Cáo làm cha đỡ đầu


Der Fuchs und die Frau Gevatterin


Sói cái sinh con trai, cho mời cáo đến làm cha đỡ đầu. Mụ nói:
- Bác ta là chỗ bà con họ hàng gần của mình, rất thông minh, nhanh trí, khéo léo mọi bề. Bác ấy mà dạy dỗ con mình thì nó ra đời mới nở mày nở mặt được với thiên hạ.
Cáo đứng dậy trịnh trọng đáp lại:
- Thưa bác, được bác tín nhiệm tôi rất lấy làm hân hạnh và xin đa tạ lòng quý mến của bác. Tôi xin cố gắng dạy dỗ cháu học hành tấn tới để bác được vui lòng.
Trong bữa tiệc mừng cáo ngồi đánh chén cẩn thận từ đầu tới cuối và nói chuyện bông đùa vui vẻ với mọi người. Ăn xong cáo nói:
- Bác sói thân mến, nuôi nấng dạy dỗ đứa trẻ là nhiệm vụ của chúng ta. Bác phải có thức ăn ngon cho cháu để nó mau khôn lớn, khỏe mạnh. Tôi biết một chuồng cừu, bọn ta kiếm miếng ngon ở đấy cũng dễ thôi.
Sói cái nghe bùi tai, liền đi cùng với cáo tới trang trại của gia đình nông dân kia. Cáo chỉ cho sói chuồng cừu ở phía xa và bảo:
- Bác có thể lần vào đấy, không ai thấy đâu. Trong khi đó tôi đi vòng sang phía bên kia xem có tím được con gà con qué nào không.
Thực ra cáo chẳng đi đâu cả, nó nằm ngay ở cửa rừng, duỗi chân nằm dài ở đó phơi nắng nghỉ ngơi.
Sói cái lần vào chuồng gặp ngay phải một con chó, chó sủa ầm lên làm cho nông dân chạy ùa ra tóm ngay được sói, đổ nước giặt pha bằng tro lên da nó mà đánh. Nhưng sau sói cũng tháo chạy, ráng sức lê ra tới cửa rừng.
Cáo vẫn nằm đấy, thấy sói nó làm ra bộ khổ sở, than vãn:
- Trời, bác sói ơi, tôi vừa bị một trận nên thân. Nông dân nọ nhảy ùa ra nện cho tôi một trận nhừ tử, mềm nhũn cả người. Nếu bác không định bỏ tôi nằm chết ở đây thì bác phải khiêng tôi đi.
Bản thân sói cũng phải ráng sức mà lết đi, nhưng nó lại băn khoăn lo ngại cho cáo nên đành cõng cáo trên lưng, sói phải ráng sức lết cõng ông bố đỡ đầu lành lặn, khỏe như vâm về đến tận nhà.
Về tới nhà cáo bảo sói:
- Thôi xin chào bác sói. Chúc bác có thịt quay ngon ăn.
Cáo cười rũ rượi rồi nhảy mất.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Die Wölfin brachte ein Junges zur Welt und ließ den Fuchs zu Gevatter einladen. "Er ist doch nahe mit uns verwandt," sprach sie, "hat einen guten Verstand und viel Geschicklichkeit, er kann mein Söhnlein unterrichten und ihm in der Welt forthelfen." Der Fuchs erschien auch ganz ehrbar und sprach: "Liebwerte Frau Gevatterin, ich danke Euch für die Ehre, die Ihr mir erzeigt, ich will mich aber auch so halten, daß Ihr Eure Freude daran haben sollt." Bei dem Fest ließ er sichs schmecken und machte sich ganz lustig, hernach sagte er: "Liebe Frau Gevatterin, es ist unsere Pflicht, für das Kindlein zu sorgen, Ihr müßt gute Nahrung haben, damit es auch zu Kräften kommt. Ich weiß einen Schafstall, woraus wir leicht ein gutes Stück holen können." Der Wölfin gefiel das Liedlein, und sie ging mit dem Fuchs hinaus nach dem Bauernhof. Er zeigte ihr den Stall aus der Ferne und sprach: "Dort werdet Ihr ungesehen hineinkriechen können, ich will mich derweil auf der anderen Seite umsehen, ob ich etwa ein Hühnlein erwische." Er ging aber nicht hin, sondern ließ sich am Eingang des Waldes nieder, streckte die Beine und ruhte sich. Die Wölfin kroch in den Stall, da lag ein Hund und machte Lärm, so daß die Bauern gelaufen kamen, die Frau Gevatterin ertappten und eine scharfe Lauge von ungebrannter Asche über ihr Fell gossen. Endlich entkam sie doch und schleppte sich hinaus; da lag der Fuchs, tat ganz kläglich und sprach: "Ach, liebe Frau Gevatterin, wie ist mirs schlimm ergangen! Die Bauern haben mich überfallen und mir alle Glieder zerschlagen, wenn Ihr nicht wollt, daß ich auf dem Platz liegen bleiben und verschmachten soll, so müßt Ihr mich forttragen." Die Wölfin konnte selbst nur langsam fort, doch hatte sie große Sorge für den Fuchs, daß sie ihn auf ihren Rücken nahm, und den ganz gesunden und heilen Gevatter langsam bis zu ihrem Haus trug. Da rief er ihr zu: "Lebt wohl, liebe Frau Gevatterin, und laßt Euch den Braten wohl bekommen," lachte sie gewaltig aus und sprang fort.