Гвоздика


Sự tích hoa cẩm chướng


Жила-была королева, и судил ей так господь бог, что детей у нее не было. И она ходила каждое утро в сад и молила бога, чтоб послал он ей сына или дочь. И вот однажды она услышала голос:
- Радуйся, будет у тебя сын-счастливец, все его желания будут исполняться, и все, что он ни пожелает, то и сбудется.
Она пришла к королю и рассказала ему эту радостную весть; и когда подошло время, родила она сына, и король был в великой радости.
Она ходила каждое утро с младенцем в сад, где находился зверинец, и умывалась у прозрачного родника. Случилось однажды так, что когда ребенок был уже постарше, он лежал у нее на коленях, и она в это время уснула. И явился старый повар; он знал, что это ребенок такой, что если он что задумает, то и исполнится, - и похитил его. Он взял затем курицу, зарезал ее и окропил кровью передник и платье ребенку. Ребенка он унес и спрятал в потаенном месте, где его должна была выкормить мамка; а сам побежал к королю и обвинил королеву в том, будто она допустила диких зверей похитить своего ребенка. Увидел король кровь на переднике, поверил всему и так разгневался, что велел построить высокую башню, куда не заглядывал бы ни один луч солнца и луны, приказал посадить туда свою жену и там ее замуровать. И пришлось ей томиться там целых семь лет без питья и пищи. Но господь послал двух белых голубей, они должны были дважды в день прилетать и приносить ей еду, пока не пройдет семь лет.
Но повар подумал про себя: "Ведь это такой ребенок, что все его желанья исполняются, и он может накликать на меня несчастье". И он ушел из замка и явился к мальчику; а тот за это время вырос настолько, что начал уже говорить. Вот повар ему и сказал:
- Пожелай себе прекрасный замок с садом и все, что к замку полагается.
И только мальчик вымолвил слово, как в ту же минуту явилось все, что он пожелал.
Спустя некоторое время повар ему говорит:
- Нехорошо тебе жить в одиночестве; пожелай, чтоб была с тобой вместе красивая девушка.
И королевич ее пожелал, и она вмиг перед ним явилась, и была такая прекрасная, что ни один живописец не мог бы написать подобной. Вот стали они вместе играть и полюбили друг друга от всего сердца. А старый повар ходил на охоту, будто какой знатный господин. Но вот пришла ему раз в голову мысль, что королевич может однажды пожелать жить вместе со своим отцом, и тогда это принесло бы ему большое несчастье. Он вышел из дому, взял с собой девушку и сказал:
- Этой ночью, когда мальчик уснет, подойди к его постели, всади ему нож в сердце и принеси мне его сердце и язык; если же ты этого не выполнишь, то сама умрешь.
Повар ушел, а на другой день вернулся и видит, что она этого не сделала; девушка ему говорит:
- Зачем мне проливать невинную кровь, ведь он-то еще никого не обидел.
Говорит повар опять:
- Если ты этого не сделаешь, придется тебе жизнью своей поплатиться.
Только он ушел, велела девушка привести небольшого оленя и заколоть его; она взяла его сердце и язык, положила их на тарелку, а когда повар-старик явился домой, она сказала мальчику:
- Ложись в постель и укройся одеялом.
Вот входит злодей и говорит:
- Где сердце и язык мальчика?
Подала ему девушка тарелку, а королевич сбросил с себя одеяло и сказал:
- Ты, что ж, старый злодей, задумал меня убить? Я вынесу тебе за это приговор. Отныне ты станешь черным пуделем с золотой цепью на шее и будешь пожирать раскаленные угли, и будет у тебя из шеи выбиваться пламя.
Только вымолвил королевич эти слова, как вмиг обратился старик в пуделя, и была у него на шее цепь золотая. И велено было поварам принести горящие угли, - и он сожрал их все, и выбилось пламя у него из шеи. Пробыл королевич там недолгое время и вспомнил о своей матери: жива ли она еще? И сказал девушке:
- Мне хотелось бы вернуться домой на родину; если хочешь, поедем вместе со мной, и я буду тебя кормить.
- Ах, - отвечала она, - дорога туда далека, и что я буду делать на чужбине, где меня никто не знает?
И так как желания ехать у нее не было, а разлучаться они не хотели, то заколдовал он ее в красивую гвоздику и взял ее вместе с собой.
И вот королевич уехал оттуда, а пудель должен был бежать следом за ним. Наконец он вернулся к себе на родину. Подошел королевич к башне, где сидела его мать; а была башня очень высокая, и он пожелал, чтоб явилась лестница, которая доходила бы до самого верха. Он взобрался по той лестнице, заглянул в башню и крикнул:
- Милая матушка, госпожа королева, вы живы еще или умерли с голоду?
Ответила она:
- Я только что поела и вполне сыта, - она подумала, что то были ангелы.
А он говорит:
- Я любимый ваш сын, которого будто бы похитили у вас дикие звери; но я жив и в скором времени вас спасу.
Спустился королевич с башни и пошел к своему отцу; велел доложить, что он, мол, охотник из чужой земли и не может ли он поступить к королю на службу.
Ответил король:
- Да, если он достаточно опытный и может доставлять дичь, пусть явится ко мне.
Но дичи в тех краях никогда не водилось. И пообещал охотник доставлять ему дичи всегда столько, сколько будет необходимо для королевского стола. Потом он велел всем егерям собраться, чтоб отправиться с ним вместе в лес. Вот пошли егеря вместе с охотником, и он велел устроить в лесу облаву, но так, чтоб в одном месте большой круг оставался бы открытым; а сам стал в середину и начал желать. И вмиг, явилось больше двухсот с лишним штук дичи, и егерям оставалось только ее стрелять. И они нагрузили дичь на целых шестьдесят крестьянских телег и привезли ее королю; и король мог, наконец, украсить свой стол дичью, которой долгие годы у него вовсе не было.
По этому случаю король очень обрадовался и пригласил на другой день на обед к себе всех придворных и устроил большое пиршество. Когда все гости собрались, сказал король своему охотнику:
- Так как ты очень ловок, то садись рядом со мной.
И ответил ему охотник:
- Ваше величество, господин король, позвольте заметить, что я охотник плохой.
Но король настаивал на своем и сказал:
- Нет, ты должен сидеть рядом со мной, - и пришлось тому подчиниться.
Когда охотник сидел за торжественным столом, он подумал про свою любимую мать; и вот он пожелал, чтобы кто-нибудь из придворных спросил бы о ней, как поживает, мол, госпожа королева в башне, жива ли она или уже погибла. И стоило ему только это пожелать, как заговорил о ней маршал и сказал:
- Ваше величество, нам-то вот здесь радостно, а как там поживает в башне госпожа королева, в живых ли она еще или, может, уже умерла?
И ответил король:
- Она позволила диким зверям разорвать моего любимого сына, и о ней слышать я не хочу!
Тогда поднялся охотник и говорит:
- Мой милостивейший батюшка, она еще жива, а я - ваш родной сын, меня не дикие звери разорвали, а похитил меня злодей, повар-старик; он унес меня из замка, когда она уснула, и выкрал меня у нее, когда я лежал у нее на коленях, и он обрызгал ее передник кровью курицы.
Потом он взял черного пуделя с золотой цепью на шее и сказал:
- Вот он, этот злодей, - и велел принести раскаленных углей, и пудель все их сожрал, и выбилось пламя у него из шеи.
И спросил королевич у отца, не угодно ли будет ему увидеть злодея в настоящем виде; и он пожелал, чтобы тот обратился снова в повара: глядь - стоит перед ним повар в белом фартуке и с ножом на боку. Увидев его, король разгневался и велел бросить его в самую глубокую темницу, в подземелье.
А охотник продолжал:
- Батюшка, не угодно ли вам увидеть ту девушку, что нежно меня воспитывала? Ее заставляли меня убить, но она не сделала этого, хотя за отказ свой должна была поплатиться жизнью.
Ответил король:
- Да, я бы с удовольствием посмотрел на нее.
И сказал сын:
- Милостивейший батюшка, я покажу ее вам в образе красивого цветка.
Он сунул руку в карман, достал оттуда гвоздику и положил ее на королевский стол, и была она такая прекрасная, что подобной король еще ни разу не видывал.
И говорит тогда сын:
- А теперь я покажу ее вам в настоящем виде, - и он расколдовал ее, и стала она девушкой, и была такою прекрасной, что ни один живописец не смог бы написать лучшей.
Послал тогда король двух своих камеристок и слуг, чтобы поднялись они в башню, вывели бы оттуда королеву и привели ее к королевскому столу. Вот привезли ее в пиршественный зал, но она не стала ничего есть и сказала:
- Милостивый господь, что поддерживал меня в башне, скоро пошлет мне освобождение.
Она прожила еще три дня, а потом тихо и спокойно умерла.
Старый король велел повара четвертовать; но печаль терзала его сердце, и он вскоре умер. А сын женился на прекрасной девушке, которую принес с собой в кармане в образе цветка; а живут ли они сейчас, о том одному богу известно.
Đã nhiều năm trôi qua mà hoàng hậu vẫn chưa có con, vì thế sáng nào hoàng hậu cũng ra vườn thượng uyển quay về phía mặt trời cầu xin thượng đế rộng lòng thương cho một mụn con, dù đó là con trai hay con gái.
Một ngày kia có thiên thần từ trên trời xuống và bảo:
- Hoàng hậu cứ yên tâm, hoàng hậu sẽ sanh con trai. Hoàng tử là người có phép lạ, những gì hoàng tử mong muốn là sẽ có thực.
Hoàng hậu nói lại tin mừng với nhà vua. Sau thời gian hoàng hậu sinh con trai, nhà vua hết sức vui mừng.
Khi hoàng tử đã biết đi, sáng nào hoàng hậu cũng dẫn con trai đi dạo chơi trong vườn bách thú, rửa tay chân ở những giếng nước trong veo. Có lần hoàng tử nằm trong lòng mẹ ngủ, hoàng hậu cũng ngủ say luôn mà không hề hay biết. Giữa lúc đó thì người đầu bếp già đi tới, bác biết rằng đứa trẻ có phép lạ, nên bế đứa bé đem giấu kín ở một nơi do một vú nuôi cho bú. Bác đem cắt tiết một con gà mái, lấy máu rỏ vào tạp dề và áo quần của hoàng hậu, rồi chạy đi tâu thưa với nhà vua rằng hoàng hậu đã để thú dữ vồ bắt mất hoàng tử. Khi chính mắt mình nhìn thấy máu vấy ở tạp dề và áo quần của hoàng hậu thì nhà vua lại càng tin lời nói của người đầu bếp là đúng. Nhà vua nổi giận, sai xây một cái tháp thật sâu, sâu đến nỗi ánh sáng mặt trời cũng như mặt trăng không bao giờ chiếu tới. Lối ra vào tháp được xây kín lại sau khi đã nhốt hoàng hậu ở trong đó, hoàng hậu sẽ bị nhốt bảy năm liền, không ai được phép mang đồ ăn thức uống cho hoàng hậu để bà bị chết dần chết mòn ở trong tháp.
Tưởng chừng cuộc đời hoàng hậu kết thúc như vậy, nhưng thượng đế cho hai thiên thần hiện hình là hai con chim bồ câu trắng hàng ngày hai lần bay vào trong tháp mang theo đồ ăn thức uống cho hoàng hậu, chim nuôi hoàng hậu như vậy tới khi hạn bảy năm đã hết.
Người đầu bếp vẫn làm trong cung vua, có lần bác nghĩ, đứa trẻ có phép lạ, nếu mình cứ ở đây mãi rất có thể mình gặp rủi ro vì nó. Nghĩ vậy nên bác trốn khỏi cung vua tới chỗ đứa bé. Đứa bé giờ đã lớn, tự biết rằng mình có phép lạ, thấy bác đầu bếp em nói:
- Bác có muốn sống trong cung điện nguy nga có vườn thượng uyển không?
Lời nói em vừa dứt thì toàn cảnh cung điện và vườn hiện ra đúng như điều em ước.
Sống như vậy được một thời gian, một hôm bác nói với hoàng tử:
- Sống một mình mãi con sẽ thấy buồn. Sao con không ước có một người vợ hiền sống chung.
Lời mong ước của hoàng tử đã thành sự thực, đứng trước hoàng tử là một thiếu nữ đẹp tuyệt vời, đẹp hơn cả người trong tranh. Hai người rất thương yêu nhau, thường cùng nhau đi dạo chơi trong vườn thượng uyển, còn đầu bếp thì hay đi săn, dáng nom như một nhà quý tộc.
Có lần bác chợt nghĩ, rất có thể hoàng tử lại ước được sống cạnh vua cha, và lúc đó bác không biết sẽ tính sao cho thoát chết. Bác gọi thiếu nữ cùng đi dạo trong vườn và nói:
- Đêm nay, khi hoàng tử ngủ say, hãy tới bên giừng lấy dao nhọn đâm xuyên tim, rồi mang tim và lưỡi của nó cho ta, nếu không làm đúng như lời ta dặn thì mất mạng đấy.
Nói rồi bác bỏ đi. Ngày hôm sau bác đến chỗ thiếu nữ và hỏi. Thiếu nữ đáp:
- Tại sao con lại đi hại một người vô tội, một người chẳng hại ai bao giờ.
Bác đầu bếp lại nói:
- Nếu con không làm việc đó thì con phải thế mạng mình vào đó.
Khi người đầu bếp đi khỏi, nàng sai người bắt một con hươu đem làm thịt, lấy tim và lưỡi để lên một cái đĩa. Nhìn qua cửa sổ nàng thấy bác đầu bếp đang đi tới, nàng bảo hoàng tử:
- Chàng hãy lên giường trùm chăn.
Bác đầu bếp độc ác vừa mới bước vào đã hỏi ngay:
- Tim và lưỡi của hoàng tử đâu?
Thiếu nữ đưa cho bác cái đĩa, còn hoàng tử thì tung chăn ra và quát:
- Này ông già tội lỗi kia, cớ sao ông lại muốn giết tôi? Giờ tôi nói cho ông nghe, ông sẽ biến thành con chó mực, cổ đeo xích vàng, chỉ ăn than hồng nên bao giờ cũng có ngọn lửa đỏ thổi ra từ mõm.
Lời nói vừa chấm dứt thoì người đầu bếp già biến thành một con chó mực cổ đeo xích vàng. Những người làm việc ở nhà bếp phải mang than đỏ hồng đến cho chó mực ăn, ăn xong từ mõm chó luôn luôn có ngọn lửa đỏ thổi ra.
Ngồi một lát bỗng hoàng tử thấy nhớ mẹ, nghĩ không biết hoàng hậu còn sống hay đã chết. Chàng nói với thiếu nữ:
- Ta muốn trở về quê hương xứ sở, nếu nàng muốn về cùng, chúng ta sẽ cùng sống bên nhau.
Thiếu nữ đáp:
- Đường sá xa xôi, lạ nước lạ cái chẳng ai biết mình, liệu biết làm gì mà sống.
Lòng nàng chẳng muốn đi theo, nhưng cả hai lại không muốn phải biệt ly nhau nên chàng để nàng hóa thành một bông hoa cẩm chướng tươi đẹp và chàng luôn luôn mang theo bên mình.
Hoàng tử lên đường trở về quê hương xứ sở, con chó mực lẽo đẽo chạy theo sau. Chàng đi tới bên tháp nơi mẹ chàng bị nhốt. Vì tháp quá cao nên chàng nói ước ao có một chiếc thang thật dài để leo lên. Một chiếc thang dài bắc tới tận ngọn tháp hiện ra, chàng leo lên, từ trên đỉnh tháp chàng nhìn xuống và gọi:
- Hoàng hậu, mẹ yêu quý của con, mẹ còn sống hay là đã chết?
Tiếng bà đáp vọng lên:
- Mẹ vừa mới ăn xong và hãy còn no.
Bà nghĩ, có lẽ các thiên thần lại đến.
Hoàng tử nói:
- Con của mẹ đây, đứa con mà mọi người đinh ninh rằng đã bị thú dữ tha đi mất; con hãy còn sống và về để tìm cách cứu mẹ.
Rồi chàng xuống thang, đi đến cung vua. Chàng nói với lính canh rằng mình là người thợ săn từ xa tới, muốn được làm thợ săn của nhà vua. Nhà vua truyền lệnh cho lính canh, nếu là thợ săn giỏi, có thể săn bắn thú cung cấp đủ cho bếp của nhà vua thì cho vào yết kiến.
Đã lâu nay, ở khu vực quanh cung vua cũng như ở những vùng giáp giới không có chim muông gì cả. Người thợ săn hứa rằng mình có thể săn bắn được đủ thứ thịt thú để nhà vua làm tiệc thết đãi.
Nói rồi, chàng cùng với toán thợ săn của mình vào rừng săn bắn. Chàng cùng với họ quây thành một vòng lớn để ngỏ một đường thoát chạy. Vòng săn đã sẵn sàng, chàng đứng thỉnh cầu. Chỉ một lát sau có hai trăm con thú chạy vào vòng săn, thợ săn chỉ còn mỗi việc là giương súng bắn. Thú bắn được nhiều đến nỗi chở sáu chục xe mới hết. Đã lâu lắm trong cung vua mới lại có một bữa tiệc thịt thú rừng linh đình như vậy.
Nhà vua mừng lắm, cho triệu tất cả quần thần trong triều tới ăn tiệc, một bữa tiệc thật lớn. Khi quần thần đã tới đông đủ, nhà vua bảo người thợ săn:
- Do tài săn bắn của ngươi mà có bữa tiệc hôm nay, ngươi lại đây ngồi cạnh trẫm.
Người thợ săn nói:
- Muốn tâu hoàng thượng, thần chỉ là một tên thợ săn loại tồi.
- Người lại đây ngồi cạnh trẫm.
Nhà vua nhắc đi nhắc lại tới khi người thợ săn lại ngồi cạnh mới thôi.
Ngồi cạnh vua chàng thợ săn lại nhớ tới người mẹ thân yêu của mình. Chàng thầm mong sẽ có một người nào đó trong đám quần thần của nhà vua lên tiếng hỏi, không biết hoàng hậu giờ này thế nào, không biết bà còn sống hay đã chết dần chết mòn ở trong tháp. Vừa mới thầm mong thì tể tướng đã cất lời:
- Muôn tâu hoàng thượng, hoàng thượng cùng quần thần sống những giờ phút vui vẻ, không hiểu giờ này hoàng hậu sống ra sao ở trong tháp, liệu còn sống hay là đã chết mòn mỏi ở trong đó.
Nhà vua đáp:
- Hoàng hậu đã để thú dữ tha đi mất hoàng tử con ta, trẫm không muốn nhắc đến chuyện đó.
Nhà vua vừa dứt lời thì người thợ săn đứng dậy nói:
- Kính thưa vua cha, hoàng hậu hãy còn sống, và chính thần là con hoàng hậu. Không phải thú dữ tha mất hoàng tử mà chính là tên già độc ác kia, tên đầu bếp. Chính hắn lừa lúc hoàng hậu thiu thiu ngủ mà bắt cóc hoàng tử đi, lấy máu gà rỏ vào tạp dề, áo quần của hoàng hậu.
Sau đó chàng dắt con chó mực đeo xích vàng lại và nói tiếp:
- Đây chính là tên già độc ác ấy.
Chàng cho mang than đỏ hồng tới, trước mặt nhà vua cùng triều đình chó ăn than hồng, rồi từ mồm nó thở ra những ngọn lửa hồng.
Nhà vua ngạc nhiên và hỏi, liệu có thể để nó hiện nguyên hình được không. Chàng lại cầu mong, biến cho chó hiện nguyên hình là tên đầu bếp già đeo tạp dề trắng, tay cầm dao.
Nhìn thấy đúng là tên đầu bếp khi xưa của mình, nhà vua nổi giận, truyền sai ném hắn vào ngục tối.
Sau đó người thợ săn nói tiếp:
- Thưa vua cha, không biết vua có muốn thấy người con gái dịu hiền đã nuôi hoàng tử không? Đó cũng chính là người được lệnh phải giết hoàng tử mà không chịu làm, mặc dù trái lệnh là đùa với cái chết.
Nhà vua đáp:
- Tất nhiên trẫm cũng muốn được nhìn thấy…
Hoàng tử nói:
- Kính thưa vua cha, cha sẽ nhìn thấy người ấy mang hình một bông hoa tuyệt đẹp.
Chàng lấy từ trong túi áo ra một bông hoa cẩm chướng đặt lên bàn tiệc, hoa đẹp tuyệt trần, trong đời mình nhà vua chưa từng thấy bông hoa nào đẹp như thế.
Rồi chàng nói:
- Giờ vua cha sẽ nhìn thấy dung nhan người con gái ấy.
Chàng hóa phép biến bông hoa thành một thiếu nữ, người thiếu nữ đứng bên cạnh chàng, nàng đẹp hơn cả người đẹp trong tranh.
Nhà vua truyền sai hai nữ tì và hai người leo xuống hầm sâu dưới tháp đón hoàng hậu về dự tiệc. Tới bàn tiệc hoàng hậu không ăn uống gì cả và nói:
- Nhờ thượng đế rủ lòng thương mà thiếp còn tồn tại, nhưng thiếp cũng sắp được siêu thoát.
Hoàng hậu chỉ sống thêm có ba ngày rồi vĩnh biệt ra đi. Khi đưa đám hoàng hậu có hai con chim bồ câu trắng bay theo, đó chính là hai con chim vẫn mang đồ ăn thức uống cho bà khi bị giam ở trong tháp, đó cũng chính là hai thiên thần từ trên trời xuống. Tên đầu bếp độc ác bị nỗi buồn khổ vô hạn gặm nát tim hắn, chẳng mấy lúc mà hắn tắt thở.
Hoàng tử cưới thiếu nữ xinh đẹp kia, đó chính là bông hoa cẩm chướng mà hoàng tử vẫn mang theo túi áo mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng