Con quỷ trong chai thủy tinh


L'esprit dans la bouteille


Ngày xửa ngày xưa, có một người bổ củi nghèo, bác làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt. Khi số tiền bác dành dụm được đã kha khá, bác bảo con trai:
- Nhà chỉ có một mình con, số tiền cha dành dụm được do mồ hôi nước mắt. Nay cha muốn dùng số tiền ấy để cho con đi học lấy một nghề gì đó, để sau này con có thể nuôi cha lúc tuổi già, chân tay yếu đuối, chỉ còn ngồi một chỗ.
Nghe lời cha, đứa con trai học hành chăm chỉ tới mức thầy hết lời khen ngợi. Khi người con trai theo học được nửa chừng thì gia đình lâm vào cảnh túng bấn, anh phải trở về. Người cha buồn rầu:
- Cha chẳng có gì để cho con nữa, ở thời buổi khó khăn này chỉ kiếm được vài xu đủ chi tiêu hàng ngày.
Người con trai đáp:
- Thưa cha, cha đừng lo nghĩ, nếu ý trời như vậy thì chắc con sẽ gặp may. Con sẽ cố gắng.
Khi người cha sửa soạn để vào rừng đốn gỗ thì người con trai nói:
- Cho con đi cùng với cha để giúp cha.
Người cha nói:
- Cũng được. Nhưng chắc con sẽ thấy công việc nặng nhọc, con chưa quen với công việc này, chắc gì đã theo nổi, mà cha lại không có dư tiền để mua thêm cái rìu nữa.
Người con trai nói:
- Cha sang hàng xóm mượn rìu đi, chắc họ cho mượn tới khi con đủ tiền mua lấy một cái rìu.
Người cha mượn của hàng xóm chiếc rìu. Sáng sớm hai cha con đã vào rừng. Người con trai hăng hái làm việc giúp cha.
Khi mặt trời đứng bóng, người cha nói:
- Giờ ta nghỉ tay ăn trưa, sau đó ta lại tiếp tục.
Người con trai tay cầm bánh và nói:
- Cha cứ nghỉ đi, con chưa mệt, con muốn đi dạo quanh xem có tổ chim nào không.
Người cha nói:
- Trời, con khùng sao, con chạy quanh tìm cái gì, sau đó con mệt nhoài, không nhấc nổi cánh tay. Ở lại đây, ngồi xuống bên cha!
Người con trai vừa đi vừa ăn bánh mì, ngó nghiêng nhìn lên cây xem có tổ chim nào không. Anh đi mãi, cuối cùng anh tới bên một cây sồi cổ thụ, ước chừng trăm năm ấy, phải năm người ôm chưa hết thân cây. Anh dừng chân, ngắm cây sồi cổ thụ và nghĩ, chắc phải có chim làm tổ ở trong hốc cây.
Rồi anh có cảm giác là có tiếng người nói, anh chăm chú lắng tai nghe thì nghe thấy một giọng khàn khàn:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh ngó nhìn quanh, nhưng chẳng thấy gì. Hình như tiếng nói phát ra từ dưới mặt đất. Anh nói:
- Ngươi ở đâu vậy?
Có giọng đáp:
- Tôi ở dưới gốc cây, hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh dọn lá xung quanh gốc cây và để ý tìm thì thấy ở trong hốc cây có một chai thủy tinh. Anh nhấc chai lên soi, thấy trong chai có một con vật giống như con nhái, nó nhảy ở trong chai, nó nói:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh không hề nghĩ tới chuyện độc ác, anh mở nút chai. Từ trong chai vụt ra một cái bóng, chỉ trong nháy mắt nó đã to bằng nửa thân cây cổ thụ kia và đứng sừng sững trước chàng trai. Nó nói với giọng nghe rợn cả người:
- Ngươi có biết, việc thả ta ra khỏi chai rượu sẽ được thưởng cái gì không?
Chàng trai thản nhiên đáp:
- Không, làm sao mà ta biết được.
Con quỷ nói:
- Thế ta nói cho ngươi biết, để thưởng cho việc đó ta phải vặn cổ ngươi.
Chàng trai đáp:
- Nếu ngươi nói ta biết trước điều đó, ta sẽ để ngươi ở trong chai, lúc đó đầu ta vẫn còn nguyên, cứ thử hỏi mọi người xem có đúng thế không?
Con quỷ nói:
- Hỏi hết người này đến người khác, nhưng ngươi sẽ được thưởng công. Ngươi tưởng ta nằm trong chai là do lòng độ lượng, không, chính ta bị trừng phạt mà bị nhốt trong chai. Ta chính là thần Merkur hùng mạnh. Ai thả ta ra, người ấy sẽ bị vặn cổ.
Chàng trai nói:
- Ta chẳng ngờ mọi chuyện xảy ra nhanh như vậy. Trước tiên ta muốn biết có phải chính ngươi từng ở trong chai hay không? Nếu đúng như vậy thì ngươi chui thử vào trong chai cho ta xem, có vậy ta mới tin. Rồi sau đó ngươi muốn làm gì ta thì làm.
Con quỷ ngạo nghễ nói:
- Cái đó chỉ là trò đùa!
Con quỷ thu hình nhỏ lại như lúc trước và chui vào trong chai. Nó vừa chui vào lập tức chàng trai đóng ngay nút chai vào và ném chai vào chỗ cũ ở hốc cây cổ thụ. Con quỷ đã bị đánh lừa.
Giờ chàng trai muốn quay trở lại chỗ cha đốn gỗ, con quỷ lại cất giọng kêu cứu:
- Trời, hãy thả tôi ra nào, hãy thả tôi ra nào!
Chàng trai đáp:
- Không, không lần thứ hai. Kẻ nào định hại ta, ta sẽ không tha, khi ta đã tóm được nó.
Con quỷ nói:
- Nếu thả tôi ra, tôi sẽ cho anh rất nhiều của cải, nhiều tới mức anh sống sung sướng suốt đời.
Chàng trai nói:
- Không, ngươi sẽ đánh lừa ta như lần thứ nhất.
Con quỷ nói:
- Anh đừng có đùa với diễm phúc mà anh có. Tôi sẽ chẳng làm gì anh, mà còn thưởng cho anh rất nhiều.
Chàng trai nghĩ:
- Ta cứ liều thử xem, biết đâu nó lại giữ lời hứa.
Chàng mở nút chai, con quỷ chui ra và vươn vai trở thành to lớn như người khổng lồ. Nó nói:
- Giờ thì anh sẽ nhận được phần thưởng.
Con quỷ đưa cho anh một miếng vải nhỏ như băng keo dính và nói:
- Nếu anh đưa đầu này qua vết thương, vết thương sẽ lành. Nếu anh đưa đầu kia qua sắt hay thép, sắt thép sẽ biến thành bạc ròng.
Chàng trai nói:
- Phải thử mới biết được.
Rồi chàng cầm rìu bóc một miếng vỏ cây, sau đó chàng cầm miếng vải đưa qua vết vỏ cây bị bóc, lập tức vỏ cây liền lại. Chàng nói với con quỷ:
- Quả có đúng như vậy. Giờ chúng ta có thể chia tay nhau.
Con quỷ cám ơn chàng đã giải thoát cho nó. Chàng trai cũng cám ơn quỷ về món quà tặng. Chàng trở lại chỗ cha đang làm việc. Người cha hỏi:
- Con chạy đi đâu vậy? Con quên cả làm việc. Cha đã nói, con chẳng làm nên chuyện gì cả.
- Cha cứ bình tĩnh, cha ơi. Con sẽ làm cho xong việc.
Người cha bực mình nói:
- Chờ đấy, chẳng cái gì ra cái gì.
- Cha xem đây, con chỉ cho một nhát rìu là cây kia đổ ầm xuống.
Chàng lấy miếng vải đưa qua chiếc rìu, rồi vung tay chặt cây. Rìu sắt biến thành rìu bạc nên nó văng ra đất.
- Cha ơi, sao lại đưa cho con chiếc rìu cùn đến thế, giờ thì hỏng tất cả mọi việc.
Người cha bực tức nói:
- Trời, con làm gì vậy! Giờ cha phải mua chiếc rìu khác, con chẳng được tích sự gì cả.
Người con nói:
- Cha đừng giận, con sẽ trả tiền chiếc rìu.
Người cha thét:
- Quân ngu ngốc, trả bằng gì bây giờ. Con chẳng có lấy một xu dính túi, chỉ có vài chữ trong đầu. Chẳng biết gì về đốn gỗ.
Lát sau, người con trai nói với cha:
- Thưa cha, con không làm được nữa. Hai cha con ta nghỉ tay ngày hôm nay đi.
Người cha bảo:
- Trời, cái gì? Cha cũng khoanh tay rung đùi như con ư? Cha còn phải ráng làm cho xong. Con có thể thu gom đồ rồi về nhà được rồi.
- Thưa cha, con lần đầu tiên vào rừng nên không biết đường ra. Cha về cùng với con đi.
Người cha đã nguôi cơn giận, nghe con nói cũng đi về.
Về tới nhà, người cha nói:
- Con đem bán chiếc rìu này, con xem, liệu bán được bao nhiêu, con cầm lấy ít tiêu, còn để lại cha trả tiền đền chiếc rìu của hàng xóm.
Người con trai mang rìu ra chợ kim hoàn ở trong thành phố để bán. Người thợ kim hoàn cho lên lửa thử, rồi đặt lên cân và nói:
- Nó bán được 400 đồng Taler, nhưng tôi không có đủ tiền mặt ở đây.
Chàng trai nói:
- Bác có bao nhiêu thì đưa cho tôi. Số còn lại tôi cho bác nợ.
Bác thợ vàng đưa cho chàng trai 300 đồng Taler và nợ lại 100 Taler. Chàng trai đem tiền về nhà và nói:
- Thưa cha, con có tiền đây. Cha sang hỏi hàng xóm xem cái rìu hết bao nhiêu tiền.
Người cha bảo:
- Cái đó cha biết rồi. Một Taler sáu xu.
- Vậy cha trả 2 Taler mười sáu xu. Trả gấp đôi thế là đủ. Cha nhìn xem, con hãy còn nhiều tiền.
Người con trai đưa cho cha 100 Taler và nói:
- Con mong cha không bao giờ phải thiếu thốn, cha có thể sống sung sướng, thoải mái.
Người cha nói:
- Lạy chúa tôi, con lấy ở đâu ra lắm tiền của như vậy?
Rồi người con trai kể cho cha câu chuyện gặp con quỷ ở trong rừng và chuyện anh tin tưởng vào sự may mắn của mình nên mới có nhiều tiền của như vậy.
Với số tiền còn lại, chàng trai lại lên đường đi học tiếp tục. Vì anh có thể chữa lành vết thương bằng miếng vải nên anh trở thành bác sĩ nổi tiếng nhất thế giới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Il était une fois un pauvre bûcheron qui travaillait du matin au soir. S'étant finalement mis quelque argent de côté, il dit à son fils: "Tu es mon unique enfant. Je veux consacrer à ton instruction ce que j'ai durement gagné à la sueur de mon front. Apprends un métier honnête et tu pourras subvenir à mes besoins quand je serai vieux, que mes membres seront devenus raides et qu'il me faudra rester à la maison." Le jeune homme fréquenta une haute école et apprit avec zèle. Ses maîtres le louaient fort et il y resta tout un temps. Après qu'il fut passé par plusieurs classes - mais il ne savait pas encore tout - le peu d'argent que son père avait économisé avait fondu et il lui fallut retourner chez lui. "Ah!" dit le père, "je ne puis plus rien te donner et, par ce temps de vie chère, je n'arrive pas à gagner un denier de plus qu'il n'en faut pour le pain quotidien." - "Cher père," répondit le fils, "ne vous en faites pas! Si telle est la volonté de Dieu, ce sera pour mon bien. Je m'en tirerai." Quand le père partit pour la forêt avec l'intention d'y abattre du bois, pour en tirer un peu d'argent, le jeune homme lui dit: "J'y vais avec vous. Je vous aiderai." - "Ce sera bien trop dur pour toi," répondit le père. "Tu n'es pas habitué à ce genre de travail. Tu ne le supporterais pas. D'ailleurs, je n'ai qu'une seule hache et pas d'argent pour en acheter une seconde." - "Vous n'avez qu'à aller chez le voisin," rétorqua le garçon. "Il vous en prêtera une jusqu'à ce que j'ai gagné assez d'argent moi-même pour en acheter une neuve."
Le père emprunta une hache au voisin et, le lendemain matin, au lever du jour, ils s'en furent ensemble dans la forêt. Le jeune homme aida son père. Il se sentait frais et dispos. Quand le soleil fut au zénith, le vieux dit: "Nous allons nous reposer et manger un morceau. Ça ira encore mieux après." Le fils prit son pain et répondit: "Reposez-vous, père. Moi, je ne suis pas fatigué; je vais aller me promener dans la forêt pour y chercher des nids." - "Petit vaniteux!" rétorqua le père, "pourquoi veux-tu te promener? Tu vas te fatiguer et, après, tu ne pourras plus remuer les bras. Reste ici et assieds-toi près de moi."
Le fils, cependant, partit par la forêt, mangea son pain et, tout joyeux, il regardait à travers les branches pour voir s'il ne découvrirait pas un nid. Il alla ainsi, de-ci, de-là, jusqu'à ce qu'il arrivât à un grand chêne, vieux de plusieurs centaines d'années, et que cinq hommes se tenant par les bras n'auraient certainement pas pu enlacer. Il s'arrêta, regarda le géant et songea: "Il y a certainement plus d'un oiseau qui y a fait son nid." Tout à coup, il lui sembla entendre une voix. Il écouta et comprit: "Fais-moi sortir de là! Fais-moi sortir de là!" Il regarda autour de lui, mais ne vit rien. Il lui parut que la voix sortait de terre. Il s'écria: "Où es-tu?" La voix répondit: "Je suis là, en bas, près des racines du chêne. Fais-moi sortir! Fais-moi sortir!" L'écolier commença par nettoyer le sol, au pied du chêne, et à chercher du côté des racines. Brusquement, il aperçut une bouteille de verre enfoncée dans une petite excavation. Il la saisit et la tint à la lumière. Il y vit alors une chose qui ressemblait à une grenouille; elle sautait dans la bouteille. "Fais-moi sortir! Fais-moi sortir!" ne cessait-elle de crier. Sans songer à mal, l'écolier enleva le bouchon. Aussitôt, un esprit sortit de la bouteille, et commença à grandir, à grandir tant et si vite qu'en un instant un personnage horrible, grand comme la moitié de l'arbre se dressa devant le garçon. "Sais-tu quel sera ton salaire pour m'avoir libéré?" lui demanda-t-il d'une épouvantable voix. "Non," répondit l'écolier qui ne ressentait aucune crainte. "Comment le saurais-je?" - "Je vais te tuer!" hurla l'esprit. "Je vais te casser la tête!" - "Tu aurais dû me le dire plus tôt," dit le garçon. "Je t'aurais laissé où tu étais. Mais tu ne me casseras pas la tête. Tu n'es pas seul à décider!" - "Pas seul à décider! Pas seul à décider!" cria l'esprit. "Tu crois ça! T'imaginerais-tu que c'est pour ma bonté qu'on m'a tenu enfermé si longtemps? Non! c'est pour me punir! je suis le puissant Mercure. Je dois rompre le col à qui me laisse échapper." - "Parbleu!" répondit l'écolier. "Pas si vite! Il faudrait d'abord que je sache si c'était bien toi qui étais dans la petite bouteille et si tu es le véritable esprit. Si tu peux y entrer à nouveau, je te croirai. Après, tu feras ce que tu veux." Plein de vanité, l'esprit déclara: "C'est la moindre des chose." Il se retira en lui-même et se fit aussi mince et petit qu'il l'était au début. De sorte qu'il put passer par l'étroit orifice de la bouteille et s'y faufiler à nouveau. À peine y fut-il entré que l'écolier remettait le bouchon et lançait la bouteille sous les racines du chêne, là où il l'avait trouvée. L'esprit avait été pris.
Le garçon s'apprêta à rejoindre son père. Mais l'esprit lui cria d'une voix plaintive: "Fais-moi sortir! Fais-moi sortir!" - "Non!" répondit l'écolier. "Pas une deuxième fois! Quand on a menacé ma vie une fois, je ne libère pas mon ennemi après avoir réussi à le mettre hors d'état de nuire." - "Si tu me rends la liberté," dit l'esprit, "je te donnerai tant de richesses que tu en auras assez pour toute ta vie." - "Non!" reprit le garçon. "Tu me tromperais comme la première fois." - "Par légèreté, tu vas manquer ta chance," dit l'esprit. "Je ne te ferai aucun mal et je te récompenserai richement." L'écolier pensa: "Je vais essayer. Peut-être tiendra-t-il parole." Il enleva le bouchon et, comme la fois précédente, l'esprit sortit de la bouteille, grandit et devint gigantesque. "Je vais te donner ton salaire," dit-il. Il tendit au jeune homme un petit chiffon qui ressemblait à un pansement et dit: "Si tu en frottes une blessure par un bout, elle guérira. Si, par l'autre bout, tu en frottes de l'acier ou du fer, ils se transformeront en argent." - "Il faut d'abord que j'essaie," dit l'écolier. Il s'approcha d'un arbre, en fendit l'écorce avec sa hache et toucha la blessure avec un bout du chiffon. Elle se referma aussitôt. "C'était donc bien vrai," dit-il à l'esprit. "Nous pouvons nous séparer." L'esprit le remercia de l'avoir libéré; l'écolier le remercia pour son cadeau et partit rejoindre son père.
"Où étais-tu donc?" lui demanda celui-ci. "Pourquoi as-tu oublié ton travail? Je te l'avais bien dit que tu ne t' y ferais pas!" - "Soyez tranquille, père, je vais me rattraper." - "Oui, te rattraper!" dit le père avec colère. "Ce n'est pas une méthode!" - "Regardez, père, je vais frapper cet arbre si fort qu'il en tombera." Il prit son chiffon, en frotta sa hache et assena un coup formidable. Mais, comme le fer était devenu de l'argent, le fil de la hache s'écrasa. "Eh! père, regardez la mauvaise hache que vous m'avez donnée! La voilà toute tordue." Le père en fut bouleversé et dit: "Qu'as-tu fait! Il va me falloir payer cette hache. Et avec quoi? Voilà ce que me rapporte ton travail!" - "Ne vous fâchez pas," dit le fils, "je paierai la hache moi-même." - "Imbécile," cria le vieux, "avec quoi la paieras-tu? Tu ne possèdes rien d'autre que ce que je t'ai donné. Tu n'as en tête que des bêtises d'étudiant et tu ne comprends rien au travail du bois."
Un moment après, l'écolier dit: "Père, puisque je ne puis plus travailler, arrêtons-nous." - "Quoi!" dit le vieux. "T'imagines-tu que je vais me croiser les bras comme toi? Il faut que je travaille. Toi, tu peux rentrer." - "Père, je suis ici pour la première fois. Je ne retrouverai jamais le chemin tout seul. Venez avec moi." Le père, dont la colère s'était calmée, se laissa convaincre et partit avec son fils. il lui dit: "Va et vends la hache endommagée. On verra bien ce que tu en tireras. Il faudra que je gagne la différence pour payer le voisin." Le fils prit la hache et la porta à un bijoutier de la ville. Celui-ci la mit sur la balance et dit: "Elle vaut quatre cents deniers. Mais je n'ai pas autant d'argent liquide ici." - "Donnez- moi ce que vous avez; vous me devrez le reste," répondit le garçon. Le bijoutier lui donna trois cents deniers et reconnut lui en devoir encore cent autres. L'écolier rentra à la maison et dit: "Père, j'ai l'argent. Allez demander au voisin ce qu'il veut pour sa hache." - "Je le sais déjà," répondit le vieux: "un denier et six sols." - "Eh bien! donnez lui deux deniers et douze sols. Ça fait le double et c'est bien suffisant. Regardez, j'ai de l'argent de reste." Il donna cent deniers à son père et reprit: "Il ne vous en manquera jamais. Vivez à votre guise." - "Seigneur Dieu!" s'écria le vieux , "comment as-tu acquis une telle richesse?" L'écolier lui raconta ce qui s'était passé et comment, en comptant sur sa chance, il avait fait si bonne fortune. Avec l'argent qu'il avait en surplus, il repartit vers les hautes écoles et reprit ses études. Et comme, avec son chiffon, il pouvait guérir toutes les blessures, il devint le médecin le plus célèbre du monde entier.