Sáu người đi khắp thế gian


Os seis que tudo conseguiam


Ngày xửa ngày xưa, có một người giỏi bách nghệ. Nhưng theo lệnh nhà vua, anh bị thải hồi, chỉ được cấp ba đồng tiền làm lộ phí. Anh nghĩ bụng: "Được, đợi đấy xem! Sao ta lại có thể chấp nhận sự bất công như vậy được. Nếu ta mà gặp được những người bạn tri kỷ thì thế nào nhà vua cũng phải mang tất cả của cải trong cả nước cho ta."
Lòng căm phẫn, tức giận, anh đi vào rừng thì gặp một người hai tay nhổ sáu cây cổ thụ lên một cách ngon lành như ta nhổ sáu bông lúa vậy. Anh lính nói với người kia:
- Liệu anh có đồng ý làm đồ đệ của ta và cùng ta đi chu du thiên hạ không?
Người kia đáp:
- Điều đó có thể được. Nhưng trước tiên, tôi phải mang bó củi nhỏ này về cho mẹ tôi đã.
Thế rồi người kiếm củi lấy một cây vặn làm lạt, bó nắm cây kia lại thành bó, xốc lên vai và mang về nhà. Một lát sau, anh trở lại chỗ người lính đợi. Người lính bảo:
- Hai chúng ta chắc chắn thế nào cũng đi khắp thế gian.
Đi được một lát, hai thầy trò trông thấy một người thợ săn đang quỳ, tay vừa mới nạp đạn xong, hình như đang ngắm bắn một vật gì đó.
Người lính hỏi:
- Bác thợ săn ơi, bác tính ngắm bắn cái gì thế?
Người đi săn đáp:
- Cách đây hai dặm có một con ruồi đậu trên cành cây sồi, tôi muốn bắn lòi con ngươi mắt trái của nó.
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, bác đi với tôi, ba chùng ta chắc chắn sẽ đi được khắp thế gian.
Người thợ săn bằng lòng đi cùng. Ba người tới một khu có bảy cái cối xay gió, cánh quạt bay vù vù mà tứ phía quanh đó không hề có tí gió nào thổi, không có lấy một chiếc lá đung đưa. Người lính hỏi:
- Không có tí gió nào thổi mà sao cánh quạt cối xay lại quay tít mù thế nghĩa là thế nào, tôi không hiểu được?
Ba người lại tiếp tục cuộc hành trình. Đi được chừng hai dặm, họ nhìn thấy một người vắt vẻo trên cây, tay bịt một lỗ mũi, thở ra bằng lỗ mũi kia. Người lính hỏi:
- Anh bạn thân mến, cậu chơi cái trò gì ở trên đó?
Người kia đáp:
- Cách đây hai dặm có bảy chiếc cối xay gió, hơi tôi thở ra làm cả bảy cái quay tít, các anh có thấy không?
Người lính nói:
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tôi. Cả bốn chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người thổi gió trèo xuống, cùng đi với ba người kia. Đi được một lúc, bốn người trống thấy một anh chàng đứng bằng một chân, chân kia tháo ra để bên cạnh. Người lính trưởng toán nói:
- Cậu tháo bớt một chân ra để nghỉ cho thoải mái phải không?
Người kia đáp:
- Nghề tôi là nghề chạy: khi tôi chạy bằng hai chân thì nhanh hơn cả chim bay, tôi đi bộ cũng bằng người khác chạy nhanh, vì thế nên tôi tháo bớt một chân để đi là vừa.
- Ồ, thế thì hay quá, cậu đi với chúng tớ, năm chúng ta hợp sức nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Người kia nhập bọn đi cùng. Họ đi được một lát thì gặp một người đội mũ lệch hẳn sang một bên, chụp kín cả một bên tai. Người lính trưởng toán nói:
- Lịch sự quá nhỉ! Đội mũ lệch sang một bên, chen kín cả tai, cậu trông cứ như thằng hề Han-xơ ấy.
Người kia đáp:
- Tôi phải đội vậy vì nếu để mũ cho thật cân đối, lập tức trời sẽ rét cắt da cắt thịt, chim đang bay trên trời cũng chết cóng mà rơi xuống đất.
Người lính nói:
- Thế thì hay quá. Cậu đi với chúng tớ nhé. Sáu chúng ta hợp sức với nhau, chắc thế nào cũng đi được khắp thế gian.
Sáu người đến một thành phố, nơi đây vua mới ra chiếu chỉ. Ai chạy thi với công chúa mà thắng, người đó sẽ được làm phò mã, nhưng nếu thua cuộc thì sẽ mất đầu.
Người lính trưởng toán xin vào trình diện và nói:
- Muôn tâu thánh thượng, hạ thần xin được phép cho môn đệ chạy thi thay hạ thần.
Nhà vua phán:
- Được, nhưng nếu thua cuộc thì cả thầy lẫn trò đều mất đầu.
Khi đôi bên thỏa thuận và ký giao kèo xong, người lính trưởng toán lắp nốt chân kia vào cho người có nghề chạy và dặn:
- Cố chạy nhanh như bay để chúng ta thắng cuộc nhé!
Điều lệ thi qui định như sau: Ai mang được nước lấy ở giếng rất xa mà về đích trước, người đó thắng cuộc. Anh chạy nhanh và công chúa, mỗi người lĩnh một cái bình to như nhau, khởi hành cùng một lúc. Trong nháy mắt, nh chàng đã co cẳng chạy nhanh đến nỗi chỉ còn nghe tiếng gió ào ào, người đi xem không một ai nhìn thấy chàng đâu nữa. Trong khi đó công chúa mới chạy được một quãng ngắn. Chỉ một lát sau là anh đã tới giếng, lấy đầy bình nước vội chạy trở về. Nhưng mới tới giữa đường, tự nhiên một cơn buồn ngủ ập đến, làm anh chỉ kịp đặt bình nước xuống là lăn ra ngáy khò khò. Anh gối đầu lên một cái sọ ngựa, nghĩ rằng sọ ngựa rắn và gồ ghề thì không thể ngủ lâu được. Trong khi đó công chúa - một người xưa nay có tiếng chạy nhanh đã tới được bên giếng, lấy bình nước và đang trên đường trở về đích. Công chúa thấy địch thủ của mình nằm ngủ li bì thì tỏ ra khoái chí và nói:
- Phần thắng đã nằm trong tay ta rồi!
Nàng đổ bình nước của địch thủ rồi co cẳng chạy tiếp.
Có thể nói gần như chắc chắn là anh chàng có tài chạy nhanh kỳ này sẽ thua cuộc, nhưng may thay người thợ săn theo dõi cuộc thi rất sát. Vốn tinh mắt, lại đứng trên lâu đài nên bác trông rõ hết sự việc. Bác nói:
- Công chúa không thể thắng chúng ta được!
Bác nạp đạn, giương súng bắn vỡ tan chiếc sọ ngựa mà anh chàng kia không hề bị thương tích gì cả. Anh chàng thức giấc, vội chồm dậy, thấy bình của mình chỉ còn là bình không, còn công chúa đang trên đường về đích, chạy vượt anh một quãng đường khá dài. Không hề nản chí, anh xách bình chạy trở lại giếng để lấy nước. Anh còn đuổi kịp công chúa ở dọc đường và về đích trước công chúa mười phút.
Anh nói:
- Các anh thấy không, lúc trước tôi đã thực sự chạy đâu, giờ tôi mới nhấc cẳng cho biết tài đấy.
Chuyện thua cuộc làm cho nhà vua buồn phiền, công chúa mất ăn ngủ. Sao lại có chuyện một anh lính tầm thường - lại đã bị giải ngũ - thắng công chúa trong cuộc tranh tài? Vua và công chúa bàn nhau, tìm cách hãm hại người lính trưởng toán cùng bè bạn của anh ta.
- Cha đã nghĩ ra một kế, con khỏi phải sợ. Chúng sẽ không thoát khỏi nơi đây mà về tới nhà đâu.
Vua bảo cả toán:
- Giờ thì các ngươi có thể ăn uống cho thỏa chí, mừng thắng lợi của các ngươi.
Rồi vua dẫn họ tới một căn phòng, sàn nhà, cánh cửa ra vào đều làm bằng sắt, chấn song cửa sổ cũng bằng sắt, tiệc đã bày sẵn trên một chiếc bàn ở giữa sàn nhà, toàn là sơn hào hải vị.
Vua nói:
- Các ngươi cứ vào tự nhiên, nhớ ăn uống cho thỏa chí nhé!
Khi sáu người đã ngồi vào bàn tiệc, vua sai quân lính đóng cửa ra vào và khóa lại. Rồi vua ra lệnh cho đầu bếp đốt lò ở dưới sàn nhà cho sắt đỏ lên. Đầi bếp vâng lệnh đốt lò. Sáu người ngồi ăn được một lúc thì thấy oi bức nóng nực, rồi sức nóng lại cứ ngày một tăng lên. Trong bọn họ đã có người đứng dậy tính đi ra ngoài, nhưng cửa sổ cũng như cửa ra vào đều đóng chặt. Bấy giờ họ mới biết nhà vua đã dã tâm muốn thiêu chết bọn họ.
Anh chàng đội mũ lệch nói:
- Nhà vua chẳng thực hiện được ý đồ độc ác của hắn đâu mà lo. Tôi sẽ khiến một cơn rét ghê gớm ập tới, đến nỗi lửa cũng phải ngán mà tháo lui.
Anh sửa mũ cho ngay ngắn lại, lập tức một cơn rét ập tới, làm căn phòng hết oi bức, những món ăn trên bàn bắt đầu đông lại.
Mấy giờ đã trôi qua, vua đinh ninh sáu người đã chết thiêu trong phòng, liền sai mở cửa, rồi thân hành đến xem. Nhưng khi cửa mở rộng, vua thấy sáu người đang đứng nói chuyện vui vẻ và họ còn xin ra ngoài một chút để sưởi ấm, vì trong buồng lạnh đến nỗi các món ăn đều đông cả lại.
Nhà vua tức điên người, đi tìm đầu bếp, la hét om xòm, hỏi tại sao y không thi hành đúng như lệnh truyền. Đầu bếp tâu:
- Bệ hạ xem đấy, thần nung đỏ như thế còn gì!
Đầu bếp dẫn vua đi xem, dưới buồng sắt, các lò đều rực lửa. Vua nghĩ, làm kiểu này chẳng ăn thua tới bọn chúng.
Rồi vua ngồi tính kế khác để hãm hại sáu người khách khó chịu. Vua cho đòi người lính toán trưởng đến và phán:
- Nếu ngươi từ bỏ ý định lấy công chúa mà đồng ý lấy vàng thì ngươi muốn lấy bao nhiêu vàng ta cũng cho.
Người lính nói:
- Muôn tâu bệ hạ, nếu vậy chỉ xin bệ hạ ban đủ số vàng mà môn đệ của hạ thần có thể mang vác trên vai, lúc ấy hạ thần không dám đòi lấy công chúa nữa.
Vua rất hài lòng về chuyện ấy. Người lính nói tiếp:
- Trong vòng nửa tháng nữa hạ thần xin trở lại để lấy vàng.
Sau đó, anh thuê thợ may cả nước tới, hẹn họ may trong nửa tháng phải xong một cái bao. Bao này sẽ giao cho người khỏe nhất - người nhổ cây như nhổ cỏ - vắt lên vai đi với người lính vào gặp vua.
Lúc đó vua nói:
- Sao lại có người to cao dễ sợ vậy? Ngươi vắt trên vai chiếc bao tải to bằng cái nhà để làm gì đấy?
Nhà vua đâm ra lo sợ, nghĩ bụng: "Cái thằng này chắc sẽ vác được nhiều vàng lắm đây!"
Vua sai mang ra một tấn vàng. Phải mười sáu người lực lưỡng mới khuân ra nổi, thế mà anh chàng kia chỉ cầm một tay nhẹ nhàng bỏ tấn vàng vào bao tải và nói:
- Sao không mang thật nhiều cùng một lúc! Ít như thế này chỉ dính đáy bao.
Toàn bộ vàng bạc châu báu ở các kho của vua đều đã chở tới, anh chàng kia trút cả vào mà vẫn chưa được lưng bao.
Anh ta nói:
- Mang nữa đến đây! Chỉ có mấy mẩu con con làm sao đầy được bao?
Bảy ngàn xe vàng được mang từ khắp nơi trong nước tới, lực sĩ ném cả xe lẫn bò vào bao và nói:
- Chẳng cần coi xét mất thì giờ, tôi nhận hết, miễn sao cho đầy bao là được.
Khi đã cho hết tất cả vào trong bao tải, anh ta nói:
- Dù bao chưa đầy, tôi cũng thắt đầu bao lại vậy.
Anh vác bao lên vai, rồi cùng các bạn lên đường.
Thấy của cải bị mất sạch, nhà vua nổi cơn thịnh nộ, truyền cho kỵ binh phóng ngựa đuổi theo, lấy lại bao tải từ tay lực sĩ kia.
Chẳng mấy chốc hai đạo binh đã đuổi kịp sáu người. Viên tướng chỉ huy hét lớn:
- Chúng bay đã bị bắt! Bỏ ngay bao tay vàng xuống, nếu không sẽ bị phanh thây!
Người thổi gió nói:
- Bọn bay nói cái gì? Chúng tao là tù nhân hả? Tất cả bọn bay sẽ được nhảy múa lung tung trong không trung cho coi!
Người ấy bịt một lỗ mũi, rồi dùng lỗ mũi kia thổi bay cả hai đạo kỵ binh lên tận trời xanh, mỗi người một nẻo, kẻ trên ngọn núi này, người vắt vẻo trên đỉnh núi khác.
Một viên đội già kêu xin, nói rằng có chín vết thương và là một người hiền lành tử tế, không đáng bị tội như thế. Nghe vậy, người thổi gió thổi nhè nhẹ để người kia rơi từ từ xuống đất, không bị thương tích gì. Rồi người thổi gió bảo hắn:
- Giờ hãy về tâu vua, cho thêm kỵ binh tới, ta muốn cho chúng đi du ngoạn vào không trung cho vui!
Khi biết được tin đó, vua nói:
- Thôi, cứ để cho chúng đi, chúng có phép thần thông đấy.
Sáu người mang của cải về nhà, chia nhau cùng hưởng và sống vui sướng trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, um homem entendido em muitas artes; como soldado tinha-se comportado corajosamente durante a guerra e, muitas vezes, tinha arriscado a vida.
Terminada a guerra, deram-lhe baixa e, para voltar à sua terra, recebeu apenas três moedas miúdas. Foi reclamar ao rei, que o mandou passear.
- Espera aí, - disse consigo mesmo, muito furioso: - tratar-me assim! Pois bem, se conseguir encontrar gente como penso, eu te obrigarei a entregar-me os tesouros do teu reino.
E pôs-se a caminho. Atravessando uma floresta, avistou um homem que arrancava árvores com a mesma facilidade com que se arranca espigas de trigo.
- Queres entrar a meu serviço, - disse ele, - e vir comigo em busca de aventuras?
- Não vejo inconveniente, - respondeu o outro; - mas deixa-me primeiro levar à minha mãe este feixe de lenha para o inverno e depois te seguirei.
Amarrou o feixe de seis carvalhos, dos maiores, e levou-os tranquilamente, sem mesmo vergar com o peso. Daí a pouco voltou e, então ambos puseram-se a caminho.
- Nós dois teremos de conseguir tudo no mundo, - disse o soldado.
Ao sair da floresta, viram um caçador que, de joelhos, apontava a espingarda; mas por mais longe que olhassem não viram sequer amostra de caça.
- Para quem estás apontando? - perguntou-lhe o soldado.
- A duas léguas daqui, - respondeu o caçador, - está um moscardo pousado no galho de um carvalho; eu quero arrancar-lhe o olho esquerdo.
Dizendo isto, atirou.
- Olha, - disse-lhe o soldado; - um atirador da tua força faz-me muita falta; queres vir conosco? Nós três juntos poderemos conseguir tudo neste mundo.
O caçador aceitou de boa vontade. Mais adiante toparam com sete grandes moinhos de vento, cujas asas giravam furiosamente, muito embora não houvesse no ar a mais leve brisa.
O soldado disse:
- Não sei o que faz girar os moinhos, pois não há o menor sopro de vento!
Depois de terem contemplado maravilhados este espetáculo, continuaram o caminho. Duas léguas mais adiante, viram empoleirado numa árvore um homem que tapava uma das narinas com o dedo ao passo que assoprava com a outra.
- Que é que estás fazendo aí? - perguntou-lhe o soldado.
- Estou assoprando para fazer girar os sete moinhos de vento que estão a duas léguas daqui; deveis ter passado por eles há pouco.
- Realmente, - disse o soldado, - és muito hábil; mas estes meus dois criados também o são bastante. Vem conosco e, os quatre juntos, conseguiremos tudo neste mundo.
A proposta agradou ao homem que assoprava e que logo desceu da árvore e foi com eles. Pouco mais adiante, encontraram um homem muito alto, que se mantinha num só pé, ao passo que amarrava o outro com uma correia.
Então o soldado disse-lhe:
- Que diabo estás a fazer, bom homem?
- Sou um corredor, - respondeu ele, - e para não correr demais, amarrei uma perna; pois se tenho as duas livres, corro mais velozmente do que voam os pássaros.
- O que, - replicou o soldado, - com semelhante capacidade não fazes melhor figura no mundo! Vem conosco e farás fortuna; nós todos juntos conseguiremos tudo.
O corredor aceitou e foi com eles. Um pouco mais adiante, encontraram um homenzinho gorduchinho, que trazia o chapéu caído sobre a orelha esquerda e andava todo pimpão.
O soldado disse-lhe:
- Que cara mais engraçada a tua! Não andes com o chapéu assim caído na orelha, senão te julgarão um bêbado ou um doido.
- Não posso endireitá-lo, - respondeu o homenzinho, - pois se o fizesse, em volta de mim haveria um frio tão intenso que os pobres passarinhos caíram no chão mortos de frio.
- Oh, que preciosa virtude! Vem conosco e juntos havemos de conseguir tudo neste mundo.
A proposta não desagradou e o gorducho seguiu com eles para a cidade. Lá ouviram um arauto anunciar que a filha do rei desafiava a quem quisesse correr com ela; aquele que a vencesse casaria com ela, mas se fosse vencido teria a cabeça cortada. O soldado foi ao palácio declarar que aceitava o desafio:
- Mandarei, porém, um dos meus criados correr em meu lugar.
- Como queiras, - disse o rei, - mas deves não empenhar também a vida dele; se for batido, terão ambos a cabeça cortada.
Ficou tudo combinado; então o soldado tirou a correia que prendia a outra perna do corredor e disse:
- Agora, depressa, ajuda-me para que possamos vencer.
Havia sido preestabelecido que o vencedor seria aquele que trouxesse primeiro uma bilha de água de uma fonte situada a uma légua de distância.
A princesa e o corredor receberam ambos uma bilha; depois, dado o sinal convencional, partiram ambos no mesmo instante. A princesa corria tão velozmente como um galgo, mas seu competidor ia como o vento e, dentro de alguns segundos, desapareceu dos olhares dos assistentes. Mais alguns segundos, chegou à fonte, encheu a bilha e voltou para trás. Mas na metade do caminho, como o calor era sufocante e estando bastante na dianteira, julgou poder repousar alguns momentos; estendeu- se na relva para tirar uma soneca, tendo tido o cuidado de pôr debaixo da cabeça uma caveira de cavalo, por ser bastante dura, para não dormir muito tempo.
Entretanto, a princesa também chegara à fonte, enchera a bilha e apressava-se a voltar com ela cheia de água; ao ver o corredor estendido no chão a dormir, disse muito satisfeita:
- O inimigo está em minhas mãos!
Aproximou-se dele, despejou a bilha que ele pusera a seu lado e continuou a corrida.
O soldado e os companheiros admiravam-se de não verem o corredor aparecer; o caçador então, que tinha um olhar de lince, olhou com muita atenção para o lado da fonte e viu que estava dormindo estendido no chão. Então apontando a espingarda, disparou com tanta precisão que a bala, sem tocar no dorminhoco, tirou-lhe a caveira de cavalo de sob a cabeça.
O corredor acordou, de um pulo pôs-se de pé e viu a bilha vazia enquanto a princesa já lhe passara adiante e ia longe. Sem perder a cabeça correu como uma seta para a fonte, encheu a bilha e voando sempre como o vento, chegou ao ponto de partida com um avanço de dez minutos.
O vencedor nem sequer ofegava:
- Só agora tive que levantar um pouco as pernas, pois antes não podia dizer que era uma corrida.
O rei ficou desconsolado, e muito mais ainda a princesa por ter de casar-se com um simples soldado, um vilão sem origem, nem fortuna. Então tramaram um jeito de livrar-se dele e dos outros companheiros. Após ter refletido um pouco, o rei disse:
- Consola-te, minha filha! Achei um meio; não te preocupes, que não voltarão mais.
Dirigindo-se ao soldado, o rei felicitou-o pela vitória e disse-lhe:
- Agora vamos festejar o acontecimento, vamos comer e beber alegremente.
Mandou-os entrar todos para uma sala toda construída de ferro; as portas eram de ferro e as janelas guarnecidas de barras de ferro. Na sala estava posta a mesa; coberta das mais finas iguarias, o rei disse:
- Entrai e comei à vontade.
Depois do festim, no momento da sobremesa, o rei mandou trancar a porta e acender sob o assoalho um grande fogo; mandou aquecer até que o ferro com que era construída a sala ficasse rubro. O cozinheiro obedeceu à ordem do rei e os seis, sentados à mesa, começaram a sentir um calor infernal; pensaram primeiro tratar-se do efeito dos vinhos deliciosos que haviam bebido. Mas, aumentando o calor sempre mais, quiseram sair; então perceberam que estavam presos e que o rei queria fazê-los perecer miseravelmente.
- Esse maroto não contou comigo, - disse o gorducho; - provocarei um frio tal que o fogo se envergonhará.
Endireitou o chapéu enterrando-o até as orelhas. Imediatamente produziu-se um frio que venceu o fogo a ponto das comidas que ainda sobraram nos pratos, gelarem completamente; e os próprio convidados batiam o queixo.
Algumas horas depois, o rei mandou abrir a porta, esperando ver o soldado e seus companheiros todos calcinados; mas, quando abriram a porta, eles precipitaram-se para fora, gritando:
- Uma sala de jantar fresca é de certo agradável; mas Vossa Majestade exagerou um pouco; tivemos um frio medonho, tanto assim que o resto da comida nos pratos ficou dura de gelo.
O rei enfureceu-se, mandou chamar o cozinheiro, perguntando-lhe porque não executara suas ordens. Mas o cozinheiro respondeu:
- Fogo é que não falta, Vossa Majestade pode bem ver.
E o rei viu com seus próprios olhos um grande fogo ardendo sob a sala de ferro, e, então, percebeu que o soldado e seus companheiros não eram gente qualquer mas possuíam dons particulares que seria melhor saber aproveitar. Perguntou-lhes, portanto, quanto ouro queriam para renunciar à mão da princesa.
- Quero tanto quanto um dos meus criados puder levar, - respondeu o soldado. - Voltarei dentro de quinze dias; até lá podereis reunir todo o ouro que possuis, prata e baixelas inclusive, e talvez não chegue.
O rei não fez caso dessas palavras, julgando-as uma fanfarronice. Mas o soldado reuniu todos os alfaiates do reino e ocupou-os durante quinze dias a fazer um saco enorme de pano bem resistente. No dia marcado, voltou ao palácio com o companheiro que arrancava árvores como se fossem simples espigas de trigo e ao qual entregara o saco que, por si só, fazia um fardo do tamanho de uma casa.
O rei perguntou:
- Quem é esse homem vigoroso que carrega nas costas um fardo do tamanho de uma casa?
Consigo mesmo, porém, ia pensando: "Quanto ouro levará esse homem!" E ficou muito assustado, pois julgara poder livrar-se com apenas alguns milhares de moedas de ouro. Mandou buscar uma tonelada de ouro, que dezesseis moços vigorosos arrastavam a custo; mas o criado do soldado pegou com uma só mão e meteu no saco.
- Por quê não mandais trazer tudo de uma vez? - disse ele - esse mal cobre o fundo do saco.
Pouco por vez, o rei mandou trazer todo o tesouro, e o homem ia pondo no saco, e o saco estava apenas ao meio.
- Trazei mais, - gritou o homem; - estas migalhas não chegam.
Tiveram de juntar todo o ouro do reino, sete mil carros de ouro; o homem meteu carros, bois, ouro, tudo dentro do saco que, desta vez ficou quase cheio. Amarrou- o com um cabo e, atirando-o com ligeireza para cima dos ombros, foi-se embora com o amo e os outros companheiros.
Quando o rei viu aquele homem levar sozinho toda a riqueza do reino, entrou numa violenta cólera; então mandou montar a cavalo os regimentos de cavalaria e deu-lhes ordem de perseguir o soldado e tomar-lhe o saco com tudo o que ele contivesse. Num bater de olhos, a cavalaria alcançou-o e gritaram-lhe:
- Estais todos presos; abandonai imediatamente esse saco, ou sereis massacrados.
- Que estais u dizer? - exclamou rindo às gargalhadas aquele que assoprava; - nós presos? Antes disso vos faremos dançar pelos ares.
Tapou uma narina e com a outra assoprou contra os regimentos, como um furacão, fazendo voar pelos ares cavalos e cavaleiros, que foram atirados por todo lado. Um oficial, que ficara dependurado numa árvore, pediu mercê, gritando que sempre se batera valentemente, recebera na guerra nove ferimentos e não merecia ser atirado pelos ares como uma palhinha.
O soldado reconheceu que a reclamação era justa; então aquele que assoprava assoprou com menos força e o oficial pôde descer são e salvo da árvore.
- Volta para junto do teu rei, - disse-lhe, - e convida-o a mandar contra nós todo o exército para que eu possa assoprar e mandá-los pelos ares.
Ouvindo isso, o rei disse:
- Deixai-os partir; eles têm o diabo no corpo.
Reconhecendo que todo o seu poder era sem efeito sobre esses homens, nunca mais os importunou.
O soldado repartiu aquela riqueza entre todos os companheiros e, apesar de terem vivido longos e longos anos, nunca chegaram a ver-lhe o fim.