Con quỷ trong chai thủy tinh


Ånden i flasken


Ngày xửa ngày xưa, có một người bổ củi nghèo, bác làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt. Khi số tiền bác dành dụm được đã kha khá, bác bảo con trai:
- Nhà chỉ có một mình con, số tiền cha dành dụm được do mồ hôi nước mắt. Nay cha muốn dùng số tiền ấy để cho con đi học lấy một nghề gì đó, để sau này con có thể nuôi cha lúc tuổi già, chân tay yếu đuối, chỉ còn ngồi một chỗ.
Nghe lời cha, đứa con trai học hành chăm chỉ tới mức thầy hết lời khen ngợi. Khi người con trai theo học được nửa chừng thì gia đình lâm vào cảnh túng bấn, anh phải trở về. Người cha buồn rầu:
- Cha chẳng có gì để cho con nữa, ở thời buổi khó khăn này chỉ kiếm được vài xu đủ chi tiêu hàng ngày.
Người con trai đáp:
- Thưa cha, cha đừng lo nghĩ, nếu ý trời như vậy thì chắc con sẽ gặp may. Con sẽ cố gắng.
Khi người cha sửa soạn để vào rừng đốn gỗ thì người con trai nói:
- Cho con đi cùng với cha để giúp cha.
Người cha nói:
- Cũng được. Nhưng chắc con sẽ thấy công việc nặng nhọc, con chưa quen với công việc này, chắc gì đã theo nổi, mà cha lại không có dư tiền để mua thêm cái rìu nữa.
Người con trai nói:
- Cha sang hàng xóm mượn rìu đi, chắc họ cho mượn tới khi con đủ tiền mua lấy một cái rìu.
Người cha mượn của hàng xóm chiếc rìu. Sáng sớm hai cha con đã vào rừng. Người con trai hăng hái làm việc giúp cha.
Khi mặt trời đứng bóng, người cha nói:
- Giờ ta nghỉ tay ăn trưa, sau đó ta lại tiếp tục.
Người con trai tay cầm bánh và nói:
- Cha cứ nghỉ đi, con chưa mệt, con muốn đi dạo quanh xem có tổ chim nào không.
Người cha nói:
- Trời, con khùng sao, con chạy quanh tìm cái gì, sau đó con mệt nhoài, không nhấc nổi cánh tay. Ở lại đây, ngồi xuống bên cha!
Người con trai vừa đi vừa ăn bánh mì, ngó nghiêng nhìn lên cây xem có tổ chim nào không. Anh đi mãi, cuối cùng anh tới bên một cây sồi cổ thụ, ước chừng trăm năm ấy, phải năm người ôm chưa hết thân cây. Anh dừng chân, ngắm cây sồi cổ thụ và nghĩ, chắc phải có chim làm tổ ở trong hốc cây.
Rồi anh có cảm giác là có tiếng người nói, anh chăm chú lắng tai nghe thì nghe thấy một giọng khàn khàn:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh ngó nhìn quanh, nhưng chẳng thấy gì. Hình như tiếng nói phát ra từ dưới mặt đất. Anh nói:
- Ngươi ở đâu vậy?
Có giọng đáp:
- Tôi ở dưới gốc cây, hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh dọn lá xung quanh gốc cây và để ý tìm thì thấy ở trong hốc cây có một chai thủy tinh. Anh nhấc chai lên soi, thấy trong chai có một con vật giống như con nhái, nó nhảy ở trong chai, nó nói:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh không hề nghĩ tới chuyện độc ác, anh mở nút chai. Từ trong chai vụt ra một cái bóng, chỉ trong nháy mắt nó đã to bằng nửa thân cây cổ thụ kia và đứng sừng sững trước chàng trai. Nó nói với giọng nghe rợn cả người:
- Ngươi có biết, việc thả ta ra khỏi chai rượu sẽ được thưởng cái gì không?
Chàng trai thản nhiên đáp:
- Không, làm sao mà ta biết được.
Con quỷ nói:
- Thế ta nói cho ngươi biết, để thưởng cho việc đó ta phải vặn cổ ngươi.
Chàng trai đáp:
- Nếu ngươi nói ta biết trước điều đó, ta sẽ để ngươi ở trong chai, lúc đó đầu ta vẫn còn nguyên, cứ thử hỏi mọi người xem có đúng thế không?
Con quỷ nói:
- Hỏi hết người này đến người khác, nhưng ngươi sẽ được thưởng công. Ngươi tưởng ta nằm trong chai là do lòng độ lượng, không, chính ta bị trừng phạt mà bị nhốt trong chai. Ta chính là thần Merkur hùng mạnh. Ai thả ta ra, người ấy sẽ bị vặn cổ.
Chàng trai nói:
- Ta chẳng ngờ mọi chuyện xảy ra nhanh như vậy. Trước tiên ta muốn biết có phải chính ngươi từng ở trong chai hay không? Nếu đúng như vậy thì ngươi chui thử vào trong chai cho ta xem, có vậy ta mới tin. Rồi sau đó ngươi muốn làm gì ta thì làm.
Con quỷ ngạo nghễ nói:
- Cái đó chỉ là trò đùa!
Con quỷ thu hình nhỏ lại như lúc trước và chui vào trong chai. Nó vừa chui vào lập tức chàng trai đóng ngay nút chai vào và ném chai vào chỗ cũ ở hốc cây cổ thụ. Con quỷ đã bị đánh lừa.
Giờ chàng trai muốn quay trở lại chỗ cha đốn gỗ, con quỷ lại cất giọng kêu cứu:
- Trời, hãy thả tôi ra nào, hãy thả tôi ra nào!
Chàng trai đáp:
- Không, không lần thứ hai. Kẻ nào định hại ta, ta sẽ không tha, khi ta đã tóm được nó.
Con quỷ nói:
- Nếu thả tôi ra, tôi sẽ cho anh rất nhiều của cải, nhiều tới mức anh sống sung sướng suốt đời.
Chàng trai nói:
- Không, ngươi sẽ đánh lừa ta như lần thứ nhất.
Con quỷ nói:
- Anh đừng có đùa với diễm phúc mà anh có. Tôi sẽ chẳng làm gì anh, mà còn thưởng cho anh rất nhiều.
Chàng trai nghĩ:
- Ta cứ liều thử xem, biết đâu nó lại giữ lời hứa.
Chàng mở nút chai, con quỷ chui ra và vươn vai trở thành to lớn như người khổng lồ. Nó nói:
- Giờ thì anh sẽ nhận được phần thưởng.
Con quỷ đưa cho anh một miếng vải nhỏ như băng keo dính và nói:
- Nếu anh đưa đầu này qua vết thương, vết thương sẽ lành. Nếu anh đưa đầu kia qua sắt hay thép, sắt thép sẽ biến thành bạc ròng.
Chàng trai nói:
- Phải thử mới biết được.
Rồi chàng cầm rìu bóc một miếng vỏ cây, sau đó chàng cầm miếng vải đưa qua vết vỏ cây bị bóc, lập tức vỏ cây liền lại. Chàng nói với con quỷ:
- Quả có đúng như vậy. Giờ chúng ta có thể chia tay nhau.
Con quỷ cám ơn chàng đã giải thoát cho nó. Chàng trai cũng cám ơn quỷ về món quà tặng. Chàng trở lại chỗ cha đang làm việc. Người cha hỏi:
- Con chạy đi đâu vậy? Con quên cả làm việc. Cha đã nói, con chẳng làm nên chuyện gì cả.
- Cha cứ bình tĩnh, cha ơi. Con sẽ làm cho xong việc.
Người cha bực mình nói:
- Chờ đấy, chẳng cái gì ra cái gì.
- Cha xem đây, con chỉ cho một nhát rìu là cây kia đổ ầm xuống.
Chàng lấy miếng vải đưa qua chiếc rìu, rồi vung tay chặt cây. Rìu sắt biến thành rìu bạc nên nó văng ra đất.
- Cha ơi, sao lại đưa cho con chiếc rìu cùn đến thế, giờ thì hỏng tất cả mọi việc.
Người cha bực tức nói:
- Trời, con làm gì vậy! Giờ cha phải mua chiếc rìu khác, con chẳng được tích sự gì cả.
Người con nói:
- Cha đừng giận, con sẽ trả tiền chiếc rìu.
Người cha thét:
- Quân ngu ngốc, trả bằng gì bây giờ. Con chẳng có lấy một xu dính túi, chỉ có vài chữ trong đầu. Chẳng biết gì về đốn gỗ.
Lát sau, người con trai nói với cha:
- Thưa cha, con không làm được nữa. Hai cha con ta nghỉ tay ngày hôm nay đi.
Người cha bảo:
- Trời, cái gì? Cha cũng khoanh tay rung đùi như con ư? Cha còn phải ráng làm cho xong. Con có thể thu gom đồ rồi về nhà được rồi.
- Thưa cha, con lần đầu tiên vào rừng nên không biết đường ra. Cha về cùng với con đi.
Người cha đã nguôi cơn giận, nghe con nói cũng đi về.
Về tới nhà, người cha nói:
- Con đem bán chiếc rìu này, con xem, liệu bán được bao nhiêu, con cầm lấy ít tiêu, còn để lại cha trả tiền đền chiếc rìu của hàng xóm.
Người con trai mang rìu ra chợ kim hoàn ở trong thành phố để bán. Người thợ kim hoàn cho lên lửa thử, rồi đặt lên cân và nói:
- Nó bán được 400 đồng Taler, nhưng tôi không có đủ tiền mặt ở đây.
Chàng trai nói:
- Bác có bao nhiêu thì đưa cho tôi. Số còn lại tôi cho bác nợ.
Bác thợ vàng đưa cho chàng trai 300 đồng Taler và nợ lại 100 Taler. Chàng trai đem tiền về nhà và nói:
- Thưa cha, con có tiền đây. Cha sang hỏi hàng xóm xem cái rìu hết bao nhiêu tiền.
Người cha bảo:
- Cái đó cha biết rồi. Một Taler sáu xu.
- Vậy cha trả 2 Taler mười sáu xu. Trả gấp đôi thế là đủ. Cha nhìn xem, con hãy còn nhiều tiền.
Người con trai đưa cho cha 100 Taler và nói:
- Con mong cha không bao giờ phải thiếu thốn, cha có thể sống sung sướng, thoải mái.
Người cha nói:
- Lạy chúa tôi, con lấy ở đâu ra lắm tiền của như vậy?
Rồi người con trai kể cho cha câu chuyện gặp con quỷ ở trong rừng và chuyện anh tin tưởng vào sự may mắn của mình nên mới có nhiều tiền của như vậy.
Với số tiền còn lại, chàng trai lại lên đường đi học tiếp tục. Vì anh có thể chữa lành vết thương bằng miếng vải nên anh trở thành bác sĩ nổi tiếng nhất thế giới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Der var engang en fattig brændehugger, som arbejdede fra den lyse morgen til langt ud på aftenen. Da han langt om længe havde fået sparet nogle penge sammen, sagde han til sin søn: "Du er mit eneste barn. De penge, jeg har tjent i mit ansigts sved, skal bruges til din opdragelse. Lær noget ordentligt, så du kan ernære mig, når jeg er blevet gammel og stiv og må sidde hjemme og ikke mere kan gå på arbejde." Drengen kom så i skole og var flittig, og hans lærer roste ham. Da han havde gået et par skoler igennem men alligevel ikke var helt udlært endnu, var hans fars smule penge sluppet op, og han måtte vende hjem. "Jeg kan ikke give dig noget," sagde faderen bedrøvet, "og i disse dyre tider kan jeg ikke fortjene en øre mere end hvad vi bruger til det daglige brød." - "Du skal ikke sørge over det, lille far," sagde sønnen, "jeg skal nok finde mig i det. Når det er Guds vilje, er det vel også det bedste." Da faderen ville gå ud i skoven for at tjene noget ved at hugge brænde og stable det op, sagde sønnen: "Jeg går med og hjælper dig." - "Det bliver alt for svært for dig," sagde faderen, "du er ikke vant til det hårde arbejde, du kan ikke holde det ud. Og for resten har jeg ingen økse og heller ingen penge til at købe en for." - "Gå kun hen til vores nabo," sagde sønnen, "han låner dig nok en økse, til jeg selv har tjent mig en."
Faderen lånte så en økse hos naboen, og ved daggry gik de sammen ud i skoven. Sønnen hjalp faderen og var glad og fornøjet. Da solen stod midt på himlen, sagde faderen: "Lad os nu holde middag og hvile os lidt. Så går det dobbelt så godt bagefter." Sønnen tog sit brød og sagde: "Hvil du dig kun, far. Jeg er ikke træt, jeg går lidt rundt i skoven og søger efter fuglereder." - "Din nar," sagde faderen, "hvorfor vil du nu rende omkring. Du bliver jo bare så træt, at du ikke kan røre armene. Bliv hellere rolig her."
Men sønnen gik ind i skoven og kiggede op i de grønne grene for at se efter fuglereder. Han gik frem og tilbage, til han til sidst kom til en vældig stor eg, som sikkert var mange hundrede år gammel og så tyk, at ikke fem mennesker kunne spænde om den. Han standsede, så på den og tænkte: "Der må dog mange fugle have bygget rede." Pludselig syntes han, at han hørte en stemme, og da han lyttede efter, hørte han, at nogen barsk råbte: "Lad mig komme ud, lad mig komme ud." Han så sig om, men kunne ikke opdage noget, og det forekom ham, som om stemmen kom nede fra jorden. "Hvor er du?" spurgte han. "Jeg sidder her under ege rødderne," svarede stemmen, "lad mig komme ud, lad mig komme ud." Den unge mand begyndte at rode under træet blandt rødderne, og til sidst opdagede han i en hulning en lille glasflaske. Han løftede den op og holdt den imod lyset, og så da noget som lignede en frø, springe frem og tilbage derinde. "Lad mig komme ud, lad mig komme ud," råbte stemmen igen. Han tog proppen af, og straks steg der en ånd op og voksede og voksede og blev efter et øjebliks forløb forfærdelig stor, halv så stor som det gamle egetræ. "Ved du, hvad du får til løn, fordi du har ladet mig komme ud?" råbte ånden med sin skrækkelige stemme. "Hvordan skulle jeg dog vide det," sagde manden, ikke en smule bange. "Så skal jeg sige dig det," råbte ånden, "jeg vrider halsen om på dig." - "Det skulle du have sagt mig noget før," sagde manden, "så havde jeg ladet dig blive derinde. Men mod dig skal jeg nok stå mig, der er vel andre folk, der har et ord med at sige." - "Blæse med andre folk!" råbte ånden, "du skal have din fortjente løn. Tror du, det var for min fornøjelses skyld, at jeg har siddet der så længe, nej det var min straf. Jeg er den store Merkur, og den, der slipper mig ud, drejer jeg halsen om på." - "Så sagte, så sagte," sagde manden, "så hurtigt går det heller ikke. Jeg må da først vide, om du er den rigtige ånd. Hvis du kan komme ind i flasken igen, vil jeg tro det, og så kan du gøre med mig, hvad du vil." - "Det er min mindste kunst," sagde ånden overlegent, svandt ind og blev ganske lille og tynd, så den igen kunne slippe ind gennem flaskehalsen. Men ligesom den var derinde, satte manden proppen på, lagde flasken ned igen mellem ege rødderne, og sådan blev ånden narret.
Han ville nu gå tilbage til sin far, men ånden råbte ynkeligt: "Lad mig komme ud, lad mig komme ud." - "Nej," svarede han, "det gør jeg ikke en gang til. Tror du, jeg slipper den løs, der vil slå mig ihjel, når jeg endelig har fået fat på ham igen?" - "Hvis du slipper mig løs, vil jeg give dig så meget, at du har nok for hele dit liv." - "Nej tak, du narrer mig kun igen." - "Du forskærtser din lykke," sagde ånden, "jeg vil virkelig ikke gøre dig noget, men give dig en belønning." - "Jeg tror, jeg vil vove det," tænkte han, "måske holder den ord, og den skal ikke få lov til at gøre mig noget." Han tog så proppen af, og ånden steg op igen, strakte og rakte sig og blev til en stor kæmpe. "Nu skal du få din løn," sagde den og rakte ham en lille lap, der lignede et stykke plaster, og sagde: "Når du med den ene ende bestryger et sår, heles det, og bestryger du stål og jern med den anden ende, bliver det til sølv." - "Det må jeg dog først prøve," sagde manden. Han gik hen til et træ, skar i barken med sin økse og strøg plastret hen over det, og straks voksede barken sammen igen. "Ja, det er jo rigtig nok," sagde han til ånden, "nu kan vi skilles igen." Ånden takkede ham for sin frelse, og han takkede den for gaven og gik tilbage til sin far.
"Hvor har du været henne," sagde faderen, "du glemmer jo helt at bestille noget. Men jeg sagde jo nok straks, at du blev ikke til noget." - "Vær bare rolig, far, jeg skal nok indhente det forsømte." - "Indhente det," sagde faderen vredt. "Det er en skidt maner." - "Se nu bare nu skal jeg hugge det træ om, så det skal knage og brage." Derpå tog han sit plaster, strøg det over øksen og gjorde et vældigt hug, men da jernet var blevet forvandlet til sølv, lagde æggen sig. "Sikken en dårlig økse, du har givet mig, far, den er blevet helt skæv." - "Hvad har du gjort," sagde faderen forskrækket, "nu må jeg betale øksen, og hvor skal jeg tage pengene fra. Det er den gavn, jeg har af dit arbejde!" - "Du må ikke være vred, far," sagde sønnen, "jeg skal nok betale øksen." - "Hvad vil du betale med, din dumrian," sagde faderen, "du har jo ikke andet, end hvad jeg giver dig. Det er de studerenykker, der sidder dig i hovedet. Men på at hugge brænde har du rigtignok ingen forstand."
Lidt efter sagde sønnen: "Lad os nu holde fyraften far. Jeg kan alligevel ikke bestille mere." - "Så du tror, jeg vil lægge hænderne i skødet ligesom du," sagde manden. "Jeg må arbejde meget mere, gå du bare hjem alene." - "Jamen jeg kan ikke finde vej i skoven, far, det er jo første gang jer er her. Kom nu." Og da faderens vrede havde lagt sig, lod han sig overtale og gik med. "Gå så hen og sælg den ødelagte økse," sagde han til sønnen, "og se hvor meget du kan få for den. Resten må jeg se at fortjene, for at jeg kan betale naboen." Sønnen gik ind til byen til en guldsmed, der så på øksen, vejede den og sagde: "Den er sine fire hundrede daler værd, men så meget har jeg ikke i rede penge." - "Giv mig, hvad I har," sagde den unge mand, "så kan I skylde mig resten." Guldsmeden gav ham nu tre hundrede daler og blev ham hundrede skyldig. "Nu har jeg penge, far," sagde sønnen, da han var kommet hjem, "gå så hen og spørg naboen, hvad han vil have for øksen." - "Det ved jeg godt," sagde faderen, "han vil have en daler og seks skilling." - "Giv ham så to daler og tolv skilling, det er lige det dobbelte. Kan du se, jeg har penge nok." Derpå gav han sin far hundrede daler. "Du skal aldrig mangle noget, så længe du lever," sagde han. "Hvorfra kommer dog alle de penge?" spurgte den gamle forbavset. Sønnen fortalte ham nu, hvordan han havde haft lykken med sig. Resten af pengene brugte han til at læse videre for i skolen, og da han med sit plaster kunne helbrede alle sår, blev han den berømteste læge i verden.