Золотые дети


Ngư phủ và con cá vàng


У одного бедняка и его жены не было за душой ничего, кроме маленькой хижины, а питались они от рыбной ловли: что добудут, то и съедят.
Случилось, однако же, что однажды, когда муж сидел у воды и сеть свою закидывал, он выловил рыбу, совсем золотую.
И в то время как он в изумлении ту рыбу рассматривал, стала рыба говорить и сказала: "Слушай-ка, рыбак, если ты меня опять пустишь в воду, то я твою крошечную хижину обращу в богатейший замок".
Рыбак отвечал ей: "А что мне в твоем замке, когда у меня есть нечего". - "И о том я позабочусь, - продолжала рыба, - в замке будет такой шкаф, как его отворишь, так и увидишь: там блюда поставлены с лучшими кушаньями, и ешь, сколько хочешь". - "Ну, коли так, - сказал рыбак, - так я могу тебе сделать в твое удовольствие". - "Только помни, - сказала рыба, - один уговор: никому на свете, кто бы он ни был, не сказывай, откуда взялось такое счастье. Скажешь хоть единое слово - тогда все пропало".
Бросил рыбак диковинную рыбу в воду и пошел домой… И что же?
На том месте, на котором была его бедная хижина, теперь стоял большой замок.
Поглазел он на этот замок, вошел в него и увидал, что жена его, разодетая в красивое платье, сидит в богатой горнице.
Лицо у нее было очень довольное, и она сказала: "Муженек! Откуда все это взялось? Все это мне очень нравится". - "Так-то так, - сказал муж, - и мне тоже нравится, но и голод меня тоже порядком мучит, и ты давай-ка мне что-нибудь поесть". - "Да нет у меня ничего, - отвечала жена, - притом же в новом доме я и разыскать ничего не могу". - "И искать нечего, - сказал муж, - вон стоит большой шкаф, вот ты его и отопри".
Чуть только она отперла шкаф, видит: стоят там и красуются и мясо, и овощи, и пирожное, и вина.
Тут жена не выдержала, вскрикнула от радости: "Вот уж точно все, чего душа пожелает!" - и они тотчас сели за стол и принялись оба в свое удовольствие пить и есть.
Когда же насытились, жена спросила: "Однако, муженек, откуда все это богатство?" - "Не спрашивай меня об этом, - отвечал ей муж, - сказать этого я не смею, и если кому-нибудь открою, то наше счастье сразу пропадет". - "Ладно, - сказала жена, - коли я не должна этого знать, так и знать не желаю".
Но сказала она это не от души, и ни днем, ни ночью не давала ему покоя и мучила, и раздражала его своими вопросами до тех пор, пока он не потерял терпенья и не высказал ей, что все к ним пришло от диковинной золотой рыбы, пойманной им и за этот выкуп отпущенной на волю.
И как только он это высказал, исчез прекрасный замок со своим шкафом и очутились и муж, и жена опять в своей старой рыбачьей хижине.
Муж опять должен был приняться за свое ремесло и рыбачить. На его счастье золотая рыба опять попалась ему в сети. "Слышь-ка, - сказала ему рыба, - если ты меня еще раз отпустишь, то я тебе верну тот же замок с тем же шкафом, полным всякой снеди; но берегись - ни за что никому не выдавай своей тайны, не то опять все потеряешь". - "Да уж поостерегусь", - отвечал рыбак и опять пустил рыбу в воду.
А дома опять все было так же богато и прекрасно, и жена была в великой радости от наступившего счастья.
Но любопытство по-прежнему не давало ей покоя, и денька два спустя она опять начала расспрашивать, откуда все взялось и как он этого добился.
Муж молчал и держался некоторое время, но потом она так его доняла, что он наконец взбесился и выдал ей тайну.
В тот же миг исчез замок, и они снова очутились в старой хижине. "Вот на же тебе! - сказал ей муж. - Теперь мы опять можем зубы на полку сложить". - "Ах, - сказала жена, - я уж лучше откажусь от богатства, коли мне не дозволено будет узнать, откуда оно взялось… Этак я и не успокоюсь".
Муж опять пошел рыбачить, и несколько времени спустя опять вытащил ту же золотую рыбу и в третий раз. "Слышь-ка, - сказала ему рыба, - вижу я, что мне суждено постоянно Попадаться в твои руки; возьми же ты меня к себе домой и разрежь меня на шесть частей; две дай съесть твоей жене, две - твоей лошади, а две схорони в землю, тогда увидишь, какое тебе из этого произойдет благополучие".
Муж, понятно, захватил с собою рыбу домой и выполнил все точно так, как она приказала.
Вот и случилось, что из двух частей рыбы, зарытых в землю, выросли две золотые лилии; лошадь, съев две другие части, принесла ему пару золотых жеребят, а жена рыбака родила двоих детей-близнецов, тоже золотых.
Стали дети подрастать, становиться большими и хорошеть; с ними вместе росли и лилии, и жеребята.
И сказали дети отцу: "Батюшка, мы хотим сесть на наших золотых коней и поехать странствовать по белу свету". - "Не знаю, как я это перенесу, когда вы от меня уедете и вестей от вас не будет", - отвечал им отец.
Дети сказали: "Эти две золотые лилии останутся здесь, и по ним вы всегда будете знать, каково нам живется на белом свете - будут они свежи, значит, и мы живы; если они поблекнут, значит, мы нездоровы, а если опадут, то значит, что уж нас нет в живых".
Они поехали странствовать и прибыли в гостиницу; в той гостинице было много всякого люда в сборе, и когда все они увидели золотых близнецов, то стали смеяться и издеваться над ними.
Один из близнецов, услышав эти насмешки, застыдился, повернул коня и вернулся к отцу, отказавшись от намеренья странствовать по свету, другой же поехал далее и достиг большого леса.
И когда уж он собирался в тот лес въезжать, люди стали поговаривать: "Не следовало бы вам через тот лес проезжать, потому что он полнехонек разбойников, от которых вам несдобровать, и даже может случиться, когда они заметят, что и вы сами золотой, и конь у вас золотой же, что они вас убьют!"
Но он не дал устрашить себя и сказал: "Я должен и обязан через этот лес проехать".
При этом взял он несколько медвежьих шкур и прикрыл ими себя и своего коня так, что золота было совсем не видать; затем смело пустился в лес.
Проехав немного, заслышал он шорох в кустарниках и различил голоса, которые между собой переговаривались.
С одной стороны слышалось: "Вот он едет!" - ас другой: "Ну его! Это какой-то оборванец, и гол, и беден, как церковная крыса, - стоит ли его трогать?" Так и проехал молодец через весь лес вполне благополучно.
Однажды приехал он в деревню и увидал там девушку, такую красавицу, что она показалась ему лучше всех на свете.
Возгоревшись такою сильною любовью, он пошел прямехонько к ней и сказал: "Я полюбил тебя от всего сердца - хочешь ли ты быть моею женою?"
Он и девушке понравился настолько, что та, немало не сомневаясь, согласилась и сказала: "Да, я согласна быть твоею женою и буду верна тебе до гроба".
Вот и назначили они день свадьбы, и в самое то время, когда пир был в разгаре, прибыл отец невесты, и когда увидел, что дочь его празднует свадьбу, то очень удивился и сказал: "А где же жених?"
Она показала ему на жениха, который все еще был окутан своими медвежьими шкурами. "Никогда не допущу, чтобы простой охотник женился на моей дочери!" - сказал отец и собирался его убить.
Но невеста стала просить отца и сказала: "Он мне муж, и я его сердечно люблю", - и так укротила гнев отца.
Однако же он еще не мог успокоиться, так что и на следующее утро, ранешенько поднявшись, он захотел видеть мужа своей дочери и своими глазами убедиться в том, что он простой бедняк и проходимец.
Заглянув в спальню дочери, он увидел на постели красивого молодого человека, с ног до головы золотого, и все его медвежьи шкуры на полу около кровати.
Тогда он потихоньку удалился и подумал: "Как это хорошо, что я все же сумел совладать со своим гневом - иначе я бы совершил большое преступление".
А молодцу тем временем снилось, что он выезжает на охоту и охотится за превосходным оленем, и когда он поутру проснулся, то сказал своей новобрачной: "Я хочу ехать на охоту".
Та за него побоялась и просила его не ездить, и говорила: "С тобой легко может приключиться какое-нибудь несчастие". Но он отвечал ей: "Я должен и обязан ехать".
Он поднялся с постели и выехал в лес, и вскоре перед ним явился чудный олень: ни дать, ни взять, как во сне ему снилось.
Он в него прицелился и уже собирался стрелять, но олень пустился бежать.
Он погнался за ним через пень и колоду и гнался целый день, не чувствуя утомления; а вечером олень скрылся у него из глаз. И когда молодец огляделся кругом, то увидел перед собой маленькую избушку, а в избушке - ведьму.
Он постучался у двери, и вышла к нему старушоночка с вопросом: "Чего ты тут бродишь так поздно в дремучем лесу?" Он спросил ее: "А не видала ли ты оленя?" - "Да, видела, - отвечала ведьма, - я того оленя знаю".
В это время выбежала из избушки собачонка и стала громко лаять на молодца. "Замолчишь ли ты, злая жаба? - крикнул он на нее. - Замолчи, не то пристрелю тебя!" - "Как, мою собачку - пристрелишь?" - гневно крикнула ведьма и обернула молодца в камень придорожный.
И тщетно ждала новобрачная его возвращения, и думала: "Верно, случилось с ним то, чего я так опасалась и что так тяготило мое сердце предчувствиями".
А между тем брат молодца, оставшийся дома, глянул как-то на золотые лилии и увидел, что одна из них вдруг опала. "Боже мой! - сказал он. - С братом случилось большое несчастье - я должен сейчас же ехать на поиски его, и может быть, мне еще удастся его спасти!" - "Останься дома, - сказал отец, - ведь если я еще и тебя потеряю. Что я тогда стану делать?" Но тот стоял на своем: "Я должен и обязан ехать".
Сел он на своего золотого коня и поехал, и прибыл в тот лес, в котором его брат камнем лежал.
Старая ведьма вышла к нему из избушки, окликнула его и тоже хотела околдовать, но он знал, что нужно делать, не приблизился к ней, а крикнул ей издали: "Я пристрелю тебя сейчас же, если ты не оживишь моего брата!"
Ведьма очень неохотно ткнула пальцем в камень, и камень тотчас обернулся прежним добрым молодцем.
Оба брата, снова свидевшись, обрадовались друг другу, целовались и миловались, и поехали из леса вместе - один домой, к отцу, другой - к своей новобрачной.
И сказал отец молодцу: "Я и до твоего приезда уже знал о том, что ты спас своего брата, потому что золотая лилия опять поднялась и расцвела".
И так они стали жить и поживать в довольстве и в добре до самой своей смерти.
Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá nghèo sống trong một túp lều nhỏ, việc đánh cá chỉ vừa đủ để vợ chồng sống qua ngày. Có lần người chồng quăng lưới, lúc kéo lưới lên thì thấy một con cá vàng. Người thuyền chài hết sức ngạc nhiên, mải ngắm nhìn cá, bỗng cá nói:
- Bác thuyền chài ơi, hãy thả tôi xuống nước, tôi sẽ biến túp lều của bác thành một lâu đài nguy nga tráng lệ.
Bác thuyền chài bảo:
- Lâu đài kia giúp ích gì khi ta chẳng có gì cho vào miệng?
Cá lại nói:
- Tất nhiên bác chẳng phải lo. Ở trong lâu đài có một cái tủ lớn, bác chỉ việc mở cửa tủ ra là thấy ngay đủ các món ăn ngon đựng sẵn trong các thố, bác muốn ăn bao nhiêu thì tùy ý.
Bác thuyền chài nói:
- Nếu thế thì ta sẵn lòng thả mi xuống nước.
Cá nói:
- Nhưng điều kiện đặt ra là bác không bao giờ được nói cho ai biết, tại sao bác lại có cơ ngơi ấy. Chỉ cần buột miệng nói ra là toàn bộ gia sản sẽ biến mất.
Bác thuyền chài thả cá xuống nước và đi về nhà. Trên mảnh đất cũ của túp lều hiện ra trước mắt bác giờ đây là một lâu đài nguy nga. Bác sững người đứng ngắm, khi bước vào lâu đài, bác thấy vợ ăn mặc đẹp đẽ gọn gàng ngồi trong một căn phòng tráng lệ. Người vợ nom mặt vẻ thỏa mãn hỏi chồng:
- Anh ơi, sao lại có chuyện như thế này nhỉ? Em thấy sướng quá!
Người chồng nói:
- Anh cũng thế. Nhưng anh đang đói cồn cào đây, lấy ra cho anh ăn đi.
Vợ bảo:
- Em chẳng có gì ăn cả. Ở trong lâu đài này em cũng chẳng biết kiếm ở đâu ra đồ ăn.
Người chồng nói:
- Có khó khăn gì đâu. Góc kia có cái tủ lớn, chỉ việc mở tủ ra mà lấy!
Vợ lại mở tủ thấy có đủ thứ, nào bánh ngọt, nào thịt, nào táo, nào rượu. Vợ tủm tỉm cười. Vui mừng vợ gọi chồng:
- Anh yêu, giờ anh thích thứ gì nào?
Rồi hai vợ chồng ngồi vào bàn cùng ăn uống. Ăn xong, vợ hỏi:
- Nhưng anh ơi, sự giàu sang này do đâu mà có nhỉ?
Chồng nói:
- Trời, hỏi làm chi, nếu anh nói ra thì vận may của chúng ta sẽ biến mất.
- Vâng, nếu như em không nên biết điều đó thì em cũng chẳng cần biết làm gì.
Nhưng rồi người vợ không sao ăn ngon ngủ yên, lúc nào cũng hỏi về chuyện đó làm cho người chồng đành phải kể, rằng mình đánh được một con cá vàng và thả nó xuống nước. Để trả ơn, nó đã cho lâu đài tráng lệ này. Người chồng vừa kể xong thì lâu đài cũng như chiếc tủ thức ăn biến mất. Hai vợ chồng lại đang ngồi trong túp lều tranh khi xưa.
Bác đánh cá đành phải trở lại cuộc sống của ngư dân, hàng ngày chèo thuyền đánh cá. May thay, lần này bác cũng kéo lưới lên được một con cá vàng. Cá nói:
- Nếu bác thả tôi xuống nước, tôi sẽ trả ơn bằng lâu đài tráng lệ và chiếc tủ đầy thức ăn. Nhưng nhớ đừng nói cho ai biết chuyện này, nếu không cả gia sản sẽ biến mất.
- Tôi sẽ không nói cho ai biết.
Bác đánh cá thả cá vàng xuống nước. Về nhà, bác thấy vợ với vẻ mặt mãn nguyện ngồi trong lâu đài tráng lệ. Tò mò làm cho người vợ không sao yên, chỉ mấy ngày sau là nàng lại hỏi về chuyện tại sao lại có lâu đài tráng lệ. Nàng lúc nào cũng chỉ hỏi về chuyện đó. Nàng hỏi nhiều tới mức người chồng nổi khùng kể ra bí mật kia. Người chồng vừa nói xong thì lâu đài cũng biến mất. Hai vợ chồng lại ngồi trong túp lều tranh khi xưa. Chồng bảo:
- Em đã thỏa mãn chưa. Giờ thì chỉ có ăn giẻ rách.
- Em không sao yên thân được, thà không có gia sản còn hơn là em không biết, những thứ đó từ đâu ra.
Bác đánh cá lại chèo thuyền đi đánh cá. Lần thứ ba bác lại kép lưới được con cá vàng. Cá nói:
- Thật là tôi không thoát khỏi tay bác. Hãy mang tôi về nhà và cắt thành sáu khúc, hai khúc bác nấu cho vợ ăn, hai khúc bác cho ngựa ăn, hai khúc còn lại chôn xuống đất, rồi bác sẽ được ban phước lành.
Bác đánh cá làm đúng như lời cá dặn. Một thời gian sau, từ chỗ chôn cá mọc lên hai cây bách hợp màu hoàng kim. Ngựa của bác sinh được hai chú ngựa con màu hoàng kim. Vợ bác sinh hạ hai người con trai màu hoàng kim.
Năm tháng trôi qua, hai đứa con trai giờ đã thành hai chàng trai khôi ngô tuấn tú. Ngựa con cũng đã trở thành ngựa chiến thuần thục. Hai người con nói:
- Thưa cha, chúng con muốn cưỡi ngựa đi chu du thiên hạ.
Người cha buồn nói:
- Cha cũng chẳng biết nói thế nào, nhưng làm sao cha biết được chuyện gì xảy ra với các con ở dọc đường?
Hai người con nói:
- Hai cây bách hợp ở đây, nếu cây xanh tốt tức là chúng con khỏe mạnh. Nếu cây héo có nghĩa là chúng con bị bệnh, nếu cây chết khô tức là chúng con đã chết.
Hai người con cưỡi ngựa lên đường. Họ tới một quán trọ dọc đường. Đám đông trong quán thấy hai chàng trai màu hoàng kim thì họ ồ lên cười chế nhạo. Một trong hai chàng trai khi nghe tiếng cười chế nhạo thì cảm thấy xấu hổ, chàng quay ngựa trở về gia đình. Chàng trai kia tiếp tục lên đường, chàng tới một cánh rừng lớn. Tới cửa rừng, chàng nghe tiếng người nói:
- Chớ có đi vào rừng. Ở trong đó có bọn cướp, chúng sẽ chẳng tha chết đâu, nhất là khi chúng nhìn thấy người ngựa đều màu vàng hoàng kim.
Chàng chẳng hề sợ hãi và nói:
- Tôi phải lên đường và đi qua cánh rừng này.
Chàng liền mặc bộ quần áo da gấu cho mình và cho ngựa. Khi chàng vào tới trong rừng thì chàng nghe tiếng nói với nhau:
- Có người cưỡi ngựa kìa.
- Hắn người da gấu nghèo xơ nghèo xác thì bắt giữ làm gì!
Chàng trai đi qua cánh rừng mà không hề mảy may gặp rủi ro gì.
Ngày kia chàng tới một làng. Chàng nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt thế giai nhân. Chàng liền phóng ngựa tới chỗ nàng, chàng nói:
- Tôi yêu say đắm nàng, nàng có thuận kết duyên vợ chồng không?
Thiếu nữ trong lòng cũng ưng thuận, nàng nói:
- Em có thể làm vợ anh và suốt đời chung thủy bên anh.
Hai người tổ chức cưới. Giữa lúc tiệc vui tưng bừng thì bố cô dâu về nhà, ông ngạc nhiên về đám cưới linh đình ở nhà mình. Ông hỏi: "Chú rể đâu rồi?." Đám đông chỉ cho ông người mặc da gấu. Ông tức giận nói: "Không đời nào có chuyện người mặc da gấu lấy con gái ta." Rồi ông định xông vào giết chú rể. Con gái lạy van xin. Đến khi ông đã bớt tức giận, nàng nói: "Đó là chàng trai mà con hết mực yêu thương."
Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau, ông đã dậy và ngó vào buồng con gái, xem có phải chồng cô là một tên ăn mày nghèo xác xơ hay không, nhưng hiện ra trước mắt ông là một chàng trai màu hoàng kim đang nằm ngủ. Bộ áo quần da gấu ở ngay chân giường. Ông quay trở về buồng mình và nghĩ: "Cũng may là mình kìm bớt tức giận, không làm những điều dại dột."
Chàng trai nằm mơ, mình phi ngựa đi săn một con hươu. Sáng sớm hôm sau, chàng nói với vợ:
- Giờ anh muốn đi săn.
Người vợ cảm thấy sờ sợ, bảo chồng hãy ở nhà. Nàng nói:
- Anh có thể sẽ gặp rủi ro đấy.
- Anh muốn đi săn ngay bây giờ.
Chàng lên ngựa đi săn. Vào rừng chàng gặp một con hươu giống như chàng thấy trong giấc mơ hôm trước. Chàng rượt đuổi con hươu trong rừng suốt cả ngày. Lúc chàng ngẩng nhìn thì cũng là lúc hươu chạy biến mất vào trong bóng đêm. Chàng nhìn quanh quẩn thì thấy trước mặt mình là một căn nhà nhỏ, ở trong nhà có mụ phù thủy đang ngồi. Chàng bước tới gõ cửa. Một bà già bước ra hỏi:
- Giữa rừng sâu, trong đêm tối thế này, anh định làm gì thế?
- Bà có thấy con hươu chạy qua đây không?
- Con hươu thì tôi biết.
Con chó con sủa liên tục trong khi hai người nói. Chàng trai bực mình bảo:
- Quân bướng bỉnh, ngươi có im đi không, ta bắn chết bây giờ.
Bà già nói:
- Chà, lại tính bắn chết chó của ta.
Nói xong, bà hóa phép biến chàng trai thành tảng đá. Người vợ mong chờ chồng hoài, nàng nghĩ:
- Chắc là bị hại rồi nên mình mới thấy sờ sợ và lo âu thế này.
Người em trai ở nhà đang đứng cạnh hai cây bách hợp. Bỗng chàng thấy một cây héo khô. Chàng nói:
- Chắc là anh trai ta đã gặp nạn. Ta phải đi ngay cứu anh ấy.
Người cha nói:
- Con ở nhà. Nếu không có con thì cha biết xoay xở ra sao?
- Con phải đi cứu anh mới được.
Rồi chàng cưỡi ngựa lên đường. Chàng tới cánh rừng lớn kia, đến trước một căn nhà nhỏ có hòn đá ở trước cửa. Mụ phù thủy già bước ra và vẫy tay gọi chàng tới trước. Chàng đáp:
- Hãy biến anh ta trở lại thành người ngay không ta bắn chết bây giờ.
Mụ phù thủy đành phải xoa tay lên hòn đá. Ngay sau đó hiện ngay hình người từ hòn đá. Hai anh em mừng rỡ ôm hôn nhau, rồi cả hai lên ngựa ra khỏi rừng. Người anh trở về gặp vợ, người em trở về gặp cha. Người cha bảo:
- Cha biết, con đã giải thoát cho anh con, vì cây bách hợp tự nhiên lại xanh tươi.
Họ sống mãn nguyện và hạnh phúc bên nhau tới khi tóc bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng