Chú Hans lấy vợ


Hans married


Ngày xưa có một chàng trai nông dân tên là Hans. Người anh họ muốn hỏi cho chàng một cô vợ giàu có. Anh ta bảo chàng lại ngồi bên bếp lò đang đỏ lửa. Rồi anh đi lấy một xoong sữa và rất nhiều bánh mì trắng, nhét vào tay Hans một đồng Heller mới rập bóng nhoáng và dặn:
- Này chú Hans ạ! Chú nắm tay giữ chặt đồng Heller này, nhớ bẻ vụn bánh mì trắng bỏ vào sữa, chú cứ ngồi đây đừng có đi đâu, chờ lúc tôi về đã.
Hans đáp:
- Vâng, tôi sẽ làm tất cả đúng như lời anh dặn.
Ông mối liền mặc một cái quần cũ kỹ vá hàng chục mảnh đi đến nhà chị nông dân giàu ở làng bên để thưa chuyện:
- Cô có bằng lòng lấy chú em họ tôi tên là Hans không? Thế nào cô cũng vừa ý với người chồng mình: chú ấy cần cù chịu khó, khôn ngoan lắm.
Vốn tính keo kiệt hám của nên bố chị ta liền hỏi:
- Chú ta có của cải gì không? Liệu chú ấy có của ăn của để không?
Ông mối đáp:
- Thưa bác, chú em họ tôi cũng khá giả, chú nó đang ngồi sưởi ấm bên lò, tay cầm một đồng xu mới nom đẹp làm sao, nhà chú ấy có của ăn của để, ruộng vườn nhiều không kém gì số miếng vá trên quần tôi đâu!
Rồi ông mối vỗ vào chiếc quần vá hàng chục mảnh của mình và nói tiếp:
- Nếu bác chịu khó cất công đi với tôi thì có thể trông thấy tận mắt là mọi điều đều đúng như lời tôi nói.
Bác keo kiệt không muốn lỡ dịp may nên nói ngay:
- Nếu quả chú ấy khá giả như vậy thì tôi thấy việc cưới xin như vậy là thuận cả đôi bên.
Đúng ngày hẹn lễ cưới được tổ chức. Khi cô dâu trẻ định ra đồng xem ruộng đất của chú rể thì chú liền cởi chiếc áo đẹp ra và khoác một chiếc tạp dề vá hàng chục mảnh vào, rồi nói:
- Anh sợ làm bẩn chiếc áo cưới đẹp này.
Hai người đi ra đồng. Dọc đường, mỗi lần có đồng nho hoặc ruộng lúa, rồi kế tiếp là đồng cỏ là Hans lại vỗ tay chỉ vào mảnh vá to hay nhỏ ở tạp dề của mình mà nói:
- Miếng này của tôi, cả miếng kia nữa, em có thấy không toàn là của cải của anh cả. Cứ nhìn thì thấy đấy!
Thực ra chú rể có ý bảo cô dâu khỏi phải mỏi mắt nhìn cánh đồng bao la, cứ nhìn cái tạp dề ấy, cái ấy mới chính là của riêng của chú rể.
- Thế bạn có dự đám cưới không đấy?
- Có chứ, tôi cũng có mặt trong buổi cưới, ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự. Đầu đội mũ tuyết, bỗng nhiên trời nắng chang chang làm tuyết tan ra nước. Áo tôi mặc dệt bằng sợi màng nhền nhện, tôi đi qua bụi cây bị gai móc hết. Tôi đi giầy thủy tinh, không may tôi đi vấp phải đá, và "choang"! Giầy vỡ làm đôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
There was once upon a time a young peasant named Hans, whose uncle wanted to find him a rich wife. He therefore seated Hans behind the stove, and had it made very hot. Then he fetched a pot of milk and plenty of white bread, gave him a bright newly-coined farthing in his hand, and said, "Hans, hold that farthing fast, crumble the white bread into the milk, and stay where you are, and do not stir from that spot till I come back." - "Yes," said Hans, "I will do all that." Then the wooer put on a pair of old patched trousers, went to a rich peasant's daughter in the next village, and said, "Won't you marry my nephew Hans -- you will get an honest and sensible man who will suit you?" The covetous father asked, "How is it with regard to his means? Has he bread to break?" - "Dear friend," replied the wooer, "my young nephew has a snug berth, a nice bit of money in hand, and plenty of bread to break, besides he has quite as many patches as I have," (and as he spoke, he slapped the patches on his trousers, but in that district small pieces of land were called patches also.) "If you will give yourself the trouble to go home with me, you shall see at once that all is as I have said." Then the miser did not want to lose this good opportunity, and said, "If that is the case, I have nothing further to say against the marriage."
So the wedding was celebrated on the appointed day, and when the young wife went out of doors to see the bridegroom's property, Hans took off his Sunday coat and put on his patched smock-frock and said, "I might spoil my good coat." Then together they went out and wherever a boundary line came in sight, or fields and meadows were divided from each other, Hans pointed with his finger and then slapped either a large or a small patch on his smock-frock, and said, "That patch is mine, and that too, my dearest, just look at it," meaning thereby that his wife should not stare at the broad land, but look at his garment, which was his own.
"Were you indeed at the wedding?" - "Yes, indeed I was there, and in full dress. My head-dress was of snow; then the sun came out, and it was melted. My coat was of cobwebs, and I had to pass by some thorns which tore it off me, my shoes were of glass, and I pushed against a stone and they said, "Klink," and broke in two.