Lykkehans


Chú Hans sung sướng


Da Hans i syv år havde tjent sin herre, sagde han til ham: "Nu har jeg været her længe nok, nu ville jeg gerne hjem til min mor. Må jeg få min løn." - "Du har været en trofast og ærlig tjener," sagde herren, "og din løn skal også blive derefter." Derpå gav han ham en klump guld, der var lige så stor som hans hovede. Hans svøbte den ind i sit lommetørklæde, tog den på skulderen og begav sig på vej hjem. Mens han nu travede af sted og stadig satte det ene ben foran det andet, fik han øje på en rytter, der nok så fornøjet red af sted på en rask hest. "En hest er dog en dejlig ting," sagde han, "der sidder man ligeså mageligt som i en stol, støder ikke mod nogen sten og sparer på skoene og kommer af sted, man ved ikke selv hvordan." Rytteren som havde hørt, hvad han sagde, standsede og råbte: "Hvorfor går du på dine ben, Hans?" - "Det er jeg vel nødt til," svarede han, "her har jeg en ordentlig klump, som jeg skal slæbe hjem. Den er ganske vist guld, men jeg kan ikke holde hovedet lige for den, og den trykker mig også på skulderen." - "Ved du hvad," sagde rytteren, "skal vi bytte? Du får min hest, så får jeg dit guld." - "Med største fornøjelse," sagde Hans, "men jeg siger jer, det er en væmmelig tung klump." Rytteren steg nu ned, tog guldet, hjalp Hans op, gav ham tømmen i hånden og sagde: "Når det skal gå rigtig rask, skal du smække med tungen og sige hyp, hyp." Hans var sjæleglad, da han sad på hesten og nok så stolt red af sted. Lidt efter faldt det ham ind, at det skulle gå endnu hurtigere, og han gav sig til at smække med tungen og råbe hyp, hyp. Hesten satte i galop, og før Hans fik tid til at se sig om, lå han nede i grøften mellem marken og landevejen. Hesten ville også være tumlet derned, hvis ikke en bonde, som kom trækkende med en ko, havde grebet fat i den. Hans samlede sig op og kom igen på benene. Men han var meget gnaven og sagde til bonden: "Det er en dyr spas at ride, især når man har fået sådan en mær, som støder og smider en af, så man er lige ved at brække halsen. Jeg sætter mig aldrig i livet op på den mere. Nej, da priser jeg eders ko. Den kan man i ro og mag gå bagved, og så får man oven i købet både mælk og smør og ost." - "Når I synes så godt om den, vil jeg såmænd gerne bytte med jer," sagde bonden. Hans var himmelhenrykt, og bonden sprang op på hesten og red af sted i en fart.
Hans drev roligt af sted med sin ko og tænkte over det heldige bytte. "Selv om jeg kun har et stykke brød, og det vil jeg dog vel aldrig mangle, så kan jeg, så tit jeg har lyst, spise smør og ost dertil, og hvis jeg er tørstig behøver jeg bare at malke koen, så har jeg mælk. Hvad kan man forlange mere." Da han kom til en kro, tog han derind, spiste i sin store glæde alt, hvad han havde hos sig, både middags- og aftensmad, og købte for sin sidste skilling et halvt glas øl. Så gik han videre med sin ko for at komme hjem til sin mors landsby. Efterhånden som middagen nærmede sig, blev det varmere og varmere, og Hans var midt på en hede, som han vel ikke kom ud af i den første time. Han var så varm og tørstig, at tungen klæbede fast i ganen. "Den sorg kan jo nok slukkes," tænkte han, "nu malker jeg min ko og drikker mælken." Han bandt den ved et vissent træ, og da han ikke havde nogen spand, holdt han sin læderhue under koen. Men hvor meget han end anstrengte sig, kom der ikke en eneste dråbe mælk. Og fordi han bar sig så kejtet ad, blev dyret utålmodig og gav ham et spark i hovedet med bagbenet, så han tumlede om, og en tid var rent fra det. Heldigvis kom der netop en slagter forbi med en lille gris på en trillebør. "Hvad er der dog i vejen," råbte han og hjalp den skikkelige Hans på benene igen. Hans fortalte nu, hvordan det var gået til, og slagteren rakte ham sin flaske og sagde: "Drik kun, så kommer I til kræfter igen. Den ko giver såmænd aldrig mælk. Det er et gammelt kræ, der i det højeste kan bruges til at slagtes eller til trækdyr." - "Hvem skulle have troet det," sagde Hans og strøg med hånden over håret, "det giver jo rigtignok en dejlig mængde kød, når man slagter sådan et dyr. Men for resten bryder jeg mig ikke videre om oksekød, det er ikke saftigt nok. Nej, bare jeg havde sådan en lille gris. Den smager rigtignok anderledes, og så får man oven i købet pølser." - "Hør nu, Hans," sagde slagteren, "for at føje jer vil jeg bytte, så kan I få grisen for koen." - "Gud velsigne jer," sagde Hans, fik grisen ned af trillebøren og tog den snor, den var bundet med, i hånden.
Han drog nu videre, mens han tænkte på, hvordan alt gik efter ønske. Hvis det gik ham lidt skævt, blev det straks godt igen. Kort efter slog han følge med en fyr, der havde en dejlig hvid gås under armen. De sagde goddag til hinanden, og Hans fortalte, hvor godt det var gået ham, og hvor fordelagtig han hele tiden havde byttet. Den anden fortalte, at han skulle hen med gåsen til et barselsgilde. "Løft engang, hvor den er tung," sagde han og tog den i vingerne, "men den er også blevet fedet i otte uger. Når man sætter tænderne i den, løber fedtet ud af begge mundvige. "Ja," sagde Hans og vejede den i den ene hånd, "men mit svin mangler heller ikke noget." Knøsen så på det fra alle sider og rystede lidt betænkeligt på hovedet. "Hør," sagde han, "det er ikke rigtig fat med det svin. Jeg kommer lige fra en landsby, hvor der er blevet stjålet et fra sognefogeden. Jeg er en lille smule bange for - ja det er jeg virkelig - at det er det, som I har der. Der er sendt folk ud efter tyven, og det ville jo være en slem historie, hvis de fik fat på jer med svinet. Så bliver I i det allermindste puttet i det sorte hul." Den skikkelige Hans blev bange. "Gud fri mig," råbte han, "hjælp mig dog. I er bedre kendt her. Tag mit svin og lad mig få gåsen." - "Det er jo en lidt farlig historie," svarede den unge fyr, "men jeg vil dog ikke være skyld i, at I kommer galt af sted." Derpå tog han tovet i hånden og drev svinet ned ad en sidevej, og Hans gik let om hjertet af sted igen. "Når jeg rigtig tænker mig om, kan jeg stå mig godt ved byttet," tænke han, "for det første har jeg den gode steg og så fedtet, som drypper ud. Jeg kan få fedtemad et fjerdingår. Så er der også de smukke hvide fjer, dem stopper jeg i min hovedpude, så sover jeg bestemt dejligt. Hvor mor vil blive glad!"
Da han kom til den sidste landsby, stod der en skærsliber ved sin kærre. Hjulet snurrede rundt, og han sang:
"Sakse jeg sliber, så herligt de skærer,
kappen på begge skuldre jeg bærer."
Hans blev stående og så på ham, og til sidst sagde han: "Det går jer nok godt, siden I synger så glad til jeres arbejde." - "Ja, det kan I tro," svarede skærsliberen, "det håndværk giver guld. En rigtig skærsliber behøver blot at stikke hånden i lommen for at få penge. Men hvor har I købt den dejlige gås?" - "Den har jeg ikke købt, jeg har byttet mig til den for et svin." - "Og svinet?" - "Det har jeg fået for en ko." - "Og koen?" - "Den har jeg fået for en hest." - "Og hesten?" - "Den har jeg fået for en klump guld så stor som mit hovede." - "Og guldet?" - "Det var min løn for syv års tjeneste." - "I har rigtignok forstået at klare jer," sagde skærsliberen, "hvis I nu også kunne bringe det så vidt, at pengene raslede i jeres lomme, når I rejste jer, så havde I rigtignok gjort jeres lykke." - "Jamen hvordan skal jeg bære mig ad med det," sagde Hans. "I skal blive skærsliber. Man behøver i grunden ikke andet end en slibesten, det andet kommer af sig selv. Jeg har en her, som rigtignok er lidt beskadiget, men derfor skal I heller ikke give andet for den end eders gås. Vil I gå ind på det?" - "Det var også noget at spørge om," sagde Hans, "jeg bliver jo det lykkeligste menneske på jorden. Når jeg har penge, hver gang jeg stikker hånden ned i lommen, behøver jeg jo aldrig at gøre mig bekymringer." Han rakte ham gåsen og fik slibestenen til gengæld. Skærsliberen tog så en ganske almindelig kampesten, der lå på jorden ved siden af ham, og gav ham den. "Her har I en til," sagde han, "den kan man ordentlig hamre på og slå gamle, krumme søm lige igen. Bær den nu forsigtigt."
Han tog stenen og gik videre, strålende af glæde. "Jeg må være født med sejrsskjorte på," råbte han, "alt, hvad jeg ønsker mig, får jeg, som om jeg var et søndagsbarn." Han begyndte imidlertid at blive træt, han havde jo været på benene fra den tidlige morgen. Sulten var han også, og i sin glæde over koen havde han jo spist al sin mad. Han kunne næsten ikke gå mere og måtte standse hvert øjeblik; stenene var også så tunge at bære på, at han kunne ikke lade være med at tænke, hvor rart det ville være, hvis han ikke behøvede at slæbe dem. Ganske langsomt sneglede han sig hen til en brønd for at hvile sig der og læske sig med det friske vand. For at han ikke skulle gøre stenene noget, når han satte sig ned, lagde han dem forsigtigt på kanten af brønden. Så satte han sig ned, men da han ville bukke sig frem og drikke, kom han til at støde lidt til stenene, så de plumpede i vandet. Da Hans med egne øjne havde set dem forsvinde i dybet, blev han jublende glad, faldt på knæ og takkede Gud med tårer i øjnene for den nåde, han havde vist ham, ved at befri ham fra den tunge byrde, som bare havde været til besvær, uden at han havde det ringeste at bebrejde sig. "Jeg er det lykkeligste menneske under solen," råbte han. Og let om hjertet, fri for enhver byrde, løb han af sted hjem til sin mor.
Chú Hans đi làm thuê đã được bảy năm, trước lúc thôi việc trở về quê chú được chủ thưởng cho một khối vàng to bằng cái đầu của chú. Hans rút trong túi ra một chiếc khăn và bọc khối vàng đó lại, vác lên vai rồi lên đường về quê mẹ. Hanxơ đang lững thững đi, chân nọ nối gót chân kia thì gặp một người dáng nhanh nhẹn, đang hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:
- Chà, chẳng có gì thú vị bằng cưỡi ngựa; ngồi trên mình ngựa khác gì ngồi trên ghế nệm, chẳng vấp phải đá, lại đỡ hại giầy mà đi băng băng chẳng khó khăn gì cả.
Người cưỡi ngựa nghe nói thế, liền dừng ngựa lại và hỏi:
- Này anh Hanns, sao anh lại đi bộ?
- Đó chẳng qua là sự bất đắc dĩ. Tôi phải vác cái của nợ này mang về nhà. Nó bằng vàng thật đấy, nhưng tôi không sao thẳng cổ mà đi được, cứ phải cúi đầu vì khối vàng nặng trĩu cả vai.
Người cưỡi ngựa gạ:
- Này, anh có biết không, hay là chúng ta đổi cho nhau: anh lấy ngựa của tôi và đưa cho tôi cái cục nợ của anh.
Hans đáp:
- Thế thì còn gì bằng, nhưng tôi nói cho anh biết là nó nặng đấy, vác nặng đừng có trách nhé.
Người kia xuống ngựa, cầm lấy vàng và giúp Hans lên ngựa, trao tay Hans dây cương và dặn:
- Nếu muốn ngựa chạy thật nhanh thì anh phải tắc lưỡi và la: "Hốp, hốp."
Ngồi trên ngựa cưỡi đi băng băng Hans lấy làm khoái chí lắm. Đi được một lát bỗng Hans nảy ra ý nghĩ, mình phải cho ngựa chạy nhanh hơn nữa. Chú liền tắc lưỡi kêu: "Hốp, hốp!" để thúc ngựa chạy. Ngựa tế nước đại. Hans chưa kịp định thần thì đã bị văng ra khỏi ngựa, té nhào xuống mương bên đường.
May có một bác nông dân đang dắt bò đi tới, bác túm ngay lấy dây cương kéo giữ ngựa lại, nếu không thì không biết ngựa phóng đến bao xa nữa.
Hans sờ nắn chân tay thấy hãy còn nên lồm cồm bò dậy. Chú buồn bã nói với bác nông dân:
- Cái chuyện cưỡi ngựa này cũng chẳng hay ho gì, vớ được con ngựa già tồi tệ như thế này có bữa nó quăng mình xuống đất ngã gãy cổ chứ không chơi. Từ nay trở đi không bao giờ ta cưỡi ngựa nữa. Tôi thấy con bò của bác lại hay: Ta cứ việc ung dung đi theo nó, đã thế ngày nào cũng có sữa, bơ, pho mát mà ăn. Ước gì tôi có được một con bò như của bác.
Bác nông dân nói:
- Nếu chú thích lấy bò hơn thì tôi đổi bò cho chú để lấy ngựa.
Hans mừng cuống lên, đồng ý ngay. Bác nông dân nhảy lên ngựa phóng đi.
Hans ung dung đánh bò đi, trong lòng hớn hở về việc đổi chác có hời, chú nghĩ, giờ mà có bánh mì nhỉ - mà bánh mì thì tụi mình có bao giờ thiếu - thì tha hồ mà ăn với bơ và pho mát. Lúc nào khát thì chỉ việc vắt sữa bò là có cái uống, thử hỏi xem mình còn cần gì hơn nữa.
Hans dừng chân ở một quán hàng bên đường, trong lúc cao hứng chú lôi ra chén sạch nhẵn cả suất bánh trưa lẫn suất bánh bữa tối, còn vài Heller chú dốc nốt ra mua nửa ly bia vại.
Ăn xong chú lại lên đường tiếp tục. Chú đánh bò đi thẳng về phía quê mẹ. Càng gần trưa trời càng oi bức hơn, mà Hans lại đang đi trên thảo nguyên, chắc phải đi chừng một tiếng nữa mới đi qua được thảo nguyên, lúc này Hans thấy nóng, nóng đến khô cứng cả lưỡi. Chú nghĩ bụng, giờ thì nó được việc đấy: chỉ việc vắt là có sữa uống cho đỡ khát. Chú buộc bò vào thân một cây đã chết khô, không có thùng, chú bèn lấy mũ da để hứng, nhưng loay hoay mãi mà chẳng được giọt sữa nào cả. Chú lúng ta lúng túng như thợ vụng mất kim làm cho con bò bồn chồn, điên tiết nó đá thốc vào đầu, chú loạng choạng rồi ngã lăn ra bất tỉnh một lúc lâu.
Khi đi qua làng cuối cùng để về quê mẹ. Hans thấy một người thợ mài dao kéo đang quay đá mài, vừa quay vừa hát:
Tôi mài kéo, đá quay vo vo.
Tôi cho áo bay theo chiều gió.
Hans dừng chân đứng xem mài kéo. Hans lên tiếng chào và hỏi:
- Vừa quay đá mài vừa ca hát vui vẻ thế này chắc chắn sống sung sướng lắm nhỉ?
Bác thợ mài dao kéo đáp:
- Chứ còn gì nữa. Nghề tôi làm hái ra tiền. Một người thợ mài dao kéo giỏi lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, sờ vào túi nào cũng thấy tiền là tiền. Này, thế nhưng chú mua ở đâu ra con ngỗng đẹp thế?
- Ngỗng này tôi có mua đâu, tôi đổi heo đấy.
- Thế heo ở đâu ra?
- Heo do đổi bò mà có.
- Thế còn bò cái này ở đâu ra?
- Bò cái này do tôi đổi một con ngựa mà có.
- Thế ngựa ở đâu ra?
- Tôi đổi một khối vàng to bằng đầu tôi để lấy con ngựa.
- Thế vàng ở đâu ra?
- Chà, vàng ấy là tiền công bảy năm đi làm của tôi đấy.
- Kể ra chú cũng khéo xoay xở đấy. Nhưng giá trong túi lúc nào cũng loảng xoảng toàn tiền là tiền thì mới là sung sướng.
Hans hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì để được như thế?
- Muốn thế chú phải làm nghề mài dao kéo như tôi. Đồ nghề thực ra chẳng có gì lớn hơn ngoài hòn đá mài, còn những thứ lặt vặt khác thì dễ kiếm thôi. Tôi còn một hòn đá mài đây, nó hơi mẻ một chút. Nhưng thôi, chú cứ đưa tôi con ngỗng là đủ, tôi không đòi hỏi gì khác nữa. Chú mày có đồng ý thế không?
Hans đáp:
- Sao bác lại hỏi thế nhỉ? Trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền là sướng nhất trần gian rồi. Vậy tôi còn ao ước gì nữa.
Hans đưa ngay ngỗng cho bác thợ mài dao kéo để lấy đá mài.
Người thợ mài dao kéo nhặt ở ngay gần đấy một hòn đá khá nặng - đó chỉ là một hòn đá thường nằm bên vệ đường đi - đưa thêm cho Hans và nói:
- Đây tôi thêm cho chú hòn đá này nữa, chú tha hồ mà mài, thậm chí còn làm đe được nữa, đinh cong để lên đó mà giọt thì thẳng ngay lập tức. Này, mang đi nhưng giữ cho cẩn thận nhé.
Mắt sáng hẳn lên, lòng mừng rỡ. Hans quẩy đá lên vai, vừa đi vừa nói một mình:
- Mình được bà mụ tốt đỡ lúc sinh nên cứ ước sao được vậy, cứ như đứa trẻ sinh vào sáng chủ nhật (sinh vào ngày lành tháng tốt vậy).
Vì dậy đi từ lúc trời mới hửng sáng nên Hans thấy đã thấm mệt, vì có bao nhiêu lương khô thì khi đổi được bò mừng quá lôi ra ăn một mạch hết cả, giờ đây đã mệt lại cộng thêm cơn đói, cố gắng lắm Hans mới nhấc nổi chân lên, bước một bước lại dừng chân nghỉ, đã thế lại còn đá nặng đè trên vai, làm cho khổ sở thêm. Giờ đây Hans không sao cưỡng nổi ý nghĩ mong sao thoát khỏi cảnh bụng không lại còn khổ công vác nặng. Chậm như sên chú cố lết đến bên bờ giếng làng để nghỉ, làm hớp nước giếng lạnh cho tỉnh người. Sợ hỏng mất đá mài nên Hans nhè nhẹ đặt đá lên bờ giếng nhưng ngay chỗ mình đứng. Rồi Hans mới từ từ ngồi xuống để vực nước uống, ngờ đâu vô ý chú hích tay vào đá, cả hai hòn đá rơi tõm ngay xuống đáy giếng. Nhìn đá rơi xuống giếng Hans mừng quá nhảy cẫng lên, ngồi sụp xuống cám ơn trời phật rủ lòng thương cứu giúp chú thoát khỏi những chướng ngại vật khó chịu, nặng nề ấy. Hans reo lên:
- Sung sướng như ta chắc ở trần gian không có ai.
Trút hết được gánh nặng, lòng mừng thênh thênh, chú vừa đi vừa nhảy giỡn dọc đường cho tới tận khi về tới nhà mẹ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng