Con quỷ trong chai thủy tinh


O espirito na garrafa


Ngày xửa ngày xưa, có một người bổ củi nghèo, bác làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt. Khi số tiền bác dành dụm được đã kha khá, bác bảo con trai:
- Nhà chỉ có một mình con, số tiền cha dành dụm được do mồ hôi nước mắt. Nay cha muốn dùng số tiền ấy để cho con đi học lấy một nghề gì đó, để sau này con có thể nuôi cha lúc tuổi già, chân tay yếu đuối, chỉ còn ngồi một chỗ.
Nghe lời cha, đứa con trai học hành chăm chỉ tới mức thầy hết lời khen ngợi. Khi người con trai theo học được nửa chừng thì gia đình lâm vào cảnh túng bấn, anh phải trở về. Người cha buồn rầu:
- Cha chẳng có gì để cho con nữa, ở thời buổi khó khăn này chỉ kiếm được vài xu đủ chi tiêu hàng ngày.
Người con trai đáp:
- Thưa cha, cha đừng lo nghĩ, nếu ý trời như vậy thì chắc con sẽ gặp may. Con sẽ cố gắng.
Khi người cha sửa soạn để vào rừng đốn gỗ thì người con trai nói:
- Cho con đi cùng với cha để giúp cha.
Người cha nói:
- Cũng được. Nhưng chắc con sẽ thấy công việc nặng nhọc, con chưa quen với công việc này, chắc gì đã theo nổi, mà cha lại không có dư tiền để mua thêm cái rìu nữa.
Người con trai nói:
- Cha sang hàng xóm mượn rìu đi, chắc họ cho mượn tới khi con đủ tiền mua lấy một cái rìu.
Người cha mượn của hàng xóm chiếc rìu. Sáng sớm hai cha con đã vào rừng. Người con trai hăng hái làm việc giúp cha.
Khi mặt trời đứng bóng, người cha nói:
- Giờ ta nghỉ tay ăn trưa, sau đó ta lại tiếp tục.
Người con trai tay cầm bánh và nói:
- Cha cứ nghỉ đi, con chưa mệt, con muốn đi dạo quanh xem có tổ chim nào không.
Người cha nói:
- Trời, con khùng sao, con chạy quanh tìm cái gì, sau đó con mệt nhoài, không nhấc nổi cánh tay. Ở lại đây, ngồi xuống bên cha!
Người con trai vừa đi vừa ăn bánh mì, ngó nghiêng nhìn lên cây xem có tổ chim nào không. Anh đi mãi, cuối cùng anh tới bên một cây sồi cổ thụ, ước chừng trăm năm ấy, phải năm người ôm chưa hết thân cây. Anh dừng chân, ngắm cây sồi cổ thụ và nghĩ, chắc phải có chim làm tổ ở trong hốc cây.
Rồi anh có cảm giác là có tiếng người nói, anh chăm chú lắng tai nghe thì nghe thấy một giọng khàn khàn:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh ngó nhìn quanh, nhưng chẳng thấy gì. Hình như tiếng nói phát ra từ dưới mặt đất. Anh nói:
- Ngươi ở đâu vậy?
Có giọng đáp:
- Tôi ở dưới gốc cây, hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh dọn lá xung quanh gốc cây và để ý tìm thì thấy ở trong hốc cây có một chai thủy tinh. Anh nhấc chai lên soi, thấy trong chai có một con vật giống như con nhái, nó nhảy ở trong chai, nó nói:
- Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra!
Anh không hề nghĩ tới chuyện độc ác, anh mở nút chai. Từ trong chai vụt ra một cái bóng, chỉ trong nháy mắt nó đã to bằng nửa thân cây cổ thụ kia và đứng sừng sững trước chàng trai. Nó nói với giọng nghe rợn cả người:
- Ngươi có biết, việc thả ta ra khỏi chai rượu sẽ được thưởng cái gì không?
Chàng trai thản nhiên đáp:
- Không, làm sao mà ta biết được.
Con quỷ nói:
- Thế ta nói cho ngươi biết, để thưởng cho việc đó ta phải vặn cổ ngươi.
Chàng trai đáp:
- Nếu ngươi nói ta biết trước điều đó, ta sẽ để ngươi ở trong chai, lúc đó đầu ta vẫn còn nguyên, cứ thử hỏi mọi người xem có đúng thế không?
Con quỷ nói:
- Hỏi hết người này đến người khác, nhưng ngươi sẽ được thưởng công. Ngươi tưởng ta nằm trong chai là do lòng độ lượng, không, chính ta bị trừng phạt mà bị nhốt trong chai. Ta chính là thần Merkur hùng mạnh. Ai thả ta ra, người ấy sẽ bị vặn cổ.
Chàng trai nói:
- Ta chẳng ngờ mọi chuyện xảy ra nhanh như vậy. Trước tiên ta muốn biết có phải chính ngươi từng ở trong chai hay không? Nếu đúng như vậy thì ngươi chui thử vào trong chai cho ta xem, có vậy ta mới tin. Rồi sau đó ngươi muốn làm gì ta thì làm.
Con quỷ ngạo nghễ nói:
- Cái đó chỉ là trò đùa!
Con quỷ thu hình nhỏ lại như lúc trước và chui vào trong chai. Nó vừa chui vào lập tức chàng trai đóng ngay nút chai vào và ném chai vào chỗ cũ ở hốc cây cổ thụ. Con quỷ đã bị đánh lừa.
Giờ chàng trai muốn quay trở lại chỗ cha đốn gỗ, con quỷ lại cất giọng kêu cứu:
- Trời, hãy thả tôi ra nào, hãy thả tôi ra nào!
Chàng trai đáp:
- Không, không lần thứ hai. Kẻ nào định hại ta, ta sẽ không tha, khi ta đã tóm được nó.
Con quỷ nói:
- Nếu thả tôi ra, tôi sẽ cho anh rất nhiều của cải, nhiều tới mức anh sống sung sướng suốt đời.
Chàng trai nói:
- Không, ngươi sẽ đánh lừa ta như lần thứ nhất.
Con quỷ nói:
- Anh đừng có đùa với diễm phúc mà anh có. Tôi sẽ chẳng làm gì anh, mà còn thưởng cho anh rất nhiều.
Chàng trai nghĩ:
- Ta cứ liều thử xem, biết đâu nó lại giữ lời hứa.
Chàng mở nút chai, con quỷ chui ra và vươn vai trở thành to lớn như người khổng lồ. Nó nói:
- Giờ thì anh sẽ nhận được phần thưởng.
Con quỷ đưa cho anh một miếng vải nhỏ như băng keo dính và nói:
- Nếu anh đưa đầu này qua vết thương, vết thương sẽ lành. Nếu anh đưa đầu kia qua sắt hay thép, sắt thép sẽ biến thành bạc ròng.
Chàng trai nói:
- Phải thử mới biết được.
Rồi chàng cầm rìu bóc một miếng vỏ cây, sau đó chàng cầm miếng vải đưa qua vết vỏ cây bị bóc, lập tức vỏ cây liền lại. Chàng nói với con quỷ:
- Quả có đúng như vậy. Giờ chúng ta có thể chia tay nhau.
Con quỷ cám ơn chàng đã giải thoát cho nó. Chàng trai cũng cám ơn quỷ về món quà tặng. Chàng trở lại chỗ cha đang làm việc. Người cha hỏi:
- Con chạy đi đâu vậy? Con quên cả làm việc. Cha đã nói, con chẳng làm nên chuyện gì cả.
- Cha cứ bình tĩnh, cha ơi. Con sẽ làm cho xong việc.
Người cha bực mình nói:
- Chờ đấy, chẳng cái gì ra cái gì.
- Cha xem đây, con chỉ cho một nhát rìu là cây kia đổ ầm xuống.
Chàng lấy miếng vải đưa qua chiếc rìu, rồi vung tay chặt cây. Rìu sắt biến thành rìu bạc nên nó văng ra đất.
- Cha ơi, sao lại đưa cho con chiếc rìu cùn đến thế, giờ thì hỏng tất cả mọi việc.
Người cha bực tức nói:
- Trời, con làm gì vậy! Giờ cha phải mua chiếc rìu khác, con chẳng được tích sự gì cả.
Người con nói:
- Cha đừng giận, con sẽ trả tiền chiếc rìu.
Người cha thét:
- Quân ngu ngốc, trả bằng gì bây giờ. Con chẳng có lấy một xu dính túi, chỉ có vài chữ trong đầu. Chẳng biết gì về đốn gỗ.
Lát sau, người con trai nói với cha:
- Thưa cha, con không làm được nữa. Hai cha con ta nghỉ tay ngày hôm nay đi.
Người cha bảo:
- Trời, cái gì? Cha cũng khoanh tay rung đùi như con ư? Cha còn phải ráng làm cho xong. Con có thể thu gom đồ rồi về nhà được rồi.
- Thưa cha, con lần đầu tiên vào rừng nên không biết đường ra. Cha về cùng với con đi.
Người cha đã nguôi cơn giận, nghe con nói cũng đi về.
Về tới nhà, người cha nói:
- Con đem bán chiếc rìu này, con xem, liệu bán được bao nhiêu, con cầm lấy ít tiêu, còn để lại cha trả tiền đền chiếc rìu của hàng xóm.
Người con trai mang rìu ra chợ kim hoàn ở trong thành phố để bán. Người thợ kim hoàn cho lên lửa thử, rồi đặt lên cân và nói:
- Nó bán được 400 đồng Taler, nhưng tôi không có đủ tiền mặt ở đây.
Chàng trai nói:
- Bác có bao nhiêu thì đưa cho tôi. Số còn lại tôi cho bác nợ.
Bác thợ vàng đưa cho chàng trai 300 đồng Taler và nợ lại 100 Taler. Chàng trai đem tiền về nhà và nói:
- Thưa cha, con có tiền đây. Cha sang hỏi hàng xóm xem cái rìu hết bao nhiêu tiền.
Người cha bảo:
- Cái đó cha biết rồi. Một Taler sáu xu.
- Vậy cha trả 2 Taler mười sáu xu. Trả gấp đôi thế là đủ. Cha nhìn xem, con hãy còn nhiều tiền.
Người con trai đưa cho cha 100 Taler và nói:
- Con mong cha không bao giờ phải thiếu thốn, cha có thể sống sung sướng, thoải mái.
Người cha nói:
- Lạy chúa tôi, con lấy ở đâu ra lắm tiền của như vậy?
Rồi người con trai kể cho cha câu chuyện gặp con quỷ ở trong rừng và chuyện anh tin tưởng vào sự may mắn của mình nên mới có nhiều tiền của như vậy.
Với số tiền còn lại, chàng trai lại lên đường đi học tiếp tục. Vì anh có thể chữa lành vết thương bằng miếng vải nên anh trở thành bác sĩ nổi tiếng nhất thế giới.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, um pobre lenhador que trabalhava de sol a sol. Assim, conseguiu economizar um pouco de dinheiro e, chamando o filho, disse-lhe:
- Tu és meu único filho; o dinheiro que economizei com o amargo suor do meu rosto, quero empregá-lo na tua instrução; se aprenderes tudo bem, poderás manter- me na velhice, quando meus membros estiverem endurecidos e eu for obrigado a ficar em casa sem nada poder fazer.
O jovem foi para a universidade, onde permaneceu algum tempo, aprendendo com grande aplicação, merecendo a admiração e os elogios dos mestres; tinha seguido vários cursos mas ainda não se aperfeiçoara em tudo, quando a mísera soma ganha com tanto sacrifício pelo pai acabou-se e ele teve de voltar para casa.
- Ah, - lastimou-se o pai, - não tenho mais nada que possa dar-te e, nestes tempos ruins como andam, nem posso ganhar um só centavo além do pão de cada dia,
- Não te aborreças, meu querido pai, - respondeu o filho, - se esta é a vontade de Deus, certamente será para o meu bem e eu me conformarei.
Quando o pai se preparava a ir à floresta cortar lenha para vender e assim ganhar alguma coisa, o filho disse-lhe:
- Quero ir contigo e ajudar-te.
- Será muito duro para ti, meu filho, que não estás acostumado com trabalho pesado; não aguentarás. Além disso, só possuo um machado e não tenho dinheiro para comprar outro.
- Vai à casa do vizinho, - respondeu o filho, - e pede-lhe um machado emprestado até eu ganhar o suficiente para comprar outro para mim.
O pai foi ao vizinho e pediu-lhe emprestado um machado; e assim, na manhã seguinte, logo de madrugada, saíram os dois a caminho da floresta. O filho, alegre e desembaraçado, ajudou bem o pai. Quando o sol estava a pique, disse o velho:
- Sentemo-nos um pouco aí e comamos nosso lanche; depois continuaremos com mais vigor.
O filho recebeu a ração de pão e disse:
- Descansa um pouco, meu pai; eu não estou cansado e prefiro dar um passeio pela floresta à cata de ninhos.
- Ó tolinho, - respondeu o pai, - para que queres perambular pela floresta? Ficarás cansado e, depois, não terás força para erguer o braço. Fica aqui e senta-te perto de mim.
O filho, porém, não lhe deu ouvidos e encaminhou-se para a floresta, comendo alegremente o pedaço de pão e olhando por entre os galhos a ver se descobria algum ninho. Andando a esmo, foi longe e chegou ao pé de um carvalho enorme, assustador, que deveria ter muitos séculos de existência, pois o tronco não poderia ser abraçado por cinco homens. Deteve-se a contemplar a árvore, pensando: "Muitos pássaros, certamente, fizeram ninhos lá em cima." Nisso, prestando ouvido, pareceu-lhe ouvir uma voz abafada a gritar:
- Solte-me daqui! Solte-me daqui!
Olhou para todos os lados mas não viu coisa alguma, parecendo-lhe que a voz saía de dentro do chão. Então perguntou alto:
- Ondes estás? Quem chama assim?
A voz respondeu:
- Estou aqui no chão, entre as raízes do carvalho. Ajuda-me a sair, ajuda-me a sair.
O estudante pôs-se ativamente a revolver a terra debaixo da árvore, procurando entre as raízes, até que, por fim, numa pequena cavidade, descobriu uma garrafa. Erguendo-a e olhando-a contra a luz, ele distinguiu dentro dela uma coisinha em forma de rã, que pulava para cima e para baixo.
- Solta-me daqui, solta-me daqui! - gritou novamente; e o estudante, sem pensar em maldade alguma, destapou a garrafa.
No mesmo instante, saiu de dentro dela um espírito, que começou a crescer, e cresceu tão rapidamente que, em poucos minutos apenas, ergueu-se diante do estudante como um horrendo gigante do tamanho da metade do carvalho.
- Sabes tu o que te aguarda por me haveres salvo? - gritou com voz terrificante.
- Não, - respondeu o estudante, sem sombra de medo; - como haveria de sabê-lo?
- Pois, então, digo-te já, - berrou o espírito; - tenho que torcer-te o pescoço.
- Devias ter-me dito isso antes, - respondeu o estudante; - eu teria deixado que ficasses lá dentro. Mas a minha cabeça ficará firme no pescoço, pois há alguém mais que deve dar parecer no caso.
- Qual alguém ou ninguém, - rugiu o espírito; - terás o que mereces. Achas que foi por misericórdia que fiquei preso tanto tempo? Não; foi por castigo. Eu sou o poderosíssimo Mercúrio; a quem me soltar tenho de lhe quebrar o pescoço.
- Devagar, devagar! - respondeu o estudante; - não tenhas tanta pressa! Antes de mais nada, preciso saber se realmente estavas naquela garrafa e se és na verdade um espírito; se conseguires entrar e sair novamente, acreditarei; então poderás fazer de mim o que quiseres.
- E a coisa mais fácil deste mundo, - disse o espírito, cheio de vaidade e orgulho.
Encolhendo-se mais e mais, tornou-se fininho e pequenino como fora antes, conseguindo passar facilmente pelo gargalo da garrafa. Mal entrou, o estudante tapou bem depressa a garrafa com a rolha e atirou-a outra vez para dentro do buraco, entre as raízes do carvalho. Assim o espírito saiu logrado.
O estudante dispuha-se a voltar para junto do pai, quando ouviu o espírito implorar lamentosamente:
- Solta-me daqui, solta-me daqui!
- Nada, nada, - respondeu o estudante; - nessa não cairei segunda vez. Quem atentou uma vez contra a minha vida, quando o agarrar não o soltarei nunca mais.
- Se me soltares, - disse o espírito; - eu te darei o suficiente para que vivas folgadamente pelo resto da vida.
- Não, não - respondeu o estudante; - vais enganar-me como da primeira vez.
- Estás dando um pontapé na sorte! - retrucou o espírito; - não te farei mal algum, e, ainda por cima eu te recompensarei regiamente.
O estudante refletiu: "Vou arriscar talvez cumpra a palavra e não me faça mal." Destapou, novamente, a garrafa e o espírito saiu como da outra vez e se foi encompridando e aumentando até voltar a ser o enorme gigante.
- Agora receberás a recompensa - disse o espírito, dando ao estudante um trapo largo como um emplastro, dizendo: - se tocas com uma das pontas deste trapo qualquer ferida, ela sarará imediatamente; se com a outra ponta tocares ferro ou aço, logo esse objeto se converterá em prata.
- Está bem, - disse o estudante, - mas antes tenho de experimentar.
E, aproximando-se de uma árvore, fez uma incisão na casca com o machado, depois aplicou em cima o trapo para ver o resultado. Imediatamente a casca se uniu e sarou, ficando tal como estava antes.
- É! - disse o estudante; - realmente é como dizes. Agora podemos separar-nos.
O espírito agradeceu por ter-lhe dado a liberdade e o estudante também agradeceu pelo seu presente e voltou para junto do pai.
- Estiveste vagabundeando até agora, não é? - disse o pai. - Até esqueceste o trabalho! Eu bem sabia que não farias coisa alguma!
- Não te amofines, meu pai; vou recuperar o tempo perdido.
- Sim, sim; - disse, agastado, o pai, - quero só ver!
- Cuidado, meu pai; vou derrubar aquela árvore aí, que ficará em pedaços.
Pegando no trapo, esfregou com ele o machado e, em seguida, desferiu valente machadada no tronco; mas como o machado se havia transformado em prata, o gume dobrou-se.
- Oh, meu pai, vê que espécie de machado me deste; entortou completamente ao primeiro golpe!
Assustado com aquilo, pois o machado não era seu, o pai exclamou;
- Ah, meu filho, que fizeste! Agora tenho de pagar o machado e não sei como hei de fazê-lo; grande lucro me deu o teu trabalho!
- Não te zangues, meu pai. Eu pagarei logo o machado.
- Sim, seu toleirão, - falou o pai, - com que vais pagá-lo se não tens senão o que eu te dou? Pura fantasia de estudante tens na cabeça; quanto a rachar lenha, nada entendes!
Passados alguns instantes, o estudante disse ao pai:
- Meu pai, eu não posso mais trabalhar; vamos fazer feriado por hoje.
- O que estás dizendo? Achas que quero ficar de mão no bolso como você? Se quiseres, podes voltar para casa, mas eu continuarei aqui trabalhando.
- É a primeira vez que venho a floresta e não conheço ainda o caminho; não posso voltar sozinho. Vem comigo?
Tendo-lhe passado a raiva, o pai deixou-se persuadir pela maneira gentil do filho e acabou por voltar com ele para casa. Aí disse-lhe:
- Trata de vender o machado estragado e vê o que podes alcançar por ele; o que faltar terei que ganhar com o trabalho para compensar o nosso vizinho pelo dano sofrido.
O filho dirigiu-se então à cidade, levando o machado a um ourives que, depois de o medir e pesar cuidadosamente, disse:
- Vale quatrocentas moedas, mas não tenho tanto dinheiro.
- Não faz mal, - disse o estudante, - dai-me o que tiverdes. Confio na vossa honestidade para me pagardes o resto depois.
O ourives deu-lhe trezentas moedas, ficando a dever-lhe cem. O estudante voltou para casa e disse ao pai:
- Já tenho o dinheiro; vai perguntar ao vizinho quanto quer pelo machado.
- Eu já sei - respondeu o pai. - Uma moeda e meia.
- Dá-lhe, então, três moedas; é o dobro do que vale e acho que é mais do que suficiente. Olha quanto dinheiro tenho!
Entregou ao pai as trezentas moedas, dizendo:
- Não te faltará mais nada e poderás viver confortavelmente.
- Santo Deus! - exclamou o pai admirado, - onde arranjaste todo esse dinheiro?
O filho, então, contou o que lhe tinha acontecido e como acertara confiando na Providência Divina.
Com o resto do dinheiro, voltou para a Universidade e continuou a estudar, aprendendo tudo quanto havia para aprender. Mais tarde, como podia curar todas as feridas com o pedaço de trapo, tornou-se o médico mais afamado do mundo inteiro.