Den gamle Hildebrand


Bác Hildebrand già cả


Der var engang en bondemand og en bondekone. Præsten der i landsbyen syntes godt om hende og ville forfærdelig gerne tilbringe en hel dag rigtig fornøjeligt sammen med hende, og det ville hun også. En dag sagde han til hende: "Nu skal I bare høre. Jeg har fundet en måde, hvorpå vi kan komme til at tilbringe en glad dag sammen. Ser I, på onsdag lægger I jer til sengs og siger til jeres mand, at I er syg, og så skal I klage og stønne og blive ved med det lige til søndag. Så siger jeg i min prædiken, at den, der hjemme har et sygt barn, en syg mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu er, skal gøre en valfart til Hanebjerget i Vælskland, hvor man for to øre får et fjerdingkar laurbær, så bliver det syge barn, den syge mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu er, rask lige på stedet."
"Det skal jeg nok," sagde bondekonen. Om onsdagen blev hun liggende i sengen og gav sig og klagede ganske forfærdeligt. Hendes mand bragte hende alt, hvad han kunne tænke sig, men det hjalp ikke en smule. Om søndagen sagde hun: "Jeg er så syg, som om jeg skulle opgive ånden med det samme, men før jeg dør, vil jeg dog høre præstens prædiken i dag." - "Nej, nej, min pige," sagde bonden, "det må du ikke. Det bliver bare værre, når du står op. Nu skal jeg gå i kirke og høre rigtig godt efter og fortælle dig alt, hvad præsten siger." - "Ja, så gør det," sagde hun, "men pas nu rigtig på, så du kan fortælle mig det alt sammen." Bonden gik så i kirke, og præsten begyndte så at prædike og sagde, at den, der hjemme havde et sygt barn, en syg mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu var, skulle gøre en valfart til Hanebjerget i Vælskland, hvor man kunne få et fjerdingkar laurbær for to øre, så blev det syge barn, den syge mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu var, rask på stedet, og hvis nogen ville gøre rejsen, skulle han blot efter gudstjenesten komme hen til ham, så skulle han give ham en sæk til laurbærrene og en toøre. Ingen var gladere end bonden og efter gudstjenesten gik han lige hen til præsten og fik sækken og toøren. Derpå gik han hjem og udenfor døren råbte han allerede: "Halløj, lille kone, nu er du så godt som rask. Præsten sagde i dag, at den der havde et sygt barn, en syg mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu var, skulle blot gøre en valfart til Hanebjerget i Tyskland, hvor man får et fjerdingkar laurbærblade for to øre, så blev det syge barn, den syge mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu var, rask lige på stedet. Nu har jeg fået en sæk og en toøre af præsten, og nu går jeg straks af sted, for at du kan blive rask så snart som muligt." Han gik nu, og ligesom han var ude af døren, stod konen op, og et øjeblik efter kom præsten. Nu vil vi imidlertid lade de to være alene med hinanden, og i stedet forgå med bondemanden. Han gik så hurtigt han kunne for i en fart at nå Hanebjerget, og så mødte han sin svoger, der var æggehandler, og havde været inde på torvet og sælge æg. "Hvor skal du hen i sådan en fart?" spurgte svogeren. "Jeg har travlt," svarede bonden, "min kone er syg, og i dag sagde præsten i sin prædiken, at hvis man hjemme havde et sygt barn, en syg mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu var, så skulle man gøre en valfart til Hanebjerget i Vælskland, hvor man for to øre får et fjerndingkar laurbærblade, så bliver det syge barn, den syge mand eller kone, far eller mor, søster eller bror, eller hvem det nu var, rask lige på stedet. Han gav mig så en sæk og en toøre og så begav jeg mig på vej." - "Å, snak, svoger," sagde æggehandleren, "du er da ikke så dum at tro det. Nej, jeg skal sige dig noget. Præsten vil gerne være en hel dag alene med din kone, og så har han bundet dig det på ærmet for at få dig af vejen." - "Jeg gad dog nok vide, om det er sandt," sagde bonden. "Kryb ned i min æggekurv," sagde svogeren," så bærer jeg dig hjem, så kan du selv se." Bonden krøb så ned i kurven, og svogeren bar ham hjem. Der var et ordentligt halløj. Bondekonen havde slagtet alt sit fjerkræ og bagt kager, og præsten havde taget sin violin med. Svogeren bankede på, og konen spurgte hvem det var. "Det er mig, svigerinde," svarede manden, "I kommer til at give mig husly i nat. Jeg har ikke fået solgt mine æg på torvet, så jeg må bære dem hjem igen, men de er så tunge, så jeg kan ikke mere, og det er også så mørkt." - "I kommer rigtignok svært ubelejligt," sagde konen, "men når det ikke kan være anderledes, så kom ind og sæt jer hen på bænken ved ovnen." Svogeren kom ind og satte sig med sin store kurv ved siden af sig, og præsten og bondekonen var nok så lystige. Til sidst sagde præsten: "Hør lille kone, I synger jo så kønt, syng engang lidt for os." - "Jeg kan ikke mere," sagde konen, "i mine unge dage kunne jeg nok, men det er forbi nu." - "Gør det nu kun, "sagde præsten, og så begyndte hun: "Gudskelov, min mand er langt herfra, i Vælskland ved Hanebjerget, hurra." Præsten sang så:
"Å gid han ville blive væk,
rigtig længe, med samt sin laurbærsæk,
halleluja!"
Nu begyndte svogeren at synge (jeg har glemt at fortælle, at bonden hed Hildebrand):
"Hvad nu, du kære Hildebrandt,
kan du nu se, at jeg talte sandt."
Og bonden i kurven begyndte at synge:
"Nu siger jeg til legen stop,
skynd dig, hjælp mig af kurven op."
Så kravlede han op af kurven og bankede præsten ud af huset.
Ngày xửa ngày xưa có một đôi vợ chồng nông dân. Vị cha xứ ở thôn rất thích vợ người nông dân đó, mong có một lần cả ngày thỏa chí vui vẻ với chị ta. Chị ta cũng có ý như vậy. Có lần cha xứ nói với chị ta:
- Này chị kia đáng yêu, tôi đã nghĩ ra một cách để chúng ta có thể sống vui vầy bên nhau cả một ngày. Thứ tư tuần tới, bạn cứ nằm trên giường, rồi nói với chồng mình ốm. Bạn khóc lóc thảm thiết, giả như bị ốm thật tới ngày chủ nhật. Khi giảng đạo, tôi sẽ nói với mọi người rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm.
Chị nông dân kia trả lời ngay:
- Tôi nhất định làm như vậy!
Tới ngày thứ tư, chị ta nằm trên giường rên la dữ dội. Người chồng cho chị ta uống thuốc nhưng bệnh cũng chẳng thuyên giảm. Đến ngày chủ nhật chị ta nói:
- Tôi thấy rất mệt, có lẽ khó mà qua được. Nhưng trước khi chết, tôi muốn được nghe cha xứ giảng đạo buổi hôm nay.
Người chồng bảo:
- Thôi, đừng có đi. Nếu mình gắng đứng dậy, bệnh tình sẽ nặng hơn. Để tôi đi nghe giảng đạo, tôi sẽ lắng nghe để nhớ những gì cha xứ giảng để về kể lại cho mình nghe.
Người vợ nói:
- Ờ, thế cũng được. Ông đi nghe giảng đạo, nhưng nhớ lắng nghe để về kể lại nhé.
Bác nông dân đi nghe cha xứ giảng đạo. Cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Ai có người nhà bị bệnh thì sau buổi cầu kinh tới gặp cha. Bác nông dân mừng như mở cờ trong bụng. Ngay sau buổi cầu kinh, bác đến gặp cha xứ để đưa túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer. Rồi bác đi bộ về nhà, bác đứng trước cửa gọi với vào trong nhà:
- Ôi, bà vợ của tôi! Mình sẽ hết bệnh và khỏe ngay lại thôi. Hôm nay cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận ở cha xứ chiếc túi đựng lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer. Tôi phải đi hành hương ngay để mình mau khỏe lại.
Ngay sau đó bác nông dân lên đường. Bác vừa ra khỏi nhà thì chị vợ đứng dậy. Cha xứ cũng rất nhanh mò tới cùng với chị ta vui vẻ! Bác nông dân cứ đi mải miết nhắm làm sao mình tới núi Gõckerli càng nhanh càng tốt. Đang đi, bác gặp một người bán trứng gà vừa từ chợ đi ra. Bác ta hỏi:
- Này, anh bạn thân mến, đi đâu mà có vẻ vội vã vậy?
- À, anh bạn yêu quý, vợ tôi ốm. Tôi nghe cha xứ giảng đạo nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận túi lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer ở cha xứ, giờ tôi đang trên đường đi hành hương.
Người kia nói:
- Này ông bạn Hans, sao lại nghĩ giản đơn thế. Ai lại đi tin những lời nói ấy! Bạn có biết nó ngụ ý gì không? Cha xứ muốn nô giỡn vui vẻ với vợ bạn một hôm cho nên đã nói như vậy để lừa anh bạn đi khỏi nhà.
- Tôi không biết lời nói của anh có đúng hay không, cứ thử xem!
Ông bạn nói:
- Cứ nghe tôi, ngồi trong giỏ đựng trứng này, tôi vác bạn về nhà, chính bạn sẽ thấy mọi thứ!
Bác nông dân nghe theo, ngồi vào trong giỏ trứng. Khi cả hai về, thấy trong nhà không khí vui vẻ, chị vợ bác nông dân đã bắt gà làm thịt, nấu nướng đủ món. Cha xứ đã mang đàn violon tới. Người bạn bác nông dân gõ cửa, trong nhà có tiếng hỏi, ai ở ngoài đó. Bác ta nói:
- Tôi đây mà, chị bạn. Tôi xin trọ tối nay ở đây, vì trứng gà bán chưa hết. Trời đã tối lại đường xa, trứng nặng quá.
Chị ta nói:
- Vâng, thế cũng được. Kể ra cũng không tiện lắm, nhưng chẳng có cách nào khác, bác vào đi và ngồi ở chiếc ghế bên cạnh lò sưởi.
Người bạn vào nhà, đặt giỏ trứng xuống và ngồi ở ghế dài bên cạnh lò sưởi. Cha xứ và chị nông dân tươi cười vui vẻ, cha xứ nói:
- Chị bạn thân mến, nghe nói chị hát hay lắm. Bạn hát cho chúng tôi nghe một bài đi!
Chị ta bảo:
- Hồi còn trẻ tôi cũng hay hát, nhưng giờ không hát được nữa.
Cha xứ lại nói:
- Ồ hát đi, chỉ hát một bài thôi!
Chị ta liền hát:
- Tôi cử chồng tôi đi hành hương,
Tới núi Gõckerli vùng Wãlisch
Cha xứ hát nối tiếp:
- Tôi mong hắn phải ở lại đó một năm
Để tôi không phải hỏi về chiếc túi đựng lá nguyệt quế
Thế có phải là mừng biết bao!
Bạn bác nông dân hát theo:
- Ái chà, anh chàng Hildebrand thân mến,
Anh làm gì ở trong giỏ trứng?
Anh thấy chưa!
Bác nông dân (tên là Hildebrand) ở trong giỏ hát vọng ra:
- Giờ thì hết chịu nổi rồi,
Tôi ra khỏi giỏ trứng đây!
Bác bước ra khỏi giỏ trứng, vác gậy đuổi cha xứ ra khỏi nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng