Chú Hans sung sướng


Şanslı Hans


Chú Hans đi làm thuê đã được bảy năm, trước lúc thôi việc trở về quê chú được chủ thưởng cho một khối vàng to bằng cái đầu của chú. Hans rút trong túi ra một chiếc khăn và bọc khối vàng đó lại, vác lên vai rồi lên đường về quê mẹ. Hanxơ đang lững thững đi, chân nọ nối gót chân kia thì gặp một người dáng nhanh nhẹn, đang hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:
- Chà, chẳng có gì thú vị bằng cưỡi ngựa; ngồi trên mình ngựa khác gì ngồi trên ghế nệm, chẳng vấp phải đá, lại đỡ hại giầy mà đi băng băng chẳng khó khăn gì cả.
Người cưỡi ngựa nghe nói thế, liền dừng ngựa lại và hỏi:
- Này anh Hanns, sao anh lại đi bộ?
- Đó chẳng qua là sự bất đắc dĩ. Tôi phải vác cái của nợ này mang về nhà. Nó bằng vàng thật đấy, nhưng tôi không sao thẳng cổ mà đi được, cứ phải cúi đầu vì khối vàng nặng trĩu cả vai.
Người cưỡi ngựa gạ:
- Này, anh có biết không, hay là chúng ta đổi cho nhau: anh lấy ngựa của tôi và đưa cho tôi cái cục nợ của anh.
Hans đáp:
- Thế thì còn gì bằng, nhưng tôi nói cho anh biết là nó nặng đấy, vác nặng đừng có trách nhé.
Người kia xuống ngựa, cầm lấy vàng và giúp Hans lên ngựa, trao tay Hans dây cương và dặn:
- Nếu muốn ngựa chạy thật nhanh thì anh phải tắc lưỡi và la: "Hốp, hốp."
Ngồi trên ngựa cưỡi đi băng băng Hans lấy làm khoái chí lắm. Đi được một lát bỗng Hans nảy ra ý nghĩ, mình phải cho ngựa chạy nhanh hơn nữa. Chú liền tắc lưỡi kêu: "Hốp, hốp!" để thúc ngựa chạy. Ngựa tế nước đại. Hans chưa kịp định thần thì đã bị văng ra khỏi ngựa, té nhào xuống mương bên đường.
May có một bác nông dân đang dắt bò đi tới, bác túm ngay lấy dây cương kéo giữ ngựa lại, nếu không thì không biết ngựa phóng đến bao xa nữa.
Hans sờ nắn chân tay thấy hãy còn nên lồm cồm bò dậy. Chú buồn bã nói với bác nông dân:
- Cái chuyện cưỡi ngựa này cũng chẳng hay ho gì, vớ được con ngựa già tồi tệ như thế này có bữa nó quăng mình xuống đất ngã gãy cổ chứ không chơi. Từ nay trở đi không bao giờ ta cưỡi ngựa nữa. Tôi thấy con bò của bác lại hay: Ta cứ việc ung dung đi theo nó, đã thế ngày nào cũng có sữa, bơ, pho mát mà ăn. Ước gì tôi có được một con bò như của bác.
Bác nông dân nói:
- Nếu chú thích lấy bò hơn thì tôi đổi bò cho chú để lấy ngựa.
Hans mừng cuống lên, đồng ý ngay. Bác nông dân nhảy lên ngựa phóng đi.
Hans ung dung đánh bò đi, trong lòng hớn hở về việc đổi chác có hời, chú nghĩ, giờ mà có bánh mì nhỉ - mà bánh mì thì tụi mình có bao giờ thiếu - thì tha hồ mà ăn với bơ và pho mát. Lúc nào khát thì chỉ việc vắt sữa bò là có cái uống, thử hỏi xem mình còn cần gì hơn nữa.
Hans dừng chân ở một quán hàng bên đường, trong lúc cao hứng chú lôi ra chén sạch nhẵn cả suất bánh trưa lẫn suất bánh bữa tối, còn vài Heller chú dốc nốt ra mua nửa ly bia vại.
Ăn xong chú lại lên đường tiếp tục. Chú đánh bò đi thẳng về phía quê mẹ. Càng gần trưa trời càng oi bức hơn, mà Hans lại đang đi trên thảo nguyên, chắc phải đi chừng một tiếng nữa mới đi qua được thảo nguyên, lúc này Hans thấy nóng, nóng đến khô cứng cả lưỡi. Chú nghĩ bụng, giờ thì nó được việc đấy: chỉ việc vắt là có sữa uống cho đỡ khát. Chú buộc bò vào thân một cây đã chết khô, không có thùng, chú bèn lấy mũ da để hứng, nhưng loay hoay mãi mà chẳng được giọt sữa nào cả. Chú lúng ta lúng túng như thợ vụng mất kim làm cho con bò bồn chồn, điên tiết nó đá thốc vào đầu, chú loạng choạng rồi ngã lăn ra bất tỉnh một lúc lâu.
Khi đi qua làng cuối cùng để về quê mẹ. Hans thấy một người thợ mài dao kéo đang quay đá mài, vừa quay vừa hát:
Tôi mài kéo, đá quay vo vo.
Tôi cho áo bay theo chiều gió.
Hans dừng chân đứng xem mài kéo. Hans lên tiếng chào và hỏi:
- Vừa quay đá mài vừa ca hát vui vẻ thế này chắc chắn sống sung sướng lắm nhỉ?
Bác thợ mài dao kéo đáp:
- Chứ còn gì nữa. Nghề tôi làm hái ra tiền. Một người thợ mài dao kéo giỏi lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi, sờ vào túi nào cũng thấy tiền là tiền. Này, thế nhưng chú mua ở đâu ra con ngỗng đẹp thế?
- Ngỗng này tôi có mua đâu, tôi đổi heo đấy.
- Thế heo ở đâu ra?
- Heo do đổi bò mà có.
- Thế còn bò cái này ở đâu ra?
- Bò cái này do tôi đổi một con ngựa mà có.
- Thế ngựa ở đâu ra?
- Tôi đổi một khối vàng to bằng đầu tôi để lấy con ngựa.
- Thế vàng ở đâu ra?
- Chà, vàng ấy là tiền công bảy năm đi làm của tôi đấy.
- Kể ra chú cũng khéo xoay xở đấy. Nhưng giá trong túi lúc nào cũng loảng xoảng toàn tiền là tiền thì mới là sung sướng.
Hans hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì để được như thế?
- Muốn thế chú phải làm nghề mài dao kéo như tôi. Đồ nghề thực ra chẳng có gì lớn hơn ngoài hòn đá mài, còn những thứ lặt vặt khác thì dễ kiếm thôi. Tôi còn một hòn đá mài đây, nó hơi mẻ một chút. Nhưng thôi, chú cứ đưa tôi con ngỗng là đủ, tôi không đòi hỏi gì khác nữa. Chú mày có đồng ý thế không?
Hans đáp:
- Sao bác lại hỏi thế nhỉ? Trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền là sướng nhất trần gian rồi. Vậy tôi còn ao ước gì nữa.
Hans đưa ngay ngỗng cho bác thợ mài dao kéo để lấy đá mài.
Người thợ mài dao kéo nhặt ở ngay gần đấy một hòn đá khá nặng - đó chỉ là một hòn đá thường nằm bên vệ đường đi - đưa thêm cho Hans và nói:
- Đây tôi thêm cho chú hòn đá này nữa, chú tha hồ mà mài, thậm chí còn làm đe được nữa, đinh cong để lên đó mà giọt thì thẳng ngay lập tức. Này, mang đi nhưng giữ cho cẩn thận nhé.
Mắt sáng hẳn lên, lòng mừng rỡ. Hans quẩy đá lên vai, vừa đi vừa nói một mình:
- Mình được bà mụ tốt đỡ lúc sinh nên cứ ước sao được vậy, cứ như đứa trẻ sinh vào sáng chủ nhật (sinh vào ngày lành tháng tốt vậy).
Vì dậy đi từ lúc trời mới hửng sáng nên Hans thấy đã thấm mệt, vì có bao nhiêu lương khô thì khi đổi được bò mừng quá lôi ra ăn một mạch hết cả, giờ đây đã mệt lại cộng thêm cơn đói, cố gắng lắm Hans mới nhấc nổi chân lên, bước một bước lại dừng chân nghỉ, đã thế lại còn đá nặng đè trên vai, làm cho khổ sở thêm. Giờ đây Hans không sao cưỡng nổi ý nghĩ mong sao thoát khỏi cảnh bụng không lại còn khổ công vác nặng. Chậm như sên chú cố lết đến bên bờ giếng làng để nghỉ, làm hớp nước giếng lạnh cho tỉnh người. Sợ hỏng mất đá mài nên Hans nhè nhẹ đặt đá lên bờ giếng nhưng ngay chỗ mình đứng. Rồi Hans mới từ từ ngồi xuống để vực nước uống, ngờ đâu vô ý chú hích tay vào đá, cả hai hòn đá rơi tõm ngay xuống đáy giếng. Nhìn đá rơi xuống giếng Hans mừng quá nhảy cẫng lên, ngồi sụp xuống cám ơn trời phật rủ lòng thương cứu giúp chú thoát khỏi những chướng ngại vật khó chịu, nặng nề ấy. Hans reo lên:
- Sung sướng như ta chắc ở trần gian không có ai.
Trút hết được gánh nặng, lòng mừng thênh thênh, chú vừa đi vừa nhảy giỡn dọc đường cho tới tận khi về tới nhà mẹ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Hans yedi yıl boyunca patronunun yanında çalıştıktan sonra, "Efendim, benim zamanım doldu. Yine annemin yanma döneceğim; bana ücretimi verin" dedi.
Efendisi, "Sen bana hep sadık kaldın ve namuslu çalıştın; ücretin de ona göre olacak" diyerek Hans'a kafası büyüklüğünde bir külçe altın verdi.
Hans cebinden bir mendil çıkararak külçeyi sardı sonra da sırtlayıp yola çıktı.
Ağırlığını bir ayağından öbürüne vere vere bir süre yürüdü; derken bir atlı gördü. Binicisi şen şakraktı, zinde gözüküyordu.
"Ah!" diye söylendi Hans yüksek sesle, "At sürmek güzel bir şey! Koltuğa oturur gibi! Ayağın taşa sürtmüyor, pabucun eskimiyor ve istediğin kadar yol gidiyorsun..."
Bu sözleri duyan binici, durup ona seslendi: "Heey, Hans! Niye yaya yürüyorsun?"
"Mecburum" diye cevap verdi, "Yüküm var; altın taşıyorum, ama kafamı oynatmaya kalksam omzuma batıyor."
"Değişelim istersen?" dedi binici. "Ben sana atımı vereyim, sen bana yükünü."
"Seve seve" dedi Hans, "Ama söyleyeyim sana, bunu taşımak zorunda kalacaksın."
Binici atından indi, altını aldıktan sonra hayvanın dizginini Hans'ın eline verdi. "Hızlı gitmek istersen dilini şaklat ve deh! deh! de!" dedi.
Hans'ın keyfi yerine gelmişti; ata biner binmez kendini öyle özgür hissetti ki! Biraz sonra daha hızlı gitmek istedi ve dilini şaplatarak "deh! deh!" dedi.
At tırısa kalktı; oğlan ne olduğunu anlamadan kendini tarlayı ana yoldan ayıran bir hendeğin içinde buldu. Eğer inek arabası gütmekte olan bir köylüyle karşılaşmamış olsaydı at çekip gitmiş olacaktı.
Hans düştüğü yerden ayağa kalkarak toparlandı. Canı çok sıkılmıştı. Köylüye, "Ata binmek hiç de kolay değilmiş! Hele böyle yaşlı ve sahibini sırtından atan biri olursa! Senin ineğin daha iyi! En azından rahat güdebilirsin, her gün sütünden tereyağı ve peynir yaparsın. Keşke benim de böyle bir ineğim olsa!" diye yakındı.
Köylü, "Sana bir kıyak yapayım" dedi. "İneği senin atınla değişirim!"
Hans çok sevinerek bu öneriyi kabul etti. Köylü de ata atladığı gibi oradan uzaklaştı.
Hans sakin sakin ineği güderken şöyle düşündü: "Bir somun ekmeğim oldu mu, deme gitsin! Acıktığım zaman tereyağı ve peyniri katık ederim; susayınca da süt içerim. Daha ne olsun ki!"
Bir hana vardığında mola verdi; öğle ve akşam yemeği için ayırdıklarının hepsini yedi. Cebindeki son parayla da yarım bardak bira içti. Sonra ineğini güderek ana ocağının yolunu tuttu.
Öğlen oldukça sıcaklık arttı; bir otlağa varıncaya kadar bir saat geçti. Çok terlemişti; hararetten dili damağına yapışmıştı. "Şu ineği sağayım da, susuzluğumu gidereyim" diye düşündü. Hayvanı ince bir ağaca bağladı; yanında kova olmadığı için meşin kasketine birkaç damla süt akıtmaya çalıştı. Ama tek bir damla süt alamadı. Sağarken acemice davrandığı için hayvanın sabrı tükendi; arka ayaklarıyla Hans'ın kafasına öyle bir çifte attı ki, oğlan sallanarak yere düştü ve bir süre kendine gelemedi.
Neyse ki, o sırada arabasında besili bir domuz taşıyan bir kasap geçiyordu oradan. "Bu ne şamata yahu!" diyerek Hans'a yardım etti.
Hans başına geleni anlattı. Kasap ona şişesini uzatarak, "İç biraz da kendine gel! Bu inek sana süt vermez, çok yaşlanmış. Bunu ya arabaya koşacaksın ya da keseceksin" dedi.
"Vay canına!" diyen Hans, saçını sıvazlayarak arkaya taradı. "Kimin aklına gelirdi ki! Tabii, bunu evde kestim mi ne et verir ama! Ama ben sığır etinden hoşlanmam; sert olur çünkü. Evet, şöyle besili bir domuz olsaydı! Onun lezzeti başkadır; sosisle salam da yaparsın!"
"Dinle, Hans" dedi kasap, "Senin hatırın için domuzumu bu inekle değişirim."
"Sağ ol be dostum" diyen Hans ineği adama verdi. O da domuzu çözerek ipini Hans'ın eline verdi.
Hans yoluna devam ederken düşündü. Şimdiye kadar her isteği yerine gelmişti. Ne zaman can sıkıcı bir şey olduysa çaresini de bulmuştu.
Derken koltuğunun altında bir kaz taşıyan bir delikanlıya rastladı. Bir süre beraber yürüdüler. Hans şansından bahsetmeye başladı; kendi çıkarına yaptığı değiş tokuşları anlattı.
Delikanlı da ona, yanındaki kazı bir vaftiz ayinine yetiştireceğini söyledi. Hayvanı kanatlarından tutarak, "Şunun ağırlığına bir bak" dedi. "Sekiz hafta adamakıllı beslendi. Bunu kızartacak olan önce her iki tarafındaki yağları ayırmalı."
Hans onu elinde tartarak, "Doğru" dedi. "Ama benimki de yabana atılır şey değil!"
Delikanlı domuza dört bir tarafından baktıktan sonra, düşünceli düşünceli kafasını iki yana salladı. "Dinle" dedi. "Bu domuzun nerden geldiği belli değil! Benim geldiğim köyde muhtarın ağılından bir domuz çalmışlar. Korkarım seninki o çalınan domuz! Aratmak için adam çıkartmışlar. Senin elinde görürlerse yandın demektir! Hapse atarlar seni."
Saf saf dinleyen Hans korktu. "Eyvah, sen bana yardım et; buraları daha iyi bilirsin" dedi. "Benim domuzu sen al, karşılığında da kazı bana ver."
Delikanlı, "Bu riski göze alayım bari. Yeter ki, senin başına bir şey gelmesin" dedi ve domuzu aldığı gibi hemen yan yollardan birine dalarak oradan uzaklaştı.
Hans içi rahatlamış olarak koluna sıkıştırdığı kazla yoluna devam etti. Kendi kendine, "İyi ki değiş tokuş ettim! Önce hayvanı güzelce kızartırım, yağını da ekmek yapmakta kullanırım. Bu beni üç ay idare eder. Tüylerini de baş yastığıma doldururum; onun üzerinde de ne uyku çekilir ama! Annem de kim bilir ne kadar sevinecek" diye söylendi.
Son köyden geçerken bir bileyciye rastladı; adam hem çarkını döndürüyor hem de türkü mırıldanıyordu:
Çarkı çevirir, makas bilerim,
Rüzgâr biraz dursun dilerim.
Hans durup ona baktı; sonunda onunla konuştu. "Bakıyorum keyfin yerinde; hem çalışıyorsun, hem de şarkı söylüyorsun!"
"Evet" dedi bileyci. "Bu el işinde çok para var. İyi bir bileyci elini cebine attı mı, her zaman para bulur! Bu güzel kazı nerde satın aldın sen?"
"Satın almadım; domuzumla değiştim."
"Domuzu?"
"İnek vererek aldım."
"İneği?"
"Atla değiş tokuş yaptım."
"Atı nerden buldun?"
"Başım kadar büyük bir külçe altınla değiştim."
"Peki, ya altını?"
"Yedi yıl çalışmamın karşılığı o."
"Her taşın altından kalkmışsın" dedi bileyci. "Cebinde hep para şıngırdasın, ister miydin? Şans yine başına vurdu." - "Nasıl yani?" diye sordu Hans.
"Benim gibi bileycilik yapacaksın! Bunun için bir tane biley taşı gerek. Gerisi kendiliğinden gelir. Bende bir tane var, biraz kullanılmış, ama iş görür. Bunun karşılığında bana kazı ver! Ha, ne dersin?"
"Lafı mı olur? Yani dünyanın en mutlu insanı olacağım. Elimi ne zaman cebime atsam para çıkacak; artık hiç tasalanmam" diyen Hans kazı adama vererek taşı aldı.
Bileyci yanında duran çok daha ağır bir taşı uzatarak: "Al sana iyi bir taş. Bununla kalkmış çivileri çakarsın. Al, iyi sakla" dedi.
Hans taşları yüklenerek yola koyuldu; gözleri sevinçten parlıyordu. "Ben çok kısmetliymişim" diye haykırdı. "Ne istedimse oldu."
Bütün günü ayakta geçirdiği için yorulmuştu; karnı da acıkmıştı. Ama yolluğunu yiyip bitirmişti.
Yürümekte zorlandı; ikide bir durup bekliyordu. Keşke hiç yüküm olmasaydı diye düşünmekten kendini alamadı. Tarladaki kuyuya sümüklüböcek hızıyla ulaşabildi; orada dinlenip buz gibi sudan içmek istiyordu. Taşlar zarar görme- sin diye yere çömelirken onları kuyunun kenarına koydu. Kuyuya sarkıp dibini görmeye çalışırken, farkında olmadan taşlara değiverdi; onlar da cupp! diye kuyunun içine düştü.
Hans sevinçle yerinden fırladı. Sonra diz çökerek kendisini şu taşlardan kurtardığı için yaşlı gözlerle Tanrıya dua etti.
"Kimse benim kadar mutlu olamaz" diye içi rahatlamış olarak, hoplaya zıplaya ve güle oynaya ana ocağına yollandı.