Nước trường sinh


Живая вода


Xưa có một ông vua ốm thập tử nhất sinh, không ai tin là ông sẽ tai qua nạn khỏi. Nhà vua có ba người con trai, cả ba anh em đều buồn rầu về chuyện đó, kéo nhau ra vườn thượng uyển ngồi khóc. Giữa lúc đó có một ông cụ hiện ra hỏi vì sao mà buồn. Ba người thưa với cụ rằng vua cha ốm rất nặng, đã dùng đủ các loại thuốc mà không khỏi, chắc chắn thế nào cũng băng hà.
Nghe xong, ông cụ nói:
- Lão biết một thứ thuốc có thể chữa khỏi, đó là nước trường sinh. Nếu nhà vua uống nước ấy chắc chắn sẽ bình phục. Nhưng thứ nước ấy khó tìm lắm.
Người con trai cả nói:
- Nhất định tôi sẽ tìm được.
Hoàng tử đến bên giường bệnh xin phép vua cha cho đi tìm nước trường sinh, vì chỉ có nước ấy mới chữa khỏi bệnh của vua. Nhà vua bảo:
- Không được con ạ. Việc đó nguy hiểm lắm, thà để cha chết còn hơn.
Hoàng tử năn nỉ mãi đến khi vua bằng lòng mới thôi. Chàng nghĩ bụng:
- Nếu ta lấy được nước trường sinh về thì ta sẽ là đứa con cưng nhất của vua cha và sẽ được hưởng quyền thừa kế.
Chàng khăn gói lên đường. Khi đã đi được một đoạn đường dài, chàng gặp một người lùn. Người đó hỏi chàng:
- Này, đi đâu mà vội thế?
Hoàng tử đáp với giọng khinh khỉnh:
- Đồ lùn tịt ngu xuẩn. Điều đó không dính líu gì đến mày cả.
Rồi chàng lại phóng ngựa đi tiếp.
Người bé tí hon kia tức giận, lầm rầm đọc thần chú hại chàng. Chỉ một lát sau, chàng bị lạc vào một khe núi. Càng tiến sâu vào, khe núi càng xiết hẹp hơn trước, rồi đường đi hẹp tới mức cả chàng lẫn ngựa không thể nhúc nhích đi tiếp được nữa. Quay ngựa cũng không được, xuống ngựa cũng không xong, chàng đành ngồi đó như trời trồng. Vua cha mỏi mắt đợi con mang nước trường sinh về, nhưng không thấy.
Khi đó, người con trai thứ hai nói với cha:
- Thưa cha, cha để con đi tìm nước trường sinh.
Chàng nghĩ bụng: Anh mình đã chết, ngôi báu kia tất sẽ vào tay mình.
Lúc đầu vua không muốn hoàng tử ra đi, nhưng rồi cũng đành chiều ý con. Chàng cũng đi theo con đường mà người anh cả đã đi, và cũng gặp một người lùn. Người ấy giữ chàng lại và hỏi chàng đi đâu mà vội vã thế. Hoàng tử đáp:
- Đồ lùn oắt con! Điều đó không có dính líu gì đến mày cả!
Rồi chàng cứ thế phóng ngựa đi, không thèm ngoảnh cổ lại.
Người lùn lại đọc thần chú. Cũng như người anh cả, chàng cũng lạc vào khe núi, không tiến thoái được. Số phận của những kẻ kiêu ngạo là thế đó!
Người anh thứ hai cũng không trở về. Người con trai út lại xin vua cha cho đi tìm nước trường sinh. Cuối cùng, vua cha đành để cho chàng ra đi. Khi gặp người lùn kia, người ấy hỏi chàng đi đâu mà vội vã thế, thì chàng dừng ngựa lại, kể đầu đuôi câu chuyện. Chàng nói:
- Cha tôi ốm sắp chết, tôi đi tìm nước trường sinh.
- Anh có biết tìm nước trường sinh ở đâu không?
- Thưa không ạ.
- Vì anh cư xử lễ độ, biết người biết ta, không kiêu căng như hai người anh kia nên ta nói cho anh biết chỗ và cách lấy được nước trường sinh: Trong sân một tòa lâu đài bị phù phép có một cái giếng phun nước trường sinh, nhưng anh chỉ có thể vào trong lâu đài được, nếu tôi cho anh một chiếc gậy bằng sắt và hai cái bánh mì to tròn. Lấy gậy đập vào cửa sắt ba lần, cửa sẽ mở tung ra. Trước mặt anh sẽ là hai con sư tử đứng há mõm. Nếu anh vứt cho mỗi con một chiếc bánh, chúng sẽ yên lặng ngồi gặm bánh, khi đó anh chạy mau đi lấy nước trường sinh và ra khỏi cổng trước khi chuông đánh mười hai tiếng. Vì nếu không, cửa sập lại, anh sẽ bị giam ở trong đó.
Hoàng tử cám ơn người kia, cầm chiếc gậy sắt, bánh mì và lên đường. Khi chàng đến nơi, mọi việc xảy ra đúng như lời người lùn nói. Tiếng gõ thứ ba vừa dứt thì cửa mở tung ra, chàng ném bánh cho sư tử ăn và bước vào lâu đài. Chàng vào một phòng lớn, trang hoàng rực rỡ. Trong đó có những hoàng tử bị phù phép đang ngồi. Chàng tháo nhẫn ở ngón tay các hoàng tử và lấy thêm một thanh kiếm, một chiếc bánh ở đó. Rồi chàng tới một căn phòng khác. Một công chúa đẹp tuyệt vời đang đứng ở trong phòng. Khi trông thấy chàng, nàng mừng rỡ, hôn chàng và nói chàng đã giải thoát cho nàng, chàng sẽ được hưởng ngôi báu: nếu sang năm chàng trở lại, hai người sẽ làm lễ thành hôn. Rồi nàng chỉ cho chàng nơi có giếng nước trường sinh, khuyên chàng phải đi lấy nước cho kịp trước khi chuông đánh mười hai tiếng. Chàng lại đi nữa, đến một căn phòng có chiếc giường rất đẹp, mới trải khăn. Đi nhiều nên chàng đã mệt nhoài, giờ muốn nghỉ một lát cho giãn xương cốt. Vừa mới đặt lưng xuống giường, chàng đã ngủ thiếp đi. Khi chàng thức giấc, đồng hồ chỉ mười một giờ ba khắc. Sợ cuống lên, chàng vùng dậy, chạy thẳng ra giếng. Cạnh giếng có sẵn một cái cốc, chàng cầm cốc múc nước đổ vào bình, rồi vội vã ra về. Chàng mới bước được chân trái ra khỏi cửa thì chuông bắt đầu điểm mười hai tiếng. Cửa sập mạnh, và nhanh đến nỗi chàng mất luôn một miếng gót chân.
Lấy được nước trường sinh, chàng rất mừng, cứ thẳng đường ra về. Chàng lại qua chỗ người lùn. Thấy chàng mang thanh kiếm và chiếc bánh, người ấy nói:
- Anh đã lấy được những bảo bối hiếm quý: với thanh kiếm ấy anh có thể phá tan cả đoàn quân hùng mạnh, còn bánh mì thì ăn không bao giờ hết.
Nhưng hoàng tử muốn cùng các anh về gặp vua cha, chàng nói:
- Bác lùn thân mến ơi, bác làm ơn chỉ cho biết chỗ hai anh tôi đang ở. Hai anh tôi đi tìm nước trường sinh trước tôi mà chưa thấy về.
Người lùn nói:
- Chỉ vì họ quá kiêu ngạo nên ta phù phép khiến họ bị kẹp vào giữa hai trái núi.
Hoàng tử van lạy mãi, người ấy mới chịu tha cho hai người anh, nhưng người ấy căn dặn thêm:
- Đối với hai người ấy, anh phải cẩn thận vì họ nham hiểm lắm.
Khi gặp hai người anh, hoàng tử Út rất vui mừng. Chàng kể cho hai anh chuyện mình tìm thấy nước trường sinh, giải thoát cho một nàng công chúa xinh đẹp, nàng hứa đợi chàng một năm sau sẽ cưới. Và chàng sẽ được thừa hưởng cả một giang sơn rộng lớn.
Sau đó anh em cùng lên đường. Họ đi qua một nước đang bị cảnh chiến tranh và đói kém hoành hành. Vua nước đó cho rằng với cảnh cùng khổ này, tất cả cơ đồ sự nghiệp sẽ đổ vỡ hết.
Hoàng tử Út đến yết kiến vua nước ấy, cho nhà vua mượn chiếc bánh để toàn dân được ăn no. Hoàng tử còn đưa cho nhà vua thanh kiếm để đánh tan giặc ngoại xâm, nhân dân được hưởng thái bình. Sau đó hoàng tử lấy lại chiếc bánh và thanh kiếm, ba anh em lại tiếp tục lên đường.
Ba anh em đi qua hai nước nữa. Những nước này cũng đang bị chiến tranh và nạn đói hoành hành. Hoàng tử Út cho nhà vua các nước ấy mượn chiếc bánh và thanh kiếm của mình. Thế là cứu được ba nước khỏi cảnh lầm than, chinh chiến. Sau đó ba anh em lên thuyền vượt biển về nước.
Trong khi đi, hai người anh bàn với nhau:
- Thằng Út lấy được nước trường sinh về, thế nào vua cha cũng sẽ truyền ngôi cho nó. Chắc chắn nó sẽ lấy mất phần của chúng ta.
Máu hằn thù bực bội nổi lên, hai người tính sẽ tìm cách hãm hại em út. Cả hai đợi cho em ngủ thật say, rót nước trường sinh đổ vào bình của mình rồi đổ nước bể mặn chát thay vào. Về tới cung, hoàng tử Út dâng nước để vua cha uống khỏi bệnh. Nhưng vua vừa mới nhấp vài ngụm nước bể mặn chát thì bệnh lại tăng hơn trước. Khi vua đang rền rĩ về chuyện đó thì hai người anh bước tới, vu cho người em mưu tính đầu độc cha. Chúng nói là chúng mang được nước trường sinh thật để dâng vua cha uống. Quả nhiên vừa mới uống nước ấy, vua đã thấy bệnh tật biến đâu hết, người khỏe mạnh như thời còn trai trẻ.
Sau đó hai anh đến chỗ em út, chế nhạo em:
- Chính mày là người tìm thấy và lấy được nước trường sinh, nhưng mày chỉ có công, còn chúng ông lĩnh thưởng. Lẽ ra mày phải khôn ngoan hơn một chút nữa, lúc nào cũng phải tỉnh táo để ý tới nó mới phải. Sang năm, một trong hai đứa chúng tao sẽ đón rước công chúa xinh đẹp kia. Nhưng mày có khôn hồn thì đừng có nói lộ ra, cha không còn tin mày nữa. Mày chỉ cần hé ra một tiếng là sẽ toi mạng. Muốn sống yên thân thì hãy khóa miệng lại.
Vua rất bực mình về người con trai út, nghi là con út định hãm hại mình. Vua cho họp mặt quần thần để phán xử chàng. Triều đình quyết định xử bắn chàng một cách bí mật.
Một thị vệ được phái đi săn cùng hoàng tử. Chàng không hề hay biết gì về kế hoạch hãm hại mình. Khi chỉ còn hai người trong rừng, hoàng tử thấy tên thị vệ mặt buồn rười rượi, chàng hỏi y:
- Ngươi ốm hay sao mà nom mặt buồn thế?
- Kẻ bầy tôi bắt buộc phải làm một việc không tốt nhưng không được nói lộ ra.
- Ngươi cứ nói, ta sẵn lòng lượng thứ.
- Trời ơi, Hoàng thượng truyền lệnh cho kẻ hạ thần bắn chết hoàng tử.
Hoàng tử sợ hãi nói:
- Ngươi hãy để ta sống. Ngươi hãy mặc áo bào của ta, để ta lấy áo của ngươi mặc.
- Hạ thần cũng rất muốn như vậy. Hạ thần sẽ không phải bắn nữa.
Hai người đổi áo cho nhau. Thị vệ trở về nhà, còn hoàng tử trốn sâu mãi ở trong rừng.
Một thời gian sau, có ba chiếc xe chở đầy vàng ngọc đến cung vua để tạ ơn hoàng tử Út. Đó là quà tặng của ba ông vua ba nước gởi tới tạ ơn hoàng tử khi trước đã cho mượn kiếm để dẹp giặc ngoại xâm và chiếc bánh để cứu dân khỏi nạn đói.
Lúc bấy giờ, vua cha chợt nghĩ:
- Phải chăng con trai ta vô tội?
Rồi vua bảo quần thần:
- Ước gì con trai ta còn sống! Tiếc rằng ta đã sai người giết nó.
Người thị vệ tâu:
- Muôn tâu Hoàng thượng, hoàng tử còn sống. Kẻ hạ thần này đã động lòng thương mến nên không thực hiện mệnh lệnh của Hoàng thượng.
Rồi viên thị vệ kể lại cho vua nghe câu chuyện đã xảy ra như thế nào.
Như trút được hòn đá nặng đè trái tim, nhà vua cho loan báo khắp nơi cho phép hoàng tử trở về và hứa vẫn nhận chàng là hoàng tử như trước.
Trong khi ấy, công chúa nước kia đã sai làm một con đường toàn bằng vàng rực rỡ dẫn thẳng vào cung điện của mình. Nàng dặn quần thần hễ thấy ai cưỡi ngựa giữa đường, đi thẳng vào cổng cung điện thì cứ để người ấy vào vì đó chính là người công chúa mong đợi. Còn ai đi bên lề đường thì không cho vào.
Một năm hạn định đã sắp hết, hoàng tử anh cả nghĩ mình có thể lên đường, đến nhận là người đã cứu công chúa, hòng lấy công chúa và lên ngôi vua. Hoàng tử lên ngựa ra đi. Tới trước cung điện, thấy con đường dát vàng nom tuyệt đẹp, chàng nghĩ:
- Mình cho ngựa chạy lên thì hỏng hết đường.
Hoàng tử cho ngựa đi sang lề đường bên phải. Khi đến trước cổng, quân hầu chặn lại bảo chàng không phải là người công chúa mong đợi, xin mời quay ngựa trở về.
Liền ngay sau đó, hoàng tử thứ hai lên đường. Ngựa mới đặt chân trước lên con đường dát vàng, chàng chợt nghĩ, thật là phí phạm, đi ven đường cũng được rồi, nên chàng cho ngựa đi sang bên trái đường. Tới cổng, lính canh bảo chàng không phải là người mà công chúa mong đợi, xin mời quay ngựa ra về.
Đúng một năm trôi qua, Hoàng tử thứ ba mới rời khỏi khu rừng để tới gặp người yêu, để được sống bên nàng, quên hết những nỗi gian truân. Chàng ra đi, lòng luôn luôn nghĩ tới nàng nên đến gần cung điện mà vẫn không hay, cũng chẳng để ý đến con đường dát vàng. Chàng phi ngựa ngay giữa đường dẫn tới cung điện. Khi chàng phi gần tới thì cổng thành mở toang.
Công chúa hân hoan ra đón chàng và nói chính chàng là ân nhân và là chủ đất nước. Lễ cưới được tổ chức linh đình trong niềm hân hoan sung sướng của mọi người.
Sau lễ cưới ít hôm, công chúa kể cho chàng biết vua cha chàng đã cho người đến gọi chàng về, tha mọi tội lỗi cho chàng. Chàng lên ngựa về cung, kể cho vua cha biết tất cả mọi chuyện các anh đã lừa chàng như thế nào. Vua cha muốn trừng phạt hai người anh, nhưng cả hai đã lên ngựa phi ra biển, xuống thuyền ra khơi, không bao giờ trở về nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Жил когда-то король; был он больной, и никто уже не верил, что он сможет когда-нибудь выздороветь. А было у короля три сына; вот запечалились они из-за этого, сошли вниз в королевский сад и заплакали. Но повстречался им в саду какой-то старик, стал про их горе расспрашивать. Они ему говорят, что отец у них сильно болен, наверно, помрет, а помочь ему никак невозможно. А старик и говорит:
- Я знаю еще одно средство, - это живая вода; если кто той воды напьется, то снова выздоровеет; но воду эту найти нелегко.
Старший сын и говорит:
- Уж я эту воду найду.
Пошел он к больному королю, начал его просить, чтоб тот отпустил его на поиски живой воды, что это только и может его исцелить.
- Нет, - сказал король, - это дело слишком опасное, уж лучше мне умереть.
Но сын долго его упрашивал, и, наконец, король согласился. А принц подумал в душе: "Принесу я ту воду, стану у отца самым любимым сыном и наследую королевство".
И он двинулся в путь-дорогу; проехал он некоторое время, глядь - стоит на дороге карлик. Карлик окликнул его и говорит:
- Куда это ты так торопишься?
- Глупый малыш, - гордо ответил принц, - тебе об этом незачем знать, - и поскакал дальше.
Разгневался маленький человечек и пожелал ему зла. Попал принц вскоре в горное ущелье, и чем дальше он ехал, тем все больше сходились горы, и наконец дорога стала такая узкая, что дальше нельзя было и шагу ступить; невозможно было и коня повернуть или встать с седла; и вот очутился принц взаперти в скалах. Долгое время прождал его больной король, но он все не возвращался.
Говорит тогда средний сын:
- Отец, дозвольте мне отправиться на поиски живой воды, - а сам про себя подумал: "Если брат мой умер, то королевство достанется мне".
Король поначалу тоже не хотел его отпускать, но наконец уступил его просьбам. Поехал принц той же дорогой, что и его брат, и тоже повстречался ему карлик, который его остановил и спросил, куда это он так торопится.
- Эх ты, малыш, - сказал принц, - о том знать тебе незачем, - и поскакал дальше, даже не оглянувшись.
Но карлик его заколдовал, и принц тоже попал, как и его брат, в горное ущелье и не мог двинуться ни назад, ни вперед. Так-то оно бывает с людьми высокомерными!
Не воротился назад и средний сын, и вызвался тогда идти на поиски живой воды младший сын, и пришлось королю в конце концов его отпустить.
Повстречал меньшой принц карлика, и тот спросил его тоже, куда это он так торопится. Принц остановил коня, поговорил с карликом, ответил ему на вопрос и сказал:
- Я ищу живую воду, - отец мой лежит при смерти.
- А ты знаешь, где найти ее?
- Нет, - ответил принц, - не знаю.
- Оттого, что ты держишь себя как следует и не чванишься, как твои лицемерные братья, я укажу тебе дорогу, как к живой воде добраться. Эта вода течет из родника во дворе заколдованного замка. Но ты туда пробраться не сможешь, если я не дам тебе железного прутика и двух маленьких коврижек хлеба. Ты ударь тем прутиком трижды в железные ворота замка, и они тогда распахнутся; лежат на дворе два льва, они разинут пасть, но если ты бросишь каждому из них по коврижке, они будут молчать; но ты не мешкай, набери себе живой воды, пока не пробьет полночь, а не то ворота закроются и ты окажешься там взаперти.
Поблагодарил его принц, взял прутик и коврижки и двинулся с тем в путь-дорогу. Когда он прибыл туда, всё было, как сказал ему карлик. Ворота распахнулись после третьего удара прутиком, и когда он задобрил львов хлебом, он проник в замок и вошел в большой прекрасный зал; а сидели в том зале зачарованные принцы. Поснимал он у них с пальцев кольца; и лежали тут же меч и хлеб, и он взял их с собой. Потом зашел он в комнату, и стояла там прекрасная девушка. Увидев его, она обрадовалась, поцеловала его и сказала, что он ее освободил от злых чар и может теперь получить все ее королевство; а если он вернется через год назад, то они отпразднуют с ним свадьбу. Потом она сказала ему, где родник с живой водой, но что должен он торопиться и набрать из него воды, прежде чем пробьет полночь. Пошел принц дальше, зашел, наконец, в комнату, где стояла красивая, только что постеленная кровать; а был он утомлен и захотелось ему немного отдохнуть. Он лег и уснул; а когда проснулся, пробило без четверти двенадцать. Он вскочил в испуге, побежал к роднику, зачерпнул воды в кубок, что стоял там, и поспешил скорее уйти. Только он вышел за ворота, как раз пробило двенадцать, и ворота захлопнулись так сильно, что оторвали ему кусок пятки.
Но ему было радостно и весело, что достал он живой воды, и он отправился домой. Пришлось ему проходить опять мимо карлика. Увидел карлик меч и хлеб и говорит:
- Ты добыл для себя великое благо: этим мечом ты можешь разбить целое войско, а этого хлеба тебе будет невпоед.
Не захотел принц домой возвращаться без своих братьев и говорит:
- Милый карлик, не можешь ли ты мне сказать, где находятся мои оба брата? Они отправились за живой водой и назад до сих пор не вернулись.
- Они сидят взаперти между двумя горами, - сказал карлик, - я там их заколдовал, оттого что были они такие надменные.
Стал принц упрашивать карлика и просил его до тех пор, пока тот их не выпустил. Но карлик его предостерег и сказал:
- Ты их берегись, у них злое сердце.
Явились его братья, он обрадовался им и рассказал, что с ним было, - как нашел он живую воду, что набрал ее полный кубок и освободил прекрасную принцессу; что будет она его ждать целый год, а потом они отпразднуют свадьбу и он получит большое королевство. Потом поехали они вместе и попали в такую страну, где были война и голод, и король той страны думал, что ему придется пропадать, так была велика опасность. Тогда пришел к тому королю принц, дал ему хлеба, и король накормил этим хлебом все свое королевство; дал принц ему меч, - он разгромил им войско врагов и мог с той поры жить в мире и спокойствии. Взял принц назад свой хлеб и меч, и трое братьев двинулись дальше. Но пришлось им побывать еще в двух странах, где царили война и голод; и принц давал королям каждый раз свой хлеб и меч, - и так он спас три страны. Потом сели братья на корабль и поплыли по морю.
Дорогой старшие братья говорят друг другу:
- Ведь меньшой брат нашел живую воду, а не мы; отец отдаст ему за это все королевство, а оно по праву принадлежит нам, он отымет у нас наше счастье.
И они порешили ему отомстить и условились между собой младшего брата погубить. Они выбрали время, когда он крепко уснул, вылили живую воду из кубка, забрали ее себе, а ему налили в кубок горькой морской воды.
Вернулись они домой, и принес младший сын больному королю свой кубок, чтобы тот выпил из него и стал бы здоров. Но только отпил он немного горькой морской воды, разболелся еще пуще прежнего. Стал он на болезнь жаловаться; тогда явились к нему старшие сыновья, начали младшего обвинять, будто хотел он отца отравить; принесли ему настоящей живой воды и подали ему напиться. Только он отпил той воды, как почувствовал, что болезнь у него прошла и стал он сильным и здоровым, каким был в молодые годы.
Пришли старшие братья к младшему, стали над ним насмехаться и говорят:
- Хотя ты живую воду и нашел и уж как старался, а награду-то за это получим мы. Надо было быть тебе поумней и смотреть в оба; мы ее у тебя забрали, когда ты уснул на корабле, а через год один из нас возьмет себе и прекрасную королевну. Но смотри, берегись, нас не выдай; ведь отец тебе не верит, и если ты скажешь хоть слово, поплатишься жизнью, а будешь молчать, то мы тебя помилуем.
Разгневался старый король на младшего сына: он поверил, что тот замышлял его погубить. И велел он собрать придворных, чтоб его судить, и было решено его тайно пристрелить. Выехал принц раз на охоту, ничего не подозревая дурного, и отправился с ним вместе королевский егерь. Они очутились в лесу совершенно одни, вид у егеря был такой грустный, и вот говорит ему принц:
- Что с тобой, милый мой егерь?
А егерь отвечает:
- Об этом сказать я не смею, а все-таки должен.
А принц говорит:
- А ты все мне скажи, я тебя прощу.
- Ах, - ответил егерь, - я вас должен убить, мне приказал это король.
Испугался принц и говорит:
- Милый егерь, оставь меня в живых; я дам тебе свою королевскую одежду, а ты дай мне взамен ее свою простую.
- Я это охотно сделаю, - сказал егерь, - все равно я стрелять бы в вас не мог.
И они обменялись одеждами. Воротился егерь домой, а принц направился дальше в лес. Спустя некоторое время прибыло к старому королю для его младшего сына три повозки золота и драгоценных камней; а были они присланы тремя королями, что разбили своих врагов мечом принца и накормили свои королевства его хлебом. Подумал старый король: "Неужто мой сын ни в чем не повинен?" - и сказал своим слугам:
- Если бы сын мой остался в живых! Как я жалею, что приказал его убить.
- Он еще жив, - сказал егерь, - я не мог осилить своего сердца и выполнить ваше приказанье, - и он рассказал королю все, как было.
Словно камень свалился с сердца короля, и он приказал оповестить по всем королевствам, что сын его может вернуться назад и будет им ласково принят.
Королевна велела проложить перед своим замком дорогу, да чтоб была она вся золотая, блестящая, и сказала своим людям, что кто по дороге той будет скакать прямо к ней, тот и есть ее настоящий жених, и его должны пропустить, а кто будет ехать окольной тропою, тот не настоящий жених, и чтоб они его не впускали.
Вот подошло время, и старший брат подумал, что надо скорее спешить к королевне и выдать себя за ее избавителя, и тогда он возьмет ее себе в жены и получит еще королевство в придачу. Он выехал и, подъезжая к замку, увидел прекрасную золотую дорогу и подумал: "Как жаль скакать по такой дороге", и он свернул с нее и поехал правой стороной, по обочине. Он подъехал к воротам, но люди сказали ему, что он ненастоящий жених и пусть, мол, уезжает себе отсюда. Вскоре после того собрался в путь-дорогу второй принц; он подъехал к золотой дороге, и только ступил конь на нее копытом, принц подумал: "Жалко такую дорогу сбивать", и свернул, поехал левой стороной, по обочине. Подъехал он к воротам, но люди сказали, что он ненастоящий жених, пускай, мол, себе уезжает отсюда. Как раз исполнился год, и собрался выехать из лесу к своей возлюбленной меньшой брат, чтоб вместе с ней развеять свое горе. Собрался он в путь-дорогу и все думал только про королевну, и так хотелось ему быть поскорее с нею, что не заметил он вовсе той золотой дороги. Поскакал его конь прямо посередине; вот он подъехал к воротам, распахнулись ворота, и радостно встретила его королевна и сказала, что он - ее избавитель и всему королевству хозяин; и отпраздновали свадьбу в великом веселье и радости. Когда свадебный пир закончился, она сказала ему, что его отец приглашает его к себе и прощает. Он поехал к отцу и рассказал ему обо всем - как обманули его братья и как пришлось ему при этом молчать. Старый король хотел их казнить, но они сели на корабль и уплыли за море и с той поры так назад и не вернулись.