El clavel


Sự tích hoa cẩm chướng


Existía una vez una reina a quien Dios Nuestro Señor no había concedido la gracia de tener hijos. Todas las mañanas salía al jardín a rogar al cielo le otorgase la gracia de la maternidad. Un día descendió un ángel del cielo y le dijo:
- Alégrate, vas a tener un hijo dotado del don de ver cumplidos sus deseos, verá satisfechos cuanto sienta en este mundo.
La reina fue a dar a su esposo la feliz noticia, y, cuando llegó la hora, dio a luz un hijo, con gran alegría del Rey.
Cada mañana iba la Reina al parque con el niño, y se lavaba allí en una cristalina fuente. Ocurrió un día, cuando el niño estaba ya crecidito, que, teniéndolo en el regazo, la madre se quedó dormida. Entonces se acercó el viejo cocinero, que conocía el don particular del pequeño, y lo raptó; luego mató un pollo y derramó la sangre sobre el delantal y el vestido de la Reina. Luego de llevarse al niño a un lugar apartado, donde una nodriza se encargaría de amamantarlo, se presentó al Rey para acusar a su esposa de haber dejado que las fieras le robaran a su hijo. Y cuando el Rey vio el delantal manchada de sangre, dio crédito a la acusación, enfureció tanto, que hizo construir una profunda mazmorra donde no penetrase la luz del sol ni de la luna, y en ella mandó encerrar a la Reina, condenándola a permanecer allí durante siete años sin comer ni beber, para que muriese de hambre y sed. Pero Dios Nuestro Señor envió a dos ángeles del cielo en forma de palomas blancas, que bajaban volando todos los días y le llevaban la comida; y esto duró hasta que transcurrieron los siete años.
Mientras tanto, el cocinero había pensado: "Puesto que el niño está dotado del don de ver satisfechos sus deseos, estando yo aquí podría provocar mi desgracia." Salió del palacio y se dirigió a la casa del muchachito, que ya era lo bastante crecido para saber hablar, y le dijo:
- Desea tener un hermoso palacio, con jardín y todo lo que le corresponda.
Y apenas habían salido las palabras de los labios del niño, apareció todo lo deseado. Al cabo de algún tiempo, le dijo el cocinero:
- No está bien que vivas solo; desea una hermosa muchacha para compañera.
Expresó el niño este deseo, y en el acto se le presentó una doncella lindísima, como ningún pintor hubiera sido capaz de pintar. De ahí en adelante jugaron juntos, y se querían tiernamente, mientras el viejo cocinero se dedicaba a la caza, como un gentil hombre. Pero un día se le ocurrió que el príncipe podía sentir deseos de estar al lado de su padre, cosa que tal vez lo colocaría a él en una situación difícil. Salió, pues, y llevándose a la muchachita en un lugar apartado, le dijo:
- Esta noche, cuando el niño esté dormido, te acercarás a su cama y, después de clavarle el cuchillo en el corazón, me traerás su corazón y su lengua. Si no lo haces, lo pagarás con la vida.
Partió, y al volver al día siguiente, la niña no había realizado su orden y le dijo:
- ¿Por qué tengo que derramar sangre inocente que no ha hecho mal a nadie?
- ¡Si no lo haces, te costará la vida! –le contestó el cocinero.
Cuando se marchó, la muchacha hizo traer una cierva joven y la hizo matar; luego le sacó el corazón y la lengua, y los puso en un plato. Al ver que se acercaba el viejo, dijo a su compañero:
- ¡Métete enseguida en la cama y tápate con la manta!
Entró el malvado y preguntó:
- ¿Dónde están el corazón y la lengua del niño?
Tendió la niña el plato, y en el mismo momento el príncipe, destapándose, exclamó:
- Viejo maldito, ¿por qué quisiste matarme? Ahora, oye tu sentencia. Vas a transformarte en perro de aguas; llevarás una cadena dorada al cuello y comerás carbones ardientes, de modo que el fuego te abrase la garganta.
Y al tiempo que pronunciaba estas palabras, el viejo quedó transformado en perro de aguas, con una cadena dorada, atada al cuello; y los cocineros le daban para comer carbones ardientes, que le abrasaban la garganta.
El hijo del Rey siguió viviendo todavía algún tiempo allí, siempre pensando en su madre, y en si vivía o estaba muerta. Finalmente le dijo a la muchacha:
- Quiero irme a mi patria; si te gusta acompañarme, yo cuidaré de ti.
- ¡Ay! -exclamó ella-. ¡Está tan lejos! Además, ¿qué haré en un país donde nadie me conoce? -. Al verla el príncipe indecisa, y como a los dos les dolía la separación, la convirtió en clavel y la prendió en su ojal.
Se puso entonces en camino de su tierra, y el perro no tuvo más remedio que seguirlo. Se dirigió a la torre que servía de prisión a su madre, y, como era muy alta, expresó el deseo de que apareciese una escalera capaz de llegar hasta la mazmorra, y, bajando por ella, preguntó en voz alta:
- Madrecita de mi alma, Señora Reina, ¿vivís aún o estáis muerta?
Y respondió ella:
- Acabo de comer y no tengo hambre -pensando que eran los ángeles.
Pero él dijo:
- Soy vuestro hijo querido, al que dijeron falsamente que las fieras os habían arrebatado del regazo; pero estoy vivo, y muy pronto os libertaré.
Y, volviendo a salir de la torre, se encaminó al palacio del Rey, su padre, donde se hizo anunciar como un cazador forastero, que solicitaba ser empleado en la corte. El Rey aceptó sus servicios, a condición de que fuera un hábil cazador y supiera encontrar caza mayor, pues en todo el reino no la había habido nunca. El cazador prometió proporcionarle en cantidad suficiente para proveer la real mesa. Reunió luego a todos los cazadores, a quienes ordenó que se dispusiesen a salir con él al monte. Partió con ellos, y, una vez llegados al terreno, los colocó en un gran círculo abierto en un punto; situándose él en el medio, empezó a desear, y en un momento entraron en el círculo alrededor de un centenar de magníficas piezas, y los cazadores no tuvieron más trabajo que derribarlas a tiros. Fueron luego cargadas en sesenta carretas y llevadas al Rey, quien vio, al fin, colmada de caza su mesa, después de muchos años de verse privado de ella.
Muy satisfecho el Rey, al día siguiente invitó a comer a toda la Corte, para lo cual hizo preparar un espléndido banquete.
Estando ya todos reunidos, dijo, dirigiéndose al joven cazador:
- Puesto que has demostrado tanta habilidad, te sentarás a mi lado.
- Señor Rey, Vuestra Majestad me hace demasiado honor -respondió el joven-; no soy más que un sencillo cazador.
Pero el Rey insistió, diciendo:
- Quiero que te sientes a mi lado -y el joven tuvo que obedecer. Durante todo el tiempo pensaba en su querida madre, y, al fin, formuló el deseo de que uno de los cortesanos más altos hablara de ella y preguntara qué tal lo pasaba en la torre la Señora Reina; si vivía aún o había muerto. Apenas había formulado en su mente este deseo, cuando el mariscal se dirigió al Monarca en estos términos:
- Serenísima Majestad, ya que nos encontramos aquí todos contentos y disfrutando, ¿cómo lo pasa la Señora Reina? ¿Vive o ya murió?
A lo cual respondió el Rey:
- Dejó que las fieras devorasen a mi hijo amadísimo; no quiero que se hable más de ella.
Levantándose entonces el cazador, dijo:
- Mí venerado Señor y Padre: la Reina vive todavía, y yo soy su hijo, y no fueron las fieras las que me robaron, sino aquel malvado cocinero viejo que, mientras mi madre dormía, me arrebató de su regazo, manchando su delantal con la sangre de un pollo -. Y, agarrando al perro por el collar de oro, añadió-: ¡Éste es el criminal! -y mandó traer carbones encendidos, que el animal hubo de comerse en presencia de todos, quemándose la garganta. Preguntó luego al Rey si quería verlo en su figura humana, y, ante su respuesta afirmativa, lo convirtió a su primitiva condición de cocinero, con su blanco mandil y el cuchillo al costado. Al verlo el Rey, ordenó, enfurecido, que lo arrojasen en el calabozo más profundo. Luego siguió diciendo el cazador:
- Padre mío, ¿queréis ver también a la doncella que ha cuidado de mí, y a la que ordenaron me quitase la vida bajo pena de la suya, a pesar de lo cual no lo hizo?
- ¡Oh sí, con mucho gusto! -respondió el Rey.
- Padre y Señor mío, os la mostraré en figura de una bella flor -dijo el príncipe, y, sacándose del bolsillo el clavel, lo puso sobre la mesa real; y era hermoso como jamás el Rey viera otro semejante. Siguió el hijo: - Ahora os la voy a presentar en su verdadera figura humana -y deseó que se transforme en doncella. Y el cambio se produjo en el acto, apareciendo ante los presentes una joven tan bella como ningún pintor habría sabido pintar.
El Rey envió a la torre a dos camareras y dos criados a buscar a la Señora Reina, con orden de acompañarla a la mesa real. Al llegar a ella, se negó a comer y dijo:
- Dios misericordioso y compasivo, que me sostuvo en la torre, me llamará muy pronto.
Vivió aún tres días, y murió como una santa. Y al ser sepultada, la siguieron las dos palomas blancas que la habían alimentado durante su cautiverio, y que eran ángeles del cielo, y se posaron sobre su tumba. El anciano rey ordenó que el cocinero fuese descuartizado; pero la pesadumbre se había apoderado de su corazón, y no tardó tampoco en morir. Su hijo se casó con la hermosa doncella que se había llevado en figura de flor, y Dios sabe si todavía viven.
Đã nhiều năm trôi qua mà hoàng hậu vẫn chưa có con, vì thế sáng nào hoàng hậu cũng ra vườn thượng uyển quay về phía mặt trời cầu xin thượng đế rộng lòng thương cho một mụn con, dù đó là con trai hay con gái.
Một ngày kia có thiên thần từ trên trời xuống và bảo:
- Hoàng hậu cứ yên tâm, hoàng hậu sẽ sanh con trai. Hoàng tử là người có phép lạ, những gì hoàng tử mong muốn là sẽ có thực.
Hoàng hậu nói lại tin mừng với nhà vua. Sau thời gian hoàng hậu sinh con trai, nhà vua hết sức vui mừng.
Khi hoàng tử đã biết đi, sáng nào hoàng hậu cũng dẫn con trai đi dạo chơi trong vườn bách thú, rửa tay chân ở những giếng nước trong veo. Có lần hoàng tử nằm trong lòng mẹ ngủ, hoàng hậu cũng ngủ say luôn mà không hề hay biết. Giữa lúc đó thì người đầu bếp già đi tới, bác biết rằng đứa trẻ có phép lạ, nên bế đứa bé đem giấu kín ở một nơi do một vú nuôi cho bú. Bác đem cắt tiết một con gà mái, lấy máu rỏ vào tạp dề và áo quần của hoàng hậu, rồi chạy đi tâu thưa với nhà vua rằng hoàng hậu đã để thú dữ vồ bắt mất hoàng tử. Khi chính mắt mình nhìn thấy máu vấy ở tạp dề và áo quần của hoàng hậu thì nhà vua lại càng tin lời nói của người đầu bếp là đúng. Nhà vua nổi giận, sai xây một cái tháp thật sâu, sâu đến nỗi ánh sáng mặt trời cũng như mặt trăng không bao giờ chiếu tới. Lối ra vào tháp được xây kín lại sau khi đã nhốt hoàng hậu ở trong đó, hoàng hậu sẽ bị nhốt bảy năm liền, không ai được phép mang đồ ăn thức uống cho hoàng hậu để bà bị chết dần chết mòn ở trong tháp.
Tưởng chừng cuộc đời hoàng hậu kết thúc như vậy, nhưng thượng đế cho hai thiên thần hiện hình là hai con chim bồ câu trắng hàng ngày hai lần bay vào trong tháp mang theo đồ ăn thức uống cho hoàng hậu, chim nuôi hoàng hậu như vậy tới khi hạn bảy năm đã hết.
Người đầu bếp vẫn làm trong cung vua, có lần bác nghĩ, đứa trẻ có phép lạ, nếu mình cứ ở đây mãi rất có thể mình gặp rủi ro vì nó. Nghĩ vậy nên bác trốn khỏi cung vua tới chỗ đứa bé. Đứa bé giờ đã lớn, tự biết rằng mình có phép lạ, thấy bác đầu bếp em nói:
- Bác có muốn sống trong cung điện nguy nga có vườn thượng uyển không?
Lời nói em vừa dứt thì toàn cảnh cung điện và vườn hiện ra đúng như điều em ước.
Sống như vậy được một thời gian, một hôm bác nói với hoàng tử:
- Sống một mình mãi con sẽ thấy buồn. Sao con không ước có một người vợ hiền sống chung.
Lời mong ước của hoàng tử đã thành sự thực, đứng trước hoàng tử là một thiếu nữ đẹp tuyệt vời, đẹp hơn cả người trong tranh. Hai người rất thương yêu nhau, thường cùng nhau đi dạo chơi trong vườn thượng uyển, còn đầu bếp thì hay đi săn, dáng nom như một nhà quý tộc.
Có lần bác chợt nghĩ, rất có thể hoàng tử lại ước được sống cạnh vua cha, và lúc đó bác không biết sẽ tính sao cho thoát chết. Bác gọi thiếu nữ cùng đi dạo trong vườn và nói:
- Đêm nay, khi hoàng tử ngủ say, hãy tới bên giừng lấy dao nhọn đâm xuyên tim, rồi mang tim và lưỡi của nó cho ta, nếu không làm đúng như lời ta dặn thì mất mạng đấy.
Nói rồi bác bỏ đi. Ngày hôm sau bác đến chỗ thiếu nữ và hỏi. Thiếu nữ đáp:
- Tại sao con lại đi hại một người vô tội, một người chẳng hại ai bao giờ.
Bác đầu bếp lại nói:
- Nếu con không làm việc đó thì con phải thế mạng mình vào đó.
Khi người đầu bếp đi khỏi, nàng sai người bắt một con hươu đem làm thịt, lấy tim và lưỡi để lên một cái đĩa. Nhìn qua cửa sổ nàng thấy bác đầu bếp đang đi tới, nàng bảo hoàng tử:
- Chàng hãy lên giường trùm chăn.
Bác đầu bếp độc ác vừa mới bước vào đã hỏi ngay:
- Tim và lưỡi của hoàng tử đâu?
Thiếu nữ đưa cho bác cái đĩa, còn hoàng tử thì tung chăn ra và quát:
- Này ông già tội lỗi kia, cớ sao ông lại muốn giết tôi? Giờ tôi nói cho ông nghe, ông sẽ biến thành con chó mực, cổ đeo xích vàng, chỉ ăn than hồng nên bao giờ cũng có ngọn lửa đỏ thổi ra từ mõm.
Lời nói vừa chấm dứt thoì người đầu bếp già biến thành một con chó mực cổ đeo xích vàng. Những người làm việc ở nhà bếp phải mang than đỏ hồng đến cho chó mực ăn, ăn xong từ mõm chó luôn luôn có ngọn lửa đỏ thổi ra.
Ngồi một lát bỗng hoàng tử thấy nhớ mẹ, nghĩ không biết hoàng hậu còn sống hay đã chết. Chàng nói với thiếu nữ:
- Ta muốn trở về quê hương xứ sở, nếu nàng muốn về cùng, chúng ta sẽ cùng sống bên nhau.
Thiếu nữ đáp:
- Đường sá xa xôi, lạ nước lạ cái chẳng ai biết mình, liệu biết làm gì mà sống.
Lòng nàng chẳng muốn đi theo, nhưng cả hai lại không muốn phải biệt ly nhau nên chàng để nàng hóa thành một bông hoa cẩm chướng tươi đẹp và chàng luôn luôn mang theo bên mình.
Hoàng tử lên đường trở về quê hương xứ sở, con chó mực lẽo đẽo chạy theo sau. Chàng đi tới bên tháp nơi mẹ chàng bị nhốt. Vì tháp quá cao nên chàng nói ước ao có một chiếc thang thật dài để leo lên. Một chiếc thang dài bắc tới tận ngọn tháp hiện ra, chàng leo lên, từ trên đỉnh tháp chàng nhìn xuống và gọi:
- Hoàng hậu, mẹ yêu quý của con, mẹ còn sống hay là đã chết?
Tiếng bà đáp vọng lên:
- Mẹ vừa mới ăn xong và hãy còn no.
Bà nghĩ, có lẽ các thiên thần lại đến.
Hoàng tử nói:
- Con của mẹ đây, đứa con mà mọi người đinh ninh rằng đã bị thú dữ tha đi mất; con hãy còn sống và về để tìm cách cứu mẹ.
Rồi chàng xuống thang, đi đến cung vua. Chàng nói với lính canh rằng mình là người thợ săn từ xa tới, muốn được làm thợ săn của nhà vua. Nhà vua truyền lệnh cho lính canh, nếu là thợ săn giỏi, có thể săn bắn thú cung cấp đủ cho bếp của nhà vua thì cho vào yết kiến.
Đã lâu nay, ở khu vực quanh cung vua cũng như ở những vùng giáp giới không có chim muông gì cả. Người thợ săn hứa rằng mình có thể săn bắn được đủ thứ thịt thú để nhà vua làm tiệc thết đãi.
Nói rồi, chàng cùng với toán thợ săn của mình vào rừng săn bắn. Chàng cùng với họ quây thành một vòng lớn để ngỏ một đường thoát chạy. Vòng săn đã sẵn sàng, chàng đứng thỉnh cầu. Chỉ một lát sau có hai trăm con thú chạy vào vòng săn, thợ săn chỉ còn mỗi việc là giương súng bắn. Thú bắn được nhiều đến nỗi chở sáu chục xe mới hết. Đã lâu lắm trong cung vua mới lại có một bữa tiệc thịt thú rừng linh đình như vậy.
Nhà vua mừng lắm, cho triệu tất cả quần thần trong triều tới ăn tiệc, một bữa tiệc thật lớn. Khi quần thần đã tới đông đủ, nhà vua bảo người thợ săn:
- Do tài săn bắn của ngươi mà có bữa tiệc hôm nay, ngươi lại đây ngồi cạnh trẫm.
Người thợ săn nói:
- Muốn tâu hoàng thượng, thần chỉ là một tên thợ săn loại tồi.
- Người lại đây ngồi cạnh trẫm.
Nhà vua nhắc đi nhắc lại tới khi người thợ săn lại ngồi cạnh mới thôi.
Ngồi cạnh vua chàng thợ săn lại nhớ tới người mẹ thân yêu của mình. Chàng thầm mong sẽ có một người nào đó trong đám quần thần của nhà vua lên tiếng hỏi, không biết hoàng hậu giờ này thế nào, không biết bà còn sống hay đã chết dần chết mòn ở trong tháp. Vừa mới thầm mong thì tể tướng đã cất lời:
- Muôn tâu hoàng thượng, hoàng thượng cùng quần thần sống những giờ phút vui vẻ, không hiểu giờ này hoàng hậu sống ra sao ở trong tháp, liệu còn sống hay là đã chết mòn mỏi ở trong đó.
Nhà vua đáp:
- Hoàng hậu đã để thú dữ tha đi mất hoàng tử con ta, trẫm không muốn nhắc đến chuyện đó.
Nhà vua vừa dứt lời thì người thợ săn đứng dậy nói:
- Kính thưa vua cha, hoàng hậu hãy còn sống, và chính thần là con hoàng hậu. Không phải thú dữ tha mất hoàng tử mà chính là tên già độc ác kia, tên đầu bếp. Chính hắn lừa lúc hoàng hậu thiu thiu ngủ mà bắt cóc hoàng tử đi, lấy máu gà rỏ vào tạp dề, áo quần của hoàng hậu.
Sau đó chàng dắt con chó mực đeo xích vàng lại và nói tiếp:
- Đây chính là tên già độc ác ấy.
Chàng cho mang than đỏ hồng tới, trước mặt nhà vua cùng triều đình chó ăn than hồng, rồi từ mồm nó thở ra những ngọn lửa hồng.
Nhà vua ngạc nhiên và hỏi, liệu có thể để nó hiện nguyên hình được không. Chàng lại cầu mong, biến cho chó hiện nguyên hình là tên đầu bếp già đeo tạp dề trắng, tay cầm dao.
Nhìn thấy đúng là tên đầu bếp khi xưa của mình, nhà vua nổi giận, truyền sai ném hắn vào ngục tối.
Sau đó người thợ săn nói tiếp:
- Thưa vua cha, không biết vua có muốn thấy người con gái dịu hiền đã nuôi hoàng tử không? Đó cũng chính là người được lệnh phải giết hoàng tử mà không chịu làm, mặc dù trái lệnh là đùa với cái chết.
Nhà vua đáp:
- Tất nhiên trẫm cũng muốn được nhìn thấy…
Hoàng tử nói:
- Kính thưa vua cha, cha sẽ nhìn thấy người ấy mang hình một bông hoa tuyệt đẹp.
Chàng lấy từ trong túi áo ra một bông hoa cẩm chướng đặt lên bàn tiệc, hoa đẹp tuyệt trần, trong đời mình nhà vua chưa từng thấy bông hoa nào đẹp như thế.
Rồi chàng nói:
- Giờ vua cha sẽ nhìn thấy dung nhan người con gái ấy.
Chàng hóa phép biến bông hoa thành một thiếu nữ, người thiếu nữ đứng bên cạnh chàng, nàng đẹp hơn cả người đẹp trong tranh.
Nhà vua truyền sai hai nữ tì và hai người leo xuống hầm sâu dưới tháp đón hoàng hậu về dự tiệc. Tới bàn tiệc hoàng hậu không ăn uống gì cả và nói:
- Nhờ thượng đế rủ lòng thương mà thiếp còn tồn tại, nhưng thiếp cũng sắp được siêu thoát.
Hoàng hậu chỉ sống thêm có ba ngày rồi vĩnh biệt ra đi. Khi đưa đám hoàng hậu có hai con chim bồ câu trắng bay theo, đó chính là hai con chim vẫn mang đồ ăn thức uống cho bà khi bị giam ở trong tháp, đó cũng chính là hai thiên thần từ trên trời xuống. Tên đầu bếp độc ác bị nỗi buồn khổ vô hạn gặm nát tim hắn, chẳng mấy lúc mà hắn tắt thở.
Hoàng tử cưới thiếu nữ xinh đẹp kia, đó chính là bông hoa cẩm chướng mà hoàng tử vẫn mang theo túi áo mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng