Ba con chim nhỏ


Los tres pajarillos


Cũng phải cách đây mấy nghìn năm rồi, ở vùng rộng mênh mông này có rất nhiều ông vua nhỏ. Trong số đó có ông vua núi Coitơ rất thích đi săn. Một lần vua cùng thợ săn của hoàng cung đi săn, lúc ấy dưới chân núi có ba chị em nhà kia đang chăn bò, thấy vua và đám thợ săn đi qua, cô lớn nhất réo gọi hai cô kia, chỉ nhà vua và nói:
- Ê, này, nếu chị không lấy được người này thì chị ở vậy.
Cô thứ hai từ phía bên này núi vừa đáp vừa chỉ vào người đang đi bên phải nhà vua:
- Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Cô em út chỉ vào người đang đi bên tay trái nhà vua và reo lên:
- Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy.
Hai người đi bên vua chính là hai quan thượng thư.
Vua nghe được hết tất cả, nhưng khi về tới hoàng cung nhà vua cho đòi ba cô gái đến, hỏi họ nói những gì ở trong núi ngày hôm qua. Cả ba cô đều không chịu nói. Vua hỏi cô chị cả có muốn lấy mình làm bạn trăm năm không. Cô bằng lòng. Còn hai cô em đều ưng thuận lấy hai quan thượng thư. Cả ba cô đều xinh đẹp, cô chị cả lại có bộ tóc dài óng như tơ.
Hai cô em không có con. Một hôm nhà vua phải đi xa, cho mời họ tới ở và chăm sóc luôn hoàng hậu vì bà đang có thai. Hoàng hậu sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, lại có núm đồng tiền ở má. Hai cô em bàn nhau hãm hại đứa bé, và họ ném nó xuống nước - hình như ném xuống sông Vêdơ thì phải - ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
"Thương ôi chú bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang."
Nghe tiếng chim hót, hai cô bủn rủn cả người, muốn bỏ mặc hoàng hậu đấy mà đi trốn.
Khi nhà vua trở lại hoàng cung, hai cô em kể với nhà vua rằng, hoàng hậu sinh ra một con chó. Nhà vua nói:
- Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Có một người thuyền chài vớt được đứa bé, đứa bé vẫn còn thoi thóp. Vì không có con nên hai vợ chồng người đánh cá đem đứa bé về nhà nuôi nấng dạy dỗ cho khôn lớn.
Năm sau vua lại đi xa. Hoàng hậu lại sinh con trai. Máu ganh tị nổi lên, hai cô em lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
"Thương ôi chú bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang."
Vua vừa về tới hoàng cung, hai cô em đã ra đón và kể rằng hoàng hậu lần này cũng sinh ra một con chó. Nhà vua chỉ nói:
- Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả.
Người thuyền chài kia lại vớt được đứa bé và đem nó về nhà nuôi nấng dạy dỗ.
Lần này nhà vua lại phải đi xa. Hoàng hậu sinh con gái. Hai cô em độc ác kia lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:
"Thương ôi cô bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang."
Khi nhà vua trở về, hai cô em kể rằng hoàng hậu lần này sinh ra một con mèo. Nhà vua nổi giận lôi đình, truyền giam hoàng hậu vào ngục tối. Nhiều năm đã trôi qua mà hoàng hậu vẫn ở trong ngục tối.
Giờ đây các con bà đã trưởng thành, khôn lớn. Một hôm đứa con trai cả muốn cùng các bạn thanh niên khác đi đánh cá. Nhưng bọn kia không muốn cho chàng đi cùng nên chế giễu:
- Đồ con rơi con nhặt mà cũng đòi đi cùng.
Chàng buồn rầu đi về hỏi ông lão đánh cá xem có phải thật thế không. Ông kể chính chàng là đứa bé mà ông đã vớt khi kéo lưới lên. Chàng liền xin cho đi tìm cha. Ông lão đánh cá muốn chàng ở lại nhưng chàng không chịu, ông đành để chàng đi.
Rồi chàng lên đường, đi hết ngày này sang ngày khác, sau cùng tới bờ một con sông lớn. Gặp một bà già đang ngồi câu cá, chàng nói:
- Chào mẹ!
- Chào con!
- Chắc lâu lâu mới có một con cá cắn câu mẹ nhỉ?
- Còn con thì còn phải đi tìm lâu lắm mới gặp được cha đẻ mình. Giờ con qua sông bằng cách nào?
- Dạ, cái đó chỉ có trời mới biết.
Bà già liền cõng chàng qua sông. Chàng đi hoài đi mãi mà vẫn chưa gặp được cha.
Một năm đã trôi qua, giờ đây người em trai lên đường đi tìm anh. Đến bên bờ sông lớn kia, mọi việc lại xảy ra như đối với người anh cả. Đợi mãi không thấy hai anh trở về, cô em gái sốt ruột, xin bố mình cho đi tìm hai anh. Khi tới bên bờ con sông lớn kia cô gặp một bà vụ già, cô chào:
- Con xin chào mẹ!
- Chào con!
- Lạy trời phù hộ mẹ câu được nhiều cá!
Thấy cô gái ăn nói phúc hậu, bà liền cõng cô qua sông, còn cho cô một cái roi và dặn:
- Con ạ, con cứ đi thẳng theo đường này, nếu dọc đường con có gặp một con chó mực to thì cứ thản nhiên đi qua, không cười mà cũng đừng nhìn nó. Tiếp đó con sẽ tới một lâu đài lớn, cửa để ngỏ, con để roi rơi xuống ngưỡng cửa. Con đi xuyên từ đầu này đến đầu kia của lâu đài, rồi bước ra chỗ giếng sau lâu đài. Từ trong lòng giếng mọc lên một cây cổ thụ, trên cây có treo một chiếc lồng, trong có một con chim. Con lấy lồng chim xuống và múc ở giếng một cốc nước, con cầm hai thứ ấy và theo đường cũ trở về. Con nhặt cái roi ở ngưỡng cửa lên, nhớ khi đi qua con chó thì quất cho nó một roi vào đúng mõm nó, rồi con đi thẳng về đây với mẹ.
Cô gái nghiệm thấy mọi việc xảy ra đúng như lời bà cụ dặn. Trên đường về cô gặp hai anh, họ đã đi chu du được nửa thiên hạ. Ba anh em cùng đi, tới chỗ con chó mực đang nằm, cô quất roi vào mõm, nó hiện nguyên hình thành một hoàng tử khôi ngô tuấn tú, chàng đã được giải thoát, giờ đây cả bốn người cùng đi. Tới bờ sông họ gặp lại bà cụ già, bà cõng họ qua sông và chính vì thế mà bà cũng được giải thoát khỏi phép yêu. Họ cùng nhau trở lại nhà ông lão đánh cá, mọi người chuyện trò vui vẻ và treo lồng chim lên cạnh tường.
Người con thứ hai chỉ nghỉ một lúc ở nhà rồi cầm nỏ đi săn. Đi mãi chàng mỏi chân, liền dừng lại lấy sáo ra thổi một bài. Nhà vua đang đi săn trong rừng, nghe tiếng sáo lạ, nhà vua cứ theo hướng tiếng sáo mà đi, tới nơi vua hỏi:
- Ai cho phép ngươi săn ở cánh rừng này?
- Thưa không ai cho phép cả.
- Thế ngươi là con cái nhà ai?
- Thưa tôi là con trai người đánh cá.
- Người đó làm gì có con.
- Nếu bệ hạ không tin lời tôi nói, xin mời bệ hạ cùng đi.
Tới nơi nhà vua hỏi chuyện ông lão đánh cá. Ông kể hết sự tình. Con chim nhỏ trong lồng cũng cất tiếng hót theo:
"Mẹ ngồi buồn tủi,
trong cảnh tù đày
Mấy đứa con đây
đều là ngoan cả
Hai dì xảo trá
làm chúng khốn cùng
quăng chúng xuống sông
ông già vớt được."
Nghe chuyện mọi người sững sờ. Nhà vua đưa chim, đón các con cùng ông lão đánh cá về hoàng cung. Vua sai mở cửa ngục, hoàng hậu nom già nua ốm yếu. Cô con gái đưa cốc nước giếng cho bà uống, da dẻ bà lại hồng hào, người thấy khỏe hẳn ra. Hai cô em quỷ quyệt bị đi đày ngoài hoang đảo. Sau đó lễ cưới công chúa lấy hoàng tử được tổ chức.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Hará cosa de mil años, o tal vez más, que en estas tierras había muchos reyezuelos. Uno de ellos vivía en Teuteberg y era aficionado a la caza. Un día en que, como muchos, salió del castillo con sus cazadores, tres muchachas guardaban sus vacas al pie del monte, y, al ver al Rey con tantos cortesanos, exclamó la mayor, señalándole y dirigiéndose a sus hermanas:
- ¡Hola, hola! ¡Si no es aquél, no quiero ninguno!
Respondióle la segunda, que estaba del otro lado de la montaña, señalando al que iba a la derecha del Rey:
- ¡Hola, hola! ¡Si no es aquél, no quiero ninguno!
Y la tercera, señalando al que se hallaba a la izquierda:
- ¡Hola, hola! ¡Si no es aquél, no quiero ninguno!
Los dos últimos eran los dos ministros. Oyólo todo el Rey, y, de vuelta a palacio, mandó llamar a las tres hermanas y preguntóles qué habían dicho la víspera en la montaña. Las doncellas se negaron a repetirlo, y entonces el Rey preguntó a la mayor si lo quería por marido. Ella respondió afirmativamente, y los ministros preguntaron lo mismo a las otras dos, pues las tres eran hermosas y de lindo rostro, sobre todo la Reina, que tenía cabellos como de lino.
Las dos hermanas menores no tuvieron hijos, y un día en que, el Rey hubo de ausentarse, mandólas que se quedasen a hacer compañía a la Reina para animarla, pues esperaba ser pronto madre. Dio a luz un niño, que vino al mundo con una estrella completamente roja, y entonces las dos hermanas se concertaron para arrojar al agua a la linda criatura. Cuando ya hubieron cometido el crimen -creo que lo echaron al río Weser- un pajarillo se remontó a las alturas cantando:
"La muerte ha venido
porque Dios lo quiere.
Mas florece un lirio;
buen niño, ¿tú lo eres?".
Al oírlo las dos hermanas, asustáronse en extremo y se alejaron a toda prisa. Al regresar el Rey, dijéronle que la Reina había dado a luz un perro. Respondió el Rey:
- Lo que hace Dios, bien hecho está.
Pero a orillas del río vivía un pescador, que sacó del agua al niño, vivo todavía, y, como su mujer no tenía hijos, lo adoptaron.
Al cabo de un año, el Rey se hallaba nuevamente de viaje, y la Reina tuvo otro hijo, que, como la vez anterior, fue arrojado al río por las malvadas hermanas. Volvió a remontarse la avecilla, cantando nuevamente:
"La muerte ha venido
porque Dios lo quiere.
Mas florece un lirio;
buen niño, ¿tú lo eres? ".
Y al regresar el Rey, dijéronle que la Reina había traído al mundo otro perro, a lo que él respondió como la primera vez:
- Lo que hace Dios, bien hecho está.
Pero también el pescador salvó al segundo niño y se lo llevó a su casa.
Volvió a marcharse el Rey, y la Reina tuvo una niña, que también fue arrojada al río por las perversas hermanas. Y otra vez voló el pajarillo, cantando:
"La muerte ha venido
porque Dios lo quiere.
Mas florece un lirio;
buena niña, ¿tú lo eres?".
Al Rey le dijeron, a su vuelta a palacio, que la Reina había tenido un gato, y el monarca, encolerizado, mandó encerrar a su esposa en una cárcel, donde se pasó largos años.
Mientras tanto, los niños habían crecido, y un día el mayor salió de pesca con otros muchachos de la localidad. Éstos no lo querían, sin embargo, y, para librarse de él, le dijeron:
- ¡Anda, cunero, sigue tu camino!
El niño, afligido, fue a preguntar al viejo pescador si era verdad aquello, y entonces su padre adoptivo le explicó que un día, hallándose de pesca, lo había sacado del agua. Respondióle el mocito que quería marcharse en busca de su padre, y aunque el pescador le rogó que se quedase, fue tal la insistencia del muchacho, que, al fin, hubo de ceder.
Púsose el chico en camino y estuvo andando muchos días seguidos; al fin, llegó a un río muy grande y caudaloso, en cuya orilla pescaba una mujer muy vieja.
- Buenos días, abuelita -dijo el muchacho.
- Gracias -respondióle la vieja.
- Tendrás que estar pescando muchas horas, antes de coger un pez -le dijo él.
- Y tú tendrás que buscar mucho tiempo, antes de encontrar a tu padre -replicóle la anciana-. ¿Cómo pasarás el río?
- ¡Ay, sólo Dios lo sabe! -exclamó el mozo.
Entonces la vieja se lo cargó en hombros y lo trasladó a la otra orilla; y él siguió buscando durante largo tiempo sin obtener noticias de su padre.
Transcurrido un año, su hermano salió en su busca. Llegó al borde del río, y le sucedió lo que al otro. Y ya sólo quedaba en casa la niña, la cual echaba tanto de menos a sus hermanos, que, al fin, se decidió a rogar al pescador la permitiese salir también a buscarlos. Al llegar al río, dijo a la vieja:
- ¡Buenos días, madrecita!
- Muchas gracias -respondióle la mujer.
- ¡Qué Dios os ayude en vuestra pesca! -prosiguió la niña.
Al oír estas palabras, la anciana, cariñosa, la pasó a la orilla opuesta y, dándole una vara, le dijo:
- Sigue siempre por este camino, hija mía, y cuando veas un gran perro negro, pasa por delante de él sin chistar y sin manifestar temor, pero sin reírte ni mirarlo. Llegarás luego a un vasto palacio abierto, en el dintel dejas caer la vara, atraviesas el edificio de punta a punta y sales por el lado opuesto. Hay allí un antiguo manantial, en el que ha crecido un alto árbol; de una de sus ramas cuelga una jaula con un pájaro; llévatela. Llenas entonces un vaso de agua de la fuente, y emprendes el camino de regreso con las dos cosas. Al atravesar el dintel recoges la vara que dejaste caer, y, cuando vuelvas a pasar junto al perro, golpéale en la cara, asegurándote de que lo aciertas; luego te vienes de nuevo a encontrarme.
Todo sucedió como predijera la vieja, y, ya de vuelta, se encontró con sus hermanos, que habían explorado medio mundo. Siguieron los tres juntos hasta el lugar en que estaba el perro negro, y la niña lo golpeó en la cara. Inmediatamente quedó transformado en un hermoso príncipe que se sumó a ellos, y, así, llegaron al río. Alegróse la vieja al verlos a todos y los llevó a la orilla opuesta, desapareciendo después, ya que también ella había quedado desencantada. Los demás se encaminaron a la morada del viejo pescador, todos contentísimos de estar nuevamente reunidos. La jaula con el pájaro la colgaron de la pared.
Pero el segundo hijo no permaneció en casa; armándose de un arco, se marchó a la caza. Cuando se sintió cansado, sacó su flauta y se puso a entonar una melodía. El Rey, que se hallaba también cazando, se le acercó al oírla:
- ¿Quién te ha autorizado para cazar aquí? -preguntóle.
- Nadie -respondió el joven.
- ¿De quién eres? -siguió preguntando el Rey. Y replicó el muchacho:
- Soy hijo del pescador.
- ¡Pero si el pescador no tiene hijos! -respondió el Rey.
- Si no quieres creerlo, ven conmigo.
Hízolo así el Rey y fue a interrogar al pescador, el cual le contó toda la historia; y, en cuanto hubo terminado, el pájaro enjaulado prorrumpió a cantar:
"Solita está la madre
en la negra prisión.
¡Oh, rey! Ahí están tus hijos,
sangre de tu corazón.
Las hermanas impías
causaron tu dolor.
Al agua los echaron,
los salvó el pescador".
Asustáronse todos; el Rey se llevó a palacio al pájaro, al pescador y a los tres hijos, y mandó abrir la prisión y libertar a su esposa, la cual se hallaba enferma y en miserable estado. Pero su hija le dio a beber agua de la fuente, y, en el acto, quedó fresca y sana. Las dos malvadas hermanas fueron condenadas a morir en la hoguera, y la hija se casó con el príncipe.