Bác Hildebrand già cả


Il vecchio Ildebrando


Ngày xửa ngày xưa có một đôi vợ chồng nông dân. Vị cha xứ ở thôn rất thích vợ người nông dân đó, mong có một lần cả ngày thỏa chí vui vẻ với chị ta. Chị ta cũng có ý như vậy. Có lần cha xứ nói với chị ta:
- Này chị kia đáng yêu, tôi đã nghĩ ra một cách để chúng ta có thể sống vui vầy bên nhau cả một ngày. Thứ tư tuần tới, bạn cứ nằm trên giường, rồi nói với chồng mình ốm. Bạn khóc lóc thảm thiết, giả như bị ốm thật tới ngày chủ nhật. Khi giảng đạo, tôi sẽ nói với mọi người rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm.
Chị nông dân kia trả lời ngay:
- Tôi nhất định làm như vậy!
Tới ngày thứ tư, chị ta nằm trên giường rên la dữ dội. Người chồng cho chị ta uống thuốc nhưng bệnh cũng chẳng thuyên giảm. Đến ngày chủ nhật chị ta nói:
- Tôi thấy rất mệt, có lẽ khó mà qua được. Nhưng trước khi chết, tôi muốn được nghe cha xứ giảng đạo buổi hôm nay.
Người chồng bảo:
- Thôi, đừng có đi. Nếu mình gắng đứng dậy, bệnh tình sẽ nặng hơn. Để tôi đi nghe giảng đạo, tôi sẽ lắng nghe để nhớ những gì cha xứ giảng để về kể lại cho mình nghe.
Người vợ nói:
- Ờ, thế cũng được. Ông đi nghe giảng đạo, nhưng nhớ lắng nghe để về kể lại nhé.
Bác nông dân đi nghe cha xứ giảng đạo. Cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Ai có người nhà bị bệnh thì sau buổi cầu kinh tới gặp cha. Bác nông dân mừng như mở cờ trong bụng. Ngay sau buổi cầu kinh, bác đến gặp cha xứ để đưa túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer. Rồi bác đi bộ về nhà, bác đứng trước cửa gọi với vào trong nhà:
- Ôi, bà vợ của tôi! Mình sẽ hết bệnh và khỏe ngay lại thôi. Hôm nay cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận ở cha xứ chiếc túi đựng lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer. Tôi phải đi hành hương ngay để mình mau khỏe lại.
Ngay sau đó bác nông dân lên đường. Bác vừa ra khỏi nhà thì chị vợ đứng dậy. Cha xứ cũng rất nhanh mò tới cùng với chị ta vui vẻ! Bác nông dân cứ đi mải miết nhắm làm sao mình tới núi Gõckerli càng nhanh càng tốt. Đang đi, bác gặp một người bán trứng gà vừa từ chợ đi ra. Bác ta hỏi:
- Này, anh bạn thân mến, đi đâu mà có vẻ vội vã vậy?
- À, anh bạn yêu quý, vợ tôi ốm. Tôi nghe cha xứ giảng đạo nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận túi lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer ở cha xứ, giờ tôi đang trên đường đi hành hương.
Người kia nói:
- Này ông bạn Hans, sao lại nghĩ giản đơn thế. Ai lại đi tin những lời nói ấy! Bạn có biết nó ngụ ý gì không? Cha xứ muốn nô giỡn vui vẻ với vợ bạn một hôm cho nên đã nói như vậy để lừa anh bạn đi khỏi nhà.
- Tôi không biết lời nói của anh có đúng hay không, cứ thử xem!
Ông bạn nói:
- Cứ nghe tôi, ngồi trong giỏ đựng trứng này, tôi vác bạn về nhà, chính bạn sẽ thấy mọi thứ!
Bác nông dân nghe theo, ngồi vào trong giỏ trứng. Khi cả hai về, thấy trong nhà không khí vui vẻ, chị vợ bác nông dân đã bắt gà làm thịt, nấu nướng đủ món. Cha xứ đã mang đàn violon tới. Người bạn bác nông dân gõ cửa, trong nhà có tiếng hỏi, ai ở ngoài đó. Bác ta nói:
- Tôi đây mà, chị bạn. Tôi xin trọ tối nay ở đây, vì trứng gà bán chưa hết. Trời đã tối lại đường xa, trứng nặng quá.
Chị ta nói:
- Vâng, thế cũng được. Kể ra cũng không tiện lắm, nhưng chẳng có cách nào khác, bác vào đi và ngồi ở chiếc ghế bên cạnh lò sưởi.
Người bạn vào nhà, đặt giỏ trứng xuống và ngồi ở ghế dài bên cạnh lò sưởi. Cha xứ và chị nông dân tươi cười vui vẻ, cha xứ nói:
- Chị bạn thân mến, nghe nói chị hát hay lắm. Bạn hát cho chúng tôi nghe một bài đi!
Chị ta bảo:
- Hồi còn trẻ tôi cũng hay hát, nhưng giờ không hát được nữa.
Cha xứ lại nói:
- Ồ hát đi, chỉ hát một bài thôi!
Chị ta liền hát:
- Tôi cử chồng tôi đi hành hương,
Tới núi Gõckerli vùng Wãlisch
Cha xứ hát nối tiếp:
- Tôi mong hắn phải ở lại đó một năm
Để tôi không phải hỏi về chiếc túi đựng lá nguyệt quế
Thế có phải là mừng biết bao!
Bạn bác nông dân hát theo:
- Ái chà, anh chàng Hildebrand thân mến,
Anh làm gì ở trong giỏ trứng?
Anh thấy chưa!
Bác nông dân (tên là Hildebrand) ở trong giỏ hát vọng ra:
- Giờ thì hết chịu nổi rồi,
Tôi ra khỏi giỏ trứng đây!
Bác bước ra khỏi giỏ trứng, vác gậy đuổi cha xứ ra khỏi nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta un contadino e una contadina; per la contadina il parroco del villaggio aveva un debole e desiderava trascorrere tutta una giornata da solo con lei a spassarsela; e la cosa piaceva anche a lei. Allora un giorno egli le disse: -Mia cara, mi è venuta un'idea, per poter finalmente trascorrere insieme un'intera giornata e divertirci. Sapete? Mercoledì vi mettete a letto e dite a vostro marito che siete ammalata, e vi lamentate e gemete per bene e continuate così fino a domenica, quando io faccio la predica. E io dirò che se qualcuno ha in casa un bambino ammalato, un marito ammalato, una moglie ammalata, un padre ammalato, una madre ammalata, una sorella ammalata, un fratello o chicchessia, e si reca in pellegrinaggio al monte Gallegallicchio, in Italia, dove per un soldo si può comprare una gran quantità di foglie d'alloro, il figlio ammalato, il marito ammalato, la moglie ammalata, il padre ammalato, la madre ammalata, la sorella ammalata, il fratello o chicchessia guarisce all'istante-. -Lo farò- disse la contadina. Così il mercoledì si mise a letto, e si lamentava e gemeva da non dirsi; e suo marito le portava tutto quello che poteva venirgli in mente, ma non serviva a nulla. Quando venne domenica, la contadina disse: -Sto così male, come se dovessi morire, ma desidero ancora una cosa, prima della fine: vorrei sentire la predica che il parroco fa stamane-. -Ah, mia cara!- disse il contadino -non farlo! Potresti star peggio se ti alzi. Guarda, ci andrò io a sentire la predica, farò bene attenzione e ti riferirò tutto quello che dirà il parroco.- -Be'- disse la contadina -allora vai pure, ascolta bene e riferiscimi tutto quello che sentirai.- Così il contadino andò a sentire la predica, e il parroco incominciò a predicare e disse che se qualcuno aveva in casa un bambino ammalato, un marito ammalato, una moglie ammalata, un padre ammalato, una madre ammalata, una sorella ammalata, un fratello o chicchessia, se si recava in pellegrinaggio al monte Gallegallicchio, in Italia, dove una gran quantità di foglie d'alloro costa solo un soldo, il bambino ammalato, il marito ammalato, la moglie ammalata, il padre ammalato, la madre ammalata, la sorella ammalata, il fratello o chicchessia sarebbe guarito all'istante. E chi voleva compiere quel viaggio, doveva andare da lui dopo la messa, ch'egli gli avrebbe dato il sacco per l'alloro e il soldo. Nessuno era più felice del contadino che, dopo la messa, si recò subito dal parroco; e questi gli consegnò il sacco per l'alloro e il soldo. Poi andò a casa e, già sull'uscio, gridò: -Evviva, cara moglie! E' come se tu fossi già guarita. Oggi il parroco ci ha detto che se qualcuno ha in casa un bambino ammalato, un marito ammalato, una moglie ammalata, un padre ammalato, una madre ammalata, una sorella ammalata, un fratello o chicchessia, e si reca in pellegrinaggio al monte Gallegallicchio, in Italia, dove una gran quantità di foglie d'alloro costa un soldo, il bambino ammalato, il marito ammalato, la moglie ammalata, il padre ammalato, la madre ammalata, la sorella ammalata, il fratello o chicchessia guarisce all'istante. Mi sono già fatto dare dal parroco il sacco per l'alloro e il soldo, e mi metterò subito in cammino perché‚ tu possa guarire in fretta-. E se ne andò. E se n'era appena andato che la contadina era già in piedi, e il parroco in casa. Ma per ora lasciamoli stare e seguiamo il contadino. Egli camminava in fretta per arrivare il più in fretta possibile al monte Gallegallicchio, e mentre camminava incontrò il suo compare. Il suo compare vendeva le uova, e stava proprio tornando dal mercato, dove le aveva vendute. -Sia lodato!- disse. -Dove andate, così di fretta, compare?- -Sempre sia lodato!- disse il contadino. -Mia moglie si è ammalata, e oggi ho sentito la predica del parroco. Diceva che se qualcuno ha in casa un bambino ammalato, un marito ammalato, una moglie ammalata, un padre ammalato, una madre ammalata, una sorella ammalata, un fratello o chicchessia, e si reca in pellegrinaggio al monte Gallegallicchio, in Italia, dove una gran quantità di foglie d'alloro costa un soldo, il bambino ammalato, il marito ammalato, la moglie ammalata, il padre ammalato, la madre ammalata, la sorella ammalata, il fratello o chicchessia guarisce all'istante. Così mi sono fatto dare dal parroco il sacco per l'alloro e il soldo e mi sono messo in cammino.- -Ma via, compare!- disse l'altro al contadino. -Siete così sciocco da credere a una cosa simile? Sapete di che si tratta? Il parroco vuole passare un'intera giornata da solo con vostra moglie e spassarsela; perciò hanno inventato questa storia, per non avervi più fra i piedi.- -Oh, Signore!- esclamò il contadino. -Vorrei proprio saper se è vero!- -Be'- disse il compare -è presto fatto: mettetevi nella mia gerla, io vi porto a casa, e là vedrete voi stesso.- Così fecero, e il compare mise il contadino nella gerla e lo portò a casa. Quando arrivarono a casa, c'era una grande allegria: la contadina aveva sgozzato quasi tutti i polli del suo cortile, e aveva fatto le frittelle, e il parroco era già là e aveva portato il suo violino. Il compare bussò alla porta e la contadina domandò chi fosse. -Sono io, comare!- egli rispose. -Vi prego, datemi alloggio per questa notte: non ho venduto le mie uova al mercato, e ora devo riportarmele a casa, ma sono tanto pesanti che non ce la faccio più, ed è già buio.- -Eh, compare!- rispose la contadina. -Arrivate proprio al momento sbagliato! Ma dato che non si può far diversamente, entrate e sedetevi sulla panca della stufa.- Così il compare si sedette sulla panca della stufa con la sua gerla. Ma il parroco e la contadina erano proprio ben allegri. Alla fine il parroco disse: -Sentite, mia cara, voi che sapete cantare così bene, cantatemi qualcosa-. -Ah- disse la contadina -adesso non so più cantare; quand'ero giovane, allora sì, ma adesso è finita.- -Oh- tornò a dire il parroco -cantate solo un pochino!- Allora la contadina si mise a cantare:-A Gallegallicchio ti ho fatto andare, quanto sia lieta non puoi immaginare!-Poi cantò il parroco:-Magari ci stesse un anno, perbacco. Non gli domanderei nemmeno il sacco! Alleluja!-Ora incominciò a cantare il compare (ma prima devo dirvi che il contadino si chiamava Ildebrando); allora cantò il compare:-Ildebrando, sì caro al mio cuore, su questo banco cosa far vuole? Alleluja!-Infine cantò il contadino nella gerla:-Questa canzone non tollero più, e dalla gerla scenderò giù.-Uscì dalla gerla e scacciò di casa il parroco a bastonate.