Biedak i Bogacz


Người nghèo, người giàu


Przed dawnymi czasy, gdy dobry Bóg sam wśród ludzi bywał, zdarzyło się, że pewnego wieczoru, gdy był zmęczony, zapadła noc, nim znalazł schronienie. Na jego drodze stały przed nim dwa domy, jeden naprzeciwko drugiego, jeden był duży i piękny, a drugi mały i lichy, duży należał do bogacza, a mały do biedaka. Pan Bóg pomyślał sobie tedy, że nie będzie zbyt uciążliwy dla bogatego, jeśli u niego przenocuje. Bogaty, gdy usłyszał, jak ktoś puka do drzwi, otworzył okno i zapytał obcego,, czego szuka. Pan odpowiedział: "Proszę o nocleg." Bogacz obejrzał wędrownika od głów do stóp, a ponieważ dobry Bóg skromne odzienie nosił i nie wyglądał jak ktoś, kto ma pieniądze, pokiwał głową i rzekł: "Nie mogę was przyjąć, moje izby pełne są ziół i nasienia, a gdybym przyjmował każdego, kto puka do moich drzwi, musiałbym sam kij żebraczy w ręce chwycić. Poszukajcie gdzie indziej noclegu." Po tych słowach zamknął okno i zostawił dobrego Boga jak stał. Odwrócił się więc dobry Bóg doń plecami i poszedł do małego domku naprzeciw. Ledwo zapukał do drzwi, a już biedak je otwierał i prosił wędrownika do środka. "Zostańcie u mnie przez noc," powiedział, "Już ciemno i nie możecie iść dalej." Spodobało się to dobremu Bogu i wszedł do niego. żona biedaka podała mu rękę, przywitała go i powiedziała, żeby się rozgościł, że nie mają wiele, ale tym, co mają, z serca się podzielą. Potem postawiła kartofle na ogień, a gdy się gotowały, wydoiła kozę, by do kartofli mieć odrobinę mleka. A gdy nakryto już do stołu, dobry Bóg usiadł i jadł razem z nimi, a licha strawa smakowała mu, bo i twarze przy niej były zadowolone. Po jedzeniu nastał czas spoczynku, żona zawołała w sekrecie męża i rzekła: "Słuchaj, drogi mężu, wyścielimy sobie dzisiaj słomą. by biedny wędrownik mógł położyć się w naszym łóżku i odpocząć. Schodził się cały dzień i pewno jest zmęczony." - "Z całego serca chętnie." odpowiedział, "mu to zaproponuję," poszedł do Boga i prosił go, że jeśliby zechciał, ppołożyłby się w ich łóżku by jego członki porządnie zażyły spoczynku. Doby Bóg nie chciał starym odbierać posłania, lecz nie popuszczali, aż się zgodził i położył się w ich łóżku. Sami wyścielili sobie słomą na ziemi. następnego ranka wstali za dnia i zgotowali gościowi śniadanie, jakie tylko mogli. Gdy słońce zaczęło świecić przez okienko, dobry Bóg wstał, znów zjadł z nimi i chciał ruszyć swoją drogą. Gdy stał w drzwiach, odwrócił się i rzekł: "Jako że byliście litościwi a pobożnie, życzcie sobie po trzykroć, a będzie wam spełnione." Biedak rzekł tedy; "Cóż nam sobie życzyć jak nie wiecznego błogosławieństwa i byśmy dwoje, jak długo żyjemy, byli zdrowi a chleba naszego powszedniego pod dostatkiem mięli, nie wiem, jakie trzecie życzenie wyrazić." Dobry Bóg rzekł: "Nie chcecie sobie życzyć nowego zamiast starego domu?" - "O tak," powiedział mąż, "gdybyśmy mogli i to dostać, byłoby mi miło." Bóg spełnił więc ich życzenia, zamienił stary dom w nowy, dał im błogosławieństwo i ruszył dalej.
Dzień był już w pełni, gdy wstał bogacz. Położył się w oknie, a naprzeciwko zobaczył nowiutki, czyściutki domek z czerwonej cegły, gdzie przedtem stała stara chałupa. Zrobił wielkie oczy, zawołał swoją żonę i rzekł: "Powiedz mi, co się stało? Wczoraj wieczorem stała tu stara marniutka chałupa, a dziś stoi tu piękny nowy dom. Idźże tam i dowiedz się, co się stało." Kobieta poszła i zapytała biedaka. Opowiedział jej: "Wczoraj przyszedł wędrownik, szukał schronienia na noc, dziś rano się pożegnał i obiecał spełnić trzy życzenia, wieczne błogosławieństwo, Zdrowie w tym życiu wraz z powszednim chlebem a wreszcie zamiast naszej starej chaty nowy piękny dom." Żona bogacza wróciła prędko do męża i opowiedziała mu, co się zdarzyło. Mąż zaś powiedział: "A niech mnie licho, gdybym tylko wiedział! Obcy był najpierw tutaj i chciał u mnie przenocować, ale go odprawiłem." - "Spiesz się," rzekła żona, "siadaj na konia, możesz go jeszcze dogonić, a wtedy nie obieca Ci spełnić trzy życzenia."
Bogacz posłuchał dobrej rady, popędził konia i wkrótce dogonił dobrego Boga. Rozmawiał z nim wytwornie i przyjemnie aż wreszcie poprosił, by nie brał mu za złe, że od razu go nie wpuścił, bo podczas gdy szukał klucza do drzwi, doby Bóg już odszedł, lecz kiedy będzie wracał tą drogą, musi wstąpić do niego. "Tak" rzekł dobry Bóg, "kiedy będę wracał, uczynię to." Wtedy bogacz zapytał, czy także jego życzenia spełni jak sąsiadowi. "Tak," powiedział Bóg, "ale nic dobrego z tego dla ciebie nie wyniknie, więc lepiej będzie, jeśli nic nie będziesz sobie życzył." Bogacz zastanawiał się, czego by tu sobie życzyć, co do szczęścia by mu brakowało, a dobry Bóg rzekł: "Jedź do domu, a Twe trzy życzenia niechaj się spełnią."
Bogacz wreszcie miał, czego chciał, jechał na swym koniu do domu i zaczął myśleć, czego sobie życzyć. Kiedy tak myślał popuścił cugli, a koń zaczął skakać, jego myśli wytrącać z toru, że aż ich zebrać nie mógł. Poklepał konia po szyi i rzekł: "Uspokój się, Lizo," lecz koń zaczął swe figle na nowo. Zdenerwował się zatem i zawołał niecierpliwy "A niechby ci kark przetrąciło!" Gdy wymówił te słowa, koń padł martwy na ziemię i ani się ruszył. W ten oto sposób spełniło się pierwsze życzenie. A ponieważ z natury był sknerą, nie chciał zostawić siodła i uprzęży na pastę innym i je odciął, powiesił na plecach i ruszył piechotą. "Zostały ci jeszcze dwa życzenia" pomyślał pocieszając się. Gdy tak powoli szedł przez piachy, słońce stanęło w zenicie i zaczęło buchać gorącem, zrobiło mu się ciepło i ponuro, siodło uciskało mu plecy, ani ciągle jeszcze nie wymyślił, czego ma sobie życzyć. . "gdybym sobie życzył wszystkich skarbów tego świata," powiedział do siebie, "i tak przychodzi mi jeszcze do głowy to i tamto, lecz chcę obmyślić to tak, by nie pozostało już nic do życzenia." Potem westchnął i rzekł: "tak... gdybym był bawarskim chłopem, to bym wiedział, jak sobie pomóc. Ten najpierw by chciał dużo piwa, po drugie tyle piwa, ile mógłby wypić, po trzecie jelcze beczułkę do tego." Czasami myślał, że już znalazł, ale potem wydawało mu się, że jest wciąż za mało. potem przeszło mu przez myśl, jak dobrze ma jego żona, siedzi sobie w domu w chłodnej izbie i sobie zajada. Mocno go to złościło i nawet o tym nie wiedząc rzekł: "Chciałbym, żeby w domu siedziała na tym siodle i nie mogła zejść, co bym nie musiał się teraz męczyć i nieść go na plecach." Gdy ostatnie słowo wyszło z ust, siodło znikło z pleców i spostrzegł, że spełniło się jego drugie życzenie. Zrobiło mu się gorąco, zaczął biec by w domu usiąść w swej izbie i spożytkować ostatnie życzenie na coś wielkiego. Gdy jednak doszedł i otworzył drzwi do izby, po środku siedziała jego żona na siodle i nie mogła zejść, lamentowała i krzyczała wniebogłosy. Rzekł tedy: "Uspokój się, dam ci wszelkie bogactwa tego świata, jeno tu siedź." Złajała go jednak niemiłosiernie i rzekła: "Na co mi wszelkie bogactwa tego świata, kiedy w siodle siedzę. Chciałeś bym na nim była, życz sobie teraz bym zeszła." Chciał czy nie musiał wyrazić życzenie, by baba zeszła z siodła, a życzenie wnet się spełniło. Nie miał więc z tego nic, jeno kłopot, trud i wyzwiska, a i straconego konia. Biedacy żyli zaś zadowoleni, cisi i pobożni aż po ich kres.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek
Ngày xửa ngày xưa, khi Chúa còn sống chung với con người ở dưới trần gian. Một hôm, Người chưa về tới nhà thì trời đã sập tối. Trong lúc mệt mỏi, Người đứng trước hai căn nhà đối diện nhau, một căn thì to và đẹp, còn căn kia nhỏ bé, xấu xí. Căn nhà to đẹp là của người giàu, còn căn nhỏ bé kia là của người nghèo. Người nghĩ: "Ta phải năn nỉ người giàu để ngủ qua đêm vậy!."
Khi nghe tiếng gõ cửa, người giàu mở cửa sổ ra ngó và hỏi người lạ cần gì. Chúa đáp:
- Cho tôi xin ngủ qua đêm.
Người giàu liếc nhìn người lữ hành từ đầu tới chân. Vì Chúa ăn mặc giản dị và không có nhiều tiền rủng rẻng trong túi, người giàu lắc đầu nói:
- Nhà tôi chất đầy lương thực, nên không còn chỗ cho người ngủ nhờ. Nếu ai gõ cửa xin ngủ nhờ cũng cho thì tôi cũng chỉ còn cách chống gậy đi ăn xin. Đi tìm chỗ khác mà ngủ nhờ!
Người giàu đóng cửa sổ để mặc cho người lạ đứng ngoài. Chúa đành quay sang nhà đối diện. Vừa mới gõ cửa thì người nghèo đã kéo then mở cửa và mời người lữ hành vào nhà. Anh ta nói:
- Tối nay ở lại nhà tôi nhé. Trời tối đen như mực thế này thì làm sao đi tiếp được nữa.
Chúa cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng và bước vào nhà. Vợ chủ nhà đon đả ra chào khách và nói, ông cứ tự nhiên coi như ở nhà mình, vợ chồng tuy nghèo, nhưng sẵn lòng mời khách những gì có trong nhà. Rồi chủ nhà đặt nồi nấu khoai tây, vợ đi vắt sữa dê để cả chủ lẫn khách có sữa uống. Thức ăn dọn lên bàn, khách ngồi chung với chủ nhà ăn tối, tuy bữa ăn đạm bạc nhưng khách ăn rất ngon miệng, vì chủ nhà rất niềm nở với khách. Ăn xong, trước khi đi ngủ, vợ nói với chồng:
- Tối nay mình giành giường cho khách. Ta trải rơm nằm tạm đêm nay. Khách đi cả ngày nên chắc đã thấm mệt.
Chồng bảo:
- Anh thấy cũng nên hiếu khách như vậy.
Rồi chồng lại nói với khách, rằng khách tối nay có thể ngủ ở giường cho giãn xương giãn cốt. Khách nói không muốn như vậy mà chỉ muốn nằm ở ổ rơm. Hai vợ chồng chủ nhà không đồng ý. Cuối cùng khách đành nằm giường theo ý của chủ nhà, còn vợ chồng chủ nhà thì trải rơm ngủ. Hôm sau, chủ nhà dậy sớm nấu cho khách một bữa ăn sáng ngon miệng. Khách dậy lúc ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Cả chủ lẫn khách cùng ngồi ăn sáng. Ăn xong, khách định lên đường. Ra tới cửa thì khách quay lại nói:
- Ông bà thật tốt bụng, ông bà có được ba điều ước, tôi sẽ giúp ông bà thực hiện ba điều ước.
Chủ nhà nói:
- Tôi chỉ mong suốt đời được thanh thản, có nghĩa là hàng ngày đủ ăn, mạnh khỏe. Tôi cũng chẳng biết dùng điều ước thứ ba vào việc gì.
Khách nói:
- Ông muốn có một căn nhà mới không để thay cho túp lều này.
Chủ nhà đáp:
- Ối dào, lại được một căn nhà mới thì còn gì bằng!
Chúa ban phước cho vợ chồng chủ nhà, khi nhìn thấy họ ở trong căn nhà mới thì Chúa lên đường.
Sau khi ngủ cho đã mắt, người nhà giàu kia thức dậy nhìn ra ngoài qua cửa sổ thì thấy không còn túp lều, trước mắt ông là một căn nhà mới khang trang lợp ngói đỏ. Ông mở to mắt ngắm và gọi vợ lại nói:
- Bà thử nghĩ xem, đúng là chuyện lạ trên đời. Hôm qua chỉ là túp lều, qua đêm tới sáng đã là một căn nhà khang trang đẹp đẽ. Phải sang hỏi họ mới được!
Vợ người nhà giàu chạy sang gặng hỏi vợ chồng nhà nghèo sao lại được như vậy. Người chồng kể:
- Tối qua có một khách bộ hành tới xin ngủ qua đêm, lúc chia tay sáng nay, người khách ấy cho chúng tôi ba điều ước: sống thanh thản, hàng ngày đủ ăn và luôn luôn mạnh khỏe. Rồi còn cho chúng tôi căn nhà mới khang trang này thay cho túp lều cũ.
Vợ người nhà giàu chạy ngay về nhà và kể cho chồng nghe đầu đuôi câu chuyện. Người chồng bảo:
- Đúng là tôi đáng bị trừng phạt! Giá như mà biết trước nhỉ? Người khách ấy trước đó có tới cổng nhà mình xin ngủ qua đêm, thế mà mình lại từ chối.
Vợ khuyên:
- Nhanh chân lên nào, lên ngựa chắc còn đuổi kịp người khách lạ ấy để xin ba điều ước!
Người nhà giàu vội lên ngựa và đuổi theo kịp người khách lạ. Ông ta ăn nói dịu dàng, rằng ông rất lấy làm tiếc là khi tìm được chìa khóa để mở cổng thì không thấy khách đâu nữa. Ông xin mời khách khi quay trở lại thì ngủ ở nhà mình. Người khách lạ nói:
- Khi nào quay trở lại, tôi sẽ ngủ ở nhà ông.
Người nhà giàu hỏi liệu mình có được ba điều ước như người hàng xóm không. Người khách lạ nói chắc chắn là được, nhưng tốt nhất là đừng có ước một cái gì cả. Người nhà giàu nghĩ bụng, mình phải suy tính xem cái gì mang lại giàu có và mong nó biến thành hiện thực. Giữa lúc đó người khách lạ nói:
- Cứ lên ngựa về nhà, những điều ước sẽ trở thành hiện thực.
Giờ đây người giàu có được ba điều ước, anh phi ngựa về nhà, trên đường về trong lúc anh mải suy nghĩ nên ước những gì nên nới lỏng dây cương. Vì thế con ngựa thỉnh thoảng nhảy chồm chồm làm cho anh ta không sao nghĩ được những gì mình muốn ước, anh lấy tay vỗ lưng ngựa và bảo: "Liese, ngoan nào!." Chàng vừa nói xong thì ngựa lại nhảy chồm chồm. Bực mình, chàng buộc miệng nói:
- Ta mong ngươi ngã gãy cổ.
Lập tức ngựa lăn ra đất và chết thẳng cẳng. Và như thế là điều ước thứ nhất đã được thực hiện. Vốn tính keo kiệt, anh lấy dao cắt yên khỏi ngựa và đeo yên ngựa vào lưng và đi bộ. Anh tự an ủi mình:
- Mình cũng còn hai điều ước nữa!
Trời nắng chang chang lại đi trên cát nóng, lại bị yên ngựa tì nặng trên lưng nên chàng nghĩ vẩn vơ:
- Ước gì mình có nhiều châu báu đến mức có thể trang hoàng nhà mình theo ý muốn.
Rồi chàng lại nghĩ:
- Giá mình là một nông dân vùng Bayer có ba điều ước, thì mình ước sao có bia uống cho đỡ khát, ước uống bao nhiêu cũng có và ước sao lại có sẵn một thùng dự trữ.
Rồi bất chợt chàng nghĩ tới người vợ đang ngồi ăn một mình ở nhà trong khi chàng đang đi dưới trời nắng nóng, chẳng còn suy tính gì, chàng buột miệng nói:
- Ước gì cô ta cứ phải ngồi trên chiếc yên ngựa và thế là mình thoát được cảnh phải đeo chiếc yên ngựa trên lưng!
Vừa nói xong thì chiếc yên ngựa biến mất và ngay lúc ấy chàng biết là điều ước thứ hai đã được thực hiện. Chàng tiếp tục đi dưới trời nắng chang chang, trong lòng chàng chỉ mong sao mau về tới nhà để ngồi nghĩ điều ước thứ ba. Tới nhà, chàng mở cửa thì thấy vợ ngồi như dính chặt vào yên ngựa, mồm thì càu nhàu ta thán. Chàng nói:
- Cứ yên tâm đi, cứ ngồi yên đó, anh sẽ ước chúng ta giàu nứt đố đổ vách.
Vợ bực mình la mắng và bảo chồng là đồ dê đực, rồi nói:
- Giàu có cũng chẳng giúp ích gì khi cứ phải ngồi dính chặt trên yên ngựa như thế này. Anh đã ước để tôi ngồi thế này thì giờ phải tìm cách đỡ tôi ra khỏi cảnh ngồi này!
Chẳng còn cách nào khác là phải nói điều ước thứ ba. Khi chàng vừa nói xong, thì vợ bước được ra khỏi yên ngựa. Và như thế là điều ước thứ ba đã được thực hiện. Chẳng được gì ngoài bực tức, mệt nhọc, ngựa chết. Người nghèo kia sống trong sung túc, an bình tới khi khuất núi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng