Nước trường sinh


Das Wasser des Lebens


Xưa có một ông vua ốm thập tử nhất sinh, không ai tin là ông sẽ tai qua nạn khỏi. Nhà vua có ba người con trai, cả ba anh em đều buồn rầu về chuyện đó, kéo nhau ra vườn thượng uyển ngồi khóc. Giữa lúc đó có một ông cụ hiện ra hỏi vì sao mà buồn. Ba người thưa với cụ rằng vua cha ốm rất nặng, đã dùng đủ các loại thuốc mà không khỏi, chắc chắn thế nào cũng băng hà.
Nghe xong, ông cụ nói:
- Lão biết một thứ thuốc có thể chữa khỏi, đó là nước trường sinh. Nếu nhà vua uống nước ấy chắc chắn sẽ bình phục. Nhưng thứ nước ấy khó tìm lắm.
Người con trai cả nói:
- Nhất định tôi sẽ tìm được.
Hoàng tử đến bên giường bệnh xin phép vua cha cho đi tìm nước trường sinh, vì chỉ có nước ấy mới chữa khỏi bệnh của vua. Nhà vua bảo:
- Không được con ạ. Việc đó nguy hiểm lắm, thà để cha chết còn hơn.
Hoàng tử năn nỉ mãi đến khi vua bằng lòng mới thôi. Chàng nghĩ bụng:
- Nếu ta lấy được nước trường sinh về thì ta sẽ là đứa con cưng nhất của vua cha và sẽ được hưởng quyền thừa kế.
Chàng khăn gói lên đường. Khi đã đi được một đoạn đường dài, chàng gặp một người lùn. Người đó hỏi chàng:
- Này, đi đâu mà vội thế?
Hoàng tử đáp với giọng khinh khỉnh:
- Đồ lùn tịt ngu xuẩn. Điều đó không dính líu gì đến mày cả.
Rồi chàng lại phóng ngựa đi tiếp.
Người bé tí hon kia tức giận, lầm rầm đọc thần chú hại chàng. Chỉ một lát sau, chàng bị lạc vào một khe núi. Càng tiến sâu vào, khe núi càng xiết hẹp hơn trước, rồi đường đi hẹp tới mức cả chàng lẫn ngựa không thể nhúc nhích đi tiếp được nữa. Quay ngựa cũng không được, xuống ngựa cũng không xong, chàng đành ngồi đó như trời trồng. Vua cha mỏi mắt đợi con mang nước trường sinh về, nhưng không thấy.
Khi đó, người con trai thứ hai nói với cha:
- Thưa cha, cha để con đi tìm nước trường sinh.
Chàng nghĩ bụng: Anh mình đã chết, ngôi báu kia tất sẽ vào tay mình.
Lúc đầu vua không muốn hoàng tử ra đi, nhưng rồi cũng đành chiều ý con. Chàng cũng đi theo con đường mà người anh cả đã đi, và cũng gặp một người lùn. Người ấy giữ chàng lại và hỏi chàng đi đâu mà vội vã thế. Hoàng tử đáp:
- Đồ lùn oắt con! Điều đó không có dính líu gì đến mày cả!
Rồi chàng cứ thế phóng ngựa đi, không thèm ngoảnh cổ lại.
Người lùn lại đọc thần chú. Cũng như người anh cả, chàng cũng lạc vào khe núi, không tiến thoái được. Số phận của những kẻ kiêu ngạo là thế đó!
Người anh thứ hai cũng không trở về. Người con trai út lại xin vua cha cho đi tìm nước trường sinh. Cuối cùng, vua cha đành để cho chàng ra đi. Khi gặp người lùn kia, người ấy hỏi chàng đi đâu mà vội vã thế, thì chàng dừng ngựa lại, kể đầu đuôi câu chuyện. Chàng nói:
- Cha tôi ốm sắp chết, tôi đi tìm nước trường sinh.
- Anh có biết tìm nước trường sinh ở đâu không?
- Thưa không ạ.
- Vì anh cư xử lễ độ, biết người biết ta, không kiêu căng như hai người anh kia nên ta nói cho anh biết chỗ và cách lấy được nước trường sinh: Trong sân một tòa lâu đài bị phù phép có một cái giếng phun nước trường sinh, nhưng anh chỉ có thể vào trong lâu đài được, nếu tôi cho anh một chiếc gậy bằng sắt và hai cái bánh mì to tròn. Lấy gậy đập vào cửa sắt ba lần, cửa sẽ mở tung ra. Trước mặt anh sẽ là hai con sư tử đứng há mõm. Nếu anh vứt cho mỗi con một chiếc bánh, chúng sẽ yên lặng ngồi gặm bánh, khi đó anh chạy mau đi lấy nước trường sinh và ra khỏi cổng trước khi chuông đánh mười hai tiếng. Vì nếu không, cửa sập lại, anh sẽ bị giam ở trong đó.
Hoàng tử cám ơn người kia, cầm chiếc gậy sắt, bánh mì và lên đường. Khi chàng đến nơi, mọi việc xảy ra đúng như lời người lùn nói. Tiếng gõ thứ ba vừa dứt thì cửa mở tung ra, chàng ném bánh cho sư tử ăn và bước vào lâu đài. Chàng vào một phòng lớn, trang hoàng rực rỡ. Trong đó có những hoàng tử bị phù phép đang ngồi. Chàng tháo nhẫn ở ngón tay các hoàng tử và lấy thêm một thanh kiếm, một chiếc bánh ở đó. Rồi chàng tới một căn phòng khác. Một công chúa đẹp tuyệt vời đang đứng ở trong phòng. Khi trông thấy chàng, nàng mừng rỡ, hôn chàng và nói chàng đã giải thoát cho nàng, chàng sẽ được hưởng ngôi báu: nếu sang năm chàng trở lại, hai người sẽ làm lễ thành hôn. Rồi nàng chỉ cho chàng nơi có giếng nước trường sinh, khuyên chàng phải đi lấy nước cho kịp trước khi chuông đánh mười hai tiếng. Chàng lại đi nữa, đến một căn phòng có chiếc giường rất đẹp, mới trải khăn. Đi nhiều nên chàng đã mệt nhoài, giờ muốn nghỉ một lát cho giãn xương cốt. Vừa mới đặt lưng xuống giường, chàng đã ngủ thiếp đi. Khi chàng thức giấc, đồng hồ chỉ mười một giờ ba khắc. Sợ cuống lên, chàng vùng dậy, chạy thẳng ra giếng. Cạnh giếng có sẵn một cái cốc, chàng cầm cốc múc nước đổ vào bình, rồi vội vã ra về. Chàng mới bước được chân trái ra khỏi cửa thì chuông bắt đầu điểm mười hai tiếng. Cửa sập mạnh, và nhanh đến nỗi chàng mất luôn một miếng gót chân.
Lấy được nước trường sinh, chàng rất mừng, cứ thẳng đường ra về. Chàng lại qua chỗ người lùn. Thấy chàng mang thanh kiếm và chiếc bánh, người ấy nói:
- Anh đã lấy được những bảo bối hiếm quý: với thanh kiếm ấy anh có thể phá tan cả đoàn quân hùng mạnh, còn bánh mì thì ăn không bao giờ hết.
Nhưng hoàng tử muốn cùng các anh về gặp vua cha, chàng nói:
- Bác lùn thân mến ơi, bác làm ơn chỉ cho biết chỗ hai anh tôi đang ở. Hai anh tôi đi tìm nước trường sinh trước tôi mà chưa thấy về.
Người lùn nói:
- Chỉ vì họ quá kiêu ngạo nên ta phù phép khiến họ bị kẹp vào giữa hai trái núi.
Hoàng tử van lạy mãi, người ấy mới chịu tha cho hai người anh, nhưng người ấy căn dặn thêm:
- Đối với hai người ấy, anh phải cẩn thận vì họ nham hiểm lắm.
Khi gặp hai người anh, hoàng tử Út rất vui mừng. Chàng kể cho hai anh chuyện mình tìm thấy nước trường sinh, giải thoát cho một nàng công chúa xinh đẹp, nàng hứa đợi chàng một năm sau sẽ cưới. Và chàng sẽ được thừa hưởng cả một giang sơn rộng lớn.
Sau đó anh em cùng lên đường. Họ đi qua một nước đang bị cảnh chiến tranh và đói kém hoành hành. Vua nước đó cho rằng với cảnh cùng khổ này, tất cả cơ đồ sự nghiệp sẽ đổ vỡ hết.
Hoàng tử Út đến yết kiến vua nước ấy, cho nhà vua mượn chiếc bánh để toàn dân được ăn no. Hoàng tử còn đưa cho nhà vua thanh kiếm để đánh tan giặc ngoại xâm, nhân dân được hưởng thái bình. Sau đó hoàng tử lấy lại chiếc bánh và thanh kiếm, ba anh em lại tiếp tục lên đường.
Ba anh em đi qua hai nước nữa. Những nước này cũng đang bị chiến tranh và nạn đói hoành hành. Hoàng tử Út cho nhà vua các nước ấy mượn chiếc bánh và thanh kiếm của mình. Thế là cứu được ba nước khỏi cảnh lầm than, chinh chiến. Sau đó ba anh em lên thuyền vượt biển về nước.
Trong khi đi, hai người anh bàn với nhau:
- Thằng Út lấy được nước trường sinh về, thế nào vua cha cũng sẽ truyền ngôi cho nó. Chắc chắn nó sẽ lấy mất phần của chúng ta.
Máu hằn thù bực bội nổi lên, hai người tính sẽ tìm cách hãm hại em út. Cả hai đợi cho em ngủ thật say, rót nước trường sinh đổ vào bình của mình rồi đổ nước bể mặn chát thay vào. Về tới cung, hoàng tử Út dâng nước để vua cha uống khỏi bệnh. Nhưng vua vừa mới nhấp vài ngụm nước bể mặn chát thì bệnh lại tăng hơn trước. Khi vua đang rền rĩ về chuyện đó thì hai người anh bước tới, vu cho người em mưu tính đầu độc cha. Chúng nói là chúng mang được nước trường sinh thật để dâng vua cha uống. Quả nhiên vừa mới uống nước ấy, vua đã thấy bệnh tật biến đâu hết, người khỏe mạnh như thời còn trai trẻ.
Sau đó hai anh đến chỗ em út, chế nhạo em:
- Chính mày là người tìm thấy và lấy được nước trường sinh, nhưng mày chỉ có công, còn chúng ông lĩnh thưởng. Lẽ ra mày phải khôn ngoan hơn một chút nữa, lúc nào cũng phải tỉnh táo để ý tới nó mới phải. Sang năm, một trong hai đứa chúng tao sẽ đón rước công chúa xinh đẹp kia. Nhưng mày có khôn hồn thì đừng có nói lộ ra, cha không còn tin mày nữa. Mày chỉ cần hé ra một tiếng là sẽ toi mạng. Muốn sống yên thân thì hãy khóa miệng lại.
Vua rất bực mình về người con trai út, nghi là con út định hãm hại mình. Vua cho họp mặt quần thần để phán xử chàng. Triều đình quyết định xử bắn chàng một cách bí mật.
Một thị vệ được phái đi săn cùng hoàng tử. Chàng không hề hay biết gì về kế hoạch hãm hại mình. Khi chỉ còn hai người trong rừng, hoàng tử thấy tên thị vệ mặt buồn rười rượi, chàng hỏi y:
- Ngươi ốm hay sao mà nom mặt buồn thế?
- Kẻ bầy tôi bắt buộc phải làm một việc không tốt nhưng không được nói lộ ra.
- Ngươi cứ nói, ta sẵn lòng lượng thứ.
- Trời ơi, Hoàng thượng truyền lệnh cho kẻ hạ thần bắn chết hoàng tử.
Hoàng tử sợ hãi nói:
- Ngươi hãy để ta sống. Ngươi hãy mặc áo bào của ta, để ta lấy áo của ngươi mặc.
- Hạ thần cũng rất muốn như vậy. Hạ thần sẽ không phải bắn nữa.
Hai người đổi áo cho nhau. Thị vệ trở về nhà, còn hoàng tử trốn sâu mãi ở trong rừng.
Một thời gian sau, có ba chiếc xe chở đầy vàng ngọc đến cung vua để tạ ơn hoàng tử Út. Đó là quà tặng của ba ông vua ba nước gởi tới tạ ơn hoàng tử khi trước đã cho mượn kiếm để dẹp giặc ngoại xâm và chiếc bánh để cứu dân khỏi nạn đói.
Lúc bấy giờ, vua cha chợt nghĩ:
- Phải chăng con trai ta vô tội?
Rồi vua bảo quần thần:
- Ước gì con trai ta còn sống! Tiếc rằng ta đã sai người giết nó.
Người thị vệ tâu:
- Muôn tâu Hoàng thượng, hoàng tử còn sống. Kẻ hạ thần này đã động lòng thương mến nên không thực hiện mệnh lệnh của Hoàng thượng.
Rồi viên thị vệ kể lại cho vua nghe câu chuyện đã xảy ra như thế nào.
Như trút được hòn đá nặng đè trái tim, nhà vua cho loan báo khắp nơi cho phép hoàng tử trở về và hứa vẫn nhận chàng là hoàng tử như trước.
Trong khi ấy, công chúa nước kia đã sai làm một con đường toàn bằng vàng rực rỡ dẫn thẳng vào cung điện của mình. Nàng dặn quần thần hễ thấy ai cưỡi ngựa giữa đường, đi thẳng vào cổng cung điện thì cứ để người ấy vào vì đó chính là người công chúa mong đợi. Còn ai đi bên lề đường thì không cho vào.
Một năm hạn định đã sắp hết, hoàng tử anh cả nghĩ mình có thể lên đường, đến nhận là người đã cứu công chúa, hòng lấy công chúa và lên ngôi vua. Hoàng tử lên ngựa ra đi. Tới trước cung điện, thấy con đường dát vàng nom tuyệt đẹp, chàng nghĩ:
- Mình cho ngựa chạy lên thì hỏng hết đường.
Hoàng tử cho ngựa đi sang lề đường bên phải. Khi đến trước cổng, quân hầu chặn lại bảo chàng không phải là người công chúa mong đợi, xin mời quay ngựa trở về.
Liền ngay sau đó, hoàng tử thứ hai lên đường. Ngựa mới đặt chân trước lên con đường dát vàng, chàng chợt nghĩ, thật là phí phạm, đi ven đường cũng được rồi, nên chàng cho ngựa đi sang bên trái đường. Tới cổng, lính canh bảo chàng không phải là người mà công chúa mong đợi, xin mời quay ngựa ra về.
Đúng một năm trôi qua, Hoàng tử thứ ba mới rời khỏi khu rừng để tới gặp người yêu, để được sống bên nàng, quên hết những nỗi gian truân. Chàng ra đi, lòng luôn luôn nghĩ tới nàng nên đến gần cung điện mà vẫn không hay, cũng chẳng để ý đến con đường dát vàng. Chàng phi ngựa ngay giữa đường dẫn tới cung điện. Khi chàng phi gần tới thì cổng thành mở toang.
Công chúa hân hoan ra đón chàng và nói chính chàng là ân nhân và là chủ đất nước. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong niềm hân hoan sung sướng của mọi người.
Sau lễ cưới ít hôm, công chúa kể cho chàng biết vua cha chàng đã cho người đến gọi chàng về, tha mọi tội lỗi cho chàng. Chàng lên ngựa về cung, kể cho vua cha biết tất cả mọi chuyện các anh đã lừa chàng như thế nào. Vua cha muốn trừng phạt hai người anh, nhưng cả hai đã lên ngựa phi ra biển, xuống thuyền ra khơi, không bao giờ trở về nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein König, der war krank, und niemand glaubte, daß er mit dem Leben davonkäme. Er hatte aber drei Söhne, die waren darüber betrübt, gingen hinunter in den Schloßgarten und weinten. Da begegnete ihnen ein alter Mann, der fragte sie nach ihrem Kummer. Sie sagten ihm, ihr Vater wäre so krank, daß er wohl sterben würde, denn es wollte ihm nichts helfen. Da sprach der Alte 'ich weiß ein Mittel, das ist das Wasser des Lebens, wenn er davon trinkt, so wird er wieder gesund: es ist aber schwer zu finden.' Der älteste sagte 'ich will es schon finden,' ging zum kranken König und bat ihn, er möchte ihm erlauben auszuziehen, um das Wasser des Lebens zu suchen, denn das könnte ihn allein heilen. 'Nein,' sprach der König, 'die Gefahr dabei ist zu groß, lieber will ich sterben.' Er bat aber so lange, bis der König einwilligte. Der Prinz dachte in seinem Herzen 'bringe ich das Wasser, so bin ich meinem Vater der liebste und erbe das Reich.'
Also machte er sich auf, und als er eine Zeitlang fortgeritten war, stand da ein Zwerg auf dem Wege, der rief ihn an und sprach 'wo hinaus so geschwind?, 'Dummer Knirps,' sagte der Prinz ganz stolz, 'das brauchst du nicht zu wissen,' und ritt weiter. Das kleine Männchen aber war zornig geworden und hatte einen bösen Wunsch getan. Der Prinz geriet bald hernach in eine Bergschlucht, und je weiter er ritt, je enger taten sich die Berge zusammen, und endlich ward der Weg so eng, daß er keinen Schritt weiter konnte; es war nicht möglich, das Pferd zu wenden oder aus dem Sattel zu steigen, und er saß da wie eingesperrt. Der kranke König wartete lange Zeit auf ihn, aber er kam nicht. Da sagte der zweite Sohn 'Vater, laßt mich ausziehen und das Wasser suchen,' und dachte bei sich 'ist mein Bruder tot, so fällt das Reich mir zu.' Der König wollt ihn anfangs auch nicht ziehen lassen, endlich gab er nach. Der Prinz zog also auf demselben Weg fort, den sein Bruder eingeschlagen hatte, und begegnete auch dem Zwerg, der ihn anhielt und fragte, wohin er so eilig wollte. 'Kleiner Knirps,' sagte der Prinz, 'das brauchst du nicht zu wissen,' und ritt fort, ohne sich weiter umzusehen. Aber der Zwerg verwünschte ihn, und er geriet wie der andere in eine Bergschlucht und konnte nicht vorwärts und rückwärts. So gehts aber den Hochmütigen.
Als auch der zweite Sohn ausblieb, so erbot sich der jüngste, auszuziehen und das Wasser zu holen, und der König mußte ihn endlich ziehen lassen. Als er dem Zwerg begegnete und dieser fragte, wohin er so eilig wolle, so hielt er an, gab ihm Rede und Antwort und sagte 'ich suche das Wasser des Lebens, denn mein Vater ist sterbenskrank.' 'Weißt du auch, wo das zu finden ist?, 'Nein,' sagte der Prinz. 'Weil du dich betragen hast, wie sichs geziemt, nicht übermütig wie deine falschen Brüder, so will ich dir Auskunft geben und dir sagen, wie du zu dem Wasser des Lebens gelangst. Es quillt aus einem Brunnen in dem Hofe eines verwünschten Schlosses, aber du dringst nicht hinein, wenn ich dir nicht eine eiserne Rute gebe und zwei Laiberchen Brot. Mit der Rute schlag dreimal an das eiserne Tor des Schlosses, so wird es aufspringen: inwendig liegen zwei Löwen, die den Rachen aufsperren, wenn du aber jedem ein Brot hineinwirfst, so werden sie still, und dann eile dich und hol von dem Wasser des Lebens, bevor es zwölf schlägt, sonst schlägt das Tor wieder zu und du bist eingesperrt.' Der Prinz dankte ihm, nahm die Rute und das Brot, und machte sich auf den Weg. Und als er anlangte, war alles so, wie der Zwerg gesagt hatte. Das Tor sprang beim dritten Rutenschlag auf, und als er die Löwen mit dem Brot gesänftigt hatte, trat er in das Schloß und kam in einen großen schönen Saal: darin saßen verwünschte Prinzen, denen zog er die Ringe vom Finger, dann lag da ein Schwert und ein Brot, das nahm er weg. Und weiter kam er in ein Zimmer, darin stand eine schöne Jungfrau, die freute sich, als sie ihn sah, küßte ihn und sagte, er hätte sie erlöst und sollte ihr ganzes Reich haben, und wenn er in einem Jahre wiederkäme, so sollte ihre Hochzeit gefeiert werden. Dann sagte sie ihm auch, wo der Brunnen wäre mit dem Lebenswasser, er müßte sich aber eilen und daraus schöpfen, eh es zwö lf schlüge. Da ging er weiter und kam endlich in ein Zimmer, wo ein schönes frischgedecktes Bett stand, und weil er müde war, wollt er erst ein wenig ausruhen. Also legte er sich und schlief ein: als er erwachte, schlug es dreiviertel auf zwölf. Da sprang er ganz erschrocken auf, lief zu dem Brunnen und schöpfte daraus mit einem Becher, der daneben stand, und eilte, daß er fortkam. Wie er eben zum eisernen Tor hinausging, da schlugs zwölf, und das Tor schlug so heftig zu, daß es ihm noch ein Stück von der Ferse wegnahm.
Er aber war froh, daß er das Wasser des Lebens erlangt hatte, ging heimwärts und kam wieder an dem Zwerg vorbei. Als dieser das Schwert und das Brot sah, sprach er 'damit hast du großes Gut gewonnen, mit dem Schwert kannst du ganze Heere schlagen, das Brot aber wird niemals all.' Der Prinz wollte ohne seine Brüder nicht zu dem Vater nach Haus kommen und sprach 'lieber Zwerg, kannst du mir nicht sagen, wo meine zwei Brüder sind? sie sind früher als ich nach dem Wasser des Lebens ausgezogen und sind nicht wiedergekommen.' 'Zwischen zwei Bergen stecken sie eingeschlossen,' sprach der Zwerg, 'dahin habe ich sie verwünscht, weil sie so übermütig waren.' Da bat der Prinz so lange, bis der Zwerg sie wieder losließ, aber er warnte ihn und sprach 'hüte dich vor ihnen, sie haben ein böses Herz.'
Als seine Brüder kamen, freute er sich und erzählte ihnen, wie es ihm ergangen wäre, daß er das Wasser des Lebens gefunden und einen Becher voll mitgenommen und eine schöne Prinzessin erlöst hätte, die wollte ein Jahr lang auf ihn warten, dann sollte Hochzeit gehalten werden, und er bekäme ein großes Reich. Danach ritten sie zusammen fort und gerieten in ein Land, wo Hunger und Krieg war, und der König glaubte schon, er müßte verderben, so groß war die Not. Da ging der Prinz zu ihm und gab ihm das Brot, womit er sein ganzes Reich speiste und sättigte: und dann gab ihm der Prinz auch das Schwert, damit schlug er die Heere seiner Feinde und konnte nun in Ruhe und Frieden leben. Da nahm der Prinz sein Brot und Schwert wieder zurück, und die drei Brüder ritten weiter. Sie kamen aber noch in zwei Länder, wo Hunger und Krieg herrschten, und da gab der Prinz den Königen jedesmal sein Brot und Schwert, und hatte nun drei Reiche gerettet. Und danach setzten sie sich auf ein Schiff und fuhren übers Meer. Während der Fahrt, da sprachen die beiden ältesten unter sich 'der jüngste hat das Wasser des Lebens gefunden und wir nicht, dafür wird ihm unser Vater das Reich geben, das uns gebührt, und er wird unser Glück wegnehmen.' Da wurden sie rachsüchtig und verabredeten miteinander, daß sie ihn verderben wollten. Sie warteten, bis er einmal fest eingeschlafen war, da gossen sie das Wasser des Lebens aus dem Becher und nahmen es für sich, ihm aber gossen sie bitteres Meerwasser hinein.
Als sie nun daheim ankamen, brachte der jüngste dem kranken König seinen Becher, damit er daraus trinken und gesund werden sollte. Kaum aber hatte er ein wenig von dem bittern Meerwasser getrunken, so ward er noch kränker als zuvor. Und wie er darüber jammerte, kamen die beiden ältesten Söhne und klagten den jüngsten an, er hätte ihn vergiften wollen, sie brächten ihm das rechte Wasser des Lebens und reichten es ihm. Kaum hatte er davon getrunken, so fühlte er seine Krankheit verschwinden, und war stark und gesund wie in seinen jungen Tagen. Danach gingen die beiden zu dem jüngsten, verspotteten ihn und sagten 'du hast zwar das Wasser des Lebens gefunden, aber du hast die Mühe gehabt und wir den Lohn; du hättest klüger sein und die Augen aufbehalten sollen, wir haben dirs genommen, während du auf dem Meere eingeschlafen warst, und übers Jahr, da holt sich einer von uns die schöne Königstochter. Aber hüte dich, daß du nichts davon verrätst, der Vater glaubt dir doch nicht, und wenn du ein einziges Wort sagst, so sollst du noch obendrein dein Leben verlieren, schweigst du aber, so soll dirs geschenkt sein.'
Der alte König war zornig über seinen jüngsten Sohn und glaubte, er hätte ihm nach dem Leben getrachtet. Also ließ er den Hof versammeln und das Urteil über ihn sprechen, daß er heimlich sollte erschossen werden. Als der Prinz nun einmal auf die Jagd ritt und nichts Böses vermutete, mußte des Königs Jäger mitgehen. Draußen, als sie ganz allein im Wald waren, und der Jäger so traurig aussah, sagte der Prinz zu ihm 'lieber Jäger, was fehlt dir?' Der Jäger sprach 'ich kanns nicht sagen und soll es doch.' Da sprach der Prinz 'sage heraus, was es ist, ich will dirs verzeihen.' 'Ach', sagte der Jäger, 'ich soll Euch totschießen, der König hat mirs befohlen.' Da erschrak der Prinz und sprach 'lieber Jäger, laß mich leben, da geb ich dir mein königliches Kleid, gib mir dafür dein schlechtes.' Der Jäger sagte 'das will ich gerne tun, ich hätte doch nicht nach Euch schießen können.' Da tauschten sie die Kleider, und der Jäger ging heim, der Prinz aber ging weiter in den Wald hinein.
Über eine Zeit, da kamen zu dem alten König drei Wagen mit Gold und Edelsteinen für seinen jüngsten Sohn: sie waren aber von den drei Königen geschickt, die mit des Prinzen Schwert die Feinde geschlagen und mit seinem Brot ihr Land ernährt hatten, und die sich dankbar bezeigen wollten. Da dachte der alte König 'sollte mein Sohn unschuldig gewesen sein?, und sprach zu seinen Leuten 'wäre er noch am Leben, wie tut mirs so leid, daß ich ihn habe töten lassen.' 'Er lebt noch', sprach der Jäger, 'ich konnte es nicht übers Herz bringen, Euern Befehl auszuführen,' und sagte dem König, wie es zugegangen war. Da fiel dem König ein Stein von dem Herzen, und er ließ in allen Reichen verkündigen, sein Sohn dürfte wiederkommen und sollte in Gnaden aufgenommen werden.
Die Königstochter aber ließ eine Straße vor ihrem Schloß machen, die war ganz golden und glänzend, und sagte ihren Leuten, wer darauf geradeswegs zu ihr geritten käme, das wäre der rechte, und den sollten sie einlassen, wer aber daneben käme, der wäre der rechte nicht, und den sollten sie auch nicht einlassen. Als nun die Zeit bald herum war, dachte der älteste, er wollte sich eilen, zur Königstochter gehen und sich für ihren Erlöser ausgeben, da bekäme er sie zur Gemahlin und das Reich daneben. Also ritt er fort, und als er vor das Schloß kam und die schöne goldene Straße sah, dachte er 'das wäre jammerschade, wenn du darauf rittest,' lenkte ab und ritt rechts nebenher. Wie er aber vor das Tor kam, sagten die Leute zu ihm, er wäre der rechte nicht, er sollte wieder fortgehen. Bald darauf machte sich der zweite Prinz auf, und wie der zur goldenen Straße kam und das Pferd den einen Fuß daraufgesetzt hatte, dachte er 'es wäre jammerschade, das könnte etwas abtreten,' lenkte ab und ritt links nebenher. Wie er aber vor das Tor kam, sagten die Leute, er wäre der rechte nicht, er sollte wieder fortgehen. Als nun das Jahr ganz herum war, wollte der dritte aus dem Wald fort zu seiner Liebsten reiten und bei ihr sein Leid vergessen. Also machte er sich auf, und dachte immer an sie und wäre gerne schon bei ihr gewesen, und sah die goldene Straße gar nicht. Da ritt sein Pferd mitten darüber hin, und als er vor das Tor kam, ward es aufgetan, und die Königstochter empfing ihn mit Freuden und sagte, er wär ihr Erlöser und der Herr des Königreichs, und ward die Hochzeit gehalten mit großer Glückseligkeit. Und als sie vorbei war, erzählte sie ihm, daß sein Vater ihn zu sich entboten und ihm verziehen hätte. Da ritt er hin und sagte ihm alles, wie seine Brüder ihn betrogen und er doch dazu geschwiegen hätte. Der alte König woll te sie strafen, aber sie hatten sich aufs Meer gesetzt und waren fortgeschifft und kamen ihr Lebtag nicht wieder.