Người da gấu


熊の皮


Ngày xưa có một chàng trai trẻ, hết thời hạn đi lính. Nhưng anh phải giải ngũ. Viên đại úy nói, anh muốn đi đâu tùy ý anh. Cha mẹ anh đã chết từ lâu nên anh cũng chẳng thiết trở về quê hương nữa. Anh tìm đến mấy người anh em, xin họ giúp đỡ sống tạm qua ngày, đợi đến khi nào có công ăn việc làm. Nhưng những anh em kia đều nhẫn tâm, họ nói:
- Chúng tôi biết dùng chú vào việc gì bây giờ? Chúng tôi chẳng cần đến chú, chú nên biết điều đó mà tự lo liệu lấy.
Anh lính chẳng có gì ngoài khẩu súng, anh vác nó lên vai và đi chu du thiên hạ. Anh đi đến một cánh đồng hoang rộng lớn, giữa đồng đứng trơ trọi có một lùm cây. Anh buồn bã ngồi xuống gốc cây, nghĩ về thân phận mình!
- Mình không có tiền, mà cũng chẳng có nghề ngỗng gì cả. Trông thấy trước là mình sẽ chết đói!
Chợt anh nghe có tiếng gió lào xào, ngoảnh cổ lại, anh thấy một người lạ mặt, mặc áo xanh, trông lịch sự, nhưng lại có một thân chân ngựa gớm ghiếc.
Người ấy nói:
- Ta biết anh thiếu gì rồi. Anh muốn xài bao nhiêu tiền của cũng được, nhưng trước hết ta muốn biết anh có thật gan dạ hay không, vì ta không muốn phí tiền vô ích.
Anh đáp:
- Nghề lính và nhát gan - Hai cái đó làm sao hợp với nhau được, ông cứ việc thử thách tôi đi!
Người ấy nói:
- Được lắm, anh hãy nhìn lại đằng sau.
Người lính vừa quay người lại thì thấy ngay một con gấu to đang gầm gừ tiến lại phía mình. Anh thét:
- Ái chà, ông ngoáy cho mày buồn lỗ mũi, cho mày hết cảu nhảu nhé.
Rồi anh lên đạn, giương súng ngắm, bắn thẳng vào mũi gấu làm gấu ngã lăn ra, không hề nhúc nhích.
Người lạ mặt nói:
- Ta công nhận anh không phải là người nhát gan. Nhưng còn một điều kiện nữa anh phải thực hiện được.
Người lính nhận biết được người đứng trước mặt mình là người như thế nào rồi, anh đáp:
- Miễn là không mất phần hồn, còn ngoài ra, điều kiện gì tôi cũng chấp nhận.
Người áo xanh nói:
- Cái đó tùy anh. Trong bảy năm anh không được tắm giặt, chải đầu cạo râu, cắt móng chân móng tay, và không cầu chúa. Ta đưa cho anh một chiếc áo lót và một cái măng tôi để anh mặc trong suốt thời gian cấm đó. Nếu anh chết mà hạn của bảy năm chưa hết thì anh là người của ta, nhưng nếu anh còn sống thì anh sẽ được tự do và để đền bù cho bảy năm đó anh sẽ sống sung sướng giàu có suốt đời.
Người lính nghĩ tới cảnh khổ cực của mình sẽ phải chịu đựng, nhưng anh đã từng bao phen vào sinh ra tử, giờ đây cũng muốn thử một phen nữa xem sao, nên anh đồng ý. Con quỷ cởi áo xanh cho anh và nói:
- Khi anh đã mặc áo này vào người, mỗi khi cho tay vào túi, anh sẽ thấy trong túi rủng rỉnh toàn tiền.
Rồi con quỷ lột da gấu và nói:
- Da gấu này chính là áo măng tô để anh khoác vào người, nó chính cũng là giường mỗi khi anh muốn ngả lưng, anh không được sử dụng loại giường nào khác, cũng chính vì cách ăn mặc này, nên anh sẽ có tên là "Người da gấu."
Nói xong, con quỷ biến mất.
Người lính mặc vào, thò luôn tay vào túi thì thấy rất nhiều tiền, lúc ấy mới hoàn toàn tin lời con quỷ nói là đúng. Anh khoác da gấu lên người đi chu du thiên hạ, tiêu tiền như nước, hưởng mọi thú vui, không bỏ qua một thứ trò tiêu khiển nào.
Năm đầu, trông anh còn ưa được, nhưng đến năm thứ hai thì chẳng khác gì một con quái tóc xõa xuống che gần kín mặt, râu dài, mọc lởm chởm trông như chổi xể; móng chân móng tay dài nhọn như nanh vuốt, mặt thì cáu ghét tầng tầng lớp lớp, giá như gieo hạt trồng rau ở đó cũng có thể được. Trông thấy anh ta là người ta bỏ chạy. Nhưng vì đến đâu anh cũng cho tiền người nghèo nên người ta cũng cầu mong anh đừng phải chết trong cái hạn của bảy năm, và vì anh trả tiền hậu hĩnh nên anh đi đến đâu người cũng xếp cho chỗ ăn, chỗ ở đàng hoàng.
Năm thứ tư, anh đến một quán trọ. Chủ quán không muốn cho anh trọ, thậm chí ở chuồng ngựa cũng không cho, vì e rằng ngựa trông thấy anh sẽ khiếp sợ, lồng và hí ầm lên. Nhưng khi "Người da gấu" móc ở túi ra một nắm tiền vàng thì chủ quán xiêu lòng, cho anh ở buồng phía sau, nhưng bắt anh ta phải hứa sẽ không ló mặt ra cho người khác thấy để quán trọ của hắn khỏi phải mang tiếng xấu.
Một buổi tối, "Người da gấu" đang ngồi một mình trong buồng, cầu mong bảy năm chóng qua thì nghe thấy tiếng than khóc ở buồng bên cạnh. Vốn có tính thương người, anh chạy ra mở cửa thì thấy một ông già hai tay ôm đầu khóc lóc thảm thiết. Anh đến gần cụ già. Nom thấy anh, cụ đứng phắt dậy định chạy trốn. Nhưng khi nghe thấy anh nói tiếng người, cụ mới yên tâm. Thấy "Người da gấu" ân cần thăm hỏi, cụ liền kể cho anh nghe nguyên nhân nỗi buồn của cụ. Miệng ăn núi lở, gia sản tiêu lần lần rồi cũng hết. Cụ và mấy cô con gái bây giờ lâm vào cảnh túng thiếu, gia đình nghèo đến nỗi không có tiền trả nhà trọ, cụ sẽ bị người ta bỏ tù.
"Da Gấu" nói:
- Nếu chỉ có chuyện thế thôi, cháu có thể giúp cụ, tiền thì cháu có dư.
Anh cho gọi chủ quán đến, trả tiền trọ cho ông cụ và còn dúi vào túi ông già bất hạnh đầy túi vàng.
Giờ thì cụ hết lo, nhưng cụ không biết lấy gì trả ơn. Suy nghĩ một lát cụ nói:
- Anh đi theo tôi về nhà. Các con gái tôi là hoa khôi, anh có thể chọn lấy một đứa. Nếu nó biết là anh đã giúp tôi trong cơn hoạn nạn thì tất nó không từ chối đâu. Tuy anh trông có vẻ kỳ quặc thật, nhưng chắc nó sẽ biết cách chải chuốt cho anh trở nên dễ coi.
"Da Gấu" nghe cũng đã xiêu lòng, và đi theo cụ. Cô gái cả mới thoáng nhìn thấy anh đã khiếp sợ, rú lên và chạy trốn. Cô con gái thứ hai tuy đứng lại, nhưng ngắm anh từ đầu đến chân, rồi nói:
- Con không thể lấy một người chồng mà hình thù người chẳng ra người, vật chẳng ra vật. Con gấu hôm nọ của đoàn xiếc còn dễ coi hơn, nó mày râu nhẵn nhụi, mặc áo kỵ binh tay đi găng trắng, nom như người ấy, trông nó xấu xí, nhưng rồi cũng quen mắt.
Đến lượt cô con gái Út, nàng nói:
- Thưa cha kính yêu, người đã cứu cha khỏi cơn hoạn nạn chắc chắn phải là người tốt. Để đền ơn ấy, cha đã hứa sẽ gả con gái cho ân nhân thì cha phải giữ lời hứa.
Tiếc thay, mặt "Da Gấu" bẩn thỉu, tóc che kín nên không ai thấy được nỗi mừng đang chan chứa trong lòng anh biểu hiện qua nét mặt. Anh rút nhẫn ở ngón tay, bẻ làm đôi, đưa cho cô Út một nửa, nửa còn lại thì anh giữ. Anh khắc tên anh vào nửa nhẫn của nàng và khắc tên nàng vào nửa anh giữ. Anh dặn nàng hãy gìn giữ nửa nhẫn ấy. Khi từ giã nàng, anh nói:
- Anh còn phải đi chu du thiên hạ ba năm nữa. Nếu như sau đó anh trở về, lúc ấy ta sẽ cưới nhau. Nếu anh không trở về thì có nghĩa là anh đã chết, em được tự do lấy chồng khác.
Cô Út đáng thương mặc toàn đồ đen. Mỗi khi nghĩ đến người chồng chưa cưới, cô lại ứa nước mắt, còn hai cô chị thì chỉ dè bĩu, giễu cợt cô em út.
Chị cả nói:
- Cẩn thận em nhé, kẻo lại nát tay vì phải vuốt gấu đấy khi nó giơ cẳng trước bắt tay em.
Chị thứ hai nói:
- Phải coi chừng em nhé, gấu là chúa thích của ngọt. Nếu nó thích dì, nó sẽ xơi ngấu nghiến dì luôn.
Chị cả lại nói ghẹo:
- Dì lúc nào cũng phải chiều lòng nó, không thì nó cảu nhảu ngay đấy.
Và chị hai lại nói chen thêm:
- Chắc chắn đám cưới sẽ vui lắm nhỉ. Nhảy giỏi như gấu mà!
Cô Út chỉ nín lặng, không hề chao đảo vì những lời dè bỉu mỉa mai ấy. Còn "Da Gấu" thì vẫn đi lang thang khắp nơi trong thiên hạ, làm điều thiện, bố thí tiền của cho những người nghèo đói.
Rạng sáng của ngày cuối cùng năm thứ bảy, "Da Gấu" lại ra cánh đồng, đến ngồi dưới lùm cây. Chỉ một lát sau, gió nổi lên ào ào, con quỷ đã hiện ra ngay trước mặt anh, nhìn anh chằm chằm, vứt trả anh cái áo cũ và đòi anh cái áo xanh của nó.
"Da Gấu" nói:
- Chúng ta chưa thanh toán hết nợ với nhau. Anh phải tắm rửa cho tôi sạch sẽ cái đã!
Bất đắc dĩ, quỷ đành phải đi lấy nước tắm cho "Da Gấu," chải đầu và cắt móng tay, móng chân cho anh. "Da Gấu" nom lại ra vẻ một dũng sĩ, đẹp trai hơn trước nhiều.
Khi con quỷ rút đi một cách êm lẹ thì "Da Gấu" thấy mình đã trút được một gánh nặng. Anh đi ra tỉnh, sắm một chiếc áo nhung thật lộng lẫu, ngồi trong một chiếc xe do bốn ngựa trắng kéo, cho xe phóng thẳng về nhà người yêu. Không ai nhận ra anh. Người cha thì cứ tưởng đó là một võ quan cao cấp, liền mời vào buồng, nơi mấy cô con gái đang ngồi. Hai cô chị ngồi hai bên, mời khách ngồi giữa, rót rượu, lấy món ngon nhất ra mời. Hai cô nghĩ bụng: mình chưa từng thấy chàng trai nào đẹp như vậy. Cô em Út mặc toàn đồ đen thì ngồi đối diện với khách. Khi chàng trai ướm hỏi cụ giá có thuận gả một cô cho anh không, hai cô chị đứng phắt dậy, chạy ngay về buồng mình thay đồ, lấy áo quần lộng lẫy nhất mặc vào, cô nào cũng hy vọng chính mình là người sẽ được chọn.
Khi còn lại một mình với cô em Út, người khách lạ liền lấy nửa chiếc nhẫn trong túi ra, thả vào một cốc đầy rượu vang, đưa mời cô. Cô đỡ lấy cốc. Khi đã uống cạn rượu, nhìn thấy một nửa chiếc nhẫn ở đáy cốc, tim cô đập nhanh. Cô lấy nửa nhẫn đeo ở dây chuyền, chắp lại với nửa kia, hai nửa ăn khớp nhau hoàn toàn. Lúc đó "Da Gấu" mới nói:
- Anh chính là chồng chưa cưới của em "Người Da Gấu" mà em đã từng gặp. Anh đã tắm sạch sẽ để hiện lại nguyên hình người.
Anh đi lại phía người yêu, ôm hôn cô.
Đúng lúc ấy, hai cô chị ăn mặc lộng lẫy bước vào. Khi biết chàng trai đã kén cô Út làm vợ, và biết người đó chính là "Da Gấu" khi trước, hai cô chị tức điên người, vùng vằng bỏ đi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
昔、兵士になり、勇敢に戦い、弾が雨あられと降る中でいつも先頭にたっていた若い男がいました。戦争が続いていた間は万事うまくいっていましたが、平和になるとクビを切られ、隊長が「好きなところへ行ってよいぞ。」と言いました。両親は死んでいて、もう家がなく、それで兄たちのところへ行って、戦争が始まるまで自分を置いて養ってほしいと頼みました。しかし、兄たちは心が冷たく、「おれたちがお前に何をしてやれるってんだ?お前は何の役にも立たない。行って自分でかせげよ。」と言いました。兵士には銃しか残っていなかったので、その銃を肩にかけ、世間に出て行きました。
兵士は広い荒野に来ました。そこには円になった木々以外何も見えませんでした。兵士はその木々の下に悲しげに腰を下ろし、自分の運命について考え始めました。(金はないし、戦うことの他は何も仕事を覚えなかったしなあ。平和になっちゃったらもうおれは要らないよな。この先飢え死にしちゃうって今からわかるよな。)と思いました。突然ガサガサという音が聞こえ、兵士が見回すと、目の前に見知らぬ男が立っていました。その男は緑の上着を着て本当に立派にみえましたが、忌わしいひづめの足(注)をしていました。「お前が何に困っているかもう知ってるよ。」と男は言いました。「何をしようとお前が使い放題の金や財をやろう。だがまず、お前が恐れ知らずかどうか知らなくてはならないな、金を無駄にあげないようにしないとね。」
「兵士が怖がってどうするんだよ?てなもんだな」と兵士は答えました。「試してみな。」
「結構だ、それじゃあ」と男は答えました、「後ろを見ろ。」
兵士が振り向くと、大きな熊がうなりながら自分に向ってくるのが見えました。「ほーっ!」と兵士は叫びました。「お前の鼻をくすぐってあげよう。そうしたらすぐにうなる気がしなくなるだろうよ。」熊に狙いをつけ、鼻ずらを撃ち抜きました。熊は倒れビクとも動かなくなりました。
「なるほど、よくわかった。」と見知らぬ男は言いました。「お前に勇気がなくはないな。だが、お前がやらなくてはならない条件がまだもう一つあるぞ。」
「それでおれの魂がやばくならないならな」と兵士は答えました。というのは兵士は自分の前に立っているのが誰か十分よく知っていたからです。「もしそうなら、おれはそれと関係しないよ。」
「それはお前が自分で心がけるだろうよ」と緑の上着の男は答えました。「これから7年、体を洗ったり、ひげや髪に櫛を入れたり、爪を切ったりしてはならない。また一度でも神に祈ってはいけない。お前に上着とマントをやろう。それをこの期間来ていなくてはいけない。この7年のうちにお前が死ねば、お前はおれのものだ。もし生き残っていれば残りの人生は全部自由の身になって、おまけに金持ちだ。」
兵士は今のとても切羽つまった状況を考え、何度も死にそうな目にあったのだから、今も賭けてみようと決心し、その条件をのみました。悪魔は緑の上着を脱いで兵士に渡し、「この上着を着てポケットに手を入れれば、いつも金がいっぱい詰まってるからな。」と言いました。それから熊から皮を引きはがし、「これがお前のマントで、寝床にもするがいい。そこでお前は眠るんだから。他のベッドに寝てはだめだ。この服のためにお前は熊の皮と呼ばれることになる。」そう言うとすぐ、悪魔は消えました。
兵士は上着を着、すぐにポケットの中を手さぐりしてみて、本当なんだとわかりました。それから熊の皮を来て世間に出て行き、自分がいいと思うことを何でもやり、お金はいくらでも使って楽しく過ごしました。
1年目は兵士の見た目はまずまずでしたが、2年目は怪物のように見え始めました。髪がほぼ顔全体をおおって、ひげはざらざらのフェルトのようで、指の爪は鉤づめになり、顔は泥でおおわれていたのでクレスを播けば芽が出てくるくらいでした。兵士を見た人はだれでも逃げていきましたが、兵士はどこでもその7年の間に自分が死なないようにとお祈りしてもらうお金を、貧しい人にあげ、何にでも気前よくお金を払ったので、まだいつも寝る場所は見つけました。
4年目に兵士はある宿屋に行きました。そこの主人は兵士をどうしても泊らせてくれず、馬が怖がると思うからと言って馬小屋にすら寝場所を貸してくれませんでした。しかし、熊の皮がポケットに手を入れて一握りのダカット金貨を取り出すと、主人は納得して、離れ家の部屋に入れてくれました。しかし、熊の皮は、宿の評判が悪くならないように人に見られないようにすると約束しなければなりませんでした。
熊の皮が夜一人でいて、(7年が終わったらなあ)と心の底から願っていると、隣の部屋から大きな嘆き悲しむ声が聞こえてきました。兵士は思いやりのある心をもっていたので戸を開けると、一人の老人が激しく泣いて両手をもみあわせているのが見えました。熊の皮は近くへ寄っていきましたが、老人はぱっと立ちあがって逃げようとしました。熊の皮の声で人間だと気づいて、とうとう男は落ち着いてきました。熊の皮は親切な言葉をかけて、老人がどうして悲しんでいるのか打ち明けさせることができました。財産がだんだん減っていき、私と娘たちは飢え死にするしかない、それにとても貧しく宿賃を払えないから、牢屋に入れられるだろう、と老人は言うのでした。「困ってることがたったそれだけなら」と熊の皮は言いました。「私にはお金がたくさんあるよ。」熊の皮は宿の主人をそこに呼んでもらい、支払いをしてあげただけでなく、貧しい老人のポケットに金貨がいっぱいの財布を入れてあげました。
老人は悩み事からすっかり解放されたと分かった時、どうお礼をしていいかわかりませんでした。「私と一緒に来てください。」老人は熊の皮に言いました、「娘たちはみんなこの上なくきれいです。妻に一人選んでください。あなたが私にしてくれたことを聞いたら、娘は嫌だと言わないでしょう。確かにあなたは実際少し変にみえますが、娘はやがてあなたをまた元の姿に戻すでしょう。」熊の皮はこれを聞いてとても気に入ったので出かけました。一番上の娘は熊の皮を見ると、その顔にひどく驚き、悲鳴をあげて逃げて行きました。二番目の娘はじっと立って頭から足まで熊の皮を見ましたが、「もう人間の形をしていない人をどうして夫にできるの。前にここに来て、人間だと通していた毛を剃った熊の方がはるかに良いと思うわ。だって、とにかくあれは騎兵の服と手袋をしていたじゃない。ただ醜いだけならそれに慣れるかもしれないけどね。」と言いました。
しかし、一番下の娘は「お父さん、お父さんが困っているのを助けてくださったのだから、きっとよい人だと思います。だからお父さんがお礼に花嫁を約束したのなら、約束を守らなくてはいけませんわ。」と言いました。熊の皮の顔が泥と髪でおおわれていたのは残念なことでした。というのは、もしそうでなかったら、これらの言葉を聞いて、熊の皮がどんなに喜んだか二人は見ることができたでしょう。熊の皮は自分の指から指輪を抜いて、ふたつに割り、半分を娘に渡し、残りの半分を自分でとっておきました。それから娘の半分に自分の名前を書き、自分の半分に娘の名前を書いて、娘にそれを大切にしまっておくようにと頼みました。それから熊の皮は別れを告げて、「私はまだ3年さまよい歩かなければなりません。そしてもしそのときに戻らなければあなたは自由です。というのは私は死んでいるでしょうから。だけど私の命があるように神様に祈ってください。」と言いました。
可哀そうないいなずけの娘は服を黒ずくめにして、未来の花婿のことを考えると、涙が眼に浮かんできました。姉たちはこの妹をたださげすんだり、ばかにしたりするだけでした。「気をつけてよ。」と一番上の姉は言いました、「あんたがあの人に手をさしだせば、手をかぎづめでひっかかれるわよ。」「ご注意あそばせ」と二番目は言いました、「熊は甘いものが好きなのよ。あんたを好きになったら、あんたを食べちゃうよ。」「あなたはいつもお婿さんの気にいるようにしなくちゃね、」とまたしても長女がはじめました、「そうしないとグルルルとうなるから。」そして二番目が、「でも結婚式は楽しくなるでしょう、だって熊って踊りがうまいのよね。」と続けました。花嫁は黙っていました。そして姉たちの言葉に悩んだりしませんでした。ところで、熊の皮はあちこち世界を歩き回り、できるだけよいことをし、自分のために祈ってくれるようにと貧しい人たちに気前よくお金をあげていました。
とうとう、7年の最後の日が夜明けを迎えました。兵士はまた荒野にでかけていき、木々の輪の下に座りました。まもなくピューと風の音がして悪魔が目の前に立ち、怒って兵士を見ました。それから熊の皮に上着を投げてよこして、自分の緑の上着を返してくれと言いました。「私たちはまだそこまで行っていないよ。」と熊の皮は答えました、「まず私をきれいにさせてくれよ。」いやでもなんでも、悪魔は水を汲んで来て、熊の皮を洗い、髪に櫛を入れ、爪を切ってやらなければなりませんでした。このあと、熊の皮は勇敢な兵士のように見え、以前よりずっとハンサムになりました。
悪魔が行ってしまうと、熊の皮は本当に心が軽くなりました。町に入って、立派なベルベットの上着を着て、4頭の白馬にひかれた馬車に乗り、花嫁の家に行きました。誰も熊の皮だとわかりませんでした。父親は兵士を優れた将軍だと思いちがいして、娘たちがいる部屋へ案内しました。兵士は二人の姉たちの間に座らされ、姉たちは兵士にワインを注いだり、肉の一番おいしいところを教えてすすめたりして、(世界中でこんなにハンサムな男を見たことがないわ。)と思っていました。一方、花嫁は黒いドレスを着て、兵士に向き合って座っていて、一度も目をあげず、一言も話しませんでした。とうとう兵士は父親に、娘のうちの一人を妻にもらえないか?と尋ねると、二人の姉たちはとびあがって、素敵なドレスを着ようと自分たちの部屋に駆け込みました。というのはそれぞれが選ばれたのは自分だとおもったからです。
その見知らぬ人は、自分の花嫁と二人だけになるとすぐ、指輪の半分をとりだし、ワインのグラスに入れて、デーブル越しに娘に渡しました。娘はワインを受け取りましたが、それを飲んでしまい底に半分の指輪を見つけたとき、心臓がドキドキし始めました。娘は、首のまわりにリボンでかけていたもう半分と合わせて、二つがぴったり合うのがわかりました。そのとき兵士は言いました。「私が婚約した花婿だよ。前は熊の皮として君は見たんだけど、神様のおかげでまた人間の形に戻れて、またきれいになったんだ。」兵士は娘に近寄り抱き締めてキスしました。その間に二人の姉たちはすっかりおめかしして戻ってきました。そしてそのハンサムな男が妹のものになったとわかり、熊の皮だと聞いたとき、二人は怒り狂って外に走りだしました。一人は井戸に落ちて溺れ死に、もう一人は木で首つりしました。夜に誰かが戸をたたきました。花婿が開くと、緑の上着を着た悪魔でした。悪魔は「どんなもんだい。お前の魂一つのかわりに二つの魂を手に入れてやったぜ。」と言いました。
*「悪魔のひづめ」・・・ヤギが悪魔の象徴とされていたことから