. Trong khi đó công chúa mới chạy được một quãng ngắn. Chỉ một lát sau là anh đã tới giếng, lấy đầy bình nước vội chạy trở về. Nhưng mới tới giữa đường, tự nhiên một cơn buồn ngủ ập đến, làm anh chỉ kịp đặt bình nước xuống là lăn ra ngáy khò khò. Anh gối đầu lên một cái sọ ngựa, nghĩ rằng sọ ngựa rắn và gồ ghề thì không thể ngủ lâu được. Trong khi đó công chúa - một người xưa nay có tiếng chạy nhanh đã tới được bên giếng, lấy bình nước và đang trên đường trở về đích. Công chúa thấy địch thủ của mình nằm ngủ li bì thì tỏ ra khoái chí và nói:
- Phần thắng đã nằm trong tay ta rồi!
Nàng đổ bình nước của địch thủ rồi co cẳng chạy tiếp.
Có thể nói gần như chắc chắn là anh chàng có tài chạy nhanh kỳ này sẽ thua cuộc, nhưng may thay người thợ săn theo dõi cuộc thi rất sát. Vốn tinh mắt, lại đứng trên lâu đài nên bác trông rõ hết sự việc. Bác nói:
- Công chúa không thể thắng chúng ta được!
Bác nạp đạn, giương súng bắn vỡ tan chiếc sọ ngựa mà anh chàng kia không hề bị thương tích gì cả. Anh chàng thức giấc, vội chồm dậy, thấy bình của mình chỉ còn là bình không, còn công chúa đang trên đường về đích, chạy vượt anh một quãng đường khá dài. Không hề nản chí, anh xách bình chạy trở lại giếng để lấy nước. Anh còn đuổi kịp công chúa ở dọc đường và về đích trước công chúa mười phút.
Anh nói:
- Các anh thấy không, lúc trước tôi đã thực sự chạy đâu, giờ tôi mới nhấc cẳng cho biết tài đấy.
Chuyện thua cuộc làm cho nhà vua buồn phiền, công chúa mất ăn ngủ. Sao lại có chuyện một anh lính tầm thường - lại đã bị giải ngũ - thắng công chúa trong cuộc tranh tài? Vua và công chúa bàn nhau, tìm cách hãm hại người lính trưởng toán cùng bè bạn của anh ta.
- Cha đã nghĩ ra một kế, con khỏi phải sợ. Chúng sẽ không thoát khỏi nơi đây mà về tới nhà đâu.
Vua bảo cả toán:
- Giờ thì các ngươi có thể ăn uống cho thỏa chí, mừng thắng lợi của các ngươi.
Rồi vua dẫn họ tới một căn phòng, sàn nhà, cánh cửa ra vào đều làm bằng sắt, chấn song cửa sổ cũng bằng sắt, tiệc đã bày sẵn trên một chiếc bàn ở giữa sàn nhà, toàn là sơn hào hải vị.
Vua nói:
- Các ngươi cứ vào tự nhiên, nhớ ăn uống cho thỏa chí nhé!
Khi sáu người đã ngồi vào bàn tiệc, vua sai quân lính đóng cửa ra vào và khóa lại. Rồi vua ra lệnh cho đầu bếp đốt lò ở dưới sàn nhà cho sắt đỏ lên. Đầi bếp vâng lệnh đốt lò. Sáu người ngồi ăn được một lúc thì thấy oi bức nóng nực, rồi sức nóng lại cứ ngày một tăng lên. Trong bọn họ đã có người đứng dậy tính đi ra ngoài, nhưng cửa sổ cũng như cửa ra vào đều đóng chặt. Bấy giờ họ mới biết nhà vua đã dã tâm muốn thiêu chết bọn họ.
Anh chàng đội mũ lệch nói:
- Nhà vua chẳng thực hiện được ý đồ độc ác của hắn đâu mà lo. Tôi sẽ khiến một cơn rét ghê gớm ập tới, đến nỗi lửa cũng phải ngán mà tháo lui.
Anh sửa mũ cho ngay ngắn lại, lập tức một cơn rét ập tới, làm căn phòng hết oi bức, những món ăn trên bàn bắt đầu đông lại.
Mấy giờ đã trôi qua, vua đinh ninh sáu người đã chết thiêu trong phòng, liền sai mở cửa, rồi thân hành đến xem. Nhưng khi cửa mở rộng, vua thấy sáu người đang đứng nói chuyện vui vẻ và họ còn xin ra ngoài một chút để sưởi ấm, vì trong buồng lạnh đến nỗi các món ăn đều đông cả lại.
Nhà vua tức điên người, đi tìm đầu bếp, la hét om xòm, hỏi tại sao y không thi hành đúng như lệnh truyền. Đầu bếp tâu:
- Bệ hạ xem đấy, thần nung đỏ như thế còn gì!
Đầu bếp dẫn vua đi xem, dưới buồng sắt, các lò đều rực lửa. Vua nghĩ, làm kiểu này chẳng ăn thua tới bọn chúng.
Rồi vua ngồi tính kế khác để hãm hại sáu người khách khó chịu. Vua cho đòi người lính toán trưởng đến và phán:
- Nếu ngươi từ bỏ ý định lấy công chúa mà đồng ý lấy vàng thì ngươi muốn lấy bao nhiêu vàng ta cũng cho.
Người lính nói:
- Muôn tâu bệ hạ, nếu vậy chỉ xin bệ hạ ban đủ số vàng mà môn đệ của hạ thần có thể mang vác trên vai, lúc ấy hạ thần không dám đòi lấy công chúa nữa.
Vua rất hài lòng về chuyện ấy. Người lính nói tiếp:
- Trong vòng nửa tháng nữa hạ thần xin trở lại để lấy vàng.
Sau đó, anh thuê thợ may cả nước tới, hẹn họ may trong nửa tháng phải xong một cái bao. Bao này sẽ giao cho người khỏe nhất - người nhổ cây như nhổ cỏ - vắt lên vai đi với người lính vào gặp vua.
Lúc đó vua nói:
- Sao lại có người to cao dễ sợ vậy? Ngươi vắt trên vai chiếc bao tải to bằng cái nhà để làm gì đấy?
Nhà vua đâm ra lo sợ, nghĩ bụng: "Cái thằng này chắc sẽ vác được nhiều vàng lắm đây!"
Vua sai mang ra một tấn vàng. Phải mười sáu người lực lưỡng mới khuân ra nổi, thế mà anh chàng kia chỉ cầm một tay nhẹ nhàng bỏ tấn vàng vào bao tải và nói:
- Sao không mang thật nhiều cùng một lúc! Ít như thế này chỉ dính đáy bao.
Toàn bộ vàng bạc châu báu ở các kho của vua đều đã chở tới, anh chàng kia trút cả vào mà vẫn chưa được lưng bao.
Anh ta nói:
- Mang nữa đến đây! Chỉ có mấy mẩu con con làm sao đầy được bao?
Bảy ngàn xe vàng được mang từ khắp nơi trong nước tới, lực sĩ ném cả xe lẫn bò vào bao và nói:
- Chẳng cần coi xét mất thì giờ, tôi nhận hết, miễn sao cho đầy bao là được.
Khi đã cho hết tất cả vào trong bao tải, anh ta nói:
- Dù bao chưa đầy, tôi cũng thắt đầu bao lại vậy.
Anh vác bao lên vai, rồi cùng các bạn lên đường.
Thấy của cải bị mất sạch, nhà vua nổi cơn thịnh nộ, truyền cho kỵ binh phóng ngựa đuổi theo, lấy lại bao tải từ tay lực sĩ kia.
Chẳng mấy chốc hai đạo binh đã đuổi kịp sáu người. Viên tướng chỉ huy hét lớn:
- Chúng bay đã bị bắt! Bỏ ngay bao tay vàng xuống, nếu không sẽ bị phanh thây!
Người thổi gió nói:
- Bọn bay nói cái gì? Chúng tao là tù nhân hả? Tất cả bọn bay sẽ được nhảy múa lung tung trong không trung cho coi!
Người ấy bịt một lỗ mũi, rồi dùng lỗ mũi kia thổi bay cả hai đạo kỵ binh lên tận trời xanh, mỗi người một nẻo, kẻ trên ngọn núi này, người vắt vẻo trên đỉnh núi khác.
Một viên đội già kêu xin, nói rằng có chín vết thương và là một người hiền lành tử tế, không đáng bị tội như thế. Nghe vậy, người thổi gió thổi nhè nhẹ để người kia rơi từ từ xuống đất, không bị thương tích gì. Rồi người thổi gió bảo hắn:
- Giờ hãy về tâu vua, cho thêm kỵ binh tới, ta muốn cho chúng đi du ngoạn vào không trung cho vui!
Khi biết được tin đó, vua nói:
- Thôi, cứ để cho chúng đi, chúng có phép thần thông đấy.
Sáu người mang của cải về nhà, chia nhau cùng hưởng và sống vui sướng trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Der var engang en mand, som forstod sig på en hel del. Han havde været i krig og kæmpet tappert, og da freden var sluttet, fik han sin afsked og tre skilling i tærepenge med på vejen. "Bi bare," tænkte han, "det lader jeg mig ikke nøje med. Når jeg først finder de folk, jeg kan bruge, skal kongen blive nødt til at give mig alle landets skatte." Han gik ind i skoven, og der så han en mand, der rykkede seks træer op, så let som om det var græsstrå. "Vil du følge med mig og være min tjener?" spurgte han. "Ja, det vil jeg nok," svarede den anden, "men jeg vil først bringe det knippe brænde hjem til min mor." Derpå snoede han det ene træ om de fem andre, løftede dem op på skulderen og gik af sted med dem. Lidt efter kom han tilbage til sin herre. "Vi to skal nok komme gennem hele verden," sagde han. Da de havde gået lidt, så de en jæger, der lå på knæ med bøssen til kinden. "Hvad sigter du på?" spurgte herren. "To mil herfra sidder der en flue på en egegren," svarede jægeren, "jeg vil skyde dens venstre øje ud."
"Å, gå dog med mig," sagde manden, "når vi tre holder sammen, skal vi nok komme gennem hele verden." Jægeren sagde straks ja, og de gik videre. Noget efter kom de til syv vindmøller, hvis vinger gik rundt i susende fart, skønt der ikke var en vind, som rørte sig. "Hvordan kan de møller dog gå, når det er blikstille," sagde manden forbavset. Da de var kommet to mil videre, så de en mand, der sad oppe i et træ og trykkede det ene næsebor til og blæste ud gennem det andet.
"Hvad i al verden bestiller du deroppe?" spurgte manden. "Jeg blæser på syv vindmøller, der står to mil herfra," svarede han. "Kom og gå med mig," sagde manden, "vi fire kommer nok gennem hele verden." Blæseren klatrede nu ned af træet og fulgte med dem, og nogen tid efter kom de til en mand, som havde spændt det ene ben af sig og lagt det ved siden af sig. "Det er en rigtig bekvem måde at hvile sig på," sagde manden. "Jeg er løber," svarede han, "og jeg har taget benet af, for at det ikke skal gå alt for hurtigt. Når jeg løber på begge ben, går det hurtigere end en fugl kan flyve." - "Vil du ikke gå med mig?" spurgte manden, "vi fem skal nok komme gennem hele verden." De gik nu allesammen videre og lidt efter mødte de en fyr, som havde hatten på det ene øre. "Hvordan er det dog, du ser ud," sagde manden, "du ligner jo en nar. Sæt dog din hat ordentligt." - "Det tør jeg ikke," svarede han, "for når jeg gør det, bliver det så koldt, at fuglene fryser ihjel og falder døde til jorden." - "Kom her og følg med mig," sagde manden, "når vi seks holder sammen, kommer vi nok gennem hele verden."
De kom nu til en by. Kongen havde ladet bekendtgøre, at den der kunne løbe hurtigere end hans datter skulle få hende til brud, men lykkedes det ham ikke, skulle han bøde med sit hovede. Manden gik derop og meldte, at han ville lade sin tjener løbe for sig. "Så må du også sætte hans liv i pant," sagde kongen, "så gælder det både dit og hans hovede." Det gik manden ind på, spændte benet på løberen og formanede ham til at gøre sine sager rigtig godt. Det blev bestemt, at den, der hurtigst kunne hente vand fra en brønd, som lå langt borte, havde vundet. De fik hver et krus i hånden og begyndte at løbe på samme tid. Men da prinsessen var kommet et lille stykke, var løberen allerede ude af syne og susede af sted som vinden. Kort tid efter nåede han brønden, fyldte kruset og vendte. På hjemvejen blev han så træt, at han satte kruset fra sig og lagde sig til at sove. For at det ikke skulle vare for længe før han vågnede, lagde han en rigtig hård sten under sit hovede. Imidlertid havde kongedatteren, der løb så godt som noget almindeligt menneske kan, nået brønden og skyndte sig tilbage med kruset. Da hun så løberen ligge der og sove, tænkte hun glad: "Ham har jeg da i min magt," hældte vandet ud af kruset og løb videre. Nu havde spillet jo været tabt, hvis ikke til alt held jægeren havde stået oppe på slottet og set det hele med sine skarpe øjne. "Vi skal nok stå os mod prinsessen," sagde han, ladede sin bøsse og skød stenen bort under løberens hovede uden at gøre ham noget. Han vågnede straks, sprang op og så, at kruset var tomt og kongedatteren et langt stykke i forvejen. Men han tabte ikke modet, løb tilbage til brønden fyldte kruset og var hjemme ti minutter før prinsessen. "Se, nu har jeg først brugt mine ben," sagde han, "det andet var slet ikke noget at tale om."
Men kongen og endnu mere prinsessen var meget misfornøjet med, at hun skulle have sådan en almindelig afskediget soldat til mand, og lagde råd op om, hvordan de skulle blive af med ham og hans kammerater, og endelig fandt kongen på noget. "Du skal ikke være bange," sagde han til sin datter, "nu har jeg fundet et middel, så du nok skal slippe for dem." Derpå sagde han til soldaten: "Nu skal I få mad og drikke, så I kan have det lidt gemytligt sammen," og han førte dem så ind i en stue, hvor gulvet og døren var af jern og vinduerne spærret med jernstænger. Der stod et bord med den dejligste mad og kongen bød dem tage for sig af retterne. Så låsede og stængede han døren rigtigt forsvarligt og befalede kokken at fyre under stuen, til jernet var glødende. Han tog fat, og de seks derinde mærkede nok, at der blev noget varmt, men de troede, at det var fordi de spiste. Heden tog imidlertid til, og til sidst kunne de ikke holde det ud længere. Men da de ville gå deres vej og fandt døren låset, mærkede de jo, at kongen havde haft ondt i sinde og havde villet kvæle dem. "Det skal ikke lykkes ham," sagde han med hatten, "nu skal der komme sådan en kulde, at ilden skal skamme sig og krybe i et musehul." Han tog nu hatten på, og straks blev det iskoldt, og maden på fadene begyndte at fryse. Da der var gået et par timer tænkte kongen, at de måtte være døde af varmen, og ville selv hen og se til dem. Men da døren blev åbnet stod de der alle seks sunde og raske og sagde, at det var rart, de kunne komme ud og varme sig, for i den stærke kulde, der havde været derinde, var maden frosset fast til fadene. Kongen gik rasende ned til kokken og spurgte, hvorfor han ikke havde adlydt hans befaling. "Der er ild nok," svarede kokken, "se kun selv." Kongen så nu, at der brændte et mægtigt bål under stuen og mærkede jo nok, at han ikke på den vis kunne komme de seks til livs.
Men han tænkte stadig på, hvordan han skulle blive dem kvit, og lod soldaten kalde for sig og sagde: "Hvis du vil opgive ethvert krav på min datter, skal du få så meget guld du vil." - "Lad gå," svarede han, "når jeg får lige så meget, som min tjener kan bære, bryder jeg mig ikke om eders datter." Kongen var fornøjet med det, og det blev bestemt, at manden skulle have det om fjorten dage. Han lod nu alle skræddere i hele riget kalde til sig, og de måtte i de 14 dage sidde og sy en sæk, og da den var færdig tog den stærke fyr, som rykkede træer op, den på nakken og gik op til slottet. "Hvad er det dog for en vældig fyr med en rulle lærred så stort som et hus på skulderen," sagde kongen, men han blev jo noget forfærdet ved tanken om alt det guld, han kunne bære med sig. Seksten af de stærkeste mænd kom nu slæbende med en tønde guld, men fyren greb den med den ene hånd, puttede den ned i sækken og sagde: "Hvorfor bringer I ikke mere med det samme. Dette her dækker jo knap bunden." Kongen måtte efterhånden lade alle sine skatte hente, men sækken var endda ikke engang halvfuld. "Kom med mere," sagde den stærke mand, "den smule fylder ikke noget." Syvtusind vogne belæsset med guld kørte nu frem på rad og blev puttet i sækken med vogn og okser og det hele. "Nu tager jeg, hvad der kommer, så sækken kan blive fuld," sagde han, men da han havde stoppet det altsammen deri, var der plads til meget endda. "Nu binder jeg sækken til, selv om den ikke er fuld, for dog at få ende på sagen," sagde han, tog den på ryggen og gik af sted med sine kammerater.
Kongen blev rasende, da han så, at en eneste mand spadserede af sted med alle landets skatte, og lod sine ryttere stige til hest og ride efter ham og tage sækken fra ham. Det varede ikke længe, før to regimenter nåede dem, og anføreren råbte: "I er fanger, læg straks sækken fra jer ellers hugger vi jer sønder og sammen." - "Hvad for noget," sagde blæseren, "tror I, vi er jeres fanger. Det bliver nok jer, der kommer til at danse i luften." Derpå holdt han for det ene næsebor og blæste gennem det andet, og begge regimenterne fløj op i luften over alle bjerge, den ene mod øst, den anden mod vest. En af sergenterne bad om nåde. Det var en tapper fyr, som havde fået ni sår, og ikke fortjente sådan en skændsel. Blæseren holdt da lidt inde, så han uskadt kom ned på jorden, og sagde så til ham: "Gå nu hjem og sig til kongen, at han skal bare sende flere ryttere, så skal jeg blæse dem allesammen op i luften." Da kongen hørte den besked sagde han: "Lad de karle løbe, de kan mere end deres fadervor." De seks drog nu hjem med deres rigdom, delte den og levede lykkeligt til deres død.