Chàng trai vui vẻ


Jan Plezier


Ngày xửa ngày xưa nổ ra một cuộc đại chiến. Khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều binh sĩ được giải ngũ. Chàng trai vui vẻ cũng được giải ngũ, và khi đó gia tài chàng mang theo người chỉ là chiếc bánh mì và bốn đồng tiền hình chữ thập. Chàng đã lên đường trở về chỉ có như vậy.
Vào lúc đó thánh Petrus đóng giả thành một người ăn mày nghèo khó ngồi ở bên đường, khi chàng trai vui vẻ đi ngang qua, bèn chìa tay xin của bố thí. Chàng vui vẻ nói:
- Bác ăn mày thân mến, tôi biết cho bác gì đây? Tôi vốn là binh sĩ nhưng nay giải ngũ rồi, gia tài của tôi chỉ là một cái bánh mì và bốn đồng tiền hình chữ thập ra, chẳng còn có gì khác. Nếu những thứ đó hết thì tôi cũng phải ngồi ăn xin như bác thôi. Thế nhưng tôi rất vui lòng cho bác một ít.
Nói rồi, chàng chia chiếc bánh mì làm bốn phần, cho vị môn đồ của Giêsu đó một phần, còn cho thêm một đồng tiền hình chữ thập nữa. Thánh Petrus nói lời cảm tạ rồi bước đi. Tiếp sau đó ông lại biến thành một người ăn mày khác ngồi ở bên đường mà người lính đó phải đi qua. Khi chàng trai vui vẻ đi tới trước mặt, như lần trước, ông lại chìa tay xin của bố thí. Chàng trai vui vẻ lại nói những lời giống như lần trước, lại cho một phần tư chiếc bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập. Thánh Petrus cám ơn xong lại bỏ đi, rồi biến thành một người ăn mày khác, lần thứ ba ngồi bên vệ đường để xin chàng trai vui vẻ. Chàng lại cho ông ta phần bánh mì thứ ba và một đồng tiền hình chữ thập. Thánh Petrus cảm tạ. Chàng lại đi tiếp tục. Chàng trai vui vẻ bây giờ chỉ còn lại một phần tư chiếc bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập.
Chàng tới một quán ăn bên đường, ngồi ăn hết phần bánh mì còn lại và mua một đồng tiền bia để uống. Ăn uống xong chàng lại lên đường.
Vào lúc đó, thánh Petrus biến thành một người lính giải ngũ giống như chàng, đi ngược lại phía chàng và hỏi:
- Chào anh bạn, anh bạn có thể cho tôi một miếng bánh mì và một đồng để uống bia?
Chàng trai vui vẻ trả lời:
- Giờ thì lấy đâu ra những thứ đó! Tôi là lính đã giải ngũ, chẳng có gì ngoài chiếc bánh mì đen và bốn đồng tiền hình chữ thập. Nhưng gặp ba người ăn mày ở trên đường, tôi đã cho mỗi người một phần tư bánh mì và một đồng tiền hình chữ thập. Bánh mì còn lại tôi đã ăn ở trong quán ăn dọc đường, đồng tiền chữ thập cuối cùng tôi đã mua bia uống rồi. Giờ thì túi rỗng. Nếu anh cũng vậy thì ta cùng nhau đi ăn xin.
Thánh Petrus nói:
- Không, việc ăn xin đó chẳng phải làm đâu! Tôi biết một chút về nghề y, nên cần bao nhiêu tôi cũng có thể kiếm được.
- Tốt thôi! - Chàng trai vui vẻ nói - Tôi chẳng biết gì về nghề y cả, nên tôi chỉ còn cách đi ăn xin một mình thôi.
Thánh Petrus bảo:
- Thì cứ đi cùng. Nếu tôi kiếm được tiền thì chia cho anh một nửa.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Thế thì còn gì bằng!
Và cả hai lên đường. Họ tới trước một căn nhà nông dân thì nghe có tiếng than khóc rất to ở trong nhà, bèn bước vào thì thấy một người đàn ông ốm nặng nằm thoi thóp thở, người đàn bà đang than khóc. Thánh Petrus nói:
- Đừng khóc, đừng kêu la nữa. Tôi sẽ giúp chồng bà khỏe trở lại!
Nói xong, thánh Petrus lấy từ túi áo ra một loại dầu cao xoa cho người đàn ông, chỉ trong nháy mắt người bệnh bình phục. Ông ta đứng lên và hoàn toàn khỏe. Người đàn ông và bà vợ rất mừng rỡ, nói:
- Chúng tôi không biết cảm tạ ông thế nào, đưa cho ông những gì?
Nhưng thánh Petrus chẳng muốn lấy gì. Hai người nông dân càng khẩn cầu, thì ông lại càng từ chối. Chàng trai vui vẻ hích vai thánh Petrus một cái và nói:
- Thì nhận một chút thôi. Cũng có lúc chúng ta cũng cần dùng mà.
Cuối cùng thì người đàn bà dắt ra một con cừu, nói với thánh Petrus rằng ông ta nhất định phải nhận cho. Nhưng thánh Petrus vẫn không chịu nhận. Khi đó, chàng trai vui vẻ đẩy ông bạn đường sang một bên và nói:
- Cứ nhận đi, đồ ngốc. Chúng ta cũng cần tới nó!
Thánh Petrus đành phải đồng ý và bảo:
- Được rồi, tôi nhận con cừu này. Thế nhưng tôi không vác nó đâu. Anh muốn có thì anh vác nó đi nhé!
Chàng trai vui vẻ nói:
- Chẳng có vấn đề gì! Tôi sẵn sàng vác nó trên vai!
Nói rồi chàng trai vác con cừu lên vai. Họ lại lên đường, và tới một khu rừng. Bỗng chàng trai vui vẻ cảm thấy con cừu nặng hẳn lên, lại thêm bụng đói, liền nói với thánh Petrus:
- Ở chỗ này thuận tiện đấy! Chúng ta có thể giết cừu làm bữa chén?
- Tôi thấy cũng được đấy. Có điều tôi không thích chuyện bếp núc. Anh muốn nấu ăn thì cầm lấy chiếc nồi này. Trong thời gian đó tôi muốn đi dạo quanh một chút, đợi anh nấu chín sẽ quay lại. Thế nhưng trước khi tôi quay lại, anh chớ có ăn trước đấy, tôi biết đúng lúc mà quay về - Thánh Petrus nói.
- Anh cứ đi đi, tôi đã biết cách nấu ăn mà, nấu ngon là đằng khác.
Thế là thánh Petrus ra đi, chàng trai vui vẻ giết cừu, nhóm lửa, cho thịt cừu vào nồi, rồi nấu.
Nhưng thịt cừu nấu xong mà vị môn đồ của chúa Giêsu vẫn chẳng quay lại. Chàng trai vui vẻ mang thịt cừu trong nồi ra, thái nhỏ. Bỗng chàng nhìn thấy quả tim cừu.
- Nghe đồn cái món này ngon nhất! - chàng trai nói và thử nếm một chút, nhưng rồi cứ nếm mãi cho tới khi ăn hết cả quả tim cừu.
Cuối cùng thì thánh Petrus cũng quay trở lại và bảo:
- Anh có thể ăn cả con cừu, tôi chỉ muốn ăn tim cừu thôi. Anh lấy nó cho tôi nhé!
Chàng trai vui vẻ bèn cầm dao và dĩa, lật đi lật lại thịt cừu, ra dáng như tìm kỹ lưỡng, nhưng làm sao có thể tìm thấy tim cừu! Cuối cùng chàng đành phải nói:
- Không có tim cừu!
- Không có thì đi đâu rồi? - Môn đồ của Giêsu hỏi.
- Điều đó tôi không biết. Anh xem, chúng ta đúng là hai đứa ngốc, ra sức tìm tim cừu mà chẳng tìm ra. Kỳ thực con cừu này không có tim!
- Ồ! Thật kỳ lạ! Mọi động vật đều có tim, vì sao con cừu này lại không có?
- Không có, đúng là không có, người anh em ạ! Cừu không có tim. Anh chỉ cần nghĩ kỹ thì sẽ nghĩ ra rằng: cừu đúng là không có tim mà!
Thánh Petrus nói:
- Được rồi! Việc này xem như xong! Đã không có tim thì thịt cừu tôi chẳng ăn tí nào đâu, anh ăn một mình hết đi nhé!
- Tôi chẳng ăn hết đâu! Số còn lại sẽ cho vào bao mang theo! - Chàng trai vui vẻ nói xong và ăn hết nửa con cừu, số còn lại thì cho vào trong chiếc bao.
Họ tiếp tục lên đường. Thánh Petrus lúc đó dùng phép thuật tạo ra một con sông lớn chắn ngang đường đi buộc họ phải vượt qua con sông đó. Thánh Petrus nói:
- Anh sang trước nhé!
- Không, anh sang trước! - Chàng trai vui vẻ trả lời, trong bụng nghĩ rằng: "Nếu nước sông rất sâu thì mình chẳng qua sông nữa!"
Khi đó thánh Petrus đã lội qua sông, nước sông chỉ ngập đến đầu gối ông ta. Thế là chàng trai vui vẻ cũng muốn lội qua, nhưng nước sông bỗng dềnh lên ngập cho tới tận cổ của chàng. Thế là chàng trai kêu lên:
- Người anh em, mau cứu tôi với!
Thánh Petrus nói:
- Anh có thừa nhận là anh đã ăn tim con cừu đó hay không?
- Không! - Chàng trai vui vẻ đáp: "Tôi chưa từng ăn tim cừu!
Khi đó nước lại tiếp tục dềnh lên, ngập tới cằm của chàng trai vui vẻ, khiến chàng ta kêu toáng lên:
- Mau cứu tôi với, người anh em!
Thánh Petrus hỏi lại một lần nữa:
- Anh có thừa nhận là đã ăn tim con cừu đó hay không?
- Không, tôi chưa từng ăn tim cừu! - Chàng trai trả lời.
Nhưng thánh Petrus không muốn dìm chàng trai chết đuối, nên đã cho nước sông rút xuống để chàng trai qua được sông.
Họ lại tiếp tục lên đường và tới một vương quốc, ở đó họ hay tin, công chúa đang thập tử nhất sinh. Chàng trai vui tính nói với thánh Petrus:
- Ô chà, người anh em! Mẻ lưới này khá đấy. Làm cho công chúa khỏe lại thì chúng ta suốt đời no đủ.
Thấy thánh Petrus vẫn thản nhiên, chàng trai vui tính thúc giục:
- Nào, rảo cẳng lên một chút, người bạn hảo tâm. Chúng ta phải tới đó đúng lúc mới được.
Thánh Petrus vẫn đủng đỉnh, mặc cho chàng trai vui tính luôn hối thúc. Rồi họ hay tin, công chúa đã chết trên giường bệnh. Chàng trai vui vẻ nói:
- Đủng đỉnh như anh làm hỏng việc rồi.
Thánh Petrus đáp:
- Cứ bình tĩnh nào, tôi không những chữa cho con bệnh khỏe mạnh lại, mà còn có thể làm người chết sống lại.
- Nếu làm được việc ấy thì anh làm thử xem sao. Làm được thì nửa giang sơn này sẽ là của chúng ta.
Cả hai đi vào hoàng cung. Bầu không khí đau thương tràn ngập nơi đây. Thánh Petrus tâu với nhà vua, rằng ông có thể làm cho công chúa sống lại. Thánh Petrus được dẫn tới phòng của công chúa. Ông bảo:
- Hãy mang cho tôi một nồi nước!
Khi nồi nước được mang tới, ông bảo mọi người lui ra ngoài, chỉ chàng trai vui tính được ở lại. Rồi ông cắt rời chân tay khỏi thân và cho tất cả vào trong nồi. Ông nhóm lửa đun, đun cho tới mức thịt rã khỏi xương. Rồi ông nhặt xương ra, xếp chúng đúng theo thứ tự cơ thể con người. Xếp xong, ông bước lên phía trước một bước, nói ba lần:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Khi lời nói lần thứ ba vừa dứt thì công chúa trẻ đẹp đứng bật dậy. Nhà vua hết sức vui mừng nói với thánh Petrus:
- Nếu khanh muốn, trẫm sẵn sàng chia cho khanh nửa giang sơn này!
Nhưng thánh Petrus lại nói:
- Thần không đòi hỏi gì cả.
Anh chàng vui tính nghĩ: "Người đâu sao lại ngốc đến thế" và hích vai đẩy thánh Petrus sang bên và nói:
- Sao lại có người ngu đến thế. Anh không cần, nhưng tôi thì cần!
Thánh Petrus chẳng nói năng gì cả. Nhà vua thấy người bạn cùng đi lại muốn được một cái gì đó, bèn bảo viên tổng quản cho người đó một bao vàng đầy ắp.
Cả hai lại tiếp tục lên đường. Khi tới một khu rừng, thánh Petrus nói với chàng trai vui tính:
- Giờ chúng ta chia nhau vàng đi!
Chàng trai vui tính đáp:
- Đúng đấy, chúng ta chia vàng đi!
Thánh Petrus đem vàng ra chia làm ba phần. Chàng trai vui vẻ nghĩ: "Đầu ông này có vấn đề rồi. Chia tất cả ra làm ba phần trong khi chỉ có hai người!
Thánh Petrus nói:
- Tôi đã kiểm tra rất cẩn thận, một phần dành cho tôi, một phần dành cho anh, một phần dành cho người đã ăn tim cừu!
- Ồ, tôi là người đã ăn tim cừu. - Chàng trai vui tính nói và vơ luôn phần vàng đó.
Thánh Petrus nói:
- Sao lại có chuyện ấy nhỉ? Cừu không có tim mà.
- Ái chà chà, người anh em ơi, anh nghĩ đi đâu thế? Cừu cũng có tim như bất kỳ mọi con động vật khác. Tại sao chỉ riêng con cừu này là không có tim?
- Được, cứ coi như là thế đi. Anh cứ giữ lấy phần vàng đó. Thế nhưng từ giờ thì tôi sẽ đi đường tôi mà không đi cùng với anh nữa - Thánh Petrus nói.
- Anh bạn hảo tâm, tùy ý anh thôi. Chúc anh thượng lộ bình a - Anh chàng vui tính đáp.
Thánh Petrus rẽ vào đường khác và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Anh chàng vui tính nghĩ:
- Anh ta đi đường khác lại là tốt. Đúng là một ông thánh kỳ lạ, tiền có, nhưng không biết cách tiêu tiền, tiêu xài phung phí, để rồi lại tay không.
Anh chàng vui tính lên đường, anh tới vương quốc kia thì nghe rằng công chúa vừa mới qua đời. Chàng nghĩ: "Chà, đó cũng là dịp may! Ta sẽ làm cho nàng sống lại. Thế nào ta cũng được thưởng hậu hĩnh!." Thế là chàng tới hoàng cung tuyên bố là mình có thể làm người chết sống lại. Vua nghe tin, có một người lính giải ngũ có thể làm người chết sống lại. Vua đoán, người đó có thể là anh chàng vui tính nên bán tín bán nghi. Nhà vua bèn hỏi quần thần. Các quan tâu rằng, nhà vua cứ thử xem, vì đằng nào thì công chúa cũng đã chết.
Chàng trai vui tính sai mang cho mình một nồi nước. Chàng bảo mọi người lui ra ngoài. Chàng cắt chân tay khỏi thân, rồi cho tất cả vào nồi. Chàng nhóm lửa nấu như khi trước chàng thấy thánh Petrus làm. Chàng nấu cho đến khi thịt rã khỏi xương thì vớt xương ra và xếp chúng lại. Nhưng vì chàng không biết cách xếp, nên xương nằm không theo đúng thứ tự. Khi chàng bước lên một bước và nói:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Chàng nói thế ba lần liền, nhưng đống xương xếp hình không động đậy. Chàng trai vui vẻ thốt lên:
- Cô gái kia, cô gái kia hãy đứng dậy mau không thì có chuyện bây giờ!
Chàng vừa dứt lời thì thánh Petrus dưới dạng một người lính đã giải ngũ xuất hiện và nói:
- Quân vô thần, mi làm gì thế này, xương xếp lẫn chỗ thì làm sao người chết có thể đứng dậy được!
Chàng trai vui vẻ đáp:
- Ôi, anh bạn hảo tâm, tôi đã trổ hết tài mình rồi đấy!
- Lần này thì tôi giúp để anh được thoát nạn, nhưng tôi báo cho anh biết, nếu anh còn tiếp tục làm việc này thì sẽ gặp bất hạnh đấy. Anh không được đòi vua thưởng hay nhận tiền công.
Nói xong, thánh Petrus xếp xương theo đúng thứ tự, rồi nói ba lần câu phù chú:
- Nhân danh tất cả các thánh thần, người chết hãy đứng dậy!
Lời nói vừa dứt, công chúa đứng lên, dáng khỏe mạnh, xinh đẹp. Thánh Petrus biến mất qua đường cửa sổ. Chàng trai vui tính rất mừng, vì ông việc kết thúc tốt đẹp, nhưng vì đã hứa không nhận thưởng nên chàng bực tức, nghĩ bụng: "Mình cũng không sao hiểu nổi con người này, tay này thì đưa, nhưng lại lấy nó đi bằng tay khác!"
Nhà vua hỏi chàng trai vui vẻ muốn thưởng gì, nhưng vì không được nói muốn lấy gì, nên chàng ra hiệu ám chỉ, nhà vua sai người mang tới cho chàng đầy túi vàng. Chàng nhận và vác túi vàng lên vai đi. Vừa mới ra tới cổng hoàng cung chàng đã bị thánh Petrus chặn hỏi:
- Sao lại như thế nhỉ? Tôi cấm anh không được nhận bất cứ một thứ gì, sao anh lại nhận đầy một túi vàng?
Chàng trai vui vẻ đáp:
- Họ bắt phải lấy thì tôi biết làm thế nào!
- Tôi nói cho anh biết, nếu việc này tái diễn thì anh sẽ khốn đốn đấy!
- Ồ, người anh em ơi, đừng lo! Giờ có vàng đầy túi thì cần gì phải làm cái việc rửa xương kia.
Thánh Petrus bảo:
- Vàng rồi cũng sẽ hết. Để anh không tái phạm, tôi cho anh một phép lạ, anh ước gì thì cái đó có ngay ở trong túi. Chúc anh hạnh phúc, anh sẽ không gặp lại tôi đâu.
- Cầu chúa phù hộ cho anh! - Chàng trai vui vẻ nói, trong bụng thầm nghĩ: "Đúng là anh chàng kỳ quặc. Anh đi thì tôi mừng, chứ đi theo anh làm gì."
Chàng trai vui tính vác túi vàng đi đây đó mà chẳng nghĩ tới phép lạ của chiếc túi. Chàng tiêu pha vung vẩy như lần thứ nhất. Khi chỉ còn bốn xu (dập hình chữ thập) thì cũng là lúc chàng bước vào quán ăn. Chàng nghĩ: "Thì tiêu hết quách đi!" Chàng tiêu hết một xu cho ăn, hết ba xu cho rượu.
Trong lúc chàng vui tính đang ăn uống thì chàng ngửi thấy mùi ngỗng quay. Nhìn quanh, chàng thấy chủ quán đang quay hai con ngỗng. Chàng chợt nhớ tới lời dặn của người bạn đường: cầu mong thứ gì thì thứ đó có ở trong túi. Chàng nghĩ: "Ái chà, mình muốn có hai con ngỗng quay kia." Rồi chàng ra ngoài, đứng trước cửa quán nói:
- Tôi cầu mong, hai con ngỗng quay kia bay vào trong túi.
Chàng vừa nói xong, mở chiếc túi ra thì thấy hai con ngỗng quay đã ở trong túi. Chàng nói:
- Trời, phải thế chứ. Đúng là mong được, ước thấy!
Chàng ra ngoài đồng cỏ, lấy ngỗng quay ra ăn. Trong lúc chàng đang ăn ngon miệng thì có hai người thợ bước tới, họ nhìn chằm chằm vào con ngỗng quay mà chàng chưa động đến. Chàng trai vui vẻ nghĩ: "Mình ăn một con đã no nê rồi." Chàng gọi hai người kia và nói:
- Lấy con ngỗng quay này mà ăn. Ăn thì nhớ chúc sức khỏe tôi nhé!
Bọn họ cám ơn chàng, mang ngỗng quay vào trong quán, gọi rượu và bánh mì, rồi bày ngỗng ra bàn để ăn. Vợ chủ quán thấy ngỗng quay thì nói với chồng:
- Hai người này có ngỗng quay, ông thử xem ngỗng quay trong lò của nhà mình còn không!
Chồng vào xem lò quay ngỗng, thấy chỉ có lò không, bèn hô hoán:
- Quân ăn trộm, chúng bay định ăn không ngỗng quay à, trả tiền ngay mới được ăn, không thì đánh cho một trận nhừ tử bây giờ!
Hai người khách đáp:
- Chúng tôi không phải dân ăn trộm. Con ngỗng quay này do người lính ngồi trên đồng cỏ đưa tặng chúng tôi.
- Đừng có hòng qua mặt ta nhé! Người lính có tới đây, nhưng đó là con người thật thà. Chính mắt ta thấy anh ta tay không ra khỏi quán. Bọn mày chính là quân ăn trộm. Trả tiền mau!
Bọn họ không có tiền trả, chủ quán cầm gậy phang đuổi họ ra khỏi quán.
Chàng trai vui vẻ vẫn tiếp tục cuộc hành trình, chàng tới một vùng có tòa lâu đài to đẹp, gần đó lại là một quán trọ. Chàng bước vào quán trọ tính thuê giường ngủ qua đêm, chủ quán trọ từ chối và nói:
- Ở đây hết chỗ rồi, toàn khách sang trọng thuê.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Kỳ lạ thật, khách sang trọng mà lại không ở trong lâu đài to đẹp!
Chủ quán đáp:
- Nó có lý do của nó. Ai vào đó ngủ đêm, khó mà sống tới sáng hôm sau.
Chàng trai vui vẻ nói:
- Nếu đã có người dám thử thì tại sao tôi không dám thử nhỉ!
Chủ nhà trọ nói:
- Cẩn thận nào, mất mạng như chơi đấy!
- Làm sao mà chết ngay được! Cứ đưa chìa khóa và đồ ăn, đồ uống cho tôi đi.
Thế là chủ quán đưa đồ ăn, đồ uống cho chàng. Chàng trai vui tính bước vào lâu đài, lấy đồ ra ăn uống ngon lành. Ăn xong chàng thấy buồn ngủ, vì không có giường nên chàng nằm ngay trên nền nhà, rồi thiu thiu ngủ. Đêm khuya chàng bị thức giấc bởi tiếng huyên náo. Chàng trấn tĩnh nhìn quanh thì thấy có chín con quỷ đang ở trong phòng. Chúng cầm tay nhau nhảy múa thành vòng tròn quây lấy chàng. Chàng vui vẻ nói:
- Bọn mày muốn nhảy bao lâu cũng được, nhưng không được xán gần lại ta!
Bọn quỷ cứ thắt dần vòng tròn, cái chân bẩn thỉu của chúng tiến sát người chàng. Chàng trai vui vẻ quát lớn:
- Để cho ta yên nào, quân ma quỷ!
Nhưng chúng càng náo loạn làm cho chàng nổi cáu và quát:
- Hừm, tao sẽ làm cho chúng mày phải im lặng!
Chàng cầm ghế phang túi bụi vào bọn chúng, nhưng làm sao một người có thể chống lại chín. Chàng đánh phía trước, thì những con phía sau xông vào túm tóc chàng mà giật.
- Đồ quỷ sứ chúng bay. Tao hết sức khó chịu với chúng mày! Đợi mà xem! Cả chín con quỷ vào ngay trong túi!
Chàng thét lên, khi lời chàng vừa dứt thì cả chín con quỷ đã ở trong túi, chàng thắt nút lại và ném chiếc túi vào một góc. Giờ gian phòng trở lại yên tĩnh. Chàng trai vui vẻ nằm ngủ một giấc cho tới khi trời sáng rõ. Lúc đó, chủ nhà trọ và nhà quý tộc chủ lâu đài sang xem có chuyện gì xảy ra không. Nhìn thấy chàng trai vui vẻ tươi cười họ hết sức ngạc nhiên và hỏi:
- Bọn quỷ không làm gì được anh à?
- Sao lại không làm được gì? Giờ thì cả chín con quỷ đang ở trong túi của tôi. Từ nay các vị có thể yên tâm sống trong lâu đài, không còn có con quỷ nào tới đây náo loạn nữa.
Vị quý tộc cám ơn và thưởng tặng chàng nhiều thứ, đồng thời mời chàng ở lại lâu đài, hứa sẽ chu cấp cho chàng đầy đủ. Chàng trai vui vẻ đáp:
- Không, tôi quen sống nay đây mai đó rồi, tôi chỉ muốn lên đường.
Chàng trai vui vẻ lên đường. Chàng tới một lò rèn, đặt chiếc túi lên cái đe thợ rèn, nhờ bác thợ rèn cùng phó nhỏ nện búa vào cái túi. Họ ra sức nện búa, bọn quỷ trong tú la ó om xòm. Lát sau chàng mở túi xem thấy tám con quỷ đã chết. Con thứ chín còn sống, nó lách chui ra khỏi túi, chạy về địa ngục.
Ngay sau đó chàng trai vui tính lại lên đường đi chu du thiên hạ. Ai mà biết được chàng đi những đâu thì tha hồ mà kể.
Thời gian trôi mau, giờ đây chàng đã là một ông già, tới gặp một vị ẩn sĩ nổi tiếng vì lòng thương người và nói:
- Tôi đã đi khắp bốn phương. Giờ chỉ còn mong được lên thiên đường.
Vị ẩn sĩ đáp:
- Trên đời chỉ có hai con đường, đường xuống địa ngục thì rộng và dễ đi, đường lên thiên đường vừa hẹp, vừa lại khó đi.
Chàng trai vui vẻ nghĩ bụng: "Chỉ có thằng ngốc mới đi con đường vừa hẹp, vừa khó đi." Chàng lên đường, chọn con đường rộng, dễ đi mà đi. Cuối cùng chàng tới trước cánh cổng lớn đen xì - cánh cổng địa ngục. Chàng trai vui vẻ gõ cổng. Người canh cổng ngó ra xem ai. Hắn giật mình hoảng sợ khi nhìn thấy chàng trai vui vẻ, vì hắn là con quỷ thứ chín trốn được ra khỏi chiếc túi của chàng. Hắn vội cài then cổng cho chặt, rồi chạy lại chỗ con quỷ đầu đàn và nói:
- Ở bên ngoài có một tên vác túi muốn vào. Đừng cho nó vào nhé. Nó có thể hóa phép nhét cả địa ngục vào trong cái túi. Nó đã từng giam tôi ở trong cái túi đó và đập cho tôi một trận đến nhũn người ra.
Chàng trai vui tính được thông báo, phải đi khỏi nơi này. Chàng nghĩ bụng: "Nếu họ không thích cho mình vào thì mình lên thiên đường tìm một chỗ trú chân vậy." Chàng quay lại và tiếp tục lên đường. Chàng đi thẳng tới cổng trời và gõ cổng. Đúng lúc thánh Petrus ngồi canh cổng. Chàng trai vui tính nhận ra ngay và nghĩ: "Mình gặp đúng người bạn cũ. Chắc mọi việc sẽ tốt đẹp thôi!."
Nhưng thánh Petrus nói:
- Ta thật không sao tin được là anh lại tới thiên đường!
- Người anh em, cho tôi vào nhé! Tôi mong có một nơi để đi về. Nếu như họ tiếp nhận cho tôi vào địa ngục thì tôi đã chẳng phải lên đây!
- Không! Anh không được vào! - Thánh Petrus nói.
- Được thôi! Nếu anh không muốn cho tôi vào thì anh nhận lại chiếc túi của anh vậy! Từ nay về sau, tôi chẳng cần gì ở nơi anh nữa! - chàng trai vui vẻ nói.
Thánh Petrus bảo:
- Thế thì đưa nó lại đây!
Chàng trai vui vẻ đưa trả chiếc túi qua hàng rào của thiên đường. Thánh Petrus nhận lấy, rồi đem treo chiếc túi ở bên ghế ngồi của mình. Khi đó, chàng trai vui vẻ mới nói:
- Bây giờ tôi mong, chính tôi ở trong chiếc túi đấy!
Sau tiếng "ào ào" là chàng đã vào được trong thiên đường và chui vào trong túi. Thánh Petrus cũng chỉ còn cách là để cho chàng ở lại bên trong đó mà thôi!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een grote oorlog geweest, en toen de oorlog voorbij was, kregen heel wat soldaten ontslag. Nu kreeg Jan Plezier ook ontslag, en verder niets dan een stuk kommiesbrood en vier stuivers soldij. Daarmee kon hij gaan. Maar Sint Pieter had zich in de vermomming van een arme bedelaar aan de rand van de weg gezet, en toen Jan Plezier langs kwam, vroeg hij hem een aalmoes. Hij antwoordde: "Beste bedelaar, wat moet ik je geven? Ik ben soldaat geweest, ben afgezwaaid en ik heb niets dan dat stukje kommies en vier stuivers, als dat op is, moet ik gaan bedelen, evengoed als jij. Maar ik wil je wel wat geven!" Daarop brak hij het brood in vieren, gaf de apostel één stuk en bovendien een stuiver. Sint Pieter bedankte, ging verder en ging in een andere gedaante maar weer als bedelaar aan de weg zitten, en toen de soldaat weer langs kwam, vroeg hij hem net als de vorige keer om een aalmoes. Jan Plezier legde het hem uit als tevoren en gaf hem weer een kwart van het brood en een stuiver erbij. Sint Pieter bedankte en ging verder, maar ten derde male ging hij in een andere gestalte als bedelaar aan de weg zitten en sprak Jan Plezier aan. Jan Plezier gaf hem ook het derde kwart brood en de derde stuiver. Sint Pieter zei weer: "dank je wel," Jan Plezier ging door en had niet meer over dan een kwart brood en één enkele stuiver. Daarmee ging hij naar een herberg, at zijn brood op en liet zich voor de stuiver wat bier geven. Toen hij klaar was, trok hij weer verder en nu kwam Sint Pieter hem tegemoet, nu in de gedaante van een afgedankte soldaat, en hij zei tegen hem: "Goedendag, kameraad, kan je me geen stuk brood geven en een stuiver voor een glas bier?" - "Waar zou ik dat vandaan moeten halen," zei Jan Plezier, "ik heb ontslag gekregen en verder niets dan een kommiesbrood en vier stuivers aan geld. Onderweg ben ik driemaal een bedelaar tegengekomen; en ieder van hen heb ik een kwart van mijn brood en één stuiver gegeven. Het laatste kwart heb ik in de herberg zelf opgegeten en voor de laatste stuiver bier gedronken. En nu ben ik blut, en als jij ook niets meer hebt, konden we samen gaan bedelen." - "Nee," zei Sint Pieter, "dat is nu niet nodig, ik heb een beetje verstand van dokteren, en daarmee kan ik wel zoveel verdienen, als ik nodig heb." - "Ja, zie je," zei Jan Plezier, "daar weet ik niets van, dus ga ik wel bedelen." - "Nou, kom dan maar mee," zei de heilige Petrus, "en als ik wat verdien, mag jij de helft hebben." - "Dat is afgesproken!" zei Jan Plezier. En zo trokken ze samen verder.
Nu kwamen ze langs een boerderij, en daar hoorden ze verschrikkelijk jammeren en schreien; en ze gingen naar binnen, en daar vonden ze de man hard ziek en bijna dood en de vrouw luid aan 't huilen. "Laat dat huilen nu maar," zei Sint Pieter, "ik zal die man wel weer gezond maken," en hij nam een zalf uit zijn tas en genas de zieke op hetzelfde ogenblik, zodat hij meteen kon opstaan en helemaal gezond was. Man en vrouw zeiden tegen hem in grote vreugde: "Hoe kunnen we u belonen? Wat kunnen we u geven?" Maar Sint Pieter wou niets hebben, en hoe sterker de boer aandrong, hoe meer hij weigerde. Nu stootte Jan Plezier de heilige Petrus aan en zei: "Neem nu toch wat aan, wij hebben het immers zo nodig!" Tenslotte haalde de boerin een lammetje en zei tegen Sint Pieter, dan moest hij toch aannemen. Maar hij wou niet. Toen stootte Jan Plezier hem in zijn zij en sprak: "Neem het toch, domme duivel, we hebben het immers nodig!" Toen zei Sint Pieter tenslotte. "Ja, ik zal dat lam dan wel nemen, maar dragen doe ik het niet; als je het dus hebben wilt, moet je 't zelf maar dragen." - "Dat geeft niets," zei Jan Plezier, "dat zal ik wel dragen," en hij nam het op zijn schouder. Nu gingen ze weg en kwamen naar een bos, maar toen begon Jan Plezier het lam wel zwaar te vinden; hij had bovendien honger en hij zei tegen Sint Pieter: "Kijk eens wat een geschikte plek dat hier is, nu kunnen we het lam braden en gaan eten." - "Mij goed," zei Sint Pieter, "maar aan de kokerij doe ik niets: wil je 't koken, hier heb je een pan en ik zal intussen wat heen en weer lopen tot het gaar is. Maar je moet niet beginnen met eten, vóór ik terug ben: maar ik zal wel op tijd zijn." Daar liep Sint Pieter weg, en Jan Plezier slachtte het lam, stookte een vuurtje, stopte het vlees in de pan en ging het koken. Het lam was weldra gaar, maar de apostel was nog niet terug. Maar Jan Plezier haalde het uit de pan, begon te snijden en vond het hart. "Dat moet het beste zijn," zei hij, proefde ervan en dan at hij het helemaal op. Eindelijk kwam Sint Pieter terug en zei: "Je kunt dat lam wel alleen opeten; maar geef mij alleen het hart." Daar nam Jan Plezier mes en vork, deed of hij ijverig tussen het vlees zocht, maar hij kon het hart niet vinden; tenslotte zei hij kortaf: "Er is er geen." - "Nu, waar is het dan?" zei de apostel. "Dat weet ik niet," zei Jan Plezier, "maar wat zijn we toch voor een dwazen! we zitten naar het hart van het lam te zoeken en geen van ons beiden denkt eraan, een lam hééft helemaal geen hart!" - "Zo," zei Sint Pieter, "dat is wat nieuws. Ieder beest heeft toch een hart? Waarom zou een lam dan geen hart hebben?" - "Nee, heus, broeder, een lam hééft geen hart, denk maar eens na, dan weetje het wel weer, heus, het hééft helemaal geen hart!" - "Nou, vooruit dan maar," zei Sint Pieter, "is er geen hart, dan hoef ik ook niets van 't lam te hebben; je eet 't maar alleen op." - "Wat ik zo ineens niet kan opeten, dat neem ik mee in mijn ransel," zei Jan Plezier, en hij at de helft van het lam op en stak de rest in zijn ransel.
Ze liepen nu weer verder. Nu maakte Sint Pieter, dat er een grote rivier dwars over de weg liep, en zij moesten erdoor. Sint Pieter zei: "Ga jij maar voor." - "Nee," zei Jan Plezier, "ga jij maar voor" en hij dacht: als het water te diep is, blijf ik achter. Toen schreed de heilige Petrus er doorheen, en het water reikte hem slechts tot de knie. Nu wilde Jan Plezier er ook door, maar toen begon het water geweldig te wassen en het kwam het hem tot zijn hals. Nu riep hij: "Broeder! help me!" Dan zei Sint Pieter: "Wil je dan ook bekennen, dat je het hart van het lam opgegeten hebt?" - "Nee," zei hij, "dat heb ik niét!" Toen steeg het water nog hoger, het kwam hem tot de lippen: "Help me toch, broeder!" riep de soldaat. Sint Pieter zei nog eens: "Wil je dan ook bekennen, datje het hart hebt opgegeten?" - "Nee," antwoordde hij, "dat heb ik niet opgegeten!" Maar Sint Pieter wilde hem niet laten verdrinken, dus liet hij 't water weer zakken en hielp hem erover.
Nu trokken ze verder en kwamen in een koninkrijk, en ze hoorden dat de prinses dodelijk ziek lag. "Hola, broeder!" zei de soldaat tegen Sint Pieter, "dat is een vangst! Als we die genezen, dan zijn we voor eeuwig geholpen!" En nu was Sint Pieter hem niet vlug genoeg: "Kom, neem de benen, Broederhart," zei hij tegen hem, "we moeten niet te laat komen!" Sint Pieter liep evenwel steeds langzamer, hoe Jan Plezier hem ook voortdreef en voortschoof, tot ze tenslotte hoorden, dat de prinses al gestorven was. "Zie je nu wel," zei Jan Plezier, "dat heb je het nu, dat komt van zo'n slakkengang." - "Wees maar stil," zei Sint Pieter, "ik kan nog wel meer dan zieken genezen, ik kan ook doden weer tot 't leven terugroepen." - "Nu, als dat zo is," zei Jan Plezier, "dan is het mij best, maar je moet toch zorgen dat we, tenminste, het halve koninkrijk ermee verdienen." Ze kwamen nu in het paleis. Daar was alles in rouw, maar St. Pieter zei tegen de koning, dat hij z'n dochter weer levend kon maken. Hij werd toen bij haar gebracht, en hij zei: "Breng mij een ketel water," en toen die binnen gebracht was, liet hij ieder de kamer uitgaan, en alleen Jan Plezier mocht erbij blijven. Nu sneed hij alle ledematen van de dode af, deed die in 't water, maakte vuur en liet alles koken. En toen al het vlees van de benen was losgeraakt, nam hij het mooie witte gebeente eruit, en hij legde het op een tafel, en schikte het in natuurlijke orde, en toen ging hij ervoor staan en zei driemaal: "In de naam van de allerheiligste Drievuldigheid, dode, sta op!" en na de derde keer stond de prinses op, levend en gezond en mooi. Daar was de koning bijzonder verheugd over, en hij zei tegen de heilige Petrus: "Zeg wat uw loon moet zijn: ook al wat het de helft van mijn koninkrijk, ik zou het geven." Maar Sint Pieter antwoordde: "Ik wil er niets voor hebben." - "O jij dwaas," dacht Jan Plezier bij zichzelf, en hij stootte zijn kameraad in de zij en zei: "Wees toch niet zo dom, en al wil jij niets, ik wil wel wat hebben!" Maar Sint Pieter wilde niets ontvangen; maar nadat de koning zag, dat zijn maat wel wat wilde hebben, liet hij hem door zijn schatbewaarder de ransel vullen met zuiver goud.
Daarop trokken ze verder, en toen ze in een bos kwamen, zei Sint Pieter tegen Jan Plezier: "Nu zullen we dat goud eerlijk delen." - "Goed," antwoordde hij, "dat zullen we doen." Nu ging Sint Pieter het goud verdelen en hij deelde het in drieeën. Nu dacht Jan Plezier: "Wat heeft hij nu weer voor een rare draai in zijn hersens! Maakt drie hopen en wij zijn maar met z'n tweeën." Maar Sint Pieter sprak: "Dat heb ik precies verdeeld. Een partij voor mij, een partij voor jou, en één voor degene die het hart van 't lam heeft opgegeten." - "O maar dat heb ik opgegeten," zei Jan Plezier en hij streek het goud meteen op: "daar kun je zeker van zijn." - "Maar hoe kan dat nu," zei Sint Pieter, "een lam heeft helemaal geen hart." - "Kom, broeder, wat dacht je nu! Een lam heeft natuurlijk een hart, net als ieder dier, waarom zou een lam alleen er geen hebben?" - "Ook al goed," zei Sint Pieter, "hou jij je geld maar alleen; maar ik doe niet meer samen met jou en ik zal verder alleen gaan." - "Zoals je wil, Broederhart," zei Jan Plezier, "vaarwel en 't ga je goed. Nu ging Sint Pieter een andere straat in en Jan Plezier dacht: "het is maar goed, dat hij de benen neemt, want eigenlijk is het toch een wonderlijke knaap voor een heilige." Nu had hij wel geld genoeg, maar hij wist er niet mee te handelen, hij verkwistte het, gaf ervan weg, en toen er een tijdje verlopen was, had hij weer niets. Daar kwam hij in een land en hij hoorde dat de prinses er juist gestorven was. "Wacht!" dacht hij, "dat kan goed worden: die zal ik weer levend maken, en ik zal me wel laten betalen, dat het een aard heeft!" En hij ging naar de koning en bood hem aan, de dode weer op te wekken. Nu had de koning er al van gehoord, dat er een afgezwaaide soldaat rondzwierf, die inderdaad gestorven mensen weer tot leven kon brengen; en nu dacht hij, dat het Jan Plezier was, maar omdat hij toch geen vertrouwen in hem had, vroeg hij er eerst zijn raadsheren naar; maar die vonden dat hij maar wagen moest, want zijn dochter was in elk geval toch al dood. Nu liet de Jan Plezier zich een ketel met water brengen, liet iedereen de kamer uitgaan, sneed haar de ledematen af, wierp alles in 't water en stookte er een goed vuur onder, net als hij het Sint Pieter had zien doen. Het water begon te koken, het vlees viel van het been, hij nam 't gebeente eruit en legde alles op tafel; maar nu wist hij niet, hoe dat alles precies liggen moest, en hij legde alles verkeerd en door elkaar. Nu ging hij ervoor staan en zei: "In de naam van de Heilige Drievuldigheid, dode, sta op!" en dat zei hij drie maal. Maar de beenderen bleven roerloos liggen. Toen zei hij de spreuk nog eens drie maal, maar te vergeefs. "Jij bliksemse meid, sta op!" riep hij, "sta op of 't loopt slecht met je af!" Toen hij dat gezegd had, kwam opeens Sint Pieter in zijn vroegere gedaante van verlopen soldaat door het venster binnen stappen en hij sprak: "Goddeloos mens, wat voer je daar uit, en hoe kan een dode opstaan, als je alle gebeente zo door elkaar hebt gegooid?" - "Broederhart, ik heb het gedaan, zo goed als ik kon," antwoordde hij. "Voor deze keer zal ik je uit de nood helpen, maar dat zeg ik je, onderneem je zo iets nog eens, dan ben je ongelukkig, en je mag van de koning niet 't geringste vragen of aannemen." Daarop schikte Sint Pieter het geraamte keurig in orde, zei driemaal: "In de naam van de allerheiligste Drievuldigheid, dode! sta op," en meteen stond de prinses op en was gezond en mooi als vroeger. Sint Pieter stapte weer door het venster naar buiten: Jan Plezier was blij dat alles zo goed was afgelopen, maar hij was toch boos dat hij er geen verdienste van hebben mocht. "Ik zou wel eens willen weten," dacht hij, "wat voor hersens die man in z'n kop heeft, want wat hij je met de ene hand geeft, dat neemt hij met de andere hand af: verstand is daar niet bij. Nu bood de koning Jan Plezier aan, wat hij maar hebben wilde, maar hij mocht niets hebben. Door toespelingen en slimheid wist hij er de koning toe te bewegen, zijn ransel met goud te vullen. Toen hij wegging, stond daar voor de deur Sint Pieter en zei: "Wat ben jij nu toch voor een man! Heb ik je niet verboden, iets aan te nemen? en toch is je ransel vol goud!" - "Kan ik dat helpen," antwoordde Jan Plezier, "als ze het in mijn ransel stoppen?" - "Ik waarschuw je, dat je niet voor de tweede maal dergelijke dingen doet, want het zou je slecht vergaan." - "Och broeder, heb nu maar geen zorg, nu heb ik weer geld, wat zou ik verder nog eens aan dat knokkelwassen gaan." - "Ja," zei Sint Pieter, "dat goud zal lang duren! Maar om je te behoeden, dat je niet weer ongeoorloofde paden betreedt, zal ik een kracht aan je ransel geven: alles watje wenst, komt erin." En nu vaarwel, je ziet me voorlopig niet meer." - "God behoede je," zei Jan Plezier en hij dacht: ik ben blij dat je weggaat, wonderlijk wezen, en zal je zeker niet nalopen." En aan de wonderkracht die zijn ransel verleend was, dacht hij niet verder.
Jan Plezier trok rond met zijn volle buidel, en verkwistte het en verloor het als tevoren. Toen hij niets meer had dan vier stuivers, kwam hij een langs een herberg en dacht: "Dat geld moet ook weg en hij liet zich voor drie stuivers een glas wijn brengen en voor één stuiver brood. Terwijl hij zat te eten, kwam hem de reuk van gebraden gans in de neus. Jan Plezier keek rond en speurde en zag, dat de waard twee ganzen op de platte kachelpijp had staan. Nu viel hem in dat zijn vroegere kameraad gezegd had: wat hij zich wenste, kwam erin. "Wacht, dat moest je eens proberen met de ganzen!" Hij ging dus naar buiten en voor de deur zei hij: "Zo wens ik de twee gebraden ganzen van de kachelpijp in mijn ransel." Zodra hij dat gezegd had, snoerde hij hem los en keer erin: en daar lagen ze allebei erin. "Nu, dat is goed," sprak hij, "nu is mijn fortuin gemaakt," en hij liep naar een weiland en haalde de buit te voorschijn. Terwijl hij druk aan het kluiven was, kwamen er twee handwerkslui voorbij en zagen de ene gans, die nog niet aangeraakt was, met hongerige ogen aan. Jan Plezier dacht: Je hebt zeker genoeg aan één! riep de twee jongelui en zei: "Neem die gans maar en eet die, op mijn gezondheid." Ze bedankten hem, namen de gans mee naar de herberg, lieten een halve kan wijn en een brood komen, pakten de gekregen gans uit en begonnen te eten. De waardin stond erbij te kijken en zei tegen haar man: "Die twee zitten daar een gans te eten, kijk jij eens of het niet één van de onze is, die op de kachelpijp staan te stoven." De waard ging naar de kachel – de pijp stond leeg: "Wat, jullie dieven! Zo goedkoop wilde je ganzen eten! Meteen betalen of ik zal jullie wassen met groen hazelsap!" De twee mensen zeiden: "Wij zijn geen dieven, een oud-soldaat heeft ons de gans gegeven, hij zat buiten in de wei." - "Je zult me geen molentjes verkopen, die soldaat is hier net geweest, maar die is als een eerlijke kerel de deur uitgegaan, daar heb ik nog op gelet; jullie zijn de dieven en jullie moeten betalen." Maar ze konden niet betalen, dus nam hij zijn stok en knuppelde hen de deur uit.
Jan Plezier wandelde verder en kwam op een plek, waar een prachtig slot stond, en niet ver daarvandaan een eenvoudige herberg. Hij ging naar de herberg en vroeg om logies, maar de waard weigerde hem en zei: "Ik heb geen plaats meer, 't huis is vol voorname gasten." - "Dat verbaast me," zei Jan Plezier, "dat ze bij jullie gaan en niet in dat mooi slot hiertegenover." - "Ja," zei de waard, "maar daar hoort wat bij, daar een nacht te blijven; wie dat geprobeerd heeft, is er niet levend vandaan gekomen." - "Als anderen het geprobeerd hebben," zei Jan Plezier, "dan zal ik het ook proberen." - "Dat moetje maar laten," zei de waard, "want dat gaat om je leven." - "Zo gauw gaat het niet om mijn leven," zei Jan Plezier, "geef me de sleutel maar en flink wat eten en drinken mee." En de waard gaf hem werkelijk de sleutel en flink wat eten en drinken mee," en daarmee ging Jan Plezier het slot binnen. Hij liet het zich goed smaken, en toen hij eindelijk slaperig werd, ging hij op de grond liggen, want een bed was er niet. Hij sliep ook heel gauw in, maar 's nachts werd hij wakker door een verschrikkelijk lawaai, en toen hij goed keek, zaten er negen lelijke duivels in de kamer, ze hadden een kring om hem heen gemaakt en dansten om hem heen. Nu zei Jan Plezier: "Dansen jullie maar zolang je wilt, maar laat er geen mij te dicht op 't lijf komen." Maar de duivels drongen steeds dichter op hem aan en trapten hem met hun gruwelijke voeten haast in 't gezicht. "Wees nu kalm, jullie duivelse spoken," zei hij, maar ze maakten het steeds bonter. Toen werd Jan Plezier boos en riep: "Wacht, ik zal er eens gauw orde in scheppen" en hij nam de poot van een stoel en sloeg midden op hen in. Maar negen duivels tegen één soldaat, dat was toch te veel, en als hij op de voorste sloeg, dan pakten de anderen hem van achteren bij zijn haren en scheurden hem erbarmelijk. "Duivelspak!" riep hij, "nu wordt het me toch te bar, wacht maar! Alle negen in mijn ransel!" Wip, waren ze erin, en nu gespte hij de ransel dicht en gooide die in een hoek. Opeens was het stil. Jan Plezier ging weer liggen, en sliep tot het klaarlichte dag was. Nu kwamen de waard, en de edelman aan wie het slot toebehoorde, om te zien hoe het met hem gegaan was; toen ze hem gezond en opgewekt weerzagen, waren ze verbaasd en vroegen: "Hebben de geesten je dan niets gedaan?" - "Och," antwoordde Jan Plezier, "ik heb ze alle negen in mijn ransel. U kunt het slot nu verder rustig bewonen; van die negen zal er geen één meer spoken!" De edelman was hem dankbaar, beloonde hem rijkelijk, en vroeg hem, in zijn dienst te blijven, hij zou het zijn leven lang goed bij hem hebben. "Nee," antwoordde hij, "ik ben nu eenmaal het zwerven gewend, ik wil verder trekken." En Jan Plezier ging weg, liep naar een smid en legde de ransel met de negen duivels erin, op het aambeeld en vroeg de smid en zijn gezellen om er maar op los te slaan.
Zij sloegen met hun voorhamers uit alle macht, zodat de duivels een erbarmelijk geschreeuw aanhieven. Toen maakte hij de ransel open, en er waren er acht dood, maar één, die in een plooi gezeten had, leefde nog, slipte weg en vloog de hel weer in. Daarna trok Jan Plezier nog lang de wereld door en wie ervan wist, kon er veel van vertellen. Maar uiteindelijk werd hij oud, en hij begon aan zijn einde te denken, en hij ging naar een kluizenaar, die altijd als een vroom man bekend had gestaan en hij zei tegen hem: "Ik ben moe van het zwerven, en nu wil ik proberen om in de hemel te komen." De kluizenaar antwoordde: "Twee wegen zijn er. De één is breed en aangenaam en gaat naar de hel; de ander is nauwer en moeilijk en gaat naar de hemel." Dan zou ik wel gek zijn, dacht Jan Plezier, als ik die moeilijke en nauwe weg volgde. Hij maakte zich reisvaardig, ging een prettige en brede weg en kwam eindelijk bij een grote zwarte poort. En dat was de hellepoort. Jan Plezier klopte aan, en de poortwachter keek door een kier wie of er was. Maar toen hij Jan Plezier zag, schrok hij, want het was juist precies de negende duivel, die ook in de ransel gezeten had, en er met een blauw oog afgekomen was. Daarom schoof hij de grendel er prompt weer voor, liep naar de Overste van de Duivels en zei: "Buiten staat een kerel met een ransel en wil binnenkomen, maar laat hem nooit ofte nimmer hier binnen, want anders kan hij de hele hel in zijn ransel wensen. Eens heeft hij er mij ongenadig in laten beuken en hameren." Zo werd Jan Plezier weer teruggestuurd, hij moest maar weggaan, binnen mocht hij niet. "Als ze me daar niet hebben willen," dacht hij, "dan moet ik maar zien, in de hemel een onderdak te vinden, want ergens moet ik tenslotte blijven." Hij draaide dus om en reisde verder, en hij kwam dan ook aan de poort van de hemel, en daar klopte hij dus ook aan. Juist zat Sint Pieter daar weer de wacht te houden; Jan Plezier kende hem dadelijk en dacht: "Hier vind je een oud vriend, nu zal 't beter gaan." Maar Sint Pieter zei: "Ik geloof, dat je de hemel binnen wou?" - "Laat me maar binnen, broeder, ergens moet ik toch zijn, als ze me in de hel hadden willen hebben, dan was ik hier niet komen vragen." - "Neen," zei Sint Pieter, "hier kom je er niet in." - "Nu, als je mij niet eens hebben wilt, hier heb je je ransel terug hoor, dan wil ik ook niets meer van je hebben," zei Jan Plezier. "Geef me die dan maar," zei Sint Pieter. En Jan Plezier reikte de ransel door de spijlen van het hek de hemel in, en Sint Pieter pakte hem aan en hing hem naast zijn stoel op. Toen zei Jan Plezier: "Nu wens ik dat ikzelf in mijn ransel zit." Floep! was hij erin, en nu was hij in de hemel, en Sint Pieter moest hem er laten ook.