Người nghèo, người giàu


Den fattige og den rige mand


Ngày xửa ngày xưa, khi Chúa còn sống chung với con người ở dưới trần gian. Một hôm, Người chưa về tới nhà thì trời đã sập tối. Trong lúc mệt mỏi, Người đứng trước hai căn nhà đối diện nhau, một căn thì to và đẹp, còn căn kia nhỏ bé, xấu xí. Căn nhà to đẹp là của người giàu, còn căn nhỏ bé kia là của người nghèo. Người nghĩ: "Ta phải năn nỉ người giàu để ngủ qua đêm vậy!."
Khi nghe tiếng gõ cửa, người giàu mở cửa sổ ra ngó và hỏi người lạ cần gì. Chúa đáp:
- Cho tôi xin ngủ qua đêm.
Người giàu liếc nhìn người lữ hành từ đầu tới chân. Vì Chúa ăn mặc giản dị và không có nhiều tiền rủng rẻng trong túi, người giàu lắc đầu nói:
- Nhà tôi chất đầy lương thực, nên không còn chỗ cho người ngủ nhờ. Nếu ai gõ cửa xin ngủ nhờ cũng cho thì tôi cũng chỉ còn cách chống gậy đi ăn xin. Đi tìm chỗ khác mà ngủ nhờ!
Người giàu đóng cửa sổ để mặc cho người lạ đứng ngoài. Chúa đành quay sang nhà đối diện. Vừa mới gõ cửa thì người nghèo đã kéo then mở cửa và mời người lữ hành vào nhà. Anh ta nói:
- Tối nay ở lại nhà tôi nhé. Trời tối đen như mực thế này thì làm sao đi tiếp được nữa.
Chúa cảm thấy nhẹ nhõm, hài lòng và bước vào nhà. Vợ chủ nhà đon đả ra chào khách và nói, ông cứ tự nhiên coi như ở nhà mình, vợ chồng tuy nghèo, nhưng sẵn lòng mời khách những gì có trong nhà. Rồi chủ nhà đặt nồi nấu khoai tây, vợ đi vắt sữa dê để cả chủ lẫn khách có sữa uống. Thức ăn dọn lên bàn, khách ngồi chung với chủ nhà ăn tối, tuy bữa ăn đạm bạc nhưng khách ăn rất ngon miệng, vì chủ nhà rất niềm nở với khách. Ăn xong, trước khi đi ngủ, vợ nói với chồng:
- Tối nay mình giành giường cho khách. Ta trải rơm nằm tạm đêm nay. Khách đi cả ngày nên chắc đã thấm mệt.
Chồng bảo:
- Anh thấy cũng nên hiếu khách như vậy.
Rồi chồng lại nói với khách, rằng khách tối nay có thể ngủ ở giường cho giãn xương giãn cốt. Khách nói không muốn như vậy mà chỉ muốn nằm ở ổ rơm. Hai vợ chồng chủ nhà không đồng ý. Cuối cùng khách đành nằm giường theo ý của chủ nhà, còn vợ chồng chủ nhà thì trải rơm ngủ. Hôm sau, chủ nhà dậy sớm nấu cho khách một bữa ăn sáng ngon miệng. Khách dậy lúc ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Cả chủ lẫn khách cùng ngồi ăn sáng. Ăn xong, khách định lên đường. Ra tới cửa thì khách quay lại nói:
- Ông bà thật tốt bụng, ông bà có được ba điều ước, tôi sẽ giúp ông bà thực hiện ba điều ước.
Chủ nhà nói:
- Tôi chỉ mong suốt đời được thanh thản, có nghĩa là hàng ngày đủ ăn, mạnh khỏe. Tôi cũng chẳng biết dùng điều ước thứ ba vào việc gì.
Khách nói:
- Ông muốn có một căn nhà mới không để thay cho túp lều này.
Chủ nhà đáp:
- Ối dào, lại được một căn nhà mới thì còn gì bằng!
Chúa ban phước cho vợ chồng chủ nhà, khi nhìn thấy họ ở trong căn nhà mới thì Chúa lên đường.
Sau khi ngủ cho đã mắt, người nhà giàu kia thức dậy nhìn ra ngoài qua cửa sổ thì thấy không còn túp lều, trước mắt ông là một căn nhà mới khang trang lợp ngói đỏ. Ông mở to mắt ngắm và gọi vợ lại nói:
- Bà thử nghĩ xem, đúng là chuyện lạ trên đời. Hôm qua chỉ là túp lều, qua đêm tới sáng đã là một căn nhà khang trang đẹp đẽ. Phải sang hỏi họ mới được!
Vợ người nhà giàu chạy sang gặng hỏi vợ chồng nhà nghèo sao lại được như vậy. Người chồng kể:
- Tối qua có một khách bộ hành tới xin ngủ qua đêm, lúc chia tay sáng nay, người khách ấy cho chúng tôi ba điều ước: sống thanh thản, hàng ngày đủ ăn và luôn luôn mạnh khỏe. Rồi còn cho chúng tôi căn nhà mới khang trang này thay cho túp lều cũ.
Vợ người nhà giàu chạy ngay về nhà và kể cho chồng nghe đầu đuôi câu chuyện. Người chồng bảo:
- Đúng là tôi đáng bị trừng phạt! Giá như mà biết trước nhỉ? Người khách ấy trước đó có tới cổng nhà mình xin ngủ qua đêm, thế mà mình lại từ chối.
Vợ khuyên:
- Nhanh chân lên nào, lên ngựa chắc còn đuổi kịp người khách lạ ấy để xin ba điều ước!
Người nhà giàu vội lên ngựa và đuổi theo kịp người khách lạ. Ông ta ăn nói dịu dàng, rằng ông rất lấy làm tiếc là khi tìm được chìa khóa để mở cổng thì không thấy khách đâu nữa. Ông xin mời khách khi quay trở lại thì ngủ ở nhà mình. Người khách lạ nói:
- Khi nào quay trở lại, tôi sẽ ngủ ở nhà ông.
Người nhà giàu hỏi liệu mình có được ba điều ước như người hàng xóm không. Người khách lạ nói chắc chắn là được, nhưng tốt nhất là đừng có ước một cái gì cả. Người nhà giàu nghĩ bụng, mình phải suy tính xem cái gì mang lại giàu có và mong nó biến thành hiện thực. Giữa lúc đó người khách lạ nói:
- Cứ lên ngựa về nhà, những điều ước sẽ trở thành hiện thực.
Giờ đây người giàu có được ba điều ước, anh phi ngựa về nhà, trên đường về trong lúc anh mải suy nghĩ nên ước những gì nên nới lỏng dây cương. Vì thế con ngựa thỉnh thoảng nhảy chồm chồm làm cho anh ta không sao nghĩ được những gì mình muốn ước, anh lấy tay vỗ lưng ngựa và bảo: "Liese, ngoan nào!." Chàng vừa nói xong thì ngựa lại nhảy chồm chồm. Bực mình, chàng buộc miệng nói:
- Ta mong ngươi ngã gãy cổ.
Lập tức ngựa lăn ra đất và chết thẳng cẳng. Và như thế là điều ước thứ nhất đã được thực hiện. Vốn tính keo kiệt, anh lấy dao cắt yên khỏi ngựa và đeo yên ngựa vào lưng và đi bộ. Anh tự an ủi mình:
- Mình cũng còn hai điều ước nữa!
Trời nắng chang chang lại đi trên cát nóng, lại bị yên ngựa tì nặng trên lưng nên chàng nghĩ vẩn vơ:
- Ước gì mình có nhiều châu báu đến mức có thể trang hoàng nhà mình theo ý muốn.
Rồi chàng lại nghĩ:
- Giá mình là một nông dân vùng Bayer có ba điều ước, thì mình ước sao có bia uống cho đỡ khát, ước uống bao nhiêu cũng có và ước sao lại có sẵn một thùng dự trữ.
Rồi bất chợt chàng nghĩ tới người vợ đang ngồi ăn một mình ở nhà trong khi chàng đang đi dưới trời nắng nóng, chẳng còn suy tính gì, chàng buột miệng nói:
- Ước gì cô ta cứ phải ngồi trên chiếc yên ngựa và thế là mình thoát được cảnh phải đeo chiếc yên ngựa trên lưng!
Vừa nói xong thì chiếc yên ngựa biến mất và ngay lúc ấy chàng biết là điều ước thứ hai đã được thực hiện. Chàng tiếp tục đi dưới trời nắng chang chang, trong lòng chàng chỉ mong sao mau về tới nhà để ngồi nghĩ điều ước thứ ba. Tới nhà, chàng mở cửa thì thấy vợ ngồi như dính chặt vào yên ngựa, mồm thì càu nhàu ta thán. Chàng nói:
- Cứ yên tâm đi, cứ ngồi yên đó, anh sẽ ước chúng ta giàu nứt đố đổ vách.
Vợ bực mình la mắng và bảo chồng là đồ dê đực, rồi nói:
- Giàu có cũng chẳng giúp ích gì khi cứ phải ngồi dính chặt trên yên ngựa như thế này. Anh đã ước để tôi ngồi thế này thì giờ phải tìm cách đỡ tôi ra khỏi cảnh ngồi này!
Chẳng còn cách nào khác là phải nói điều ước thứ ba. Khi chàng vừa nói xong, thì vợ bước được ra khỏi yên ngựa. Và như thế là điều ước thứ ba đã được thực hiện. Chẳng được gì ngoài bực tức, mệt nhọc, ngựa chết. Người nghèo kia sống trong sung túc, an bình tới khi khuất núi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
For mange, mange år siden, da den gode Gud vandrede på jorden blandt menneskene, skete det, at han en aften ikke kunne nå til noget herberge, og natten faldt på, og han var træt. Han stod på en vej, hvor der lå to huse lige overfor hinanden, det ene var stort og smukt og det andet lille og tarveligt. Det store tilhørte en rig og det andet en fattig mand. "Jeg vil gå ind hos den rige," tænkte Vorherre, "ham vil jeg ikke falde til besvær." Da han bankede på, stak manden hovedet ud af vinduet og spurgte hvad han ville. "Jeg vil gerne blive her i nat," sagde Vorherre. Den rige mand betragtede Vorherre fra top til tå, og da han kun havde ganske tarvelige klæder på og ikke så ud til at have ret mange penge på lommen, rystede han på hovedet og sagde: "Jeg har ikke plads, mine værelser er fulde af korn, og hvis jeg skulle tage imod alle dem, der banker på min dør, kom jeg nok selv til at gå ud og tigge. I må finde jer et andet sted at være." Derpå smækkede han vinduet i og lod den gode Gud stå. Vorherre gik så over til det lille hus og bankede på. Straks tog den fattige mand klinken af døren og bad vandringsmanden træde ind. "Bliv hos mig i nat," sagde han, "det er snart mørkt, og I kan dog ikke komme videre nu." Den gode Gud var glad over den venlige modtagelse og trådte ind. Konen sagde, at han måtte tage det som det faldt, de havde ikke ret meget, men det var ham af hjertet vel undt. Så satte hun kartoflerne over ilden og malkede imidlertid sin ged for at de kunne få lidt mælk til. Da bordet var dækket satte Vorherre sig ned og spiste med dem, og den tarvelige mad smagte ham godt, fordi han så på de glade ansigter omkring bordet. Da de havde spist og det var sengetid, kaldte konen i al hemmelighed på sin mand og sagde: "Lad os lave os et leje af strå i nat, så den stakkels mand kan hvile sig rigtig godt i sengen. Han har gået hele dagen, så han må være træt." - "Det har du ret i," sagde manden, "nu går jeg hen og siger det til ham." Derpå gik han hen og bad Vorherre lægge sig i sengen og hvile sine trætte lemmer. Den gode Gud ville ikke berøve de to gamle folk deres gode seng, men de blev ved at trænge ind på ham, til han gav efter. Så redte de sig selv et leje af strå på gulvet. Næste morgen stod de ganske tidligt op og lavede så god en frokost, det var dem muligt, til den fremmede. Da solen skinnede ind gennem vinduet, og den gode Gud var stået op, spiste de igen sammen, og han ville så drage videre. I døren vendte han sig om og sagde: "Fordi I har været så gode og fromme, vil jeg opfylde tre af eders ønsker." - "Hvad skulle jeg ønske mig andet end den evige salighed, og at vi må være raske og have det daglige brød, så længe vi lever," sagde manden, "jeg ved virkelig ikke, hvad det tredie skulle være." - "Vil du ikke gerne have et nyt hus i stedet for det gamle," spurgte Vorherre. "Jo, hvis jeg kan få det, ville jeg naturligvis være glad," sagde manden. Gud opfyldte nu hans ønsker og forvandlede det gamle hus til et smukt nyt, gav dem endnu en gang sin velsignelse og drog videre.
Det var allerede højlys dag, da den rige mand stod op. Da han kiggede ud af vinduet så han, at der ligeoverfor i stedet for den gamle hytte lå et nyt, pænt hus med røde tagsten. Han gjorde store øjne, kaldte på sin kone og sagde: "Hvordan i al verden er det gået til. I går lå der en ussel hytte og nu ligger der et smukt, nyt hus. Løb over og få at vide, hvordan det er gået til." Konen gik derover og spurgte folkene ud, og manden sagde: "I går aftes kom en vandringsmand og bad om natteleje, og da han sagde farvel gav han os løfte om tre ting, den evige salighed, sundhed og det daglige brød, så længe vi lever, og til sidst gav han os også dette pæne hus i stedet for det gamle." Konen skyndte sig hjem og fortalte det til sin mand. "Jeg kunne piske mig selv," råbte han, "havde jeg dog bare vidst det. Den fremmede var først her og bad om husly, men jeg jog ham bort." - "Skynd dig at ride efter ham," sagde konen, "så kan du måske indhente ham, men så må du også få ham til at opfylde tre af dine ønsker."
Manden fulgte det gode råd og jog af sted på hesten, til han indhentede Vorherre. Han talte venligt og indsmigrende til ham og bad ham ikke være vred over, at han ikke straks havde lukket op. Han havde ledt efter nøglen til døren, og da han kom med den, var der ingen. Hvis han igen kom samme vej, måtte han endelig tage ind hos ham. "Det skal jeg nok, hvis jeg kommer tilbage," sagde Vorherre. Den rige spurgte nu, om han ikke også måtte få tre ønsker opfyldt ligesom den anden mand. Det måtte han nok, men Vorherre sagde, at han skulle hellere lade være med at ønske noget, for han ville ikke få gavn af det. Men manden sagde, at når han vidste, hans ønsker gik i opfyldelse, skulle han nok sørge for at finde på noget, som kunne bringe ham lykke. "Rid så hjem," sagde den gode Gud, "og de tre første ønsker, du gør, skal gå i opfyldelse."
Den rige mand havde nu opnået, hvad han ville, og red hjem, mens han grundede på, hvad han skulle ønske sig. Mens han sad der i dybe tanker, lod han tømmen synke, og hesten begyndte at springe frem og tilbage, så han hele tiden blev forstyrret og ikke kunne samle sine tanker. "Rolig, Lise," sagde han og klappede den på halsen, men hesten blev ved med sine krumspring. Til sidst blev han gal i hovedet og råbte utålmodigt: "Gid du må brække halsen." Næppe havde han sagt det, før hesten faldt om og lå stendød, uden at røre sig. Således var det første ønske gået i opfyldelse. Da han var gerrig, ville han ikke lade sadlen blive siddende, spændte den af, tog den på ryggen og begav sig videre til fods. "Du har jo endnu to ønsker tilbage," tænkte han, og det trøstede ham jo. Mens han langsomt gik hen ad den sandede vej, og solen henimod middag begyndte at brænde og stikke, blev han gnaven og i dårligt humør. Saddelen trykkede ham, og han kunne stadig ikke finde på, hvad han skulle ønske sig. "Selv om jeg ønskede mig alverdens skatte," tænkte han, "ville jeg dog bagefter komme i tanker både om det ene og det andet, det ved jeg i forvejen. Jeg vil lave det sådan, at jeg slet ikke kan ønske mig mere." Han sukkede. "Ja, hvis jeg bare var den bayerske bonde," tænke han, "han måtte også gøre tre ønsker, og han forstod at klare sig. Han ønskede sig for det første rigtig meget øl, for det andet ligeså meget øl, han kunne drikke, og for det tredie en tønde øl til." Hvert øjeblik syntes han, at han havde fundet det, men når det kom til stykket, var det dog for lidt. Han kom nu til at tænke på, hvor godt hans kone havde det. Hun sad derhjemme i en varm stue og lod sig maden smage. Det ærgrede ham, og inden han fik tid til at tænke sig om, slap det ham ud af munden: "Bare hun sad derhjemme på sadlen uden at kunne komme ned, i stedet for at jeg skal gå her og slæbe på den." I samme øjeblik var sadlen borte, og han mærkede nu, at hans andet ønske også var gået i opfyldelse. Da blev han hed om ørerne og begyndte at løbe for at nå hjem og sidde ganske alene i sin stue og finde på noget rigtig godt som det sidste ønske. Men da han lukkede døren op, sad hans kone midt i stuen på sadlen og jamrede og skreg, fordi hun ikke kunne komme ned. "Vær bare rolig," sagde han, "jeg skal skaffe dig alverdens rigdomme, når du bare bliver siddende roligt." Hun skældte ham ud for et fæ og sagde: "Hvad kan alle skatte nytte mig, når jeg skal blive siddende her. Du har ønsket mig herop, nu må du også hjælpe mig ned igen." Hvad enten han ville eller ej, måtte han bruge sit tredie ønske til at hjælpe hende til at slippe ned, og straks, da han havde sagt det, blev hun fri. Altså havde han ikke andet ud af det end ærgrelse, ulejlighed, skældsord og oven i købet havde han mistet sin hest. Men den fattige mand og hans kone levede glade og fromme til de døde.