Người da gấu


Niedźwiedzia skóra


Ngày xưa có một chàng trai trẻ, hết thời hạn đi lính. Nhưng anh phải giải ngũ. Viên đại úy nói, anh muốn đi đâu tùy ý anh. Cha mẹ anh đã chết từ lâu nên anh cũng chẳng thiết trở về quê hương nữa. Anh tìm đến mấy người anh em, xin họ giúp đỡ sống tạm qua ngày, đợi đến khi nào có công ăn việc làm. Nhưng những anh em kia đều nhẫn tâm, họ nói:
- Chúng tôi biết dùng chú vào việc gì bây giờ? Chúng tôi chẳng cần đến chú, chú nên biết điều đó mà tự lo liệu lấy.
Anh lính chẳng có gì ngoài khẩu súng, anh vác nó lên vai và đi chu du thiên hạ. Anh đi đến một cánh đồng hoang rộng lớn, giữa đồng đứng trơ trọi có một lùm cây. Anh buồn bã ngồi xuống gốc cây, nghĩ về thân phận mình!
- Mình không có tiền, mà cũng chẳng có nghề ngỗng gì cả. Trông thấy trước là mình sẽ chết đói!
Chợt anh nghe có tiếng gió lào xào, ngoảnh cổ lại, anh thấy một người lạ mặt, mặc áo xanh, trông lịch sự, nhưng lại có một thân chân ngựa gớm ghiếc.
Người ấy nói:
- Ta biết anh thiếu gì rồi. Anh muốn xài bao nhiêu tiền của cũng được, nhưng trước hết ta muốn biết anh có thật gan dạ hay không, vì ta không muốn phí tiền vô ích.
Anh đáp:
- Nghề lính và nhát gan - Hai cái đó làm sao hợp với nhau được, ông cứ việc thử thách tôi đi!
Người ấy nói:
- Được lắm, anh hãy nhìn lại đằng sau.
Người lính vừa quay người lại thì thấy ngay một con gấu to đang gầm gừ tiến lại phía mình. Anh thét:
- Ái chà, ông ngoáy cho mày buồn lỗ mũi, cho mày hết cảu nhảu nhé.
Rồi anh lên đạn, giương súng ngắm, bắn thẳng vào mũi gấu làm gấu ngã lăn ra, không hề nhúc nhích.
Người lạ mặt nói:
- Ta công nhận anh không phải là người nhát gan. Nhưng còn một điều kiện nữa anh phải thực hiện được.
Người lính nhận biết được người đứng trước mặt mình là người như thế nào rồi, anh đáp:
- Miễn là không mất phần hồn, còn ngoài ra, điều kiện gì tôi cũng chấp nhận.
Người áo xanh nói:
- Cái đó tùy anh. Trong bảy năm anh không được tắm giặt, chải đầu cạo râu, cắt móng chân móng tay, và không cầu chúa. Ta đưa cho anh một chiếc áo lót và một cái măng tôi để anh mặc trong suốt thời gian cấm đó. Nếu anh chết mà hạn của bảy năm chưa hết thì anh là người của ta, nhưng nếu anh còn sống thì anh sẽ được tự do và để đền bù cho bảy năm đó anh sẽ sống sung sướng giàu có suốt đời.
Người lính nghĩ tới cảnh khổ cực của mình sẽ phải chịu đựng, nhưng anh đã từng bao phen vào sinh ra tử, giờ đây cũng muốn thử một phen nữa xem sao, nên anh đồng ý. Con quỷ cởi áo xanh cho anh và nói:
- Khi anh đã mặc áo này vào người, mỗi khi cho tay vào túi, anh sẽ thấy trong túi rủng rỉnh toàn tiền.
Rồi con quỷ lột da gấu và nói:
- Da gấu này chính là áo măng tô để anh khoác vào người, nó chính cũng là giường mỗi khi anh muốn ngả lưng, anh không được sử dụng loại giường nào khác, cũng chính vì cách ăn mặc này, nên anh sẽ có tên là "Người da gấu."
Nói xong, con quỷ biến mất.
Người lính mặc vào, thò luôn tay vào túi thì thấy rất nhiều tiền, lúc ấy mới hoàn toàn tin lời con quỷ nói là đúng. Anh khoác da gấu lên người đi chu du thiên hạ, tiêu tiền như nước, hưởng mọi thú vui, không bỏ qua một thứ trò tiêu khiển nào.
Năm đầu, trông anh còn ưa được, nhưng đến năm thứ hai thì chẳng khác gì một con quái tóc xõa xuống che gần kín mặt, râu dài, mọc lởm chởm trông như chổi xể; móng chân móng tay dài nhọn như nanh vuốt, mặt thì cáu ghét tầng tầng lớp lớp, giá như gieo hạt trồng rau ở đó cũng có thể được. Trông thấy anh ta là người ta bỏ chạy. Nhưng vì đến đâu anh cũng cho tiền người nghèo nên người ta cũng cầu mong anh đừng phải chết trong cái hạn của bảy năm, và vì anh trả tiền hậu hĩnh nên anh đi đến đâu người cũng xếp cho chỗ ăn, chỗ ở đàng hoàng.
Năm thứ tư, anh đến một quán trọ. Chủ quán không muốn cho anh trọ, thậm chí ở chuồng ngựa cũng không cho, vì e rằng ngựa trông thấy anh sẽ khiếp sợ, lồng và hí ầm lên. Nhưng khi "Người da gấu" móc ở túi ra một nắm tiền vàng thì chủ quán xiêu lòng, cho anh ở buồng phía sau, nhưng bắt anh ta phải hứa sẽ không ló mặt ra cho người khác thấy để quán trọ của hắn khỏi phải mang tiếng xấu.
Một buổi tối, "Người da gấu" đang ngồi một mình trong buồng, cầu mong bảy năm chóng qua thì nghe thấy tiếng than khóc ở buồng bên cạnh. Vốn có tính thương người, anh chạy ra mở cửa thì thấy một ông già hai tay ôm đầu khóc lóc thảm thiết. Anh đến gần cụ già. Nom thấy anh, cụ đứng phắt dậy định chạy trốn. Nhưng khi nghe thấy anh nói tiếng người, cụ mới yên tâm. Thấy "Người da gấu" ân cần thăm hỏi, cụ liền kể cho anh nghe nguyên nhân nỗi buồn của cụ. Miệng ăn núi lở, gia sản tiêu lần lần rồi cũng hết. Cụ và mấy cô con gái bây giờ lâm vào cảnh túng thiếu, gia đình nghèo đến nỗi không có tiền trả nhà trọ, cụ sẽ bị người ta bỏ tù.
"Da Gấu" nói:
- Nếu chỉ có chuyện thế thôi, cháu có thể giúp cụ, tiền thì cháu có dư.
Anh cho gọi chủ quán đến, trả tiền trọ cho ông cụ và còn dúi vào túi ông già bất hạnh đầy túi vàng.
Giờ thì cụ hết lo, nhưng cụ không biết lấy gì trả ơn. Suy nghĩ một lát cụ nói:
- Anh đi theo tôi về nhà. Các con gái tôi là hoa khôi, anh có thể chọn lấy một đứa. Nếu nó biết là anh đã giúp tôi trong cơn hoạn nạn thì tất nó không từ chối đâu. Tuy anh trông có vẻ kỳ quặc thật, nhưng chắc nó sẽ biết cách chải chuốt cho anh trở nên dễ coi.
"Da Gấu" nghe cũng đã xiêu lòng, và đi theo cụ. Cô gái cả mới thoáng nhìn thấy anh đã khiếp sợ, rú lên và chạy trốn. Cô con gái thứ hai tuy đứng lại, nhưng ngắm anh từ đầu đến chân, rồi nói:
- Con không thể lấy một người chồng mà hình thù người chẳng ra người, vật chẳng ra vật. Con gấu hôm nọ của đoàn xiếc còn dễ coi hơn, nó mày râu nhẵn nhụi, mặc áo kỵ binh tay đi găng trắng, nom như người ấy, trông nó xấu xí, nhưng rồi cũng quen mắt.
Đến lượt cô con gái Út, nàng nói:
- Thưa cha kính yêu, người đã cứu cha khỏi cơn hoạn nạn chắc chắn phải là người tốt. Để đền ơn ấy, cha đã hứa sẽ gả con gái cho ân nhân thì cha phải giữ lời hứa.
Tiếc thay, mặt "Da Gấu" bẩn thỉu, tóc che kín nên không ai thấy được nỗi mừng đang chan chứa trong lòng anh biểu hiện qua nét mặt. Anh rút nhẫn ở ngón tay, bẻ làm đôi, đưa cho cô Út một nửa, nửa còn lại thì anh giữ. Anh khắc tên anh vào nửa nhẫn của nàng và khắc tên nàng vào nửa anh giữ. Anh dặn nàng hãy gìn giữ nửa nhẫn ấy. Khi từ giã nàng, anh nói:
- Anh còn phải đi chu du thiên hạ ba năm nữa. Nếu như sau đó anh trở về, lúc ấy ta sẽ cưới nhau. Nếu anh không trở về thì có nghĩa là anh đã chết, em được tự do lấy chồng khác.
Cô Út đáng thương mặc toàn đồ đen. Mỗi khi nghĩ đến người chồng chưa cưới, cô lại ứa nước mắt, còn hai cô chị thì chỉ dè bĩu, giễu cợt cô em út.
Chị cả nói:
- Cẩn thận em nhé, kẻo lại nát tay vì phải vuốt gấu đấy khi nó giơ cẳng trước bắt tay em.
Chị thứ hai nói:
- Phải coi chừng em nhé, gấu là chúa thích của ngọt. Nếu nó thích dì, nó sẽ xơi ngấu nghiến dì luôn.
Chị cả lại nói ghẹo:
- Dì lúc nào cũng phải chiều lòng nó, không thì nó cảu nhảu ngay đấy.
Và chị hai lại nói chen thêm:
- Chắc chắn đám cưới sẽ vui lắm nhỉ. Nhảy giỏi như gấu mà!
Cô Út chỉ nín lặng, không hề chao đảo vì những lời dè bỉu mỉa mai ấy. Còn "Da Gấu" thì vẫn đi lang thang khắp nơi trong thiên hạ, làm điều thiện, bố thí tiền của cho những người nghèo đói.
Rạng sáng của ngày cuối cùng năm thứ bảy, "Da Gấu" lại ra cánh đồng, đến ngồi dưới lùm cây. Chỉ một lát sau, gió nổi lên ào ào, con quỷ đã hiện ra ngay trước mặt anh, nhìn anh chằm chằm, vứt trả anh cái áo cũ và đòi anh cái áo xanh của nó.
"Da Gấu" nói:
- Chúng ta chưa thanh toán hết nợ với nhau. Anh phải tắm rửa cho tôi sạch sẽ cái đã!
Bất đắc dĩ, quỷ đành phải đi lấy nước tắm cho "Da Gấu," chải đầu và cắt móng tay, móng chân cho anh. "Da Gấu" nom lại ra vẻ một dũng sĩ, đẹp trai hơn trước nhiều.
Khi con quỷ rút đi một cách êm lẹ thì "Da Gấu" thấy mình đã trút được một gánh nặng. Anh đi ra tỉnh, sắm một chiếc áo nhung thật lộng lẫu, ngồi trong một chiếc xe do bốn ngựa trắng kéo, cho xe phóng thẳng về nhà người yêu. Không ai nhận ra anh. Người cha thì cứ tưởng đó là một võ quan cao cấp, liền mời vào buồng, nơi mấy cô con gái đang ngồi. Hai cô chị ngồi hai bên, mời khách ngồi giữa, rót rượu, lấy món ngon nhất ra mời. Hai cô nghĩ bụng: mình chưa từng thấy chàng trai nào đẹp như vậy. Cô em Út mặc toàn đồ đen thì ngồi đối diện với khách. Khi chàng trai ướm hỏi cụ giá có thuận gả một cô cho anh không, hai cô chị đứng phắt dậy, chạy ngay về buồng mình thay đồ, lấy áo quần lộng lẫy nhất mặc vào, cô nào cũng hy vọng chính mình là người sẽ được chọn.
Khi còn lại một mình với cô em Út, người khách lạ liền lấy nửa chiếc nhẫn trong túi ra, thả vào một cốc đầy rượu vang, đưa mời cô. Cô đỡ lấy cốc. Khi đã uống cạn rượu, nhìn thấy một nửa chiếc nhẫn ở đáy cốc, tim cô đập nhanh. Cô lấy nửa nhẫn đeo ở dây chuyền, chắp lại với nửa kia, hai nửa ăn khớp nhau hoàn toàn. Lúc đó "Da Gấu" mới nói:
- Anh chính là chồng chưa cưới của em "Người Da Gấu" mà em đã từng gặp. Anh đã tắm sạch sẽ để hiện lại nguyên hình người.
Anh đi lại phía người yêu, ôm hôn cô.
Đúng lúc ấy, hai cô chị ăn mặc lộng lẫy bước vào. Khi biết chàng trai đã kén cô Út làm vợ, và biết người đó chính là "Da Gấu" khi trước, hai cô chị tức điên người, vùng vằng bỏ đi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Był sobie kiedyś pewien młody jegomość, który dał zaciągnąć się do wojska. Był dzielny i zawsze na pierwszej linii, gdy padał ołowiany deszcz. Dopóki trwała wojna, wszystko było dobrze, lecz gdy nastał pokój, pożegnano się z nim. Kapitan rzekł mu, że może iść, dokąd dusza zapragnie. Jego rodzice już nie żyli, nie miał już domu, poszedł więc do braci i prosił, by dali mu schronienie do czasu, aż zacznie się nowa wojna. Bracia byli jednak zatwardziali w swych sercach i rzekli: "Cóż nam po tobie? Nie potrzebujemy ciebie, sam popatrz, jak sobie dajesz radę." Nie pozostało więc żołnierzowi nic innego jak jego broń, zawiesił ją więc na plecy i ruszył w świat. Doszedł do wielkiego boru, gdzie nic nie było widać, jak tylko drzewa dookoła. Usiadł sobie i myślał się nad swym losem. "Nie mam pieniędzy, a moim rzemiosłem jest wojna i nie umiem nic innego. Teraz, gdy nastał pokój, nikt mnie nie potrzebuje. Widzę, że przyjdzie mi umrzeć z głodu." Nagle usłyszał szum, a gdy się odwrócił, ujrzał nieznanego człowieka w zielonym surducie. Człowiek ów wyglądał ładnie, ale miał końskie stopy. "Już wiem, co ci dolega," rzekł człowiek, "Trzeba ci pieniędzy i dóbr, lecz najpierw muszę wiedzieć, czy strachliwy nie jesteś, abym nie wydawał pieniędzy na próżno." - "Strach i żołnierz? Jak ma się jedno do drugiego?" odpowiedział, "Możesz mnie wystawić na próbę." - "Dobrze!," odpowiedział człowiek, spójrz do tyłu!" Odwrócił się więc żołnierz i zobaczył wielkiego niedźwiedzia, który rycząc nacierał na niego. "Oho," zawołał żołnierz, połaskoczę cię po nosku, że przejdzie ci ochota na ryczenie.," przyłożył broń i strzelił niedźwiedziowi w pysk, że padł i już się nie ruszył. "Widzę," rzekł obcy, "że nie brakuje ci kurażu, ale jest jeszcze jeden warunek, który musisz spełnić." - "Jeśli moja dusza na tym nie ucierpi," odpowiedział żołnierz, który już się zmiarkował, kogo ma przed sobą, "W przeciwnym razie nici z naszego handlu" - "Sam zobaczysz" odpowiedział jegomość w zielonym surducie, "Przez najbliższe siedem lat nie wolno ci się myć ni czesać brody i włosów, nie będziesz obcinał paznokci ani modlił się do Boga Ojca. Dam ci tedy surdut i płaszcz, a musisz go nosić przez cały ten czas. Jeśli w czasie tych siedmiu lat umrzesz, jesteś mój, lecz jeśli przeżyjesz, będziesz wolny i bogaty do końca życia." Pomyślał więc żołnierz o nędzy, w której żył, a ponieważ często wychodził na spotkanie śmierci, ważył się na ten krok także tym razem i się zgodził. Diabeł ściągnął swój zielony surdut, podał go żołnierzowi i rzekł: "Gdy będziesz nosił ten surdut na sobie i włożysz rękę do kieszeni, będziesz miał zawsze garść pełną pieniędzy." Potem zdjął z niedźwiedzia skórę i rzekł "To jest twój płaszcz i twoje łoże, bo na nim właśnie będziesz spał i nie wolno ci wchodzić do innego. W tym odzieniu zwać cię będą Niedźwiedzia Skóra." Po tych słowach diabeł zniknął.
Żołnierz założył surdut, od razu chwycił za kieszenie i stwierdził, że prawdą było, co mówił diabeł. Chodził tak w niedźwiedziej skórze przez świat, był dobrej myśli i na nic nie szczędził sobie pieniędzy. Pierwszego roku nie było jeszcze tak najgorzej, ale już drugiego wyglądał jak potwór. Włosy pokryły mu całą twarz, jego broda była jak kawał grubego filcu, paznokcie były jak szpony, a twarz była tak brudna, że gdyby posiać na niej rzeżuchę, to by wzeszła. Kto go widział, wnet uciekał, lecz ponieważ wszędy dawał biedakom pieniądze, by się modlili, aby przeżył te siedem lat, wszędzie też dobrze płacił, zawsze znajdował schronienie. W czwartym roku doszedł do gospody. Gospodarz nie chciał go przyjąć, nie chciał mu nawet dać miejsca w stajni, bo się bał, że konie mu wystraszy. Lecz gdy Niedźwiedzia Skóra sięgnął do kieszeni i wyciągnął garść dukatów, gospodarz zmiękł i dał mu izbę w oficynie. Musiał przeto obiecać, że się nie pokaże, by dom gospodarza nie zyskał złej sławy.
Gdy Niedźwiedzia Skóra siedział pewnego wieczoru sam i życzył sobie z całego serca, by siedem lat już minęło, usłyszał z sąsiedniego pokoju głośny jęk. Serce jego było pełne współczucia, otworzył więc drzwi i zobaczył starego człowieka, który strasznie płakał i składał ręce nad głową. Niedźwiedzia Skóra podszedł bliżej, lecz człowiek ów podskoczył i chciał uciec. W końcu, gdy usłyszał ludzki głos, uspokoił się, a przyjazny głos Niedźwiedziej Skóry skłonił go, by mu opowiedział o przyczynie swego smutku. Jego majątek szczuplał i szczuplał, a jego córki musiały przymierać głodem, a był tak biedny, że nie mógł zapłacić gospodarzowi, za co musiałby posiedzieć w więzieniu. "Jeśli nie macie innych trosk," rzekł Niedźwiedzia Skóra, "Pieniędzy mam dość." Wezwał gospodarza, zapłacił mu, a nieszczęśnikowi wsadził jeszcze sakwę pełną złota do kieszeni.
Gdy stary człowiek uwolnił się od swych trosk, nie wiedział wprost, jak okazać swą wdzięczność. "Chodź ze mną, "rzekł do niego, "Moje córki są przepiękne, wybierz sobie jedną za żonę. Gdy usłyszy, co uczyniłeś, nie będzie się wzbraniała. Wyglądasz może trochę dziwnie, ale na pewno doprowadzi cię do porządku." Spodobało się to Niedźwiedziej Skórze i poszedł z nim. Gdy ujrzała go najstarsza, przeraziła się okrutnie jego widokiem, że aż uciekła w krzyku. Druga wprawdzie została i zmierzyła go od stóp do głów, ale potem rzekła "Jak mogę wyjść za człowieka, który nie ma ludzkiej postaci? Bardziej podobał mi się ten ogolony niedźwiedź, który raz tu był i udawał człowieka, miał przynajmniej husarski płaszcz na sobie i białe rękawice. Gdyby był tylko brzydki, mogłabym się do niego przyzwyczaić." Najmłodsza jednak rzekła "Drogi ojcze, to musi być dobry człek, który wybawił was z niedoli. Jeśli obiecaliście mu za to narzeczoną, musi się stać wedle waszego słowa." Szkoda, że twarz Niedźwiedziej Skóry pokryta była brudem, inaczej można by zobaczyć, jak serce mu się śmiało, gdy to usłyszał. Zdjął z palca pierścień, złamał go na pół i dał jej jedną połowę, a drugą zachował. Na jej połowie napisał swoje imię, a na swojej jej imię. Poprosił ją by zachowała w trosce swoją połowę. Potem pożegnał się i rzekł "Muszę wędrować jeszcze przez trzy lata. Jeśli nie wrócę, jesteś wolna, bo będzie to znaczyło, że już nie żyję. Proś Boga, by zachował mnie przy życiu."
Biedna narzeczona ubrała się cała na czarno, a gdy myślała o narzeczonym, oczy stały jej we łzach. Od sióstr spotykały ją jedynie wyszydzanie i prześmiewki. "Uważaj," mówiła najstarsza, "Gdy podasz mu rękę, trzepnie cię kosmatą łapą." - "Strzeż się," mówiła druga, "Niedźwiedzie lubią słodycz, a gdy mu się spodobasz, to cię zeżre." - "Będziesz musiała koło niego tańczyć, jak zechce," wrzeszczała starsza, "inaczej zacznie ryczeć." - Druga zaś dodawała "ale wesele będzie zabawne. Niedźwiedzie dobrze tańczą." Narzeczona jednak milczała i dawała się ogłupić. A niedźwiedzia Skóra przemierzał świat, z jednego miejsca na inne, czynił dobro, gdzie mógł, suto wspierał biednych, by się za niego modlili. W końcu nadszedł ostatni dzień z siedmiu lat. Poszedł tedy do boru i usiadł pośród kręgu z drzew. Niedługo dmuchnął wiatr, stanął przed nim diabeł i ponuro na niego spojrzał. Potem rzucił mu stary surdut i zażądał swojego. "Na to jeszcze za wcześnie," powiedział niedźwiedzia skóra, "Najpierw mnie wyczyścisz." Diabeł czy chciał czy nie, musiał nanosić wody i obmyć Niedźwiedzią Skórę, czesać mu włosy i obciąć paznokcie. Wyglądał po tym jak dzielny wojak i był o wiele ładniejszy niż przedtem.
Gdy diabeł już odszedł, zrobiło się Niedźwiedziej Skórze lekko na sercu. Poszedł do miasta, kazał sobie uszyć wspaniały surdut z aksamitu, usiadł do wozu zaprzężonego w cztery białe rumaki i pojechał do domu narzeczonej. Nikt go nie poznał. Ojciec uważał go przedniego pułkownika i poprowadził na pokoje, gdzie siedziały córki. Nalały mu wina, położyły przed nim najlepsze kąski i myślały, że nie widziały na świecie piękniejszego mężczyzny. Tylko narzeczony siedziała w czarnej sukni, nie otwierała oczu, nie powiedziała ni słowa. Gdy w końcu zapytał ojca, czy nie oddałby mu córki za mąż, obie starsze aż podskoczyły, pobiegły do swych pokojów by ubrać wspaniałe suknie, bo każda myślała, że to ona będzie wybranką. Obcy, gdy tylko został sam z narzeczoną, wyjął soją połowę pierścienia i wrzucił do kubka z winem, który podał jej przez stół. Przyjęła go, a gdy wypiła i ujrzała na dnie połowę pierścienia, mocniej zabiło w niej serce. Wyciągnęła drugą połowę, którą nosiła na łańcuszku wokół szyi, przyłożyła ją do pierwszej i okazało się, że pasują do siebie idealnie. Rzekł tedy: "Jestem twoim narzeczonym, którego poznałaś jako Niedźwiedzią Skórę, lecz poprzez Bożą łaskę wróciłem do ludzkiej postaci i znowu jestem czysty." Podszedł do niej, objął ją i pocałował, a właśnie weszły obie siostry całe w pudrze, a gdy ujrzały, że piękny młodzieniec należy do najmłodszej i usłyszały, że to Niedźwiedzia Skóra, wybiegły pełne gniewu i złości z domu. Jedna utopiła się w studni, a druga powiesiła się na drzewie. Wieczorem zapukał ktoś do drzwi, a gdy narzeczony je otworzył, ujrzał diabła w zielonym surducie, który rzekł: "Widzisz, mam teraz dwie dusze zamiast twojej jednej."


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek