Три птички


Ba con chim nhỏ


Тысячу лет тому назад жил на свете король, большой любитель охоты. Когда он однажды спускался от своего замка со всею охотою, три девицы-красавицы пасли под горою своих коров; увидев короля, старшая из девиц-красавиц сказала двум остальным: "Коли я этого не получу себе в мужья, так мне и мужа не надобно!"
Той отвечала другая, указывая на ехавшего по правую руку короля: "Коли мне этот не достанется в мужья, то мне и мужа не надобно!"
Тогда и младшая, указывая на того, кто ехал по левую руку короля, тоже воскликнула: "А коли мне этот в мужья не достанется, так мне и никакого не надобно!" А эти двое были королевские министры.
Король же все это слышал и, вернувшись с охоты, приказал трем девицам к себе явиться и стал их спрашивать, что они вчера вечером под горой говорили. Те отвечать не хотели; а король прямо и спросил у старшей, желает ли она выйти за него. Та согласилась; а ее двух сестер взяли за себя оба министра, так как девушки были очень красивы, особенно та, что вышла за короля. У нее волосы были светлые, как лен.
У двух сестер, вышедших замуж за министров, не было детей, и король, когда ему нужно было уехать, призвал их к королеве, чтобы они ее ободряли, потому что она как раз в это время ожидала ребенка.
Вскоре она и родила мальчика, у которого во лбу была красная звезда. Тогда обе ее сестры, сговорившись между собою, решили бросить этого милого младенца в воду. И в то время, как они исполнили свое злое намерение, вдруг взлетела вверх птичка и запела:
На смерть осужденный,
Тонуть обреченный,
Младенец невинный,
Твой час не пришел!
Услышав это, обе злодейки испугались и пустились бежать домой. Когда король вернулся из поездки, они сказали ему, что королева родила собаку. Король отвечал на это: "Что от Бога, то все на благо".
А между тем у воды, в которую брошен был младенец, стоял рыбак, и он вытащил младенца из воды еще живого, и так как у его жены детей не было, то они стали его воспитывать.
Год спустя король опять уехал, а у королевы опять родился сынок, которого обе злодейки-сестры опять взяли у нее и тоже бросили в воду. И опять взвилась вверх птичка и запела:
На смерть осужденный,
Тонуть обреченный,
Младенец невинный,
Твой час не пришел!
Когда же король возвратился, они сказали ему, что королева опять родила собаку, и король опять отвечал: "Что от Бога, то все на благо". Рыбак же и этого младенца вытащил из воды и стал воспитывать.
Еще раз уехал король, а у королевы родилась дочь, которую злодейки также бросили в воду. И опять взвилась вверх птичка и запела:
На смерть осужденный,
Тонуть обреченный,
Младенец невинный,
Твой час не пришел!
Когда же король возвратился домой, они сказали ему, что королева родила кошку. Тут уж разгневался король и приказал королеву посадить в темницу на многие годы.
А между тем королевины детки подросли; старший из них стал однажды ловить рыбу с другими ребятами, и те не захотели с ним ловить, говоря ему: "Ну, ты, найденыш, ступай от нас прочь". Тот был этим очень поражен и спросил у старого рыбака, правду ли они говорят.
Рыбак рассказал, что вытащил его однажды из воды, когда был на рыбной ловле. Тогда королевич сказал рыбаку, что не хочет у него оставаться долее и пойдет отыскивать своего отца. Рыбак уговаривал его остаться, но тот и слышать не хотел, и рыбак должен был его отпустить.
Тогда пошел королевич своей дорогой и много дней спустя пришел на берег большого водного пространства и увидел старуху, которая на берегу ловила рыбу. "Добрый день, тетушка!" - сказал он. "Спасибо на добром слове". - "Долго тебе придется ловить, тетушка, пока ты рыбинку поймаешь?" - "Долго и тебе придется искать, пока ты своего отца найдешь. Ну, как ты тут через воду переправишься?" - сказала старуха. "А уж это одному Богу известно". Тогда старуха взяла его на спину и переправила через воду, а он еще долго искал своего отца и не мог его найти.
Год спустя и второй королевич задумал пойти на поиски своего брата. Пришел он к тому же берегу, и с ним то же произошло. Осталась в доме рыбака только одна дочь, которая так горевала о своих братьях, что как ни старался ее рыбак унимать, она все же хотела непременно идти на поиски братьев. Вот и она пришла к тому же берегу и сказала старухе: "Добрый день, тетушка". - "Спасибо на добром слове". - "Бог вам в помощь при вашей ловле".
Услышав эти слова, старуха обошлась с ней очень ласково, перенесла ее через воду и дала в руки прутик, сказав при этом: "Ступай все по этой дороге, голубушка, и когда ты будешь проходить мимо большого черного пса, то проходи спокойно. Придешь к большому замку, на пороге оброни прутик и проходи через весь замок на противоположную сторону; там есть старый колодец, а над ним растет большое дерево, и на нем висит клетка с птицей. Клетку с птицей сними да зачерпни из колодца стаканчик воды и с этим вернись тем же самым путем. На пороге замка прихвати с собою и свой прутик, и если будешь проходить опять мимо того же пса, то ударь его прутиком по морде и затем возвращайся опять ко мне".
Девочка нашла на пути своем все точно так, как ей сказала старуха, а на обратном пути нашла и обоих своих братьев, которые полсвета обошли, разыскивая друг друга. Вместе с братьями пришла она к тому месту, где большой черный пес лежал при дороге, ударила его прутиком по морде, и обратился он в принца-красавца, который и пошел с ними до той воды, где на берегу жила старуха.
Она очень обрадовалась их возвращению; перенесла через воду, и сама за ними ушла, потому что и она теперь была избавлена от чар.
Братья же с сестрою опять возвратились к старому рыбаку, а клетку с птичкой они повесили на стену.
Но второй королевич никак не мог усидеть дома; взял он тугой лук и отправился на охоту. Утомившись, он присел, вынул свою флейту и стал на ней наигрывать. Король, отец его, тоже был в это время на охоте и услышал звук флейты; пошел на этот звук и, повстречавшись с юношей, спросил его: "Кто тебе позволил здесь охотиться?" - "Никто". - "Чей же ты сын?" - "Я рыбаков сын". - "Да у рыбака и детей нет". - "Коли ты мне не веришь, так пойдем вместе со мною".
Король пошел с ним, расспросил рыбака, и тот сообщил ему подробно обо всем; а птичка в клетке на стене запела:
Их мать сидит в темнице,
Невинная ни в чем.
Два братца и сестрица
Тобой, родным отцом,
Не признаны… Злодейки,
Их тетки-лиходейки
Виновны тут во всем.
Тут все перепугались… А король взял с собою птичку, рыбака и троих детей своих в замок, а темницу велел отворить и вывел оттуда свою жену, которая в заточении ослабела и расхворалась.
Дочка дала ей испить водицы из старого колодца, и мать-королева опять посвежела и поздоровела. Обе тетки-злодейки были сожжены; а дочь вышла замуж за принца.
Cũng phải cách đây mấy nghìn năm rồi, ở vùng rộng mênh mông này có rất nhiều ông vua nhỏ. Trong số đó có ông vua núi Coitơ rất thích đi săn. Một lần vua cùng thợ săn của hoàng cung đi săn, lúc ấy dưới chân núi có ba chị em nhà kia đang chăn bò, thấy vua và đám thợ săn đi qua, cô lớn nhất réo gọi hai cô kia, chỉ nhà vua và nói:
- Ê, này, nếu chị không lấy được người này thì chị ở vậy.
Cô thứ hai từ phía bên này núi vừa đáp vừa chỉ vào người đang đi bên phải nhà vua:
- Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Cô em út chỉ vào người đang đi bên tay trái nhà vua và reo lên:
- Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Hai người đi bên vua chính là hai quan thượng thư.
Vua nghe được hết tất cả, nhưng khi về tới hoàng cung nhà vua cho đòi ba cô gái đến, hỏi họ nói những gì ở trong núi ngày hôm qua. Cả ba cô đều không chịu nói. Vua hỏi cô chị cả có muốn lấy mình làm bạn trăm năm không. Cô bằng lòng. Còn hai cô em đều ưng thuận lấy hai quan thượng thư. Cả ba cô đều xinh đẹp, cô chị cả lại có bộ tóc dài óng như tơ.
Hai cô em không có con. Một hôm nhà vua phải đi xa, cho mời họ tới ở và chăm sóc luôn hoàng hậu vì bà đang có thai. Hoàng hậu sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, lại có núm đồng tiền ở má. Hai cô em bàn nhau hãm hại đứa bé, và họ ném nó xuống nước - hình như ném xuống sông Vêdơ thì phải - ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
"Thương ôi chú bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang."
Nghe tiếng chim hót, hai cô bủn rủn cả người, muốn bỏ mặc hoàng hậu đấy mà đi trốn.
Khi nhà vua trở lại hoàng cung, hai cô em kể với nhà vua rằng, hoàng hậu sinh ra một con chó. Nhà vua nói:
- Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Có một người thuyền chài vớt được đứa bé, đứa bé vẫn còn thoi thóp. Vì không có con nên hai vợ chồng người đánh cá đem đứa bé về nhà nuôi nấng dạy dỗ cho khôn lớn.
Năm sau vua lại đi xa. Hoàng hậu lại sinh con trai. Máu ganh tị nổi lên, hai cô em lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
"Thương ôi chú bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang."
Vua vừa về tới hoàng cung, hai cô em đã ra đón và kể rằng hoàng hậu lần này cũng sinh ra một con chó. Nhà vua chỉ nói:
- Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Người thuyền chài kia lại vớt được đứa bé và đem nó về nhà nuôi nấng dạy dỗ.
Lần này nhà vua lại phải đi xa. Hoàng hậu sinh con gái. Hai cô em độc ác kia lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
"Thương ôi cô bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang."
Khi nhà vua trở về, hai cô em kể rằng hoàng hậu lần này sinh ra một con mèo. Nhà vua nổi giận lôi đình, truyền giam hoàng hậu vào ngục tối. Nhiều năm đã trôi qua mà hoàng hậu vẫn ở trong ngục tối.
Giờ đây các con bà đã trưởng thành, khôn lớn. Một hôm đứa con trai cả muốn cùng các bạn thanh niên khác đi đánh cá. Nhưng bọn kia không muốn cho chàng đi cùng nên chế giễu:
- Đồ con rơi con nhặt mà cũng đòi đi cùng.
Chàng buồn rầu đi về hỏi ông lão đánh cá xem có phải thật thế không. Ông kể chính chàng là đứa bé mà ông đã vớt khi kéo lưới lên. Chàng liền xin cho đi tìm cha. Ông lão đánh cá muốn chàng ở lại nhưng chàng không chịu, ông đành để chàng đi.
Rồi chàng lên đường, đi hết ngày này sang ngày khác, sau cùng tới bờ một con sông lớn. Gặp một bà già đang ngồi câu cá, chàng nói:
- Chào mẹ!
- Chào con!
- Chắc lâu lâu mới có một con cá cắn câu mẹ nhỉ?
- Còn con thì còn phải đi tìm lâu lắm mới gặp được cha đẻ mình. Giờ con qua sông bằng cách nào?
- Dạ, cái đó chỉ có trời mới biết.
Bà già liền cõng chàng qua sông. Chàng đi hoài đi mãi mà vẫn chưa gặp được cha.
Một năm đã trôi qua, giờ đây người em trai lên đường đi tìm anh. Đến bên bờ sông lớn kia, mọi việc lại xảy ra như đối với người anh cả. Đợi mãi không thấy hai anh trở về, cô em gái sốt ruột, xin bố mình cho đi tìm hai anh. Khi tới bên bờ con sông lớn kia cô gặp một bà vụ già, cô chào:
- Con xin chào mẹ!
- Chào con!
- Lạy trời phù hộ mẹ câu được nhiều cá!
Thấy cô gái ăn nói phúc hậu, bà liền cõng cô qua sông, còn cho cô một cái roi và dặn:
- Con ạ, con cứ đi thẳng theo đường này, nếu dọc đường con có gặp một con chó mực to thì cứ thản nhiên đi qua, không cười mà cũng đừng nhìn nó. Tiếp đó con sẽ tới một lâu đài lớn, cửa để ngỏ, con để roi rơi xuống ngưỡng cửa. Con đi xuyên từ đầu này đến đầu kia của lâu đài, rồi bước ra chỗ giếng sau lâu đài. Từ trong lòng giếng mọc lên một cây cổ thụ, trên cây có treo một chiếc lồng, trong có một con chim. Con lấy lồng chim xuống và múc ở giếng một cốc nước, con cầm hai thứ ấy và theo đường cũ trở về. Con nhặt cái roi ở ngưỡng cửa lên, nhớ khi đi qua con chó thì quất cho nó một roi vào đúng mõm nó, rồi con đi thẳng về đây với mẹ.
Cô gái nghiệm thấy mọi việc xảy ra đúng như lời bà cụ dặn. Trên đường về cô gặp hai anh, họ đã đi chu du được nửa thiên hạ. Ba anh em cùng đi, tới chỗ con chó mực đang nằm, cô quất roi vào mõm, nó hiện nguyên hình thành một hoàng tử khôi ngô tuấn tú, chàng đã được giải thoát, giờ đây cả bốn người cùng đi. Tới bờ sông họ gặp lại bà cụ già, bà cõng họ qua sông và chính vì thế mà bà cũng được giải thoát khỏi phép yêu. Họ cùng nhau trở lại nhà ông lão đánh cá, mọi người chuyện trò vui vẻ và treo lồng chim lên cạnh tường.
Người con thứ hai chỉ nghỉ một lúc ở nhà rồi cầm nỏ đi săn. Đi mãi chàng mỏi chân, liền dừng lại lấy sáo ra thổi một bài. Nhà vua đang đi săn trong rừng, nghe tiếng sáo lạ, nhà vua cứ theo hướng tiếng sáo mà đi, tới nơi vua hỏi:
- Ai cho phép ngươi săn ở cánh rừng này?
- Thưa không ai cho phép cả.
- Thế ngươi là con cái nhà ai?
- Thưa tôi là con trai người đánh cá.
- Người đó làm gì có con.
- Nếu bệ hạ không tin lời tôi nói, xin mời bệ hạ cùng đi.
Tới nơi nhà vua hỏi chuyện ông lão đánh cá. Ông kể hết sự tình. Con chim nhỏ trong lồng cũng cất tiếng hót theo:
"Mẹ ngồi buồn tủi,
trong cảnh tù đày
Mấy đứa con đây
đều là ngoan cả
Hai dì xảo trá
làm chúng khốn cùng
quăng chúng xuống sông
ông già vớt được."
Nghe chuyện mọi người sững sờ. Nhà vua đưa chim, đón các con cùng ông lão đánh cá về hoàng cung. Vua sai mở cửa ngục, hoàng hậu nom già nua ốm yếu. Cô con gái đưa cốc nước giếng cho bà uống, da dẻ bà lại hồng hào, người thấy khỏe hẳn ra. Hai cô em quỷ quyệt bị đi đày ngoài hoang đảo. Sau đó lễ cưới công chúa lấy hoàng tử được tổ chức.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng