Vua núi vàng


Король с Золотой Горы


Một người lái buôn có hai con, một trai và một gái, cả hai đều còn nhỏ, chưa biết đi. Bác có hai chiếc thuyền đi buôn đường biển, đó chính là toàn bộ gia sản của bác - đi buôn đường biển thường lãi lớn - nhưng không ngờ bác được tin cả hai thuyền đều bị đắm. Từ chỗ giàu có nay bác trở nên nghèo, gia sản còn lại chỉ là một mảnh ruộng ở ngoài ven thị trấn. Để cho khuây khỏa nỗi buồn phiền, bác ta ra đồng, đi đi lại lại. Bỗng một người bé tí đen nhẻm xuất hiện, đứng ngay bên bác và hỏi, bác có chuyện gì mà nom lo lắng buồn phiền vậy. Bác nói:
- Liệu có giúp ta được việc gì không nào mà ta kể.
Người đen tí hon đáp:
- Trời mà biết được. Biết đâu tôi lại giúp được thì sao.
Bác lái buôn kể lại việc hai thuyền buôn cùng toàn bộ hàng hóa gia sản bị chìm dưới đáy biển. Giờ chỉ còn có mảnh ruộng này thôi. Người tí hon nói:
- Bác đừng buồn phiền nữa. Nếu bác hứa với tôi một điều, thì bác muốn bao nhiêu tiền cũng có khi về tới nhà, cái gì chạm vào chân bác trước tiên, sau mười hai năm nữa bác phải mang cái đó lại đây cho tôi.
Bác lái buôn nghĩ bụng:
- Chắc cái đó chẳng thể khác là chính con chó của mình.
Bác không hề nghĩ tới đứa con trai bé nhỏ nên nhận lời ngay, ký ngay giao kèo với người Tí Hon kia và đi về nhà.
Thấy bố về, đứa con trai mừng quá, lần theo ghế ra và ôm chầm lấy chân. Người bố giật mình hoảng sợ khi chợt nhớ tới điều mình vừa cam kết. Nhưng thời gian cứ thế trôi qua mà bác không thấy có tiền của gì trong rương hòm nhà mình. Bác nghĩ, chắc người Tí Hon nói giỡn chơi.
Một tháng sau, bác lên gác xép tính gom ít thiếc đem bán, nhưng nó chẳng phải là thiếc nữa, mà thành những đồng tiền vàng. Bác rất đỗi vui mừng, lấy số tiền ấy để buôn bán và trở nên giàu có, thậm chí giờ còn giàu hơn trước.
Đứa con trai bác lái buôn ngày một khôn lớn, nhưng con càng gần tới tuổi mười hai thì bác lái buôn càng lo, nỗi lo ấy hiện ra mặt. Một hôm, đứa con trai hỏi bố có điều gì mà buồn phiền vậy. Người bố không muốn nói ra, nhưng đứa con trai năn nỉ mãi, người bố đành phải nói, bác kể xưa có hứa với một người đen Tí Hon, nếu bác trở nên giàu có do sự giúp đỡ của người Tí Hon thì cũng sẵn sàng theo điều kiện do người ấy đòi hỏi, bác đã ký giao kèo với người ấy, mười hai năm sau sẽ đưa cho người Tí Hon cái gì chạm chân bác trước tiên. Đứa con trai nói:
- Bố ơi, bố đừng lo. Mọi việc sẽ ổn. Người đen chẳng có quyền lực gì với con.
Người con trai đến xin linh mục ban phép thánh cho. Đúng giờ hẹn, cả hai bố con cùng tới mảnh ruộng ngoài thị trấn, người con trai vẽ một vòng tròn, rồi hai bố con đứng vào vòng tròn ấy. Người đen xuất hiện và bảo người bố:
- Bác có mang đến cái bác đã hứa với tôi không?
Bác lái buôn nín lặng, nhưng đứa con trai hỏi:
- Bác tìm gì ở đây?
Người đen đáp:
- Tao có điều cần nói với bố mày, chứ không phải nói với mày.
Người con nói:
- Bác đã đánh lừa bố tôi. Giờ hãy xí xóa những lời thề ấy đi.
Người đen nói:
- Không, tao không từ bỏ quyền lợi của tao.
Đôi bên lời qua tiếng lại rất lâu, cuối cùng đi đến nhất trí: Đứa con trai không phải là của ai, chẳng thuộc người bố mà cũng chẳng thuộc người đen kia. Nó sẽ ngồi xuống một chiếc thuyền đậu ven sông. Người bố lấy chân đẩy thuyền ra giữa dòng để phó mặc con trôi theo dòng nước.
Chào từ biệt bố, đứa con trai bước xuống thuyền và người bố đẩy thuyền ra giữa dòng. Thuyền lộn nhào. Người bố tưởng con chết nên để tang. Nhưng chiếc thuyền không đắm, cứ thế trôi theo dòng nước. Cuối cùng nó dừng đậu ở một bến xa lạ. Anh thanh niên lên bờ, thấy đằng xa có một tòa lâu đài nguy nga, liền đi về hướng ấy. Khi vào trong lâu đài, anh thấy lâu đài bị phù phép, các phòng trong lâu đài đều trống không. Anh đi mãi, sau tới căn phòng cuối cùng thì thấy một con rắn đang nằm cuộn tròn ở trong đó. Thực ra đó là một cô gái bị phù phép. Cô thấy anh mừng rỡ và nói với anh:
- Anh đến giải thoát cho em đấy à? Em đợi anh đã mười hai năm nay. Cả nước này bị phù phép. Anh hãy giải thoát cho em!
Anh hỏi:
- Tôi phải làm gì?
- Đêm khuya nay có mười hai người đen quàng xích quanh người sẽ đến đây. Họ hỏi anh làm gì ở đây. Anh cứ câm lặng, không nói nửa lời. Chúng sẽ hành hạ anh, đánh và đâm anh, anh cứ mặc chúng, chỉ đừng có hé miệng ra nói. Đúng mười hai giờ đêm chúng lại bỏ đi. Đêm thứ hai, mười hai người đến. Đêm thứ ba sẽ có hai mươi người đến chặt đầu anh. Nhưng cứ đúng nửa đêm là phép thuật của chúng hết hiệu lực. Nếu anh gắng giữ mặc chúng hành hạ mà không nói nửa lời thì em sẽ được giải thoát. Em sẽ lấy chai nước hồi sinh thoa bóp khắp người anh sẽ tỉnh lại và khỏe mạnh như trước.
Anh thanh niên đáp:
- Tôi sẵn lòng giải thoát cho cô.
Mọi việc xảy ra đúng như lời cô nói. Bọn người đen không cậy được anh nửa lời. Đến đêm thứ ba, con rắn biến thành nàng công chúa xinh đẹp, lấy nước hồi sinh thoa bóp cho anh tỉnh lại. Cô ôm choàng anh hôn, cả lâu đài trở nên vui nhộn. Lễ cưới được tổ chức, anh trở thành Vua Núi Vàng.
Hai người vui sướng sống bên nhau. Hoàng hậu sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thấm thoát đã tám năm trôi qua, nhà vua nhớ quê hương, muốn về thăm bố mẹ. Hoàng hậu không muốn để vua đi, nên nói:
- Em sẽ đau khổ, nếu chàng đi.
Nhưng nhà vua nài nỉ mãi cho đến khi hoàng hậu ưng thuận mới thôi. Lúc chia tay, hoàng hậu trao cho vua chiếc nhẫn thần và dặn:
- Khi đeo nhẫn này vào ngón tay, chàng chỉ cần cầu chú sẽ tới ngay được nơi muốn đến. Nhưng phải hứa đừng dùng vào việc bắt em về chỗ bố chàng.
Vua hứa, rồi đeo nhẫn vào tay, cầu chú về tới quê hương. Trong khoảnh khắc vua đã về tới thành phố quê hương, nhưng lính canh thấy ăn mặc sang trọng lạ kỳ nên không cho vào trong thành. Vua phải ra chỗ người chăn cừu, đổi quần áo cho họ và mặc đồ chăn cừu thản nhiên đi vào trong thành.
Về đến nhà, vua xưng tên với bố đẻ, nhưng ông không tin đó chính là con trai mình. Ông luôn nghĩ, nó đã chết. Trước mắt ông giờ đây chỉ là một người chăn cừu nghèo khó đáng thương. Ông tính bố thí cho một đồng Taler để ăn. Người chăn cừu lại nói:
- Con chính là con trai bố mẹ đây mà. Bố mẹ còn nhớ dấu vết gì trên người con không?
Người mẹ nói:
- Có chứ, con trai mẹ có một dấu giống như quả dâu tây ở cánh tay phải.
Chàng trai chăn cừu vén tay áo lên cho bố mẹ xem, quả đúng như vậy, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Rồi chàng kể cho bố mẹ nghe, rằng mình bây giờ là Vua Núi Vàng, đã lấy một công chúa và đã có một đứa con trai bảy tuổi rất kháu khỉnh.
Bố nói:
- Chẳng bao giờ lại có chuyện đó. Một kẻ chăn cừu quần áo lôi thôi bẩn thỉu đang đứng đây chính là nhà vua.
Nghe cha nói, chàng trai nổi giận, quên mất lời hứa trước kia với hoàng hậu, chàng xoay chiếc nhẫn, ước sao vợ con đến ngay bên mình. Trong khoảnh khắc, vợ con đến. Nhưng hoàng hậu than khóc trách chồng không giữ lời hứa, làm cho nàng khổ. Chàng nói:
- Anh thật vô tâm quá, em hãy thứ lỗi cho anh.
Nàng nguôi giận, nhưng trong lòng không vui. Rồi chàng dẫn nàng ra thửa ruộng bên sông, nơi chàng bước xuống thuyền khi xưa và nói:
- Anh mệt mỏi quá, em ngồi xuống cho anh ngả vào lòng em ngủ một lát.
Chàng ngả đầu vào lòng nàng và thiêm thiếp ngủ. Đợi chàng ngủ say, nàng rút nhẫn thần khỏi tay chàng và từ từ rút chân để chàng nằm lại.
Nàng bế con và cầu chú trở về xứ sở của mình. Khi tỉnh dậy, chàng thấy mình bị bỏ rơi. Vợ con đã đi mất, chỉ còn đôi hài để lại làm dấu. Chàng nghĩ:
- Trở lại với bố mẹ làm sao được nữa, mọi người cho mình định lừa đảo mang đồ đi.
Chàng đành lên đường, tới chân một ngọn núi, chàng gặp ba người khổng lồ đang tranh cãi nhau về cách chia gia tài của bố để lại. Thấy chàng, chúng vẫy gọi lại nhờ phân xử. Chúng nói, người nhỏ khôn hơn chúng. Gia tài gồm ba thứ: gươm, áo và đôi ủng. Khi người có gươm hô: "Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta" thì lời ước thành sự thực trong nháy mắt. Ai khoác chiếc áo thì thành vô hình. Ai đi đôi giàu ủng thì muốn tới đâu là đến ngay được đó. Chàng bảo:
- Hãy đưa cho ta ba vật ấy để xem chúng có những khả năng ấy không.
Chúng đưa cho chàng chiếc áo. Chàng vừa mới khoác lên người thì đã trở thành vô hình, và biến thành con ruồi. Sau đó chàng lại hiện thành người và nói:
- Chiếc áo tốt. Giờ đưa cho ta thanh gươm.
Chúng từ chối. Sợ chàng hô "Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta" thì chúng mất đầu và chàng là người duy nhất còn lại. Nhưng chúng ra điều kiện là chàng chỉ thử dùng gươm chém cây. Chàng thử chém cây, cây đứt như người ta phạt cỏ. Rồi chàng bảo chúng đưa ủng. Chúng từ chối, bảo nếu đi ủng vào chỉ trong nháy mắt chàng đã đi rất xa, chúng chỉ còn cách đứng nhìn. Chàng nói:
- Nếu vậy thì tôi không phân xử nữa.
Chúng đành đưa ủng cho chàng. Có trong tay cả ba báu vật, giờ chàng chỉ có nghĩ tới vợ và con. Chàng cầu chú:
- Ước gì ta trở lại Núi Vàng?
Thế là ngay sau đó, chàng biến mất và cũng là phân xử xong việc chia gia sản cho ba người khổng lồ. Khi tới lâu đài, chàng nghe thấy tiếng đàn sáo vui nhộn. Mọi người cho biết vợ chàng làm lễ cưới với người khác. Chàng nổi giận nói:
- Quân khốn kiếp. Nó lừa lúc ta ngủ rồi bỏ đi.
Chàng mặc áo tàng hình và đi vào lâu đài. Khi vào phòng lớn thì thấy một bàn tiệc lớn hết sức thịnh soạn, khách ăn uống, trò chuyện vui vẻ. Vợ chàng đầu đội vương miện, ngồi trên ngai vàng ở chính giữa. Chàng đến đứng ngay sau nàng mà không ai thấy. Cứ có thức ăn gắp bỏ vào đĩa nàng là chàng lấy ăn liền. Và rượu được rót vào ly nàng, chàng cũng uống hết. Nàng được tiếp thức ăn, đồ uống luôn luôn mà vẫn không ăn uống được gì, mọi thứ đều biến mất trong nháy mắt. Nàng đâm ra hoảng sợ và ngượng, đứng dậy, về buồng ngồi khóc, nhưng chàng cũng đi theo vào buồng. Nàng ngồi nói một mình:
- Phải chăng có quỷ ám ta hay là người giải thoát ta đến?
Chàng tát nàng và nói:
- Người giải thoát ngươi đến chăng? Người ấy đang ở trên đầu ngươi, quân phản bội! Ta bị ngươi đối xử bội bạc.
Rồi chàng hiện nguyên hình người, tới phòng lớn và nói to:
- Tiệc cưới kết thúc, chính vua đã về đây.
Các vua, chúa, cận thần có mặt ở đó cười giễu cợt chàng. Chàng họ một câu ngắn gọn:
- Các người có ra hay không?
Tất cả đổ xô đến bắt chàng. Chàng rút gươm hô:
- Tất cả đầu rụng xuống đất, trừ đầu ta!
Lập tức các đầu lìa khỏi thân lăn xuống đất.
Chàng lại là chúa tể và lại lên ngôi Vua Núi Vàng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
У одного купца было двое детей - мальчик и девочка, оба еще маленькие, даже и ходить еще не умели. В то время случилось, что плыли по морю два его корабля с дорогим грузом и все его достояние было на тех кораблях, и как раз тогда, когда уж он рассчитывал на большие барыши от их груза, пришла весть, что те оба корабля потонули.
И вот из богача он стал бедняком, и не осталось у него ничего, кроме небольшого поля под городом.
Чтобы немного развеять мрачные думы свои о постигнувшем его несчастье, вышел он на свое поле и стал ходить по нему взад и вперед…
Вдруг увидел около себя небольшого черного человечка, который спросил его, почему он так печален и что щемит его сердце.
Тогда купец сказал ему: "Кабы ты мог помочь мне, я бы сказал тебе, в чем мое горе". - "Кто знает, - отвечал черный человечек, - может быть, я и сумею тебе помочь, так что расскажи, в чем твое горе, а там посмотрим".
Тут и рассказал ему купец, что все его богатство погибло на море, и ничего у него не осталось, кроме этого поля. "Не тревожься, - сказал человечек, - если ты пообещаешь мне сюда же привести через двенадцать лет то, что по приходе домой первое ткнется тебе под ноги, то в деньгах у тебя не будет недостатка".
Купец подумал: "Да что же это может быть, как не собака моя?" - а о своих малых детках и не подумал; согласился на предложение черного человечка, выдал ему расписку и печатью ее скрепил, да и пошел домой.
Когда он пришел домой, его маленький сынишка так ему обрадовался, что, держась за скамейки, приковылял к нему и крепко ухватил его за ноги.
Тут отец перепугался, сообразив, какое он дал обещание и письменное обязательство.
Но, впрочем, не находя еще нигде денег в своих сундуках и ящиках, он утешал себя мыслью, что черный человечек хотел только подшутить над ним.
Месяц спустя пошел он как-то на чердак поискать старого свинца на продажу и вдруг увидел там большую груду денег.
Дела его, благодаря этой находке, опять поправились, он стал делать большие закупки, повел свои торговые дела еще шире прежнего, а на Бога и рукой махнул.
А между тем мальчик подрастал и выказывал себя умным и способным.
И чем более приближался к концу двенадцатилетний срок, тем озабоченнее становился купец и даже скрыть не мог опасений, выражавшихся на лице его.
Вот и спросил его однажды сын, чем он так озабочен. Сначала отец не хотел говорить ему, но сын продолжал у него допытываться до тех пор, пока тот не рассказал ему, что пообещал его отдать (сам не сознавая, что он обещает) какому-то черному человечку и получил за это груду денег. "Обещание свое, - сказал отец, - я скрепил распиской и печатью, и вот теперь, по истечении двенадцати лет, должен тебя выдать ему".
Сын отвечал отцу: "Батюшка, уж вы не беспокойтесь, все устроится к лучшему - черный человечек не может иметь надо мною никакой власти".
Сын испросил себе благословение у священника, и когда пришел час его выдачи, он вместе с отцом вышел в поле, очертил круг и стал внутрь его с отцом.
Черный человечек явился и спросил отца: "Ну, привел ли ты с собою то, что мне обещал?" Тот молчал; а сын спросил: "Чего тебе здесь надо?" - "Не с тобою я говорю, - сказал черный человечек, - а с твоим отцом".
Но сын продолжал: "Ты моего отца обманул и соблазнил - выдай мне его расписку!" - "Нет, - отвечал черный человечек, - я своего права не уступлю".
Так они еще долго между собою переговаривались, наконец сговорились на том, что сын, который отныне принадлежал уже не отцу, а исконному врагу человеческого рода, должен сесть в суденышко, спущенное на текучую воду; отец же обязан ногою оттолкнуть его от берега и предоставить течению воды.
Таким образом сын простился с отцом своим, сел в суденышко, и отец оттолкнул его от берега. Суденышко тотчас перевернулось вверх дном, и отец, подумал, что сын его погиб, и, возвратясь домой, долго горевал о нем.
А суденышко-то не потонуло; преспокойно поплыло вверх дном по течению, и плыло долго, пока наконец не врезалось в какой-то неведомый берег,
Тут сын купца вышел на берег, увидел перед собою прекрасный замок и пошел к нему.
Когда же он в замок вступил, то убедился, что он заколдован: прошел он через все комнаты замка, и все были пусты; только придя в последнюю комнату, он нашел там змею, лежавшую на полу и извивавшуюся кольцами.
Эта змея была очарованная девица, которая очень обрадовалась юноше и сказала: "Ты ли это пришел ко мне, мой избавитель? Тебя ожидаю я уже целых двенадцать лет! Все здешнее царство заколдовано, и ты должен его избавить от чар". - "А как же могу я это сделать?" - спросил юноша.
"Сегодня ночью придут двенадцать закованных в цепи черных людей и будут тебя спрашивать, что ты здесь делаешь, а ты молчи и не отвечай и предоставь им делать с тобою все, что им вздумается; станут они тебя мучить, бить и колоть - и ты не мешай им, только не говори; в полночь все исчезнет. Во вторую ночь придут двенадцать других, а в третью ночь даже и двадцать четыре, которые тебе и голову отрубят; но в полночь их власть минует, и если ты все это вытерпишь и ни словечка не вымолвишь, то я буду от чар избавлена. Тогда я приду к тебе и принесу в склянке живую воду, опрысну тебя ею, и ты опять станешь живой и здоровый, как прежде". На это юноша сказал: "Охотно готов тебя от чар избавить".
Все случилось так, как она сказала: черные люди не могли у него ни слова вымучить, и на третью ночь змея обернулась красавицей-королевной, которая пришла к нему с живой водою и вновь его оживила. Тут бросилась она ему на шею и стала его целовать, и весь замок наполнился радостью и весельем.
А затем была отпразднована их свадьба, и юноша стал королем с Золотой Горы.
Так жили они в полном довольстве, и королева родила красивого мальчика.
Минуло восемь лет, и вдруг вспомнился королю его отец, и истосковалось по отцу его сердце, и пожелал он его навестить. Королева не хотела мужа отпускать и говорила: "Уж я знаю, что эта поездка принесет мне несчастье!" - но он до тех пор упрашивал ее, пока она не согласилась.
При прощанье дала она ему волшебное кольцо и сказала: "Возьми это кольцо; стоит только надеть его на палец, и ты тотчас очутишься там, где пожелаешь; но только ты должен мне обещать, что ты не воспользуешься им, чтобы меня насильно вызвать к отцу твоему".
Он ей это обещал, надел кольцо на палец и пожелал очутиться перед тем городом, где жил его отец.
В одно мгновение он там и очутился, и хотел войти в город; но когда пришел к городским воротам, стража не захотела его впускать, потому что одежда была на нем какая-то странная, хоть и богатая, и красивая.
Тогда он пошел на соседнюю гору, где пастух пас овец, обменялся с ним одеждой и, надев старое пастушье платье, беспрепятственно проник в город.
Когда он пришел к своему отцу, то объявил ему, что он его сын; но тот этому не хотел верить и сказал, что у него, точно, был сын, но уже давным-давно умер. "Но так как я вижу, - добавил отец, - что ты бедняк-пастух, то я могу тебя накормить".
Тогда мнимый пастух сказал своим родителям: "Истинно говорю вам, что я ваш сын, да и неужели же вы не знаете никакого знака на моем теле, по которому вы могли бы меня узнать?" - "Да, - сказала мать, - у нашего сына была крупная родинка под правою мышкою".
Он засучил рукав рубашки, они увидели у него под правою мышкою родинку и уже не сомневались более в том, что он их сын. Затем рассказал он им, что он - король с Золотой Горы и что женат на королевне и сын у них есть, семилетний мальчик.
Отец сказал на это: "Ну, этому уж я никак не поверю: хорош король, одетый в рваную пастушью одежду!"
Тогда сын рассердился и, позабыв свое обещание, повернул волшебное кольцо крутом пальца и пожелал, чтобы его жена и сын немедленно к нему явились.
В то же мгновенье они и явились перед ним, но королева плакала и жаловалась на то, что он свое слово нарушил и сделал ее несчастливою. Он сказал ей, что поступил необдуманно, но без всякого злого намерения, и стал ее уговаривать.
Она сделала вид, что готова ему уступить, но между тем на уме у нее было недоброе.
Он повел ее за город на отцовское поле, показал ей то место на берегу, где отец оттолкнул его суденышко, и сказал: "Я утомился, присядь здесь, я положу голову к тебе на колени и посплю маленько". Положил голову к ней на колени, и она стала у него перебирать пальцами в волосах, пока он не уснул.
Когда же он уснул, она сначала сняла у него кольцо с пальца, потом высвободила ногу из-под его головы и оставила там только туфлю; затем взяла своего ребенка на руки и пожелала тотчас же снова очутиться в своем королевстве.
Когда он проснулся, то увидел себя покинутым на берегу: ни жены, ни ребенка при нем не было, исчезло вместе с ними и кольцо с пальца, и только одна туфля еще напоминала об его жене. "В родительский дом я не пойду, - подумал он. - Там еще, пожалуй, сочтут меня за колдуна; уж лучше я прямо отсюда пущусь в дорогу и буду идти до тех пор, пока не приду в свое королевство".
Вот и пошел он, и пришел наконец к горе, перед которою увидел троих великанов: они спорили, не зная, как им поделить между собою отцовское наследство.
Увидев, что он идет мимо, великаны его подозвали и сказали: "У вас, маленьких людей, ума в голове много", - и просили его поделить их наследство.
А наследство состояло, во-первых, из заветного меча, который стоило только взять в руки и сказать: "Все головы долой, кроме моей!" - и все головы летели с плеч.
Во-вторых, из плаща - кто тот плащ надевал, тот сразу же становился невидим.
В-третьих, из пары сапог - если кто их надевал, то стоило ему только пожелать где-нибудь очутиться, и он тотчас был там.
Вот король и сказал великанам: "Дайте-ка мне все три вещи, чтобы я мог их попробовать - годны ли они в дело?"
Вот и дали они ему плащ, и чуть только он его надел, как стал невидим и обратился в муху.
Затем он опять принял свой прежний вид и сказал: "Плащ хорош; теперь дайте мне меч испробовать".
Великаны отвечали: "Нет! Меча мы тебе не дадим. Ведь стоит только тому, кто владеет мечом сказать: "Все головы долой, кроме моей!" - так и полетят все головы, и только у одного владельца меча голова на плечах уцелеет".
Однако же потом дали ему и меч, но с тем условием, чтобы он испытал его силу над стволом дерева.
Так он и сделал, и меч рассек огромное толстое дерево легко, как соломинку.
Затем хотел он испробовать и сапоги, но великаны опять заговорили: "Нет, их не выпустим из рук! Ведь если ты их наденешь да пожелаешь очутиться на вершине горы, то нам придется здесь остаться с пустыми руками". - "Нет, - сказал король, - этого я не сделаю".
Дали они ему, наконец, и сапоги.
Когда все три вещи очутились у него в руках, то он тотчас подумал о своей жене и ребенке и сказал про себя: "Ах, если бы я мог быть теперь у себя, на Золотой Горе!"
И тотчас исчез он из глаз великанов, и таким образом было поделено их наследство.
Подойдя к своему замку, король услышал радостные клики, звуки скрипок и флейт, и встречные люди сообщили ему, что его супруга празднует свою свадьбу с другим.
Тогда король разгневался и сказал: "А, коварная! Она меня обманула и покинула в то время, как я заснул!" Тут он надел свой плащ и вступил в замок невидимкой.
Когда он вошел в залу, то увидел большой стол, заставленный дорогими кушаньями; за столом сидело много гостей, которые ели и пили, смеялись и шутили.
А его супруга, разряженная, сидела среди гостей на королевском троне, увенчанная короною. Он стал позади ее, никому не видимый.
Когда ей клали на тарелку кусок мяса, он то мясо брал у нее с тарелки и съедал; а когда ей подносили стакан вина, он брал тот стакан и выпивал вино…
Сколько ей ни давали, у ней все ничего не было, и ее стаканы и тарелки исчезали мгновенно. Это ее поразило и пристыдило; она встала из-за стола, ушла в свою комнату и стала плакать, а он последовал за нею.
Вот и стала она говорить: "Бес ли вновь овладел мною или мой избавитель никогда не приходил сюда?"
Тогда он ударил ее и сказал: "Как не приходил? Он здесь, обманщица! Этого ли я от тебя заслужил?" И он, скинув плащ, явился перед нею, пошел в залу и крикнул: "Свадьбы никакой не будет! Настоящий король вернулся домой!"
Короли, князья и советники королевские, собравшиеся за свадебным столом, стали издеваться над ним и осмеивать его; но он не стал на них тратить слов и сказал только: "Уйдете вы отсюда или нет?"
Тогда они хотели его схватить и подступили было к нему, но он выхватил свой меч и сказал: "Все головы долой, кроме моей!" Все головы разом слетели с плеч, и он остался один владетелем и королем Золотой Горы.