Den kloge Grete


Ả Gretel tinh ranh


Der var engang en kokkepige, som hed Grete. Hun havde sko med røde hæle, og når hun gik med dem på, svansede hun rigtig af sted og tænkte: "Jeg er dog en køn pige." Når hun kom hjem, drak hun af bare glæde en slurk vin og så fik hun også lyst til at spise og smagte så længe på maden til hun var mæt. "Kokkepigen må da vide, hvordan det smager," sagde hun.
En gang sagde hendes husbond til hende: "I aften får vi fremmede. Kan du stege to rigtig lækre høns." - "Det skal jegnok," svarede Grete, slagtede dem, skoldede og plukkede dem og satte dem på spiddet, og henimod aften stillede hun dem på ilden for at stege dem. De begyndte at blive brune og møre, men den fremmede var ikke kommet endnu. "Hvis han ikke kommer snart, må jeg tage dem af ilden," sagde Grete, "men det er synd, hvis det varer ret længe før de bliver spist. De er allersaftigst nu." - "Jeg vil selv løbe hen og hente ham," sagde husbonden. Så snart han var gået, flyttede Grete hønsene til side og tænkte: "Man bliver varm og tørstig af at stå så længe ved ilden. Gud må vide, når de kommer hjem. Jeg må ned i kælderen og have noget at drikke." Derpå løb hun derned og fyldte et krus. "Skål, Grete," sagde hun og tog en ordentlig slurk. "Det er ikke sådan at holde op, når man først er begyndt," sagde hun og tog et drag til. Hun gik nu op igen, satte hønsene over ilden, smurte smør på og drejede dem rundt. De lugtede lækkert, og Grete tænkte: "Det er bedst at smage på dem, for at det ikke skal gå galt," strøg fingeren hen over dem og slikkede på den. "Hvor de høns dog er dejlige, tænkte hun, "det er synd og skam, at de ikke skal spises straks." Hun løb hen til vinduet for at se, om hendes husbond ikke kom med sin gæst, men der var ingen at se. "Den ene vinge brænder jo," tænkte hun, da hun kom hen til hønsene igen, "det er meget bedre, at jeg spiser den." Hun skar den af, og den smagte hende så godt, at hun tænkte: "Det er bedst, jeg også tager den anden. Ellers kan man se, at der mangler noget." Da hun havde spist den med, gik hun hen til vinduet for at se efter sin husbond, men hun kunne ikke øjne ham. "Måske kommer de slet ikke," tænkte hun, "de kan jo være taget ind et andet sted. Frisk mod, Grete. Tag en god slurk vin og spis det hele. Du er jo dog begyndt og så får du ro. Hvorfor skal man spilde Guds gaver." Hun løb så ned i kælderen og tog sig noget vin og spiste nok så fornøjet den ene høne. Og da hendes husbond stadig ikke kom, så hun på den anden og tænkte: "Hvor den ene er, må den anden også være. De to hører sammen, og hvad der passer for den ene, passer også for den anden. Når jeg får lidt mere at drikke, kan det vist ikke gøre mig noget." Og da hun havde taget sig en ordentlig slurk vin, gled den anden høne også ned.
Mens hun sad der og spiste nok så godt, kom husbonden gående og råbte: "Skynd dig lidt, Grete, nu kommer gæsten straks." - "Nu skal jeg gøre det i stand," svarede Grete. Husbonden så imidlertid efter, om bordet var dækket pænt, og gik så ud på gangen og hvæssede den store kniv, som han ville skære hønsene for med. Imidlertid kom den fremmede og bankede pænt og høfligt på døren. Grete løb derhen, og da hun så, hvem det var, lagde hun fingeren på munden og sagde: "Skynd jer lidt at komme af sted. Hvis min husbond får fat på jer, er I ulykkelig. Han har kun indbudt jer for at skære begge ørerne af jer. Kan I høre, han hvæsser kniven." Det kunne han jo nok høre og løb ned ad trappen, alt hvad han kunne. Grete var ikke tabt bag af en vogn, løb grædende ind til sin husbond og råbte: "Det er en net gæst, I der har indbudt." - "Hvad mener du, Grete." - "Tænkbare, jeg var på vej ind med hønsene, også snuppede ham dem begge to og løb sin vej." - "Det er rigtignok en nydelig opførsel," sagde manden, ærgerlig fordi han var gået glip af de dejlige høns, "bare han da i det mindste havde ladet mig beholde den ene, så havde jeg da haft noget at spise." Han råbte nu til gæsten, at han skulle vente, men han lod som han ikke hørte. Da løb han efter ham, stadig med kniven i hånden, og råbte: "Bare den ene, bare den ene." Han mente, at han ville have den ene høne, men den fremmede troede, at han skulle af med sit ene øre og løb, som han havde ild under fødderne, for at slippe helskindet hjem med dem begge to.
Ngày xưa có một ả làm bếp tên là Gretel. Ả đi giầy đế đỏ. Mỗi khi đi ra ngoài với đôi giày ấy, ả quay người tự ngắm mình, rồi tủm tỉm cười nói một mình:
- Mình là cô gái xinh đẹp đấy chứ?
Mỗi khi đi đâu về, ả vui vẻ làm một ngụm rượu vang. Rượu vào thì lại thích nhắm, ả chọn món gì ngon nhất, nếm cho đến khi nó chán mới thôi. Ả nghĩ:
- Đầu bếp phải nếm xem nấu có ngon không?
Có lần ông chủ bảo ả:
-Gretel , hôm nay có khách tới. Làm thịt hai con gà và nấu cho thật ngon nhé!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, việc ấy con sẽ làm.
Ả bắt gà làm thịt, giội nước sôi, làm lông, xiên gà, rồi chập tối treo lên bếp quay. Gà đã ngả màu vàng, có phần nào đã quá chín, nhưng mà khách chưa thấy đến. Lúc đó, ả thưa với chủ:
- Nếu khách không tới thì con phải bỏ gà xuống, không ăn ngay lúc này thì thật đáng tiếc, vì lúc vừa đương nóng đẫm mỡ ăn là ngon nhất.
Ông chủ nói:
- Thôi tao đành chạy đi đón khách vậy.
Chủ vừa quay lưng đi, Gretel hạ ngay xiên gà xuống, nghĩ bụng:
- Đứng mãi bên lửa chỉ tổ đổ mồ hôi và khát nước. Biết khi nào khách tới. Trong khi chờ đợi, mình hãy nhảy xuống hầm rượu làm một ngụm vậy.
Ả chạy xuống, đặt cái vò dưới thùng để hứng rượu và nói:
- Lạy Chúa ban phước lành cho ngươi,Gretel!
Rồi ả làm một hơi dài ngon lành. Ả lại nói:
- Rượu phải tợp một mạch, uống ngắt quãng mất ngon.
Rồi ả làm thêm một hơi dài cẩn thận!
Giờ ả lấy xiên gà móc lên bếp lửa, phết bơ lên gà và vui vẻ ngồi quay gà.
Ngửi mùi gà quay thơm nức, ả nghĩ bụng:
- Biết đâu lại thiếu cái gì thì sao, cứ phải nếm thôi.
Lấy tay quệt gà và đưa lên miệng liếm, ả nói:
- Chà, gà quay ngon ơi là ngon! Không ăn ngay thật là uổng và có tội!
Ả chạy ra cửa sổ ngó xem chủ và khách sắp tới chưa. Chẳng thấy một ai, ả lại chỗ đôi gà quay, nghĩ bụng:
- Một cánh bị cháy, ăn biến đi là hơn.
Ả liền chặt một cánh và ăn hết ngay. Thấy ngon miệng, ả nghĩ:
- Cánh kia cũng phải xẻo nốt, kẻo chủ sẽ nhận ra.
Ăn xong đôi cánh. Ả lại ra ngóng xem, nhưng không thấy ông chủ. Ả chợt nghĩ:
- Ai mà biết được, họ chẳng buồn về, đã ghé vào đâu rồi.
Ả tự nhủ:
- Chà, cô Gretel ơi, mọi việc đều tốt thôi! Đã làm một đôi cánh, uống thêm chút rượu, đánh chén nốt cho hết một con. Khi đã hết thì mới được yên thân. Tại sao lại bỏ phí của trời cho nhỉ!
Ả lại chạy xuống hầm, làm một hơi rượu cho khoan khoái, rồi vui vẻ ăn hết nhẵn con gà.
Một con gà trong bụng mà chủ vẫn chưa về. Ả nhìn con kia bảo:
- Chỗ nào có con thứ nhất thì con thứ hai cũng phải ở đó, phải sống có đôi chứ! Con đầu đã ổn thì con thứ hai cũng xuôi. Giờ mình có làm một hơi rượu nữa cũng chẳng hại gì.
Và rồi ả làm một hơi rượu khai vị và cho con gà thứ hai chạy theo con kia.
Đang lúc ngon miệng thì chủ về gọi:
- Nhanh tay lên Gretel, khách đến ngay giờ đấy!
Gretel đáp:
- Thưa ông chủ, vâng ạ. Con xin dọn lên ngay ạ.
Trong lúc đó, chủ ngó nhìn xem đã dọn bát đĩa lên bàn chưa. Ông lấy con dao to vẫn để chặt gà, đem mài ở hành lang.
Khách vừa đến, khẽ gõ cửa rất là lễ phép và lịch sự. Grétel chạy ra xem ai, thấy khách bèn đưa ngón tay lên mồm ra hiệu và nói:
- Khe khẽ chứ! Liệu hồn mà chạy cho nhanh. Nếu chủ tôi mà tóm được ông thì bất hạnh đấy. Chủ tôi mời ông đến ăn tối, nhưng chỉ là cớ để xẻo hai tai của ông thôi. Cứ nghe tiếng mài dao thì biết!
Khách nghe tiếng loẹt xoẹt mài dao, vội chạy xuống thang cho mau. Gretel nhanh trí vừa chạy vào tìm chủ vừa kêu:
- Gớm! Khách ông mời sao mà quý hóa thế!
- Trời! Tại sao lại thế Greten? Thế là thế nào?
Ả đáp:
- Vâng, đúng thế, con đang bưng gà lên thì ông ấy tới và ôm luôn hai con gà quay chạy mất.
Chủ tiếc đôi gà quay ngon và nói:
- Giỏi thật đất! Ít nhất thì cũng để lại một con cho mình ăn mới phải.
Chủ chạy ra với gọi theo, khách làm như không nghe thấy. Sẵn dao đang cầm tay, chủ chạy đuổi theo kêu:
- Chỉ một thôi! Chỉ một thôi!
Ý nói là khách chỉ cần để lại một con thôi, đừng lấy cả hai. Khách lại nghĩ, chỉ cần đưa cho xẻo một tai và cắm đầu chạy như người bị cháy dưới chân để mang được đôi tai còn nguyên vẹn về nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng