Con quỷ trong chai thủy tinh


Duch w butelce


Ngày xửa ngày xưa, có một người bổ củi nghèo, bác làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt. Khi số tiền bác dành dụm được đã kha khá, bác bảo con trai:
- Nhà chỉ có một mình con, số tiền cha dành dụm được do mồ hôi nước mắt. Nay cha muốn dùng số tiền ấy để cho con đi học lấy một nghề gì đó, để sau này con có thể nuôi cha lúc tuổi già, chân tay yếu đuối, chỉ còn ngồi một chỗ.
Nghe lời cha, đứa con trai học hành chăm chỉ tới mức thầy hết lời khen ngợi. Khi người con trai theo học được nửa chừng thì gia đình lâm vào cảnh túng bấn, anh phải trở về. Người cha buồn rầu:
- Cha chẳng có gì để cho con nữa, ở thời buổi khó khăn này chỉ kiếm được vài xu đủ chi tiêu hàng ngày.
Người con trai đáp:
- Thưa cha, cha đừng lo nghĩ, nếu ý trời như vậy thì chắc con sẽ gặp may. Con sẽ cố gắng.
Khi người cha sửa soạn để vào rừng đốn gỗ thì người con trai nói:
- Cho con đi cùng với cha để giúp cha.
Người cha nói:
- Cũng được. Nhưng chắc con sẽ thấy công việc nặng nhọc, con chưa quen với công việc này, chắc gì đã theo nổi, mà cha lại không có dư tiền để mua thêm cái rìu nữa.
Người con trai nói:
- Cha sang hàng xóm mượn rìu đi, chắc họ cho mượn tới khi con đủ tiền mua lấy một cái rìu.
Người cha mượn của hàng xóm chiếc rìu. Sáng sớm hai cha con đã vào rừng. Người con trai hăng hái làm việc giúp cha.
Khi mặt trời đứng bóng, người cha nói:
- Giờ ta nghỉ tay ăn trưa, sau đó ta lại tiếp tục.
Người con trai tay cầm bánh và nói:
- Cha cứ nghỉ đi, con chưa mệt, con muốn đi dạo quanh xem có tổ chim nào không.
Người cha nói:
- Trời, con khùng sao, con chạy quanh tìm cái gì, sau đó con mệt nhoài, không nhấc nổi cánh tay. Ở lại đây, ngồi xuống bên cha!
Người con trai vừa đi vừa ăn bánh mì, ngó nghiêng nhìn lên cây xem có tổ chim nào không. Anh đi mãi, cuối cùng anh tới bên một cây sồi cổ thụ, ước chừng trăm năm ấy, phải năm người ôm chưa hết thân cây. Anh dừng chân, ngắm cây sồi cổ thụ và nghĩ, chắc phải có chim làm tổ ở trong hốc cây.
Rồi anh có cảm giác là có tiếng người nói, anh chăm chú lắng tai nghe thì nghe thấy một giọng khàn khàn:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh ngó nhìn quanh, nhưng chẳng thấy gì. Hình như tiếng nói phát ra từ dưới mặt đất. Anh nói:
- Ngươi ở đâu vậy?
Có giọng đáp:
- Tôi ở dưới gốc cây, hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh dọn lá xung quanh gốc cây và để ý tìm thì thấy ở trong hốc cây có một chai thủy tinh. Anh nhấc chai lên soi, thấy trong chai có một con vật giống như con nhái, nó nhảy ở trong chai, nó nói:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh không hề nghĩ tới chuyện độc ác, anh mở nút chai. Từ trong chai vụt ra một cái bóng, chỉ trong nháy mắt nó đã to bằng nửa thân cây cổ thụ kia và đứng sừng sững trước chàng trai. Nó nói với giọng nghe rợn cả người:
- Ngươi có biết, việc thả ta ra khỏi chai rượu sẽ được thưởng cái gì không?
Chàng trai thản nhiên đáp:
- Không, làm sao mà ta biết được.
Con quỷ nói:
- Thế ta nói cho ngươi biết, để thưởng cho việc đó ta phải vặn cổ ngươi.
Chàng trai đáp:
- Nếu ngươi nói ta biết trước điều đó, ta sẽ để ngươi ở trong chai, lúc đó đầu ta vẫn còn nguyên, cứ thử hỏi mọi người xem có đúng thế không?
Con quỷ nói:
- Hỏi hết người này đến người khác, nhưng ngươi sẽ được thưởng công. Ngươi tưởng ta nằm trong chai là do lòng độ lượng, không, chính ta bị trừng phạt mà bị nhốt trong chai. Ta chính là thần Merkur hùng mạnh. Ai thả ta ra, người ấy sẽ bị vặn cổ.
Chàng trai nói:
- Ta chẳng ngờ mọi chuyện xảy ra nhanh như vậy. Trước tiên ta muốn biết có phải chính ngươi từng ở trong chai hay không? Nếu đúng như vậy thì ngươi chui thử vào trong chai cho ta xem, có vậy ta mới tin. Rồi sau đó ngươi muốn làm gì ta thì làm.
Con quỷ ngạo nghễ nói:
- Cái đó chỉ là trò đùa!
Con quỷ thu hình nhỏ lại như lúc trước và chui vào trong chai. Nó vừa chui vào lập tức chàng trai đóng ngay nút chai vào và ném chai vào chỗ cũ ở hốc cây cổ thụ. Con quỷ đã bị đánh lừa.
Giờ chàng trai muốn quay trở lại chỗ cha đốn gỗ, con quỷ lại cất giọng kêu cứu:
- Trời, hãy thả tôi ra nào, hãy thả tôi ra nào!
Chàng trai đáp:
- Không, không lần thứ hai. Kẻ nào định hại ta, ta sẽ không tha, khi ta đã tóm được nó.
Con quỷ nói:
- Nếu thả tôi ra, tôi sẽ cho anh rất nhiều của cải, nhiều tới mức anh sống sung sướng suốt đời.
Chàng trai nói:
- Không, ngươi sẽ đánh lừa ta như lần thứ nhất.
Con quỷ nói:
- Anh đừng có đùa với diễm phúc mà anh có. Tôi sẽ chẳng làm gì anh, mà còn thưởng cho anh rất nhiều.
Chàng trai nghĩ:
- Ta cứ liều thử xem, biết đâu nó lại giữ lời hứa.
Chàng mở nút chai, con quỷ chui ra và vươn vai trở thành to lớn như người khổng lồ. Nó nói:
- Giờ thì anh sẽ nhận được phần thưởng.
Con quỷ đưa cho anh một miếng vải nhỏ như băng keo dính và nói:
- Nếu anh đưa đầu này qua vết thương, vết thương sẽ lành. Nếu anh đưa đầu kia qua sắt hay thép, sắt thép sẽ biến thành bạc ròng.
Chàng trai nói:
- Phải thử mới biết được.
Rồi chàng cầm rìu bóc một miếng vỏ cây, sau đó chàng cầm miếng vải đưa qua vết vỏ cây bị bóc, lập tức vỏ cây liền lại. Chàng nói với con quỷ:
- Quả có đúng như vậy. Giờ chúng ta có thể chia tay nhau.
Con quỷ cám ơn chàng đã giải thoát cho nó. Chàng trai cũng cám ơn quỷ về món quà tặng. Chàng trở lại chỗ cha đang làm việc. Người cha hỏi:
- Con chạy đi đâu vậy? Con quên cả làm việc. Cha đã nói, con chẳng làm nên chuyện gì cả.
- Cha cứ bình tĩnh, cha ơi. Con sẽ làm cho xong việc.
Người cha bực mình nói:
- Chờ đấy, chẳng cái gì ra cái gì.
- Cha xem đây, con chỉ cho một nhát rìu là cây kia đổ ầm xuống.
Chàng lấy miếng vải đưa qua chiếc rìu, rồi vung tay chặt cây. Rìu sắt biến thành rìu bạc nên nó văng ra đất.
- Cha ơi, sao lại đưa cho con chiếc rìu cùn đến thế, giờ thì hỏng tất cả mọi việc.
Người cha bực tức nói:
- Trời, con làm gì vậy! Giờ cha phải mua chiếc rìu khác, con chẳng được tích sự gì cả.
Người con nói:
- Cha đừng giận, con sẽ trả tiền chiếc rìu.
Người cha thét:
- Quân ngu ngốc, trả bằng gì bây giờ. Con chẳng có lấy một xu dính túi, chỉ có vài chữ trong đầu. Chẳng biết gì về đốn gỗ.
Lát sau, người con trai nói với cha:
- Thưa cha, con không làm được nữa. Hai cha con ta nghỉ tay ngày hôm nay đi.
Người cha bảo:
- Trời, cái gì? Cha cũng khoanh tay rung đùi như con ư? Cha còn phải ráng làm cho xong. Con có thể thu gom đồ rồi về nhà được rồi.
- Thưa cha, con lần đầu tiên vào rừng nên không biết đường ra. Cha về cùng với con đi.
Người cha đã nguôi cơn giận, nghe con nói cũng đi về.
Về tới nhà, người cha nói:
- Con đem bán chiếc rìu này, con xem, liệu bán được bao nhiêu, con cầm lấy ít tiêu, còn để lại cha trả tiền đền chiếc rìu của hàng xóm.
Người con trai mang rìu ra chợ kim hoàn ở trong thành phố để bán. Người thợ kim hoàn cho lên lửa thử, rồi đặt lên cân và nói:
- Nó bán được 400 đồng Taler, nhưng tôi không có đủ tiền mặt ở đây.
Chàng trai nói:
- Bác có bao nhiêu thì đưa cho tôi. Số còn lại tôi cho bác nợ.
Bác thợ vàng đưa cho chàng trai 300 đồng Taler và nợ lại 100 Taler. Chàng trai đem tiền về nhà và nói:
- Thưa cha, con có tiền đây. Cha sang hỏi hàng xóm xem cái rìu hết bao nhiêu tiền.
Người cha bảo:
- Cái đó cha biết rồi. Một Taler sáu xu.
- Vậy cha trả 2 Taler mười sáu xu. Trả gấp đôi thế là đủ. Cha nhìn xem, con hãy còn nhiều tiền.
Người con trai đưa cho cha 100 Taler và nói:
- Con mong cha không bao giờ phải thiếu thốn, cha có thể sống sung sướng, thoải mái.
Người cha nói:
- Lạy chúa tôi, con lấy ở đâu ra lắm tiền của như vậy?
Rồi người con trai kể cho cha câu chuyện gặp con quỷ ở trong rừng và chuyện anh tin tưởng vào sự may mắn của mình nên mới có nhiều tiền của như vậy.
Với số tiền còn lại, chàng trai lại lên đường đi học tiếp tục. Vì anh có thể chữa lành vết thương bằng miếng vải nên anh trở thành bác sĩ nổi tiếng nhất thế giới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Był sobie kiedyś biedny drwal. Pracował od rana do późnej nocy, a gdy w końcu już uzbierał trochę pieniędzy, rzekł do swojego chłopaka: "Jesteś moim jedynym dzieckiem. Chcę przeznaczyć pieniądze zarobione w pocie czoła na twoje nauki. Naucz się czegoś porządnego, a będziesz mnie mógł nakarmić, gdy moje członki staną się sztywne i będę musiał siedzieć w domu." Poszedł tedy chłopiec do wielkich szkół i uczył się pilnie, a nauczyciele go chwalili i został tam przez pewien czas. Gdy skończył już parę szkół, lecz nie był jeszcze doskonały we wszystkim, czego się uczył, nędzne pieniądze, jakie dostał od ojca, skończyły się i musiał wracać do domu. "Ach," rzekł ojciec w smutku, "Nie mogę dać ci nic więcej. Ciężkie są czasy i ciężko zdobyć choćby halerza na coś więcej niż chleb nasz powszedni."- "Drogi ojcze," odpowiedział syn, "Nie martwcie się tym, jeśli wola Boża jest taka, spróbujmy obrócić to na dobą monetę, jakoś się z tym pogodzę." Gdy ociec miał już iść do lasu, by zarobić grosza na drewnie, rzekł doń syn: "Pójdę z wami i wam pomogę." – "Tak, mój synu," będzie ci ciężko, bo nie jesteś przyzwyczajony do pracy w znoju, nie wytrzymasz. Mam tylko jedną siekierę i ani grosza by drugą dokupić." – "Idźcie do sąsiada," odpowiedział syn, "pożyczy wam swoją siekierę, aż sam na nią zarobię."
Pożyczył więc ojciec siekierę od sąsiada, a następnego poranka, przy wschodzie słońca, wyszli razem do lasu. Syn pomagał ojcu, a był rześki i świeży. Gdy słońce stanęło nad nimi, rzekł ojciec: "Odpocznijmy i pojedzmy, potem czeka nas przynajmniej drugie tyle." Syn wziął do ręki swój chleb i rzekł: "Odpocznijcie sobie, ojcze, ja nie jestem zmęczony, ja pójdę w las i pozaglądam trochę do ptasich gniazd." – "Och ty fircyku," powiedział ojciec, "Będziesz biegał, a potem będziesz tak zmęczony, że ręki nie podniesiesz. Zostańtu i usiądź ze mną."
Lecz syn poszedł w las, jadł swój chleb, był wesoły i zaglądał między zielone gałęzie, czy gniazda jakiego nie kryją. Chodził tu i tam, aż doszedł do wielkiego groźnie wyglądającego dębu. Miał chyba parę setek lat, a i pięciu ludzi by go nie objęło. Zatrzymał się, spojrzał na niego i pomyślał "Tu na pewno parę ptaszków gniazdko zbudowało." I zdało mu się, jakby głos usłyszał. Nadstawił uszu i usłyszał, jak ktoś woła głuchym tonem: "Wypuść mnie, wypuść mnie!" Obejrzał się dookoła, lecz niczego nie dojrzał., a zdawało mu się, jakby głos spod ziemi wychodził. Zawołał więc: "Kim jesteś?" Głos odpowiedział: "Tkwię tu między korzeniami dębu. Wypuść mnie." Uczeń zaczął odgarniać ziemię pod drzewem i szukał wśród korzeni dębu, aż wreszcie w małym wgłębieniu odkrył butelkę. Podniósł ją do góry, ułożył pod światło i zobaczył rzecz, co wyglądała jak żaba. Skakało to coś w środku do góry i w dół. "Wypuść mnie, wypuść mnie," wołało od nowa. A uczeń niepomny istnienia zła, zdjął korek z butelki. Wnet wyleciał z niej duch i zaczął rosnąć, a rósł tak szybko, że w jednej chwili zrobił się z niego ohydny jegomość, wielki na pół drzewa, przed którym stał uczeń. "Wiesz," zawołał strasznym głosem, "Co jest nagrodą za to, że mnie uwolniłeś?"- "Nie," odpowiedział uczeń bez trwogi. "Skąd mam to wiedzieć?" – " Zaraz ci powiem," zawołał duch, "Muszę ci za to kark przetrącić." –"Mogłeś to wcześniej powiedzieć," odpowiedział uczeń, "nie wyciągałbym cię wtedy z tej butelki, a moja głowa ostałaby się przed tobą." – "Zasłużoną nagrodę musisz dostać. Myślisz, że z wielkiej łaski mnie tu zamknięto? Nie, to była kara! Jestem potężnym Merkurinem, kto mnie wypuści, temu kark muszę przetrącić." - "Powoli, " odpowiedział uczeń," Nie tak szybko, najpierw muszę się przekonać, że naprawdę siedziałeś w tej butelce i że jesteś prawdziwym duchem. Jeśli potrafisz tam wejść, to ci uwierzę i będziesz ze mną mógł zrobić, co zechcesz." Duch odparł pełen buty: "To dla mnie żadna sztuka," skurczył się, zrobił się taki chudy i mały, jak był na początku, tak że wszedł przez ten sam otwór do butelki. Ledwo znalazł się w środku, uczeń zatkał ją korkiem i rzucił pod korzenie dębu na stare miejsce i tak przechytrzył ducha.
Uczeń chciał wrócić do ojca, lecz duch zawołał żałośnie: "Ach, wypuść mnie, wypuść mnie!" – "Nie," odparł uczeń," Nie wypuszczę drugi raz, kto moje życie dybał., gdy już raz go złapałem." – "Jeśli mnie uwolnisz," zawołał duch, "dam ci tyle, że starczy ci po kres żywota." – "Nie," odpowiedział uczeń, "oszukasz mnie jak za pierwszym razem." – "Kpisz ze swego szczęścia," rzekł duch, "Nic ci nie zrobię, jeno suto cię wynagrodzę." Uczeń pomyślał zaś, " Spróbuję, może dotrzyma słowa i nic mi nie zrobi." Zdjął tedy korek i duch wyszedł jak przedtem, rozdymał się i zrobił się wielki jak olbrzym. "Teraz dostaniesz nagrodę," rzekł, podał uczniowi małą szmatkę, a wyglądała jak plaster i dodał: "Jeżeli potrzesz jednym końcem ranę, zagoi się, gdy drugim końcem potrzesz stał lub żelazo, zamieni się w srebro." - "Muszę spróbować," powiedział uczeń, podszedł do drzewa, odwalił kawek kory swą siekierą i potarł końcem plastra. Kora natychmiast przyrosła do drzewa i była zdrowa. "Widzisz, że wszystko jest, jak rzekłem," powiedział duch, teraz możemy się rozstać." Duch podziękował za wybawienie, a uczeń podziękował duchowi za jego prezent i wrócił do ojca.
" Gdzie to chodziłeś?" zapytał ojciec, "Zapomniałeś o pracy? Od razu mówiłem, że nie dasz rady " – "Spokojnie, ojcze, zaraz wszystko nadrobię. – "Nadrobisz," rzekł ojciec gniewnie, " Nie ma na to sposobu." - "Uważajcie, ojcze" zaraz powalę do drzewo, że padnie z hukiem." Wziął swój plaster, potarł siekierę i uderzył co sił, lecz żelazo zmienił się w srebro, ostrze siekiery się odwróciło. "Ach, ojcze, popatrzcie, złą siekierę mi daliście, całkiem się pokrzywiła." Wystraszył się tedy ojciec i rzekł: "ach, co zrobiłeś! Teraz muszę zapłacić za siekierę, a nie wiem czym. Oto pożytek z twojej roboty." – "Nie złośćcie się." Odpowiedział syn, "Ja zapłacę za siekierę." – "O, głuptasie," zawołał ojciec, "Czym chcesz zapłacić? Nic nie masz, prócz tego co ja ci daję, studenckie figle masz w głowie, a od rąbania rozum ci się pomieszał."
Uczeń mówił potem przez chwilę: "Ojcze, nie mogę dłużej pracować, kończymy już." – "Co ty?" odpowiedział, "myślisz, że założę ręce na brzuch jak ty? Muszę się zabrać do roboty, a ty zbieraj się do domu."- "Ojcze, jestem pierwszy raz w lesie i nie znam drogi. Chodźcie ze mną." Ponieważ gniew ucichł, ojciec dał się w końcu przekonać i poszedł z nim do domu. Rzekł jeszcze do syna: Idź i sprzedaj popsutą siekierą, a patrz, ile za nią dostaniesz. Resztę muszę zarobić by spłacić sąsiada." Syn wziął siekierę i zaniósł ją do złotnika w mieście. Ten obejrzał ją, położył na wadze i rzekł: "Jest warta czterysta talarów, nie mam tyle w gotówce." Uczeń zaś rzekł: "Dajcie mi, ile macie, a resztę wam pożyczę." Złotnik dał mu trzysta talarów, a sto był mu dłużny. Uczeń poszedł potem do domu i rzekł: "Ojcze, mam pieniądze. Idźcie i zapytajcie, ile sąsiad za siekierę żąda" – "Już wiem," odpowiedział stary, "Jednego talara i sześć groszy. – "Dajcie mu zatem dwa talary i dwanaście groszy, to jest dwa razy więcej i wystarczy. Widzicie, mam pieniędzy w bród," i dał ojcu sto talarów i rzekł: "Niczego wam nie zabraknie, żyjcie więc podług waszej wygody."- "Mój Boże," rzekł stary, "Skąd masz takie bogactwa?" Opowiedział mu tedy, co wszystko się stało, jak zaufał losowi, jaką zdobycz dostał w swe ręce. Z resztą pieniędzy wyruszył do wielkich szkół i uczył się dalej, a ponieważ umiał leczyć swoim plastrem rany, stał się wnet najsłynniejszym doktorem na całym świecie.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek