Cô gái chăn ngỗng


Die Gänsemagd


Ngày xưa có bà hoàng hậu tuổi đã cao, chồng mất sớm. Bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi công chúa lớn lên, nàng được mẹ hứa gả cho một hoàng tử ở một đất nước rất xa xôi. Thấm thoắt đã đến ngày kết hôn, công chúa phải lên đường tới vương quốc xa lạ. Hoàng hậu cho nàng rất nhiều đồ dùng, đồ trang sức quí giá bằng vàng, bằng bạc, ngọc… làm của hồi môn mà một công chúa phải có, vì hoàng hậu rất thương yêu con. Hoàng hậu còn cho một thị nữ đi cùng để giao cô dâu đến tận tay chú rể. Mỗi người cưỡi một con ngựa, con ngựa công chúa cưỡi tên là Phalađa, nó biết nói.
Tới giờ phút chia tay, hoàng hậu cầm một con dao nhỏ tới phòng ngủ của mình, dùng dao cứa ngón tay của mình cho máu chảy ra ba giọt, rơi xuống một mảnh vải trắng, sau đó bà giao mảnh vải trắng cho con và dặn dò:
- Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, trên đường đi nó sẽ giúp ích cho con!
Hai mẹ con buồn bã chia tay nhau. Công chúa dắt mảnh vải trắng ở ngực, lên ngựa để phi tới đất nước của người chồng chưa cưới.
Sau khi đi được khoảng một tiếng, công chúa cảm thấy nóng nực, khát nước, bèn bảo thị nữ:
- Em xuống ngựa, mang chiếc cốc vàng của ta ra suối múc ít nước lên đây. Ta muốn uống một chút!
Thị nữ nói:
- Nếu cô khát thì tự mình đi xuống mà uống. Tôi không phải người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên đành phải tự xuống ngựa để tới bên bờ suối, nàng đành phải cúi xuống để uống. Nàng kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Khi đó ba giọt máu trả lời:
- Nếu mẹ nàng biết được việc này thì hẳn lòng bà tan nát lắm!
Nhưng nàng công chúa đó có trái tim kiên nhẫn, nàng chẳng nói năng gì, lại lên ngựa. Họ đi được mấy dặm đường dưới cái nắng nóng như thiêu như đốt thì nàng lại khát nước. Khi hai người tới bờ một con sông, nàng lại gọi thị nữ:
- Em hãy xuống ngựa, dùng chiếc cốc vàng lấy cho ta một chút nước uống!
Nàng nói như vậy, vì đã quên những lời độc địa của nàng hầu.
Nhưng ả thị nữ càng ngạo mạn vô lễ hơn, nói:
- Cô muốn uống thì tự đi mà uống. Tôi đâu phải là người hầu của cô!
Công chúa khát quá nên lại phải xuống ngựa, cúi xuống dòng sông nước chảy, vừa khóc, vừa kêu lên:
- Ôi! Trời ơi!
Ba giọt máu nghe thấy thế, liền nói:
- Việc này, nếu mẹ nàng biết, lòng bà sẽ tan nát lắm!
Nàng cúi sát xuống dòng sông đang chảy mà uống nước, trong lòng vô cùng sợ hãi. Mảnh vải trắng có thấm ba giọt máu từ trong ngực nàng tuột ra, rơi xuống nước, trôi đi mà nàng chẳng biết. Nhưng ả thị nữ thì nhìn thấy và rất mừng về điều đó, vì ả càng có thể sai khiến công chúa nhiều hơn. Công chúa mất đi ba giọt máu ấy thì càng trở nên bất lực, yếu ớt. Khi công chúa lại định cưỡi lên con ngựa có tên là Phalada thì ả thị nữ bảo:
- Tôi cưỡi Phalada, con ngựa già là của cô!
Công chúa chỉ còn cách nhẫn chịu làm như vậy. Sau đó, ả thị nữ lại thô bạo ra lệnh cho nàng phải cởi bộ trang phục công chúa của nàng ra, mặc bộ quần áo cũ kỹ của ả vào và buộc nàng phải thề rằng: khi tới hoàng cung, nàng không được nói với bất cứ ai về việc này. Nếu nàng không chịu thề như vậy, thì nàng sẽ bị ả giết chết ngay lập tức. Phalada đã nhìn thấy và nghe tất cả. Sau đó, ả thị nữ cưỡi Phalada, còn cô dâu thật thì lại cưỡi con ngựa tồi. Hai người cứ như vậy đi cũng tới được hoàng cung. Mọi người vui mừng khi họ tới nơi. Hoàng tử chạy ra đón họ, đỡ ả thị nữ xuống ngựa, vì chàng cứ tưởng đó là vợ chưa cưới của mình. Ả thị nữ được đón vào đại sảnh, còn cô dâu thật phải đứng ở ngoài. Vua cha đứng bên cửa sổ nhìn ra thấy cô gái đứng dưới sân đẹp, duyên dáng dễ mến. Nhà vua ra đại sảnh hỏi cô gái, người đi cùng với cô là ai mà lại đứng ở ngoài sân.
- Dọc đường con đã thu nạp cô ta để đi cùng. Xin cha cứ giao cho cô giúp việc ấy một việc gì đó.
Nhà vua cũng chẳng có việc gì để giao cho cô. Nhà vua bảo:
- Để cô ta giúp người chăn ngỗng vậy, người đó tên là Kũrdchen (bánh xe con).
Cô dâu thật đành phải đi phụ giúp người chăn ngỗng. Ngay sau đó, cô dâu giả nói với hoàng tử:
- Chàng yêu quý của em, chàmg làm giúp em việc này nhé!
Hoàng tử đáp:
- Anh sẵn lòng làm ngay!
- Chàng hãy cho đồ tể tới giết con ngựa mà em cưỡi, dọc đường nó làm em hết sức bực tức.
Thực ra cô ta sợ con ngựa sẽ nói hết những điều đã xảy ra với công chúa. Ngựa Fallada trung thành bị giết chết. Tin ấy tới tai công chúa. Công chúa hứa cho người đồ tể một đồng vàng nếu anh ta làm giúp một việc. Cổng thành phố rất lớn, nhưng lại tối om. Sáng và chiều hàng ngày công chúa đều lùa đàn ngỗng đi qua. Đồ tể chỉ cần treo đầu ngựa ở cổng thành để công chúa thường xuyên nhìn thấy.
Đồ tể hứa sẽ chặt đầu ngựa treo lên cổng thành.
Một sáng tinh mơ, công chúa và Kũdchen lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành, công chúa nói với đầu ngựa:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư.
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Công chúa lặng lẽ qua cổng thành, hai người lùa đàn ngỗng ra cánh đồng. Tới nơi, công chúa ngồi xuống, rũ mái tóc ra. Tóc nàng vàng óng như vàng ròng. Kũdchen nhìn mái tóc vàng óng thì muốn nhổ vài sợi. Công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Nàng vừa nói xong thì một cơn gió mạnh thổi mũ của Kũdchen bay trên cánh đồng làm Kũdchen phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Anh ta không lấy được sợi tóc nào. Kũdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Cả hai im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối thì lùa chúng về nhà.
Sáng sớm ngày hôm sau, họ vẫn lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành. Công chúa nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Phalada trả lời:
- Ô, thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Ra tới cánh đồng, công chúa ngồi xuống chải tóc. Kũrdchen chạy lại tính nắm lấy tóc, công chúa nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
cuốn theo chiếc mũ của Kũdchen.
Để ta chải và bện tóc,
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo. Tới khi Kũdchen quay trở lại thì công chúa đã bện xong tóc. Kũrdchen không lấy được một sợi tóc nào. Kũrdchen bực mình không thèm nói chuyện với công chúa. Họ im lặng chăn ngỗng cho tới khi trời tối.
Khi cả hai về tới nhà, Kũrdchen tới nói với nhà vua:
- Con không muốn đi chăn ngỗng cùng với cô gái ấy nữa.
Nhà vua hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
- Tại cô ta làm con bực mình suốt cả ngày.
Vua bảo Kũrdchen kể cho biết lý do tại sao. Kũrdchen nói:
- Sáng nào cũng vậy, khi chúng con lùa đàn ngỗng đi qua cổng thành có treo cái đầu ngựa thì cô gái lại nói:
- Ôi, Phalada, mi bị treo ở đây!
Đầu ngựa trả lời:
- Ô thưa công chúa, nàng phải chăn ngỗng ư,
Nếu hoàng hậu biết chuyện này, bà sẽ đau lòng lắm nhỉ.
Rồi Kũrdchen kể tiếp chuyện trên bãi cỏ chăn ngỗng và cả chuyện gió cuốn đi chiếc mũ làm chàng phải chạy theo.
Nhà vua ra lệnh, Kũrdchen ngày mai vẫn phải đi chăn ngỗng. Còn chính nhà vua sẽ nấp sau cổng thành để nghe xem cô gái nói những gì với đầu ngựa Phalada. Rồi sau đó nhà vua cũng ra cánh đồng cỏ ẩn ở trong một bụi gai. Lúc này, nhà vua tận mắt thấy cô gái và Kũrdchen chăn ngỗng như thế nào. Một lúc sau thì nhà vua thấy cô gái ngồi xõa mái tóc vàng óng, cô gái nói:
- Gió ơi, thổi mạnh lên đi,
Cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen,
Để ta chải và bện tóc
Cho tóc trở nên gọn gàng.
Bỗng gió nổi lên, cuốn theo chiếc mũ của Kũrdchen, làm anh ta phải chạy theo một quãng xa. Trong lúc đó cô gái ngồi chải và bện tóc. Nhà vua tận mắt thấy mọi việc. Ngay sau đó nhà vua trở về hoàng cung. Tối đến, khi cô gái chăn ngỗng trở về, nhà vua cho gọi cô tới và hỏi, tại sao cô lại làm những việc như vậy. Cô gái trả lời:
- Thưa bệ hạ, con đã thề nguyền, rằng con không bao giờ nói lộ ra chuyện đó - chuyện đau khổ của con, vì nói ra con sẽ mất mạng.
Nhà vua tìm cách ép buộc cô gái phải nói, nhưng chẳng biết gì thêm ngoài lời cô đã nói. Cuối cùng nhà vua bảo:
- Nếu con chẳng muốn kể cho ta nghe thì hãy kể nỗi khổ của con cho chiếc lò sưởi này nghe.
Nói xong, vua đi ra khỏi phòng. Cô gái tới gần chiếc lò sưởi, rồi than khóc kể hết nỗi lòng của mình:
- Giờ ta ngồi đây, bị bỏ rơi chỉ có một mình. Ta vốn là công chúa. Con thị nữ gian ác đã cưỡng bức bắt ta phải cởi quần áo công chúa cho nó, chính nó đã cướp chồng chưa cưới của ta. Ta phải làm mọi việc như một người chăn ngỗng. Nếu hoàng hậu mẹ ta mà biết chuyện này, bà sẽ rất đau lòng.
Nhà vua đứng bên ngoài tường lò sưởi, nhưng lắng nghe được hết những lời than vãn của cô gái. Nhà vua trở lại trong phòng và bảo cô gái lại phía mình. Cô được nhà vua ban cho quần áo công chúa. Như có phép lạ, cô gái giờ nom xinh đẹp biết bao. Nhà vua cho gọi hoàng tử tới và nói, cô dâu của chàng thực ra chỉ là một thị nữ - là cô dâu giả. Cô gái chăn ngỗng này mới là cô dâu đích thực.
Nhìn thấy cô dâu đích thực xinh đẹp và phúc hậu, lòng hoàng tử tràn ngập niềm vui. Bà con thân thuộc và toàn hoàng gia được mời tới dự yến tiệc. Hoàng tử ngồi cạnh công chúa trong yến tiệc. Cô dâu giả giờ đây bị mù mắt nên không thấy được cảnh trang hoàng lộng lẫy trong buổi yến tiệc.
Khi mọi người ăn uống vui vẻ, nhà vua ra một câu đố cho thị nữ kia, rằng một người lừa dối chủ của mình thì bị hình phạt gì. Nhà vua kể cho nghe từng sự việc. Kể xong, nhà vua hỏi:
- Loại người như vậy thì phải chịu hình phạt gì?
Cô dâu giả nói:
- Người đó đáng chịu hình phạt, lột trần truồng quẳng vào thùng trong có đóng đinh nhọn. Hai con ngựa trắng kéo thùng lăn trên các đường phố cho tới khi người đó chết mới thôi.
Nhà vua nói:
- Đúng đấy, chính ngươi đã tự kết án mình. Cứ chiếu theo cách đó mà trừng trị!
Bản án thực hiện xong. Hoàng tử cưới công chúa. Hai người trị vì đất nước trong hòa bình, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es lebte einmal eine alte Königin, der war ihr Gemahl schon lange Jahre gestorben, und sie hatte eine schöne Tochter. Wie die erwuchs, wurde sie weit über Feld an einen Königssohn versprochen. Als nun die Zeit kam, wo sie vermählt werden sollte und nun das Kind in das fremde Reich abreisen mußte, packte ihr die Alte gar viel köstliches Gerät und Geschmeide ein, Gold und Silber, Becher und Kleinode, kurz alles, was nur zu einem königlichen Brautschatz gehörte, denn sie hatte ihr Kind von Herzen lieb. Auch gab sie ihr eine Kammerjungfer bei, welche mitreiten und die Braut in die Hände des Bräutigams überliefern sollte. Und jede bekam ein Pferd zur Reise, aber das Pferd der Königstochter hieß Falada und konnte sprechen. Wie nun die Abschiedsstunde da war, begab sich die alte Mutter in ihre Schlafkammer, nahm ein Messerlein und schnitt damit in ihre Finger, daß sie bluteten; darauf hielt sie ein weißes Läppchen unter und ließ drei Tropfen Blut hineinfallen, gab sie der Tochter und sprach: "Liebes Kind, verwahre sie wohl, sie werden dir unterwegs not tun."
Also nahmen beide voneinander betrübten Abschied. Das Läppchen steckte die Königstochter in ihren Busen vor sich, setzte sich aufs Pferd und zog nun fort zu ihrem Bräutigam. Da sie eine Stunde geritten waren, empfand sie heißen Durst und sprach zu ihrer Kammerjungfer: "Steig' ab und schöpfe mir mit meinem Becher, den du für mich mitgenommen hast, Wasser aus dem Bache, ich möchte gern einmal trinken." - "Wenn Ihr Durst habt," sprach die Kammerjungfer, "so steigt selber ab, legt Euch ans Wasser und trinkt, ich mag Eure Magd nicht sein." Da stieg die Königstochter vor großem Durst herunter, neigte sich über das Wasser im Bach und trank und durfte nicht aus dem goldenen Becher trinken. Da sprach sie: "Ach Gott!" Da antworteten die drei Blutstropfen: "Wenn das deine Mutter wüßte, das Herz im Leib tät ihr zerspringen." Aber die Königsbraut war demütig, sagte nichts und stieg wieder zu Pferde. So ritten sie etliche Meilen weiter fort, aber der Tag war warm, die Sonne stach, und sie durstete bald von neuem. Da sie nun an einen Wasserfluß kamen, rief sie noch einmal ihrer Kammerjungfer: "Steig' ab und gib mir aus meinem Goldbecher zu trinken," denn sie hatte alle bösen Worte längst vergessen. Die Kammerjungfer sprach aber noch hochmütiger: "Wollt Ihr trinken, so trinkt allein, ich mag nicht Eure Magd sein." Da stieg die Königstochter hernieder vor großem Durst, legte sich über das fließende Wasser, weinte und sprach: "Ach Gott!" und die Blutstropfen antworteten wiederum: "Wenn das deine Mutter wüßte, das Herz im Leibe tät ihr zerspringen." Und wie sie so trank und sich recht überlehnte, fiel ihr das Läppchen, worin die drei Tropfen waren, aus dem Busen und floß mit dem Wasser fort, ohne daß sie es in ihrer großen Angst merkte. Die Kammerjungfer hatte aber zugesehen und freute sich, daß sie Gewalt über die Braut bekäme; denn damit, daß diese die Blutstropfen verloren hatte, war sie schwach und machtlos geworden. Als sie nun wieder auf ihr Pferd steigen wollte, das da hieß Falada, sagte die Kammerfrau: "Auf Falada gehöre ich, und auf meinen Gaul gehörst du;" und das mußte sie sich gefallen lassen. Dann befahl ihr die Kammerfrau mit harten Worten, die königlichen Kleider auszuziehen und ihre schlechten anzulegen, und endlich mußte sie sich unter freiem Himmel verschwören, daß sie am königlichen Hof keinem Menschen etwas davon sprechen wollte; und wenn sie diesen Eid nicht abgelegt hätte, wäre sie auf der Stelle umgebracht worden. Aber Falada sah das alles an und nahm's wohl in acht.
Die Kammerfrau stieg nun auf Falada und die wahre Braut auf das schlechte Roß, und so zogen sie weiter, bis sie endlich in dem königlichen Schloß eintrafen. Da war große Freude über ihre Ankunft, und der Königssohn sprang ihnen entgegen, hob die Kammerfrau vom Pferde und meinte, sie wäre seine Gemahlin. Sie ward die Treppe hinaufgeführt, die wahre Königstochter aber mußte unten stehenbleiben. Da schaute der alte König am Fenster und sah sie im Hof halten und sah, wie sie fein war, zart und gar schön; ging alsbald hin ins königliche Gemach und fragte die Braut nach der, die sie bei sich hätte und da unten im Hof stände und wer sie wäre?
"Die hab ich mir unterwegs mitgenommen zur Gesellschaft; gebt der Magd was zu arbeiten, daß sie nicht müßig steht." Aber der alte König hatte keine Arbeit für sie und wußte nichts, als daß er sagte: "Da hab ich so einen kleinen Jungen, der hütet die Gänse, dem mag sie helfen." Der Junge hieß Kürdchen (Konrädchen), dem mußte die wahre Braut helfen Gänse hüten.
Bald aber sprach die falsche Braut zu dem jungen König: "Liebster Gemahl, ich bitte Euch, tut mir einen Gefallen!" Er antwortete: "Das will ich gerne tun." - "Nun, so laßt den Schinder rufen und da dem Pferde, worauf ich hergeritten bin, den Hals abhauen, weil es mich unterwegs geärgert hat." Eigentlich aber fürchtete sie, daß das Pferd sprechen möchte, wie sie mit der Königstochter umgegangen war. Nun war das so weit geraten, daß es geschehen und der treue Falada sterben sollte, da kam es auch der rechten Königstochter zu Ohr, und sie versprach dem Schinder heimlich ein Stück Geld, das sie ihm bezahlen wollte, wenn er ihr einen kleinen Dienst erwiese. In der Stadt war ein großes finsteres Tor, wo sie abends und morgens mit den Gänsen durch mußte, unter das finstere Tor möchte er dem Falada seinen Kopf hinnageln, daß sie ihn doch noch mehr als einmal sehen könnte. Also versprach das der Schindersknecht zu tun, hieb den Kopf ab und nagelte ihn unter das finstere Tor fest.
Des Morgens früh, da sie und Kürdchen unterm Tor hinaustrieben, sprach sie im Vorbeigehen:
"O du Falada, da du hangest,"
da antwortete der Kopf:
"O du Jungfer Königin, da du gangest,
wenn das deine Mutter wüßte,
ihr Herz tät ihr zerspringen."
Da zog sie still weiter zur Stadt hinaus, und sie trieben die Gänse aufs Feld. Und wenn sie auf der Wiese angekommen war, saß sie nieder und machte ihre Haare auf, die waren eitel Gold, und Kürdchen sah sie und freute sich, wie sie glänzten, und wollte ihr ein paar ausraufen. Da sprach sie:
"Weh, weh, Windchen,
nimm Kürdchen sein Hütchen,
und lass'n sich mit jagen,
bis ich mich geflochten und geschnatzt
und wieder aufgesatzt."
Und da kam ein so starker Wind, daß er dem Kürdchen sein Hütchen weg wehte über alle Land, und es mußte ihm nachlaufen. Bis er wiederkam, war sie mit dem Kämmen und Aufsetzen fertig, und er konnte keine Haare kriegen. Da ward Kürdchen bös und sprach nicht mit ihr; und so hüteten sie die Gänse, bis daß es Abend ward, dann gingen sie nach Haus.
Den andern Morgen, wie sie unter dem finstern Tor hinaustrieben, sprach die Jungfrau:
"O du Falada, da du hangest,"
Falada antwortete:
"O du Jungfer Königin, da du gangest,
wenn das deine Mutter wüßte,
ihr Herz tät ihr zerspringen."
Und in dem Feld setzte sie sich wieder auf die Wiese und fing an, ihr Haar auszukämmen, und Kürdchen lief und wollte danach greifen, da sprach sie schnell:
"Weh, weh, Windchen,
nimm Kürdchen sein Hütchen,
und lass'n sich mit jagen,
bis ich mich geflochten und geschnatzt
und wieder aufgesatzt."
Da wehte der Wind und wehte ihm das Hütchen vom Kopf weit weg, daß Kürdchen nachlaufen mußte, und als es wiederkam, hatte sie längst ihr Haar zurecht, und es konnte keins davon erwischen, und so hüteten sie die Gänse, bis es Abend ward.
Abends aber, nachdem sie heimgekommen waren, ging Kürdchen vor den alten König und sagte: "Mit dem Mädchen will ich nicht länger Gänse hüten!" - "Warum denn?" fragte der alte König. "Ei, das ärgert mich den ganzen Tag." Da befahl ihm der alte König zu erzählen, wie's ihm denn mit ihr ginge. Da sagte Kürdchen: "Morgens, wenn wir unter dem finstern Tor mit der Herde durchkommen, so ist da ein Gaulskopf an der Wand, zu dem redet sie:
'Falada, da du hangest,'
da antwortet der Kopf:
'O du Königsjungfer, da du gangest,
wenn das deine Mutter wüßte,
ihr Herz tät' ihr zerspringen!'"
Und so erzählte Kürdchen weiter, was auf der Gänsewiese geschähe und wie es da dem Hut im Winde nachlaufen müßte.
Der alte König befahl ihm, den nächsten Tag wieder hinauszutreiben, und er selbst, wie es Morgen war, setzte sich hinter das finstere Tor und hörte da, wie sie mit dem Haupt des Falada sprach. Und dann ging er ihr auch nach in das Feld und barg sich in einem Busch auf der Wiese. Da sah er nun bald mit seinen eigenen Augen, wie die Gänsemagd die Herde getrieben brachte und wie nach einer Weile sie sich setzte und ihre Haare losflocht, die strahlten von Glanz. Gleich sprach sie wieder:
"Weh, weh, Windchen,
faß Kürdchen sein Hütchen,
und lass'n sich mit jagen,
bis ich mich geflochten und geschnatzt
und wieder aufgesatzt."
Da kam ein Windstoß und fuhr mit Kürdchens Hut weg, daß es weit zu laufen hatte, und die Magd kämmte und flocht ihre Locken still fort, welches der alte König alles beobachtete. Darauf ging er unbemerkt zurück, und als abends die Gänsemagd heimkam, rief er sie beiseite und fragte, warum sie dem allem so täte. "Das darf ich Euch nicht sagen und darf auch keinem Menschen mein Leid klagen, denn so hab' ich mich unter freiem Himmel verschworen, weil ich sonst um mein Leben gekommen wäre." Er drang in sie und ließ ihr keinen Frieden, aber er konnte nichts aus ihr herausbringen. Da sprach er: "Wenn du mir nichts sagen willst, so klag' dem Eisenofen da dein Leid," und ging fort. Da kroch sie in den Eisenofen, fing an zu jammern und zu weinen, schüttete ihr Herz aus und sprach: "Da sitze ich nun von aller Welt verlassen und bin doch eine Königstochter, und eine falsche Kammerjungfer hat mich mit Gewalt dahin gebracht, daß ich meine königlichen Kleider habe ablegen müssen, und hat meinen Platz bei meinem Bräutigam eingenommen, und ich muß als Gänsemagd gemeine Dienste tun. Wenn das meine Mutter wüßte, das Herz im Leib tät' ihr zerspringen." Der alte König stand aber außen an der Ofenröhre, lauerte ihr zu und hörte, was sie sprach. Da kam er wieder herein und ließ sie aus dem Ofen gehen. Da wurden ihr königliche Kleider angetan, und es schien ein Wunder, wie sie so schön war. Der alte König rief seinen Sohn und offenbarte ihm, daß er die falsche Braut hätte: die wäre bloß ein Kammermädchen, die wahre aber stände hier als gewesene Gänsemagd. Der junge König war herzensfroh, als er ihre Schönheit und Tugend erblickte, und ein großes Mahl wurde angestellt, zu dem alle Leute und guten Freunde gebeten wurden. Obenan saß der Bräutigam, die Königstochter zur einen Seite und die Kammerjungfer zur andern, aber die Kammerjungfer war verblendet und erkannte jene nicht mehr in dem glänzenden Schmuck. Als sie nun gegessen und getrunken hatten und guten Muts waren, gab der alte König der Kammerfrau ein Rätsel auf, was eine solche wert wäre, die den Herrn so und so betrogen hätte, erzählte damit den ganzen Verlauf und fragte: "Welchen Urteils ist diese würdig?" Da sprach die falsche Braut: "Die ist nichts Besseres wert, als daß sie splitternackt ausgezogen und in ein Faß gesteckt wird, das inwendig mit spitzen Nägeln beschlagen ist; und zwei weiße Pferde müssen vorgespannt werden, die sie Gasse auf Gasse ab zu Tode schleifen." - "Das bist du," sprach der alte König, "und hast dein eigen Urteil gefunden, und danach soll dir widerfahren." Und als das Urteil vollzogen war, vermählte sich der junge König mit seiner rechten Gemahlin, und beide beherrschten ihr Reich in Frieden und Seligkeit.