Ngư phủ và con cá vàng


Guldbørnene


Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng người đánh cá nghèo sống trong một túp lều nhỏ, việc đánh cá chỉ vừa đủ để vợ chồng sống qua ngày. Có lần người chồng quăng lưới, lúc kéo lưới lên thì thấy một con cá vàng. Người thuyền chài hết sức ngạc nhiên, mải ngắm nhìn cá, bỗng cá nói:
- Bác thuyền chài ơi, hãy thả tôi xuống nước, tôi sẽ biến túp lều của bác thành một lâu đài nguy nga tráng lệ.
Bác thuyền chài bảo:
- Lâu đài kia giúp ích gì khi ta chẳng có gì cho vào miệng?
Cá lại nói:
- Tất nhiên bác chẳng phải lo. Ở trong lâu đài có một cái tủ lớn, bác chỉ việc mở cửa tủ ra là thấy ngay đủ các món ăn ngon đựng sẵn trong các thố, bác muốn ăn bao nhiêu thì tùy ý.
Bác thuyền chài nói:
- Nếu thế thì ta sẵn lòng thả mi xuống nước.
Cá nói:
- Nhưng điều kiện đặt ra là bác không bao giờ được nói cho ai biết, tại sao bác lại có cơ ngơi ấy. Chỉ cần buột miệng nói ra là toàn bộ gia sản sẽ biến mất.
Bác thuyền chài thả cá xuống nước và đi về nhà. Trên mảnh đất cũ của túp lều hiện ra trước mắt bác giờ đây là một lâu đài nguy nga. Bác sững người đứng ngắm, khi bước vào lâu đài, bác thấy vợ ăn mặc đẹp đẽ gọn gàng ngồi trong một căn phòng tráng lệ. Người vợ nom mặt vẻ thỏa mãn hỏi chồng:
- Anh ơi, sao lại có chuyện như thế này nhỉ? Em thấy sướng quá!
Người chồng nói:
- Anh cũng thế. Nhưng anh đang đói cồn cào đây, lấy ra cho anh ăn đi.
Vợ bảo:
- Em chẳng có gì ăn cả. Ở trong lâu đài này em cũng chẳng biết kiếm ở đâu ra đồ ăn.
Người chồng nói:
- Có khó khăn gì đâu. Góc kia có cái tủ lớn, chỉ việc mở tủ ra mà lấy!
Vợ lại mở tủ thấy có đủ thứ, nào bánh ngọt, nào thịt, nào táo, nào rượu. Vợ tủm tỉm cười. Vui mừng vợ gọi chồng:
- Anh yêu, giờ anh thích thứ gì nào?
Rồi hai vợ chồng ngồi vào bàn cùng ăn uống. Ăn xong, vợ hỏi:
- Nhưng anh ơi, sự giàu sang này do đâu mà có nhỉ?
Chồng nói:
- Trời, hỏi làm chi, nếu anh nói ra thì vận may của chúng ta sẽ biến mất.
- Vâng, nếu như em không nên biết điều đó thì em cũng chẳng cần biết làm gì.
Nhưng rồi người vợ không sao ăn ngon ngủ yên, lúc nào cũng hỏi về chuyện đó làm cho người chồng đành phải kể, rằng mình đánh được một con cá vàng và thả nó xuống nước. Để trả ơn, nó đã cho lâu đài tráng lệ này. Người chồng vừa kể xong thì lâu đài cũng như chiếc tủ thức ăn biến mất. Hai vợ chồng lại đang ngồi trong túp lều tranh khi xưa.
Bác đánh cá đành phải trở lại cuộc sống của ngư dân, hàng ngày chèo thuyền đánh cá. May thay, lần này bác cũng kéo lưới lên được một con cá vàng. Cá nói:
- Nếu bác thả tôi xuống nước, tôi sẽ trả ơn bằng lâu đài tráng lệ và chiếc tủ đầy thức ăn. Nhưng nhớ đừng nói cho ai biết chuyện này, nếu không cả gia sản sẽ biến mất.
- Tôi sẽ không nói cho ai biết.
Bác đánh cá thả cá vàng xuống nước. Về nhà, bác thấy vợ với vẻ mặt mãn nguyện ngồi trong lâu đài tráng lệ. Tò mò làm cho người vợ không sao yên, chỉ mấy ngày sau là nàng lại hỏi về chuyện tại sao lại có lâu đài tráng lệ. Nàng lúc nào cũng chỉ hỏi về chuyện đó. Nàng hỏi nhiều tới mức người chồng nổi khùng kể ra bí mật kia. Người chồng vừa nói xong thì lâu đài cũng biến mất. Hai vợ chồng lại ngồi trong túp lều tranh khi xưa. Chồng bảo:
- Em đã thỏa mãn chưa. Giờ thì chỉ có ăn giẻ rách.
- Em không sao yên thân được, thà không có gia sản còn hơn là em không biết, những thứ đó từ đâu ra.
Bác đánh cá lại chèo thuyền đi đánh cá. Lần thứ ba bác lại kép lưới được con cá vàng. Cá nói:
- Thật là tôi không thoát khỏi tay bác. Hãy mang tôi về nhà và cắt thành sáu khúc, hai khúc bác nấu cho vợ ăn, hai khúc bác cho ngựa ăn, hai khúc còn lại chôn xuống đất, rồi bác sẽ được ban phước lành.
Bác đánh cá làm đúng như lời cá dặn. Một thời gian sau, từ chỗ chôn cá mọc lên hai cây bách hợp màu hoàng kim. Ngựa của bác sinh được hai chú ngựa con màu hoàng kim. Vợ bác sinh hạ hai người con trai màu hoàng kim.
Năm tháng trôi qua, hai đứa con trai giờ đã thành hai chàng trai khôi ngô tuấn tú. Ngựa con cũng đã trở thành ngựa chiến thuần thục. Hai người con nói:
- Thưa cha, chúng con muốn cưỡi ngựa đi chu du thiên hạ.
Người cha buồn nói:
- Cha cũng chẳng biết nói thế nào, nhưng làm sao cha biết được chuyện gì xảy ra với các con ở dọc đường?
Hai người con nói:
- Hai cây bách hợp ở đây, nếu cây xanh tốt tức là chúng con khỏe mạnh. Nếu cây héo có nghĩa là chúng con bị bệnh, nếu cây chết khô tức là chúng con đã chết.
Hai người con cưỡi ngựa lên đường. Họ tới một quán trọ dọc đường. Đám đông trong quán thấy hai chàng trai màu hoàng kim thì họ ồ lên cười chế nhạo. Một trong hai chàng trai khi nghe tiếng cười chế nhạo thì cảm thấy xấu hổ, chàng quay ngựa trở về gia đình. Chàng trai kia tiếp tục lên đường, chàng tới một cánh rừng lớn. Tới cửa rừng, chàng nghe tiếng người nói:
- Chớ có đi vào rừng. Ở trong đó có bọn cướp, chúng sẽ chẳng tha chết đâu, nhất là khi chúng nhìn thấy người ngựa đều màu vàng hoàng kim.
Chàng chẳng hề sợ hãi và nói:
- Tôi phải lên đường và đi qua cánh rừng này.
Chàng liền mặc bộ quần áo da gấu cho mình và cho ngựa. Khi chàng vào tới trong rừng thì chàng nghe tiếng nói với nhau:
- Có người cưỡi ngựa kìa.
- Hắn người da gấu nghèo xơ nghèo xác thì bắt giữ làm gì!
Chàng trai đi qua cánh rừng mà không hề mảy may gặp rủi ro gì.
Ngày kia chàng tới một làng. Chàng nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt thế giai nhân. Chàng liền phóng ngựa tới chỗ nàng, chàng nói:
- Tôi yêu say đắm nàng, nàng có thuận kết duyên vợ chồng không?
Thiếu nữ trong lòng cũng ưng thuận, nàng nói:
- Em có thể làm vợ anh và suốt đời chung thủy bên anh.
Hai người tổ chức cưới. Giữa lúc tiệc vui tưng bừng thì bố cô dâu về nhà, ông ngạc nhiên về đám cưới linh đình ở nhà mình. Ông hỏi: "Chú rể đâu rồi?." Đám đông chỉ cho ông người mặc da gấu. Ông tức giận nói: "Không đời nào có chuyện người mặc da gấu lấy con gái ta." Rồi ông định xông vào giết chú rể. Con gái lạy van xin. Đến khi ông đã bớt tức giận, nàng nói: "Đó là chàng trai mà con hết mực yêu thương."
Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau, ông đã dậy và ngó vào buồng con gái, xem có phải chồng cô là một tên ăn mày nghèo xác xơ hay không, nhưng hiện ra trước mắt ông là một chàng trai màu hoàng kim đang nằm ngủ. Bộ áo quần da gấu ở ngay chân giường. Ông quay trở về buồng mình và nghĩ: "Cũng may là mình kìm bớt tức giận, không làm những điều dại dột."
Chàng trai nằm mơ, mình phi ngựa đi săn một con hươu. Sáng sớm hôm sau, chàng nói với vợ:
- Giờ anh muốn đi săn.
Người vợ cảm thấy sờ sợ, bảo chồng hãy ở nhà. Nàng nói:
- Anh có thể sẽ gặp rủi ro đấy.
- Anh muốn đi săn ngay bây giờ.
Chàng lên ngựa đi săn. Vào rừng chàng gặp một con hươu giống như chàng thấy trong giấc mơ hôm trước. Chàng rượt đuổi con hươu trong rừng suốt cả ngày. Lúc chàng ngẩng nhìn thì cũng là lúc hươu chạy biến mất vào trong bóng đêm. Chàng nhìn quanh quẩn thì thấy trước mặt mình là một căn nhà nhỏ, ở trong nhà có mụ phù thủy đang ngồi. Chàng bước tới gõ cửa. Một bà già bước ra hỏi:
- Giữa rừng sâu, trong đêm tối thế này, anh định làm gì thế?
- Bà có thấy con hươu chạy qua đây không?
- Con hươu thì tôi biết.
Con chó con sủa liên tục trong khi hai người nói. Chàng trai bực mình bảo:
- Quân bướng bỉnh, ngươi có im đi không, ta bắn chết bây giờ.
Bà già nói:
- Chà, lại tính bắn chết chó của ta.
Nói xong, bà hóa phép biến chàng trai thành tảng đá. Người vợ mong chờ chồng hoài, nàng nghĩ:
- Chắc là bị hại rồi nên mình mới thấy sờ sợ và lo âu thế này.
Người em trai ở nhà đang đứng cạnh hai cây bách hợp. Bỗng chàng thấy một cây héo khô. Chàng nói:
- Chắc là anh trai ta đã gặp nạn. Ta phải đi ngay cứu anh ấy.
Người cha nói:
- Con ở nhà. Nếu không có con thì cha biết xoay xở ra sao?
- Con phải đi cứu anh mới được.
Rồi chàng cưỡi ngựa lên đường. Chàng tới cánh rừng lớn kia, đến trước một căn nhà nhỏ có hòn đá ở trước cửa. Mụ phù thủy già bước ra và vẫy tay gọi chàng tới trước. Chàng đáp:
- Hãy biến anh ta trở lại thành người ngay không ta bắn chết bây giờ.
Mụ phù thủy đành phải xoa tay lên hòn đá. Ngay sau đó hiện ngay hình người từ hòn đá. Hai anh em mừng rỡ ôm hôn nhau, rồi cả hai lên ngựa ra khỏi rừng. Người anh trở về gặp vợ, người em trở về gặp cha. Người cha bảo:
- Cha biết, con đã giải thoát cho anh con, vì cây bách hợp tự nhiên lại xanh tươi.
Họ sống mãn nguyện và hạnh phúc bên nhau tới khi tóc bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Der var engang en fattig mand og en fattig kone. De levede af at fange fisk og havde ikke andet end fra hånden og i munden. En dag da manden sad nede ved vandet og havde kastet sit net ud, fangede han en fisk, der var helt forgyldt. Da han forundret sad og så på den, gav den sig til at tale: "Hør fisker," sagde den, "kast mig ud igen, så skal jeg forvandle din hytte til et slot." - "Hvad skal jeg med et slot, når jeg ikke har noget at spise," sagde fiskeren. "Det skal jeg også nok sørge for," svarede fisken, "der er et skab inde i slottet, og når du lukker det op, er der fuldt op af den dejligste mad." - "Ja, så kan jeg jo gerne gøre dig den tjeneste," sagde fiskeren. "Der er bare en betingelse," sagde fisken, "du må ikke fortælle et menneske, hvorfra din lykke stammer. Hvis du siger et eneste ord, er det altsammen forbi."
Manden kastede nu den mærkelige fisk ned i vandet igen og gik hjem, og der hvor hans hytte før havde stået, stod der et prægtigt slot. Han gjorde store øjne, og da han gik derind, så han sin kone sidde i en smuk stue i kostbare klæder. Hun var meget glad og sagde: "Hvordan er dog det sket. Det kan jeg rigtignok godt lide." - "Ja, det kan jeg også," sagde manden, "men lad mig nu få noget at spise, jeg er vældig sulten." - "Jeg har ikke noget," svarede konen, "og jeg kan ikke finde noget i dette nye hus." - "Det har ingen nød," sagde manden, "luk engang det store skab derhenne op." Da hun gjorde det, så hun, at der stod kager, kød, frugt og vin som bare ventede på at blive taget. "Hvad kan man ønske mere," råbte konen glad, og de satte sig ned og spiste og drak. "Men hvor kommer dog al den rigdom fra?" spurgte konen, da de var mætte. "Du må ikke spørge mig derom," sagde han, "jeg tør ikke sige det til et menneske, så er hele herligheden forbi." - "Ja, ja," sagde hun, "når jeg ikke skal vide det, kan jeg også godt undvære det." Men det mente hun slet ikke. Hendes nysgerrighed lod hende hverken ro dag eller nat, og hun pinte og plagede sin mand så længe, til han fortalte hende, at det kom altsammen fra en mærkelig gylden fisk, som han havde fanget og givet fri igen. Men ligesom han havde sagt det, forsvandt hele det smukke slot med skabet, og de sad igen i den gamle fiskerhytte.
Manden måtte nu atter tage fat på at fiske, men han var så heldig igen at fange guldfisken. "Hvis du vil kaste mig ud," sagde fisken, "så vil jeg igen give dig slottet og skabet med den gode mad, men vær nu standhaftig og forråd under ingen omstændigheder, hvor du har det fra, ellers er det forbi igen." - "Det skal jeg nok vogte mig for," sagde fiskeren og kastede den ud. Alt stod nu i sin forrige herlighed, og konen var meget lykkelig. Men hendes nysgerrighed lod hende ikke have fred, og efter et par dages forløb begyndte hun at fritte ham ud om, hvordan det var gået til. Manden tav stille en tid lang, men til sidst blev han så ked af hendes plagerier, at han plumpede ud med hemmeligheden. I samme øjeblik forsvandt slottet og de sad i den gamle hytte. "Nu kan du have det så godt," sagde manden, "nu kan vi begynde at suge på labben." - "Jeg vil såmænd hellere være fri for den rigdom," sagde konen, "jeg har alligevel ikke fred, når jeg ikke ved, hvorfra den kommer."
Manden måtte nu ud at fiske, og nogen tid efter fik han igen fat på guldfisken. "Jeg skal nok hele tiden falde i dine hænder," sagde den, "tag mig nu med hjem og skær mig i seks stykker. Giv din kone to, din hest to og grav to ned i jorden, det vil bringe dig lykke." Manden tog fisken med hjem og gjorde, som den havde sagt. Af de to stykker, som var lagt i jorden, voksede to guldliljer, hesten fik to guldføl og fiskerens kone fødte to børn, der var helt gyldne.
Børnene voksede til og blev store og smukke, og liljerne og føllene voksede også. En dag sagde børnene: "Vi vil sætte os på guldhestene, far, og ride ud i den vide verden." - "Hvordan skal jeg holde det ud, når I er borte, og jeg ikke ved, hvordan det går Jer," sagde faderen bedrøvet. "Se på de to guldliljer," svarede de, "hvis de er friske, er vi raske, visner de, er vi syge, og falder de om, er vi døde." De red af sted og kom til en kro, der var helt fuld af mennesker. Da de så guldbørnene gav de sig til at le og gøre nar af dem, og da den ene hørte det, skammede han sig og ville ikke længere, men red hjem til sin far. Den anden drog videre og kom til en stor skov. Folk advarede ham mod at ride derind. "Den er fuld af røvere," sagde de, "de vil gøre jer fortræd, og når de ser, at I og eders hest er gyldne, vil de vel måske slå eder ihjel." Men han lod sig ikke afskrække."Jeg må og skal igennem," sagde han, kastede bjørneskind over sig og hesten, så man ikke kunne se noget af guldet, og red trøstig ind i skoven. Lidt efter hørte han, at det raslede i krattet, og at der var nogen, som talte sammen. "Der kommer en," var der en, som råbte, men så blev der svaret: "Lad ham kun løbe, det er en landstryger. Han er så fattig som en kirkerotte, hvad skal vi stille op med ham." Guldbarnet slap da lykkelig og vel gennem skoven, uden at der skete ham noget ondt.
En dag kom han til en landsby, hvor han så en pige, som var så smuk, at han tænkte, hun måtte være det skønneste i verden. Han blev så forelsket i hende, at han gik hen til hende og sagde: "Jeg elsker dig af hele mit hjerte, vil du være min kone?" Hun holdt også af ham og svarede: "Ja, jeg vil være din kone, og jeg skal blive dig tro, så længe jeg lever." De holdt nu bryllup, og netop som de var allergladest, kom brudens far hjem og blev meget forundret over, at hans datter havde holdt bryllup. "Hvor er brudgommen?" spurgte han, og hun viste ham nu guldbarnet, som havde sit bjørneskind på "Aldrig skal sådan en landstryger få min datter," råbte han rasende og ville myrde ham. Bruden tiggede og bad om skånsel og sagde: "Han er nu en gang min mand og jeg holder af ham." Faderen lod sig da til sidst formilde, men han tænkte stadig over sagen, og næste morgen stod han tidligt op og ville se, om hans datters mand virkelig var sådan en almindelig pjaltet tigger. Men da han kom hen til sengen så han, at der lå en smuk, gylden mand i sengen, og bjørneskindet lå på jorden. "Hvor det er godt, at vreden ikke løb af med mig," tænkte han, "det havde jo været en stor misgerning."
Guldbarnet lå imidlertid og drømte, at han drog på jagt efter en prægtig hjort, og da han vågnede næste morgen, sagde han til sin brud: "Jeg drager på jagt." Hun blev bange og bad ham blive hjemme. "Der kan så let ske en ulykke," sagde hun, men han svarede: "Jeg må og skal af sted." Han drog så ud i skoven, og lidt efter kom der en smuk hjort, ganske som i hans drøm. Han sigtede og ville skyde, men hjorten sprang af sted. Han jagede efter den, over grøfter og gennem krattet hele dagen, uden at blive træt, og om aftenen forsvandt hjorten. Og da han så sig om, opdagede han, at han stod udenfor et lille hus, og der boede en heks. Han bankede på, og en gammel kone kom ud og spurgte: "Hvad vil I så sent herude i den store skov." - "Har I ikke set en hjort?" spurgte han. "Den hjort kender jeg nok," svarede hun, og en lille hund, der var kommet med hende ud, gav sig til at gø heftigt af ham. "Vil du tie stille, dit ondskabsfulde kryb," sagde han, "ellers skyder jeg dig." - "Vil du skyde min hund," råbte heksen rasende og forvandlede ham til en sten. Bruden sad hjemme og ventede og ventede, og da han ikke kom, tænkte hun: "Der er sikkert sket en ulykke. Derfor var jeg så bange og tung om hjertet."
Den anden bror stod imidlertid hjemme og så på guldliljerne, og pludselig faldt den ene om. "Der må være sket en stor ulykke," sagde han, "jeg må af sted og se, om jeg kan frelse ham." - "Bliv her," bad faderen, "hvad skal jeg gøre, hvis jeg også mister dig." Men han ville af sted, satte sig op på guldhesten og kom også til den skov, hvor hans bror lå forvandlet til en sten. Den gamle heks kom ud af huset, kaldte på ham og ville også have fat på ham, men han blev hvor han var. "Hvis du ikke gør min bror levende igen, skyder jeg dig," råbte han. Hvor nødig hun end ville, måtte hun lystre, og i samme øjeblik, hun berørte stenen, blev den til menneske igen. De to brødre omfavnede og kyssede glade hinanden og red sammen ud af skoven, den ene til sin brud, den anden til sin far. "Jeg vidste nok, at du havde frelst din bror," sagde faderen, "den gyldne lilje rejste sig og blomstrer nu igen." De levede nu lykkeligt og godt til deres død.