De anjer


Sự tích hoa cẩm chướng


Er was eens een koningin, en onze Lieve Heer had haar gesloten, zodat zij geen kinderen kreeg. Nu ging ze elke morgen de tuin in en bad tot God, dat hij haar een zoon of een dochter mocht geven. Toen kwam er een engel uit de hemel en sprak: "Wees welgemoed, u zult een zoon krijgen en wel één, die zich alles kan wensen wat hij op de wereld maar wil, en dan zal hij het krijgen." Ze ging naar de koning en vertelde hem het blijde bericht, en toen de tijd daar was, kreeg zij een zoon, en de koning verheugde zich geweldig. Nu ging ze elke morgen met het kind naar het wildpark en waste zich daar bij een heldere bron. Het gebeurde eens op een keer, toen het kind al een beetje ouder was, dat het bij haar op schoot lag en zij insliep. Daar kwam de oude kok aan, hij wist dat het kind zijn wensen in vervulling kon doen gaan, en hij nam het weg. Hij pakte toen een kip, doodde die en druppelde de koningin het bloed op haar schort en kleding. Daarop bracht hij het kind naar een verborgen plek, waar een min voor hem zorgen moest, en hij liep naar de koning en klaagde de koningin aan, dat ze haar kind door wilde dieren had laten roven. De koning zag het bloed aan haar schort, hij geloofde het en werd zo geweldig boos, dat hij een hoge toren liet bouwen waar zon noch maan in scheen, en hij liet zijn vrouw daarin plaatsen en inmetselen; daar moest ze zeven jaren zitten, zonder eten of drinken en daarin moest ze van honger omkomen. Maar God zond twee engelen uit de hemel, in de gedaante van witte duiven, die vlogen elke dag tweemaal naar haar en brachten haar eten, tot de zeven jaren om waren. Maar de kok dacht bij zichzelf: "Als het kind zijn wensen tot werkelijkheid kan maken, en ik ben hier, kan hij me gemakkelijk in 't ongeluk storten." Dus ging hij weg van het slot en ging naar de jongen toe; hij was toen al zo groot dat hij kon praten; en de kok zei tegen hem: "Je moest je een mooi slot wensen en een tuin en alles wat daarbij hoort." En pas waren die woorden aan de mond van de jongen ontglipt, of alles stond er al, zoals hij het zich had gewenst. Een poos later kwam de kok weer bij hem. "Het is niet goed, dat je altijd maar alleen bent; je moest je een mooi meisje wensen als gezelschap." Dat wenste de prins ook en meteen stond ze voor hem, zo mooi als geen schilder haar schilderen kon. Ze speelden samen en hielden veel van elkaar, en de oude kok ging uit jagen als een voornaam man. Maar nu kwam de gedachte in hem op: de prins zou eens kunnen wensen, dat hij bij zijn vader was, en hem daarmee in grote moeilijkheden brengen. Nu ging hij naar buiten, nam het meisje terzijde en sprak: "Vannacht, als de jongen slaapt, moetje naar zijn bed gaan. Stoot hem dan dit mes in het hart en breng me zijn hart en zijn tong; doe je het niet dan verlies je je eigen leven." Daarop ging hij weg en toen hij de volgende dag terugkwam, had ze het niet gedaan, en zei: "Waarom zou ik zulk onschuldig bloed vergieten, iemand die nog nooit een ander kwaad heeft gedaan?" Maar de kok zei: "Als jij het niet doet, dan kost het je eigen leven." Hij ging weg; zij liet een ree komen, liet die slachten, nam er 't hart en de tong uit en legde ze samen op een bord; en toen ze de oude kok zag komen, zei ze tegen de jongen: "Ga naar je bed en trek het dek over je hoofd."
De booswicht kwam de kamer in en zei: "Waar zijn het hart en de tong van de jongen?" Het meisje gaf hem het bord aan, maar de prins wierp het dek van zich af en zei: "Jij oude zondaar, waarom heb je mij dood willen maken? Nu zal ik over jou het vonnis vellen. Je zult een zwarte poedel worden met een gouden ketting om je hals en je moet gloeiende kolen eten, zodat de vlammen uitje hals slaan!" En nauwelijks had hij die woorden uitgesproken, of de oude kok was al veranderd in een poedel, en hij had een gouden ketting om zijn hals, en de koks moesten gloeiende kolen aandragen, en die moest hij eten, zodat de vlammen uit zijn hals sloegen. Nu bleef de prins nog korte tijd in dat slot en hij dacht aan zijn moeder, en of ze nog zou leven. Eindelijk zei hij tegen het meisje: "Ik wil naar huis, naar mijn vaderland; wil je meegaan, dan zal ik voor je onderhoud zorgen." - "Ach," zei ze, "het is zo ver weg, en wat moet ik in een vreemd land beginnen, waar niemand mij kent." Daar het niet geheel haar eigen zin was en ze toch niet uit elkaar wilden gaan, wenste hij dat ze een mooie anjelier zou worden en hij stak haar bij zich.
Zo trok hij weg. De poedel moest meelopen, en hij trok naar het vaderland. Nu ging hij naar de toren, waar zijn moeder in zat, en omdat de toren zo hoog was, wenste hij zich een ladder die reikte tot bovenaan. Daar klom hij op en riep: "Allerliefste moeder, koningin, leeft u nog of bent u al dood?" Zij antwoordde: "Maar ik heb net gegeten en ik heb nog geen honger." Want ze dacht, dat het de engelen waren. Hij zei: "Ik ben uw zoon; ze zeggen dat wilde dieren me van uw schoot hebben geroofd; maar ik leef nog en ik zal u weldra bevrijden!" Nu klom hij weer naar beneden; en hij ging naar de koning die zijn vader was; maar hij liet zich aandienen als een vreemdeling, een jager; of hij bij hem dienst kon nemen. De koning antwoordde toestemmend, als hij namelijk bekwaam was in zijn vak en hem wild kon verschaffen; maar er was in die hele streek nooit en nergens enig wild geweest. Nu beloofde de jager, dat hij hem zoveel wild zou verschaffen als hij maar op de koninklijke tafel kon gebruiken. En hij beval alle jagers om aan te treden, en ze moesten allemaal met hem naar buiten naar het bos. Ze gingen allen met hem mee, en daar beval hij hun, een grote kring te vormen, die aan één kant open moest blijven, en hij ging zelf in 't midden staan en hij begon met wensen. Dadelijk kwamen er een tweehonderd en nog meer de kring binnen gelopen, allemaal wild, dat de jagers moesten schieten. Daarna werd alles op zestig boerenkarren geladen en naar de koning gebracht, nu kon hij een wildmaal aanrichten, nadat hij dat lange tijd had gemist. Nu had de koning daar verbazend veel plezier in en hij gaf order, dat de volgende dag de hele hofhouding bij hem moest komen eten, en hij gaf een groot feestmaal. Toen ze allen bijeen waren, zei hij tegen de jager: "Omdat u zulke grote kundigheden bezit en uw vak uitnemend verstaat, nodig ik u naast mij." Hij antwoordde: "Uwe majesteit moet het mij maar vergeven, ik ben maar een gewone jagersman." Maar de koning stond erop en sprak: "U moet u naast mij neerzetten." Net zolang tot hij het deed. Terwijl hij zo naast de koning zat, moest hij voortdurend aan zijn moeder, de koningin, denken, en hij deed de wens, dat één van de eerste dienaren van de koning over haar begon te spreken, hoe het de koningin nu in de toren wel zou gaan en of ze nog zou leven of van honger en dorst zou zijn omgekomen. Nauwelijks had hij bij zichzelf de wens gedaan, of de maarschalk opende het gesprek en zei: "Koninklijke majesteit, wij leven hier nu zo vrolijk bij elkaar, hoe gaat het echter met de koningin in de toren, leeft ze nog of is ze omgekomen?" Maar de koning gaf als antwoord: "Die heeft me mijn lieve zoon laten verscheuren door wilde dieren, ik wil er geen woord meer over horen." Toen stond de jager op en sprak: "Genadige heer en vader, zij leeft; ik ben haar zoon; de wilde dieren hadden het kind niet geroofd, maar die booswicht, de oude kok, die heeft het gedaan; hij heeft mij, terwijl zij in slaap gevallen was, van haar schoot genomen, en haar schort met 't bloed van een geslachte kip besprenkeld." Daarop nam hij de zwarte poedel met de gouden halsband en zei: "Dit is de booswicht," en nu liet hij gloeiende kolen brengen, die moest de hond in het bijzijn van iedereen eten, zodat de vlammen hem de keel uitsloegen. Daarop vroeg hij de koning, of hij de hond in zijn ware gestalte wilde zien, en hij wenste weer, dat hij kok werd, en daar stond hij weldra in zijn witte jas en met 't koksmes aan zijn zijde. Zodra de koning hem zag, werd hij heel boos, en beval dat hij in de diepste kerker geworpen zou worden. Nu zei de jager weer: "Heer vader, wilt u ook het meisje zien, dat me eerst vol zorg had grootgebracht, dat me daarna doden moest op zijn bevel en het niet gedaan heeft – al stond haar eigen leven op het spel?" De koning gaf antwoord: "Ja, haar zal ik graag ontvangen." En de zoon zei: "Mijn heer en vader, ik kan haar u laten zien in de gestalte van een heerlijke bloem." Hij greep in zijn zak en haalde de anjelier eruit; zette haar op de koninklijke tafel, en ze was zo mooi als de koning nog nooit één bloem had gezien. Nu zei de zoon: "Ik zal haar ook in haar ware gedaante tonen," en hij wenste dat ze een jonkvrouw was, en ze stond er al en ze was zo mooi, als geen schilder zich ooit een mooiere vrouw had kunnen denken.
De koning liet dan twee kamervrouwen en twee lakeien naar de toren gaan, zij moesten de koningin halen en haar naar de koninklijke dis voeren. Ze werd erheen gebracht, maar zij at niet, en zei: "De barmhartige God, die mij in de toren heeft behouden, zal mij nu ook spoedig verlossen." Ze leefde nog drie dagen, dan stierf ze een zalige dood, ze werd begraven en de twee witte duiven die haar in de toren steeds eten hadden gebracht en die twee engelen uit de hemel waren, die gingen op haar graf zitten. - De oude koning liet de kok vierendelen, maar hij bleef toch verdriet hebben en stierf spoedig daarna. De prins huwde toen met de mooie jonkvrouw, die hij als anjelier bij zich had gedragen, en of ze nog leven, weet God alleen.
Đã nhiều năm trôi qua mà hoàng hậu vẫn chưa có con, vì thế sáng nào hoàng hậu cũng ra vườn thượng uyển quay về phía mặt trời cầu xin thượng đế rộng lòng thương cho một mụn con, dù đó là con trai hay con gái.
Một ngày kia có thiên thần từ trên trời xuống và bảo:
- Hoàng hậu cứ yên tâm, hoàng hậu sẽ sanh con trai. Hoàng tử là người có phép lạ, những gì hoàng tử mong muốn là sẽ có thực.
Hoàng hậu nói lại tin mừng với nhà vua. Sau thời gian hoàng hậu sinh con trai, nhà vua hết sức vui mừng.
Khi hoàng tử đã biết đi, sáng nào hoàng hậu cũng dẫn con trai đi dạo chơi trong vườn bách thú, rửa tay chân ở những giếng nước trong veo. Có lần hoàng tử nằm trong lòng mẹ ngủ, hoàng hậu cũng ngủ say luôn mà không hề hay biết. Giữa lúc đó thì người đầu bếp già đi tới, bác biết rằng đứa trẻ có phép lạ, nên bế đứa bé đem giấu kín ở một nơi do một vú nuôi cho bú. Bác đem cắt tiết một con gà mái, lấy máu rỏ vào tạp dề và áo quần của hoàng hậu, rồi chạy đi tâu thưa với nhà vua rằng hoàng hậu đã để thú dữ vồ bắt mất hoàng tử. Khi chính mắt mình nhìn thấy máu vấy ở tạp dề và áo quần của hoàng hậu thì nhà vua lại càng tin lời nói của người đầu bếp là đúng. Nhà vua nổi giận, sai xây một cái tháp thật sâu, sâu đến nỗi ánh sáng mặt trời cũng như mặt trăng không bao giờ chiếu tới. Lối ra vào tháp được xây kín lại sau khi đã nhốt hoàng hậu ở trong đó, hoàng hậu sẽ bị nhốt bảy năm liền, không ai được phép mang đồ ăn thức uống cho hoàng hậu để bà bị chết dần chết mòn ở trong tháp.
Tưởng chừng cuộc đời hoàng hậu kết thúc như vậy, nhưng thượng đế cho hai thiên thần hiện hình là hai con chim bồ câu trắng hàng ngày hai lần bay vào trong tháp mang theo đồ ăn thức uống cho hoàng hậu, chim nuôi hoàng hậu như vậy tới khi hạn bảy năm đã hết.
Người đầu bếp vẫn làm trong cung vua, có lần bác nghĩ, đứa trẻ có phép lạ, nếu mình cứ ở đây mãi rất có thể mình gặp rủi ro vì nó. Nghĩ vậy nên bác trốn khỏi cung vua tới chỗ đứa bé. Đứa bé giờ đã lớn, tự biết rằng mình có phép lạ, thấy bác đầu bếp em nói:
- Bác có muốn sống trong cung điện nguy nga có vườn thượng uyển không?
Lời nói em vừa dứt thì toàn cảnh cung điện và vườn hiện ra đúng như điều em ước.
Sống như vậy được một thời gian, một hôm bác nói với hoàng tử:
- Sống một mình mãi con sẽ thấy buồn. Sao con không ước có một người vợ hiền sống chung.
Lời mong ước của hoàng tử đã thành sự thực, đứng trước hoàng tử là một thiếu nữ đẹp tuyệt vời, đẹp hơn cả người trong tranh. Hai người rất thương yêu nhau, thường cùng nhau đi dạo chơi trong vườn thượng uyển, còn đầu bếp thì hay đi săn, dáng nom như một nhà quý tộc.
Có lần bác chợt nghĩ, rất có thể hoàng tử lại ước được sống cạnh vua cha, và lúc đó bác không biết sẽ tính sao cho thoát chết. Bác gọi thiếu nữ cùng đi dạo trong vườn và nói:
- Đêm nay, khi hoàng tử ngủ say, hãy tới bên giừng lấy dao nhọn đâm xuyên tim, rồi mang tim và lưỡi của nó cho ta, nếu không làm đúng như lời ta dặn thì mất mạng đấy.
Nói rồi bác bỏ đi. Ngày hôm sau bác đến chỗ thiếu nữ và hỏi. Thiếu nữ đáp:
- Tại sao con lại đi hại một người vô tội, một người chẳng hại ai bao giờ.
Bác đầu bếp lại nói:
- Nếu con không làm việc đó thì con phải thế mạng mình vào đó.
Khi người đầu bếp đi khỏi, nàng sai người bắt một con hươu đem làm thịt, lấy tim và lưỡi để lên một cái đĩa. Nhìn qua cửa sổ nàng thấy bác đầu bếp đang đi tới, nàng bảo hoàng tử:
- Chàng hãy lên giường trùm chăn.
Bác đầu bếp độc ác vừa mới bước vào đã hỏi ngay:
- Tim và lưỡi của hoàng tử đâu?
Thiếu nữ đưa cho bác cái đĩa, còn hoàng tử thì tung chăn ra và quát:
- Này ông già tội lỗi kia, cớ sao ông lại muốn giết tôi? Giờ tôi nói cho ông nghe, ông sẽ biến thành con chó mực, cổ đeo xích vàng, chỉ ăn than hồng nên bao giờ cũng có ngọn lửa đỏ thổi ra từ mõm.
Lời nói vừa chấm dứt thoì người đầu bếp già biến thành một con chó mực cổ đeo xích vàng. Những người làm việc ở nhà bếp phải mang than đỏ hồng đến cho chó mực ăn, ăn xong từ mõm chó luôn luôn có ngọn lửa đỏ thổi ra.
Ngồi một lát bỗng hoàng tử thấy nhớ mẹ, nghĩ không biết hoàng hậu còn sống hay đã chết. Chàng nói với thiếu nữ:
- Ta muốn trở về quê hương xứ sở, nếu nàng muốn về cùng, chúng ta sẽ cùng sống bên nhau.
Thiếu nữ đáp:
- Đường sá xa xôi, lạ nước lạ cái chẳng ai biết mình, liệu biết làm gì mà sống.
Lòng nàng chẳng muốn đi theo, nhưng cả hai lại không muốn phải biệt ly nhau nên chàng để nàng hóa thành một bông hoa cẩm chướng tươi đẹp và chàng luôn luôn mang theo bên mình.
Hoàng tử lên đường trở về quê hương xứ sở, con chó mực lẽo đẽo chạy theo sau. Chàng đi tới bên tháp nơi mẹ chàng bị nhốt. Vì tháp quá cao nên chàng nói ước ao có một chiếc thang thật dài để leo lên. Một chiếc thang dài bắc tới tận ngọn tháp hiện ra, chàng leo lên, từ trên đỉnh tháp chàng nhìn xuống và gọi:
- Hoàng hậu, mẹ yêu quý của con, mẹ còn sống hay là đã chết?
Tiếng bà đáp vọng lên:
- Mẹ vừa mới ăn xong và hãy còn no.
Bà nghĩ, có lẽ các thiên thần lại đến.
Hoàng tử nói:
- Con của mẹ đây, đứa con mà mọi người đinh ninh rằng đã bị thú dữ tha đi mất; con hãy còn sống và về để tìm cách cứu mẹ.
Rồi chàng xuống thang, đi đến cung vua. Chàng nói với lính canh rằng mình là người thợ săn từ xa tới, muốn được làm thợ săn của nhà vua. Nhà vua truyền lệnh cho lính canh, nếu là thợ săn giỏi, có thể săn bắn thú cung cấp đủ cho bếp của nhà vua thì cho vào yết kiến.
Đã lâu nay, ở khu vực quanh cung vua cũng như ở những vùng giáp giới không có chim muông gì cả. Người thợ săn hứa rằng mình có thể săn bắn được đủ thứ thịt thú để nhà vua làm tiệc thết đãi.
Nói rồi, chàng cùng với toán thợ săn của mình vào rừng săn bắn. Chàng cùng với họ quây thành một vòng lớn để ngỏ một đường thoát chạy. Vòng săn đã sẵn sàng, chàng đứng thỉnh cầu. Chỉ một lát sau có hai trăm con thú chạy vào vòng săn, thợ săn chỉ còn mỗi việc là giương súng bắn. Thú bắn được nhiều đến nỗi chở sáu chục xe mới hết. Đã lâu lắm trong cung vua mới lại có một bữa tiệc thịt thú rừng linh đình như vậy.
Nhà vua mừng lắm, cho triệu tất cả quần thần trong triều tới ăn tiệc, một bữa tiệc thật lớn. Khi quần thần đã tới đông đủ, nhà vua bảo người thợ săn:
- Do tài săn bắn của ngươi mà có bữa tiệc hôm nay, ngươi lại đây ngồi cạnh trẫm.
Người thợ săn nói:
- Muốn tâu hoàng thượng, thần chỉ là một tên thợ săn loại tồi.
- Người lại đây ngồi cạnh trẫm.
Nhà vua nhắc đi nhắc lại tới khi người thợ săn lại ngồi cạnh mới thôi.
Ngồi cạnh vua chàng thợ săn lại nhớ tới người mẹ thân yêu của mình. Chàng thầm mong sẽ có một người nào đó trong đám quần thần của nhà vua lên tiếng hỏi, không biết hoàng hậu giờ này thế nào, không biết bà còn sống hay đã chết dần chết mòn ở trong tháp. Vừa mới thầm mong thì tể tướng đã cất lời:
- Muôn tâu hoàng thượng, hoàng thượng cùng quần thần sống những giờ phút vui vẻ, không hiểu giờ này hoàng hậu sống ra sao ở trong tháp, liệu còn sống hay là đã chết mòn mỏi ở trong đó.
Nhà vua đáp:
- Hoàng hậu đã để thú dữ tha đi mất hoàng tử con ta, trẫm không muốn nhắc đến chuyện đó.
Nhà vua vừa dứt lời thì người thợ săn đứng dậy nói:
- Kính thưa vua cha, hoàng hậu hãy còn sống, và chính thần là con hoàng hậu. Không phải thú dữ tha mất hoàng tử mà chính là tên già độc ác kia, tên đầu bếp. Chính hắn lừa lúc hoàng hậu thiu thiu ngủ mà bắt cóc hoàng tử đi, lấy máu gà rỏ vào tạp dề, áo quần của hoàng hậu.
Sau đó chàng dắt con chó mực đeo xích vàng lại và nói tiếp:
- Đây chính là tên già độc ác ấy.
Chàng cho mang than đỏ hồng tới, trước mặt nhà vua cùng triều đình chó ăn than hồng, rồi từ mồm nó thở ra những ngọn lửa hồng.
Nhà vua ngạc nhiên và hỏi, liệu có thể để nó hiện nguyên hình được không. Chàng lại cầu mong, biến cho chó hiện nguyên hình là tên đầu bếp già đeo tạp dề trắng, tay cầm dao.
Nhìn thấy đúng là tên đầu bếp khi xưa của mình, nhà vua nổi giận, truyền sai ném hắn vào ngục tối.
Sau đó người thợ săn nói tiếp:
- Thưa vua cha, không biết vua có muốn thấy người con gái dịu hiền đã nuôi hoàng tử không? Đó cũng chính là người được lệnh phải giết hoàng tử mà không chịu làm, mặc dù trái lệnh là đùa với cái chết.
Nhà vua đáp:
- Tất nhiên trẫm cũng muốn được nhìn thấy…
Hoàng tử nói:
- Kính thưa vua cha, cha sẽ nhìn thấy người ấy mang hình một bông hoa tuyệt đẹp.
Chàng lấy từ trong túi áo ra một bông hoa cẩm chướng đặt lên bàn tiệc, hoa đẹp tuyệt trần, trong đời mình nhà vua chưa từng thấy bông hoa nào đẹp như thế.
Rồi chàng nói:
- Giờ vua cha sẽ nhìn thấy dung nhan người con gái ấy.
Chàng hóa phép biến bông hoa thành một thiếu nữ, người thiếu nữ đứng bên cạnh chàng, nàng đẹp hơn cả người đẹp trong tranh.
Nhà vua truyền sai hai nữ tì và hai người leo xuống hầm sâu dưới tháp đón hoàng hậu về dự tiệc. Tới bàn tiệc hoàng hậu không ăn uống gì cả và nói:
- Nhờ thượng đế rủ lòng thương mà thiếp còn tồn tại, nhưng thiếp cũng sắp được siêu thoát.
Hoàng hậu chỉ sống thêm có ba ngày rồi vĩnh biệt ra đi. Khi đưa đám hoàng hậu có hai con chim bồ câu trắng bay theo, đó chính là hai con chim vẫn mang đồ ăn thức uống cho bà khi bị giam ở trong tháp, đó cũng chính là hai thiên thần từ trên trời xuống. Tên đầu bếp độc ác bị nỗi buồn khổ vô hạn gặm nát tim hắn, chẳng mấy lúc mà hắn tắt thở.
Hoàng tử cưới thiếu nữ xinh đẹp kia, đó chính là bông hoa cẩm chướng mà hoàng tử vẫn mang theo túi áo mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng