Chú Hans sung sướng


Jean le chanceux


Chú Hans đi làm thuê đã được bảy năm, trước lúc thôi việc trở về quê chú được chủ thưởng cho một khối vàng to bằng cái đầu của chú. Hans rút trong túi ra một chiếc khăn và bọc khối vàng đó lại, vác lên vai rồi lên đường về quê mẹ. Hanxơ đang lững thững đi, chân nọ nối gót chân kia thì gặp một người dáng nhanh nhẹn, đang hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:
- Chà, chẳng có gì thú vị bằng cưỡi ngựa; ngồi trên mình ngựa khác gì ngồi trên ghế nệm, chẳng vấp phải đá, lại đỡ hại giầy mà đi băng băng chẳng khó khăn gì cả.
Người cưỡi ngựa nghe nói thế, liền dừng ngựa lại và hỏi:
- Này anh Hanns, sao anh lại đi bộ?
- Đó chẳng qua là sự bất đắc dĩ. Tôi phải vác cái của nợ này mang về nhà. Nó bằng vàng thật đấy, nhưng tôi không sao thẳng cổ mà đi được, cứ phải cúi đầu vì khối vàng nặng trĩu cả vai.
Người cưỡi ngựa gạ:
- Này, anh có biết không, hay là chúng ta đổi cho nhau: anh lấy ngựa của tôi và đưa cho tôi cái cục nợ của anh.
Hans đáp:
- Thế thì còn gì bằng, nhưng tôi nói cho anh biết là nó nặng đấy, vác nặng đừng có trách nhé.
Người kia xuống ngựa, cầm lấy vàng và giúp Hans lên ngựa, trao tay Hans dây cương và dặn:
- Nếu muốn ngựa chạy thật nhanh thì anh phải tắc lưỡi và la: "Hốp, hốp."
Ngồi trên ngựa cưỡi đi băng băng Hans lấy làm khoái chí lắm. Đi được một lát bỗng Hans nảy ra ý nghĩ, mình phải cho ngựa chạy nhanh hơn nữa. Chú liền tắc lưỡi kêu: "Hốp, hốp!" để thúc ngựa chạy. Ngựa tế nước đại. Hans chưa kịp định thần thì đã bị văng ra khỏi ngựa, té nhào xuống mương bên đường.
May có một bác nông dân đang dắt bò đi tới, bác túm ngay lấy dây cương kéo giữ ngựa lại, nếu không thì không biết ngựa phóng đến bao xa nữa.
Hans sờ nắn chân tay thấy hãy còn nên lồm cồm bò dậy. Chú buồn bã nói với bác nông dân:
- Cái chuyện cưỡi ngựa này cũng chẳng hay ho gì, vớ được con ngựa già tồi tệ như thế này có bữa nó quăng mình xuống đất ngã gãy cổ chứ không chơi. Từ nay trở đi không bao giờ ta cưỡi ngựa nữa. Tôi thấy con bò của bác lại hay: Ta cứ việc ung dung đi theo nó, đã thế ngày nào cũng có sữa, bơ, pho mát mà ăn. Ước gì tôi có được một con bò như của bác.
Bác nông dân nói:
- Nếu chú thích lấy bò hơn thì tôi đổi bò cho chú để lấy ngựa.
Hans mừng cuống lên, đồng ý ngay. Bác nông dân nhảy lên ngựa phóng đi.
Hans ung dung đánh bò đi, trong lòng hớn hở về việc đổi chác có hời, chú nghĩ, giờ mà có bánh mì nhỉ - mà bánh mì thì tụi mình có bao giờ thiếu - thì tha hồ mà ăn với bơ và pho mát. Lúc nào khát thì chỉ việc vắt sữa bò là có cái uống, thử hỏi xem mình còn cần gì hơn nữa.
Hans dừng chân ở một quán hàng bên đường, trong lúc cao hứng chú lôi ra chén sạch nhẵn cả suất bánh trưa lẫn suất bánh bữa tối, còn vài Heller chú dốc nốt ra mua nửa ly bia vại.
Ăn xong chú lại lên đường tiếp tục. Chú đánh bò đi thẳng về phía quê mẹ. Càng gần trưa trời càng oi bức hơn, mà Hans lại đang đi trên thảo nguyên, chắc phải đi chừng một tiếng nữa mới đi qua được thảo nguyên, lúc này Hans thấy nóng, nóng đến khô cứng cả lưỡi. Chú nghĩ bụng, giờ thì nó được việc đấy: chỉ việc vắt là có sữa uống cho đỡ khát. Chú buộc bò vào thân một cây đã chết khô, không có thùng, chú bèn lấy mũ da để hứng, nhưng loay hoay mãi mà chẳng được giọt sữa nào cả. Chú lúng ta lúng túng như thợ vụng mất kim làm cho con bò bồn chồn, điên tiết nó đá thốc vào đầu, chú loạng choạng rồi ngã lăn ra bất tỉnh một lúc lâu.
Khi đi qua làng cuối cùng để về quê mẹ. Hans thấy một người thợ mài dao kéo đang quay đá mài, vừa quay vừa hát:
Tôi mài kéo, đá quay vo vo.
Tôi cho áo bay theo chiều gió.
Hans dừng chân đứng xem mài kéo. Hans lên tiếng chào và hỏi:
- Vừa quay đá mài vừa ca hát vui vẻ thế này chắc chắn sống sung sướng lắm nhỉ?
Bác thợ mài dao kéo đáp:
- Chứ còn gì nữa. Nghề tôi làm hái ra tiền. Một người thợ mài dao kéo giỏi lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, sờ vào túi nào cũng thấy tiền là tiền. Này, thế nhưng chú mua ở đâu ra con ngỗng đẹp thế?
- Ngỗng này tôi có mua đâu, tôi đổi heo đấy.
- Thế heo ở đâu ra?
- Heo do đổi bò mà có.
- Thế còn bò cái này ở đâu ra?
- Bò cái này do tôi đổi một con ngựa mà có.
- Thế ngựa ở đâu ra?
- Tôi đổi một khối vàng to bằng đầu tôi để lấy con ngựa.
- Thế vàng ở đâu ra?
- Chà, vàng ấy là tiền công bảy năm đi làm của tôi đấy.
- Kể ra chú cũng khéo xoay xở đấy. Nhưng giá trong túi lúc nào cũng loảng xoảng toàn tiền là tiền thì mới là sung sướng.
Hans hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì để được như thế?
- Muốn thế chú phải làm nghề mài dao kéo như tôi. Đồ nghề thực ra chẳng có gì lớn hơn ngoài hòn đá mài, còn những thứ lặt vặt khác thì dễ kiếm thôi. Tôi còn một hòn đá mài đây, nó hơi mẻ một chút. Nhưng thôi, chú cứ đưa tôi con ngỗng là đủ, tôi không đòi hỏi gì khác nữa. Chú mày có đồng ý thế không?
Hans đáp:
- Sao bác lại hỏi thế nhỉ? Trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền là sướng nhất trần gian rồi. Vậy tôi còn ao ước gì nữa.
Hans đưa ngay ngỗng cho bác thợ mài dao kéo để lấy đá mài.
Người thợ mài dao kéo nhặt ở ngay gần đấy một hòn đá khá nặng - đó chỉ là một hòn đá thường nằm bên vệ đường đi - đưa thêm cho Hans và nói:
- Đây tôi thêm cho chú hòn đá này nữa, chú tha hồ mà mài, thậm chí còn làm đe được nữa, đinh cong để lên đó mà giọt thì thẳng ngay lập tức. Này, mang đi nhưng giữ cho cẩn thận nhé.
Mắt sáng hẳn lên, lòng mừng rỡ. Hans quẩy đá lên vai, vừa đi vừa nói một mình:
- Mình được bà mụ tốt đỡ lúc sinh nên cứ ước sao được vậy, cứ như đứa trẻ sinh vào sáng chủ nhật (sinh vào ngày lành tháng tốt vậy).
Vì dậy đi từ lúc trời mới hửng sáng nên Hans thấy đã thấm mệt, vì có bao nhiêu lương khô thì khi đổi được bò mừng quá lôi ra ăn một mạch hết cả, giờ đây đã mệt lại cộng thêm cơn đói, cố gắng lắm Hans mới nhấc nổi chân lên, bước một bước lại dừng chân nghỉ, đã thế lại còn đá nặng đè trên vai, làm cho khổ sở thêm. Giờ đây Hans không sao cưỡng nổi ý nghĩ mong sao thoát khỏi cảnh bụng không lại còn khổ công vác nặng. Chậm như sên chú cố lết đến bên bờ giếng làng để nghỉ, làm hớp nước giếng lạnh cho tỉnh người. Sợ hỏng mất đá mài nên Hans nhè nhẹ đặt đá lên bờ giếng nhưng ngay chỗ mình đứng. Rồi Hans mới từ từ ngồi xuống để vực nước uống, ngờ đâu vô ý chú hích tay vào đá, cả hai hòn đá rơi tõm ngay xuống đáy giếng. Nhìn đá rơi xuống giếng Hans mừng quá nhảy cẫng lên, ngồi sụp xuống cám ơn trời phật rủ lòng thương cứu giúp chú thoát khỏi những chướng ngại vật khó chịu, nặng nề ấy. Hans reo lên:
- Sung sướng như ta chắc ở trần gian không có ai.
Trút hết được gánh nặng, lòng mừng thênh thênh, chú vừa đi vừa nhảy giỡn dọc đường cho tới tận khi về tới nhà mẹ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Jean avait servi son maître sept ans; il lui dit: « Monsieur, mon temps est fini; je voudrais retourner chez ma mère; payez-moi mes gages, s'il vous plaît. »
Son maître lui répondit: « Tu m'as bien et loyalement servi; la récompense sera bonne. « Et il lui donna un lingot d'or, gros comme la tête de Jean.
Jean tira son mouchoir de sa poche, enveloppa le lingot, et, le portant sur son épaule au bout d'un bâton, il se mit en route pour aller chez ses parents. Comme il marchait ainsi, toujours un pied devant l'autre, il vit un cavalier qui trottait gaillardement sur un cheval vigoureux. « Ah! se dit Jean tout haut à lui-même, quelle belle chose que d'aller à cheval! On est assis comme sur une chaise, on ne butte pas contre les cailloux du chemin, on épargne ses souliers, et on avance, Dieu sait combien! »
Le cavalier, qui l'avait entendu, s'arrêta et lui dit: « Hé! Jean, pourquoi donc vas-tu à pied?
- Il le faut bien, répondit-il; je porte à mes parents ce gros lingot; il est vrai que c'est de l'or, mais il n'en pèse pas moins sur les épaules.
- Si tu veux, dit le cavalier, nous changerons; je te donnerai mon cheval et tu me donneras ton lingot.
- De tout mon cœur, répliqua Jean; mais vous en aurez votre charge, je vous en avertis. »
Le cavalier descendit, et après avoir pris l'or, il aida Jean à monter et lui mit la bride à la main en disant: « Maintenant, quand tu voudras aller vite, tu n'as qu'à faire claquer la langue et dire: Hop! hop! »
Jean était dans la joie de son âme quand il se vit à cheval. Au bout d'un instant l'envie lui prit d'aller plus vite, et il se mit à claquer la langue et à crier: « Hop! hop! » Aussitôt le cheval se lança au galop, et Jean, avant d'avoir eu le temps de se méfier, était jeté par terre dans un fossé sur le bord de la route. Le cheval aurait continué de courir, s'il n'avait été arrêté par un paysan qui venait en sens opposé, chassant une vache devant lui. Jean, de fort mauvaise humeur, se releva comme il put et dit au paysan: « C'est un triste passe-temps que d'aller à cheval, surtout quand on a affaire à une mauvaise bête comme celle-ci, qui vous jette par terre au risque de vous rompre le cou; Dieu me préserve de jamais remonter dessus! A la bonne heure une vache comme la vôtre; on va tranquillement derrière elle, et par-dessus le marché on a chaque jour du lait, du beurre, du fromage. Que ne donnerais-je pas pour posséder une pareille vache!
- Eh bien, dit le paysan, puisque cela vous fait tant de plaisir, prenez ma vache pour votre cheval. » Jean était au comble de la joie. Le paysan monta à cheval et s'éloigna rapidement,
Jean chassait tranquillement sa vache devant lui, en songeant à l'excellent marché qu'il venait de faire: « Un morceau de pain seulement et je ne manquerai de rien, car j'aurai toujours du beurre et du fromage à mettre dessus. Si j'ai soif, je trais ma vache et je bois du lait. Que peut-on désirer de plus? »
A la première auberge qu'il rencontra, il fit une halte et consomma joyeusement toutes les provisions qu'il avait prises pour la journée; pour les deux liards qui lui restaient il se fit donner un demi-verre de bière, et, reprenant sa vache, il continua son chemin. On approchait de midi; la chaleur était accablante, et Jean se trouva dans une lande qui avait plus d'une lieue de long. Il souffrait tellement du chaud, que sa langue était collée de soif à son palais. « Il y a remède au mal, pensa-t-il; je vais traire ma vache et me rafraîchir d'un verre de lait. »
Il attacha sa vache à un tronc d'arbre mort, et, faute de seau, il tendit son chapeau: mais il eut beau presser le pis, pas une goutte de lait ne vint au bout de ses doigts. Pour comble de malheur, comme il s'y prenait maladroitement, la bête impatientée lui donna un tel coup de pied sur la tête, qu'elle l'étendit sur le sol, où il resta un certain temps sans connaissance.
Heureusement il fut relevé par un boucher qui passait par là, portant un petit cochon sur une brouette. Jean lui conta ce qui était arrivé. Le boucher lui fit boire un coup en lui disant: « Buvez cela pour vous réconforter; cette vache ne vous donnera jamais de lait: c'est une vieille bête qui n'est plus bonne que pour le travail ou l'abattoir. »
Jean s'arrachait les cheveux de désespoir: « Qui s'en serait avisé! s'écria-t-il. Sans doute, cela fera de la viande pour celui qui l'abattra; mais pour moi j'estime peu la viande de vache, elle n'a pas de goût. A la bonne heure un petit cochon comme le vôtre: voilà qui est bon sans compter le boudin!
- Écoutez, Jean, lui dit le boucher; pour vous faire plaisir, je veut bien troquer mon cochon contre votre vache.
- Que Dieu vous récompense de votre bonne amitié pour moi! » répondit Jean; et il livra sa vache au boucher. Celui-ci posant son cochon à terre, remit entre les mains de Jean la corde qui l'attachait.
Jean continuait son chemin en songeant combien il avait de chance: trouvait-il une difficulté, elle était aussitôt aplanie. Sur ces entrefaites, il rencontra un garçon qui portait sur le bras une belle oie blanche. Ils se souhaitèrent le bonjour, et Jean commença à raconter ses chances et la suite d'heureux échanges qu'il avait faits. De son côté, le garçon raconta qu'il portait un oie pour un repas de baptême. « Voyez, disait-il en la prenant par les ailes, voyez quelle lourdeur! il est vrai qu'on l'empâta depuis deux mois. Celui qui mordra dans ce rôti-là verra la graisse lui couler des deux côtés de la bouche.
- Oui, dit Jean, la soulevant de la main, elle a son poids, mais mon cochon a son mérite aussi. »
Alors le garçon se mit à secouer la tête en regardant de tous côtés avec précaution. « Écoutez, dit-il, l'affaire de votre cochon pourrait bien n'être pas claire. Dans le village par lequel j'ai passé tout à l'heure, on vient justement d'en voler un dans l'étable du maire. J'ai peur, j'ai bien peur que ce ne soit le même que vous emmenez. On a envoyé des gens battre le pays; ce serait pour vous une vilaine aventure, s'ils vous rattrapaient avec la bête; le moins qui pourrait vous en arriver serait d'être jeté dans un cul-de-basse-fosse.
- Hélas! mon Dieu, répondit le pauvre Jean, qui commençait à mourir de peur, ayez pitié de moi! il n'y a qu'une chose à faire: prenez mon cochon et donnez-moi votre oie.
- C'est beaucoup risquer, répliqua le garçon, mais, s'il vous arrivait malheur, je ne voudrais pas en être la cause. »
Et prenant la corde, il emmena promptement le cochon par un chemin de traverse, pendant que l'honnête Jean, dégagé d'inquiétude, s'en allait chez lui avec son oie sous le bras. « En y réfléchissant bien, se disait-il à lui-même, j'ai encore gagné à cet échange, d'abord un bon rôti; puis avec toute la graisse qui en coulera, me voilà pourvu de graisse d'oie pour trois mois au moins; enfin, avec les belles plumes blanches, je me ferai un oreiller sur lequel je dormirai bien sans qu'on me berce. Quelle joie pour ma mère! »
En passant par le dernier village avant d'arriver chez lui, il vit un rémouleur qui faisait tourner sa meule en chantant:
Je suis rémouleur sans pareil;
Tourne, ma roue, au beau soleil!
Jean s'arrêta à le regarder et finit par lui dire: « Vous êtes joyeux, à ce que je vois; il paraît que le repassage va bien?
- Oui, répondit le rémouleur, c'est un métier d'or. Un bon rémouleur est un homme qui a toujours de l'argent dans sa poche. Mais où avez-vous acheté cette belle oie?
- Je ne l'ai pas achetée, je l'aie eue en échange de mon cochon.
- Et le cochon?
- Je l'ai eu pour ma vache.
- Et la vache?
- Pour un cheval.
- Et le cheval?
- Pour un lingot d'or gros comme ma tête.
- Et le lingot?
- C'étaient mes gages pour sept ans de service.
- Je vois, dit le rémouleur, que vous avez toujours su vous tirer d'affaire. Maintenant il ne vous reste plus qu'à trouver un moyen d'avoir toujours la bourse pleine, et votre bonheur est fait.
- Mais comment faire? demanda Jean.
- Il faut vous faire rémouleur comme moi. Pour cela, il suffit d'une pierre à aiguiser; le reste vient tout seul. J'en ai une, un peu ébréchée il est vrai, mais je vous la céderai pour peu de chose, votre oie seulement. Voulez-vous?
- Cela ne se demande pas, répondit Jean; me voilà l'homme le plus heureux de la terre. Au diable les soucis, quand j'aurai toujours la poche pleine. »
Il prit la pierre et donna son oie en payement.
« Tenez, lui dit le rémouleur en lui donnant un gros caillou commun qui était à ses pieds, je vous donne encore une autre bonne pierre pardessus le marché; on peut frapper dessus tant qu'on veut; elle vous servira à redresser vos vieux clous. Emportez-la avec soin. »
Jean se chargea du caillou et s'en alla le cœur gonflé et les yeux brillants de joie: «Ma foi! s'écria-t-il, je suis né coiffé; tout ce que je désire m'arrive, ni plus ni moins que si j'étais venu au monde un dimanche! »
Cependant, comme il était sur ses jambes depuis la pointe du jour, il commençait à sentir la fatigue. La faim aussi le tourmentait; car, dans sa joie d'avoir acquis la vache, il avait consommé toutes ses provisions d'un seul coup. Il n'avançait plus qu'avec peine et s'arrêtant à chaque pas; la pierre et le caillou le chargeaient horriblement. Il ne put s'empêcher de songer qu'il serait bien heureux de n'avoir rien à porter du tout. Il se traîna jusqu'à une source voisine pour se reposer et se rafraîchir en buvant un coup; et, pour ne pas se blesser avec les pierres en s'asseyant, il les posa près de lui sur le bord de l'eau; puis, se mettant à plat ventre, il s'avança pour boire, mais sans le vouloir il poussa les pierres et elles tombèrent au fond. En les voyant disparaître sous ses yeux, il sauta de joie, et les larmes aux yeux, il remercia Dieu qui lui avait fait la grâce de le décharger de ce faix incommode sans qu'il eût rien à se reprocher. « Il n'y a pas sous le soleil, s'écria-t-il un homme plus chanceux que moi! » Et délivré de tout fardeau, le cœur léger comme les jambes, il continua son chemin jusqu'à la maison de sa mère.