Người da gấu


Ayıpostlu


Ngày xưa có một chàng trai trẻ, hết thời hạn đi lính. Nhưng anh phải giải ngũ. Viên đại úy nói, anh muốn đi đâu tùy ý anh. Cha mẹ anh đã chết từ lâu nên anh cũng chẳng thiết trở về quê hương nữa. Anh tìm đến mấy người anh em, xin họ giúp đỡ sống tạm qua ngày, đợi đến khi nào có công ăn việc làm. Nhưng những anh em kia đều nhẫn tâm, họ nói:
- Chúng tôi biết dùng chú vào việc gì bây giờ? Chúng tôi chẳng cần đến chú, chú nên biết điều đó mà tự lo liệu lấy.
Anh lính chẳng có gì ngoài khẩu súng, anh vác nó lên vai và đi chu du thiên hạ. Anh đi đến một cánh đồng hoang rộng lớn, giữa đồng đứng trơ trọi có một lùm cây. Anh buồn bã ngồi xuống gốc cây, nghĩ về thân phận mình!
- Mình không có tiền, mà cũng chẳng có nghề ngỗng gì cả. Trông thấy trước là mình sẽ chết đói!
Chợt anh nghe có tiếng gió lào xào, ngoảnh cổ lại, anh thấy một người lạ mặt, mặc áo xanh, trông lịch sự, nhưng lại có một thân chân ngựa gớm ghiếc.
Người ấy nói:
- Ta biết anh thiếu gì rồi. Anh muốn xài bao nhiêu tiền của cũng được, nhưng trước hết ta muốn biết anh có thật gan dạ hay không, vì ta không muốn phí tiền vô ích.
Anh đáp:
- Nghề lính và nhát gan - Hai cái đó làm sao hợp với nhau được, ông cứ việc thử thách tôi đi!
Người ấy nói:
- Được lắm, anh hãy nhìn lại đằng sau.
Người lính vừa quay người lại thì thấy ngay một con gấu to đang gầm gừ tiến lại phía mình. Anh thét:
- Ái chà, ông ngoáy cho mày buồn lỗ mũi, cho mày hết cảu nhảu nhé.
Rồi anh lên đạn, giương súng ngắm, bắn thẳng vào mũi gấu làm gấu ngã lăn ra, không hề nhúc nhích.
Người lạ mặt nói:
- Ta công nhận anh không phải là người nhát gan. Nhưng còn một điều kiện nữa anh phải thực hiện được.
Người lính nhận biết được người đứng trước mặt mình là người như thế nào rồi, anh đáp:
- Miễn là không mất phần hồn, còn ngoài ra, điều kiện gì tôi cũng chấp nhận.
Người áo xanh nói:
- Cái đó tùy anh. Trong bảy năm anh không được tắm giặt, chải đầu cạo râu, cắt móng chân móng tay, và không cầu chúa. Ta đưa cho anh một chiếc áo lót và một cái măng tôi để anh mặc trong suốt thời gian cấm đó. Nếu anh chết mà hạn của bảy năm chưa hết thì anh là người của ta, nhưng nếu anh còn sống thì anh sẽ được tự do và để đền bù cho bảy năm đó anh sẽ sống sung sướng giàu có suốt đời.
Người lính nghĩ tới cảnh khổ cực của mình sẽ phải chịu đựng, nhưng anh đã từng bao phen vào sinh ra tử, giờ đây cũng muốn thử một phen nữa xem sao, nên anh đồng ý. Con quỷ cởi áo xanh cho anh và nói:
- Khi anh đã mặc áo này vào người, mỗi khi cho tay vào túi, anh sẽ thấy trong túi rủng rỉnh toàn tiền.
Rồi con quỷ lột da gấu và nói:
- Da gấu này chính là áo măng tô để anh khoác vào người, nó chính cũng là giường mỗi khi anh muốn ngả lưng, anh không được sử dụng loại giường nào khác, cũng chính vì cách ăn mặc này, nên anh sẽ có tên là "Người da gấu."
Nói xong, con quỷ biến mất.
Người lính mặc vào, thò luôn tay vào túi thì thấy rất nhiều tiền, lúc ấy mới hoàn toàn tin lời con quỷ nói là đúng. Anh khoác da gấu lên người đi chu du thiên hạ, tiêu tiền như nước, hưởng mọi thú vui, không bỏ qua một thứ trò tiêu khiển nào.
Năm đầu, trông anh còn ưa được, nhưng đến năm thứ hai thì chẳng khác gì một con quái tóc xõa xuống che gần kín mặt, râu dài, mọc lởm chởm trông như chổi xể; móng chân móng tay dài nhọn như nanh vuốt, mặt thì cáu ghét tầng tầng lớp lớp, giá như gieo hạt trồng rau ở đó cũng có thể được. Trông thấy anh ta là người ta bỏ chạy. Nhưng vì đến đâu anh cũng cho tiền người nghèo nên người ta cũng cầu mong anh đừng phải chết trong cái hạn của bảy năm, và vì anh trả tiền hậu hĩnh nên anh đi đến đâu người cũng xếp cho chỗ ăn, chỗ ở đàng hoàng.
Năm thứ tư, anh đến một quán trọ. Chủ quán không muốn cho anh trọ, thậm chí ở chuồng ngựa cũng không cho, vì e rằng ngựa trông thấy anh sẽ khiếp sợ, lồng và hí ầm lên. Nhưng khi "Người da gấu" móc ở túi ra một nắm tiền vàng thì chủ quán xiêu lòng, cho anh ở buồng phía sau, nhưng bắt anh ta phải hứa sẽ không ló mặt ra cho người khác thấy để quán trọ của hắn khỏi phải mang tiếng xấu.
Một buổi tối, "Người da gấu" đang ngồi một mình trong buồng, cầu mong bảy năm chóng qua thì nghe thấy tiếng than khóc ở buồng bên cạnh. Vốn có tính thương người, anh chạy ra mở cửa thì thấy một ông già hai tay ôm đầu khóc lóc thảm thiết. Anh đến gần cụ già. Nom thấy anh, cụ đứng phắt dậy định chạy trốn. Nhưng khi nghe thấy anh nói tiếng người, cụ mới yên tâm. Thấy "Người da gấu" ân cần thăm hỏi, cụ liền kể cho anh nghe nguyên nhân nỗi buồn của cụ. Miệng ăn núi lở, gia sản tiêu lần lần rồi cũng hết. Cụ và mấy cô con gái bây giờ lâm vào cảnh túng thiếu, gia đình nghèo đến nỗi không có tiền trả nhà trọ, cụ sẽ bị người ta bỏ tù.
"Da Gấu" nói:
- Nếu chỉ có chuyện thế thôi, cháu có thể giúp cụ, tiền thì cháu có dư.
Anh cho gọi chủ quán đến, trả tiền trọ cho ông cụ và còn dúi vào túi ông già bất hạnh đầy túi vàng.
Giờ thì cụ hết lo, nhưng cụ không biết lấy gì trả ơn. Suy nghĩ một lát cụ nói:
- Anh đi theo tôi về nhà. Các con gái tôi là hoa khôi, anh có thể chọn lấy một đứa. Nếu nó biết là anh đã giúp tôi trong cơn hoạn nạn thì tất nó không từ chối đâu. Tuy anh trông có vẻ kỳ quặc thật, nhưng chắc nó sẽ biết cách chải chuốt cho anh trở nên dễ coi.
"Da Gấu" nghe cũng đã xiêu lòng, và đi theo cụ. Cô gái cả mới thoáng nhìn thấy anh đã khiếp sợ, rú lên và chạy trốn. Cô con gái thứ hai tuy đứng lại, nhưng ngắm anh từ đầu đến chân, rồi nói:
- Con không thể lấy một người chồng mà hình thù người chẳng ra người, vật chẳng ra vật. Con gấu hôm nọ của đoàn xiếc còn dễ coi hơn, nó mày râu nhẵn nhụi, mặc áo kỵ binh tay đi găng trắng, nom như người ấy, trông nó xấu xí, nhưng rồi cũng quen mắt.
Đến lượt cô con gái Út, nàng nói:
- Thưa cha kính yêu, người đã cứu cha khỏi cơn hoạn nạn chắc chắn phải là người tốt. Để đền ơn ấy, cha đã hứa sẽ gả con gái cho ân nhân thì cha phải giữ lời hứa.
Tiếc thay, mặt "Da Gấu" bẩn thỉu, tóc che kín nên không ai thấy được nỗi mừng đang chan chứa trong lòng anh biểu hiện qua nét mặt. Anh rút nhẫn ở ngón tay, bẻ làm đôi, đưa cho cô Út một nửa, nửa còn lại thì anh giữ. Anh khắc tên anh vào nửa nhẫn của nàng và khắc tên nàng vào nửa anh giữ. Anh dặn nàng hãy gìn giữ nửa nhẫn ấy. Khi từ giã nàng, anh nói:
- Anh còn phải đi chu du thiên hạ ba năm nữa. Nếu như sau đó anh trở về, lúc ấy ta sẽ cưới nhau. Nếu anh không trở về thì có nghĩa là anh đã chết, em được tự do lấy chồng khác.
Cô Út đáng thương mặc toàn đồ đen. Mỗi khi nghĩ đến người chồng chưa cưới, cô lại ứa nước mắt, còn hai cô chị thì chỉ dè bĩu, giễu cợt cô em út.
Chị cả nói:
- Cẩn thận em nhé, kẻo lại nát tay vì phải vuốt gấu đấy khi nó giơ cẳng trước bắt tay em.
Chị thứ hai nói:
- Phải coi chừng em nhé, gấu là chúa thích của ngọt. Nếu nó thích dì, nó sẽ xơi ngấu nghiến dì luôn.
Chị cả lại nói ghẹo:
- Dì lúc nào cũng phải chiều lòng nó, không thì nó cảu nhảu ngay đấy.
Và chị hai lại nói chen thêm:
- Chắc chắn đám cưới sẽ vui lắm nhỉ. Nhảy giỏi như gấu mà!
Cô Út chỉ nín lặng, không hề chao đảo vì những lời dè bỉu mỉa mai ấy. Còn "Da Gấu" thì vẫn đi lang thang khắp nơi trong thiên hạ, làm điều thiện, bố thí tiền của cho những người nghèo đói.
Rạng sáng của ngày cuối cùng năm thứ bảy, "Da Gấu" lại ra cánh đồng, đến ngồi dưới lùm cây. Chỉ một lát sau, gió nổi lên ào ào, con quỷ đã hiện ra ngay trước mặt anh, nhìn anh chằm chằm, vứt trả anh cái áo cũ và đòi anh cái áo xanh của nó.
"Da Gấu" nói:
- Chúng ta chưa thanh toán hết nợ với nhau. Anh phải tắm rửa cho tôi sạch sẽ cái đã!
Bất đắc dĩ, quỷ đành phải đi lấy nước tắm cho "Da Gấu," chải đầu và cắt móng tay, móng chân cho anh. "Da Gấu" nom lại ra vẻ một dũng sĩ, đẹp trai hơn trước nhiều.
Khi con quỷ rút đi một cách êm lẹ thì "Da Gấu" thấy mình đã trút được một gánh nặng. Anh đi ra tỉnh, sắm một chiếc áo nhung thật lộng lẫu, ngồi trong một chiếc xe do bốn ngựa trắng kéo, cho xe phóng thẳng về nhà người yêu. Không ai nhận ra anh. Người cha thì cứ tưởng đó là một võ quan cao cấp, liền mời vào buồng, nơi mấy cô con gái đang ngồi. Hai cô chị ngồi hai bên, mời khách ngồi giữa, rót rượu, lấy món ngon nhất ra mời. Hai cô nghĩ bụng: mình chưa từng thấy chàng trai nào đẹp như vậy. Cô em Út mặc toàn đồ đen thì ngồi đối diện với khách. Khi chàng trai ướm hỏi cụ giá có thuận gả một cô cho anh không, hai cô chị đứng phắt dậy, chạy ngay về buồng mình thay đồ, lấy áo quần lộng lẫy nhất mặc vào, cô nào cũng hy vọng chính mình là người sẽ được chọn.
Khi còn lại một mình với cô em Út, người khách lạ liền lấy nửa chiếc nhẫn trong túi ra, thả vào một cốc đầy rượu vang, đưa mời cô. Cô đỡ lấy cốc. Khi đã uống cạn rượu, nhìn thấy một nửa chiếc nhẫn ở đáy cốc, tim cô đập nhanh. Cô lấy nửa nhẫn đeo ở dây chuyền, chắp lại với nửa kia, hai nửa ăn khớp nhau hoàn toàn. Lúc đó "Da Gấu" mới nói:
- Anh chính là chồng chưa cưới của em "Người Da Gấu" mà em đã từng gặp. Anh đã tắm sạch sẽ để hiện lại nguyên hình người.
Anh đi lại phía người yêu, ôm hôn cô.
Đúng lúc ấy, hai cô chị ăn mặc lộng lẫy bước vào. Khi biết chàng trai đã kén cô Út làm vợ, và biết người đó chính là "Da Gấu" khi trước, hai cô chị tức điên người, vùng vằng bỏ đi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Bir zamanlar askere yazılmış bir delikanlı vardı. Cesur biriydi, kurşun yağarken cephede hep ön saflardaydı. Savaş süresince her şey yolunda gitti, ama ateşkes ilan edildikten sonra ordudan ayrıldı. Yüzbaşısı ona nereye isterse gidebileceğini söyledi.
Oğlanın anası babası ölmüştü, evi barkı yoktu artık. Bunun üzerine ağabeylerinin yanına vararak onlardan tekrar savaş çıkana kadar kendine bakmalarını istedi. Ama ağabeyleri vicdansızdı. "Seninle ne yapalım ki? Sana ihtiyacımız yok, kendi başının çaresine bak" dediler.
Askerin tüfeğinden başka bir şeyi yoktu; onu omzuna asarak yollara düştü. Derken koskoca bir fundalığa vardı, etrafını daire şeklinde çevirmiş ağaçlardan başka bir şey görünmüyordu. Üzgün bir şekilde yere oturarak kaderini düşünmeye başladı.
"Param kalmadı, elimde bir zanaatım da yok, savaşmaktan başka bir şey bilmem; artık ateşkes ilan edildiğine göre kimsenin bana ihtiyacı kalmadı. Herhalde açlıktan öleceğim" diye düşündü.
Birden bir hışırtı duydu ve dönüp baktı. Karşısında yeşil ceketli, iri yarı, tanımadığı bir yabancı durmaktaydı ve adamın bir ayağı sakattı.
"Senin neyin eksik, biliyorum ben" dedi adam ve ekledi: "Senin paran da olacak, malın mülkün de, ama önce hiçbir şeyden korkmadığını kanıtlaman gerekiyor, yoksa paramı boşa harcamam ben!"
"Bir asker hiçbir şeyden korkmaz!" diye cevap verdi oğlan. "İstersen beni bir dene!"
"Hemen!" dedi adam, "Arkana bak!"
Asker dönüp baktı, karşısında koskoca bir ayı vardı ve homurdanarak üzerine yürüyordu.
"Dur hele! Biraz burnunu gıdıklayayım da bir daha homurdanamayasın!" diyen asker silahını omuzlayarak ateş etti ve ayıyı burnundan vurdu. Hayvan olduğu yerde çöktü ve bir daha kımıldayamadı.
"Cesurmuşsun, ama benim bir koşulum daha var, onu da yerine getirmelisin" dedi adam.
"Dünyevi mutluluğumu sarsmasın da!" dedi asker. Şimdi karşısındakinin kim olduğunu anlamıştı. "Yoksa böyle işlere girmem"
"Kendin göreceksin" diye cevap verdi yeşil ceketli adam ve ekledi: "Bundan böyle yedi yıl boyunca yıkanmayacaksın, saçını sakalını ve tırnaklarını kesmeyeceksin. Tanrı'ya dua da etmeyeceksin! Kabul ediyorsan sana yeşil ceketimi vereceğim. Yedi yıl sırf bunu giyeceksin. Bu yedi yıl içinde ölürsen bana kavuşmuş olacaksın. Hayatta kalırsan serbest olacaksın ve ömrün boyunca zengin kalacaksın."
Asker içine düştüğü durumu düşündü, o zamana kadar yüz kere ölümle karşılaşmıştı; onun için cesareti ele alarak bu teklifi kabul etti.
Şeytan yeşil ceketini çıkararak ona verdi. "Bu yeşil ceketi giydikten sonra ne zaman elini cebine atsan avuç dolusu para bulacaksın" dedikten sonra da ayının postunu yüzdü. "Bu senin palton olacak, aynı zamanda da yatağın. Sadece bunun üstünde yatacaksın, başka bir yatakta değil!"
Şeytan sonra sıvışıp gitti. Asker ceketi giydi, elini cebine atar atmaz ihtiyacı olan şeyleri buluverdi. Sonra ayı postunu giyerek yollara düştü.
Başına hiçbir şey gelmedi. İlk yılı şöyle böyle geçirdi. Ama ikinci yıl bir canavara benzedi. Saçları neredeyse bütün yüzünü kapadı. Sakalı keçeden, parmakları hayvan pençesinden farksızdı. Suratı öyle kirliydi ki, çiçek hastalığına yakalanmış da derileri soyulmuş gibiydi. Onu gören kaçıyordu; oysa kendisi hep fakirlere para dağıtıyor ve onlardan yedi yıl boyunca ölmemesi için kendisine dua etmelerini istiyordu. Çok iyi para verdiği için her gittiği handa kendine yatacak bir yer bulabildi.
Dördüncü yıl bir hana vardı; ama hancı ona oda vermek istemedi, hatta ahırda bile yatmasına izin vermedi, çünkü atlarının ürkmesinden korkuyordu.
Ama Ayıpostlu elini cebine atıp da bir avuç dolusu altın para verince adam ona evin arkasındaki ufacık kulübeyi gösterdi; hanının adı çıkmasın diye de kimseye görünmeyeceğine dair ondan söz aldı.
Ayıpostlu akşamları hep tek başına oturdu ve yedi yılın dolmasını bekledi. Derken yandaki odadan bir yakınma duydu. Çok yufka yürekliydi; kapıyı açıp bakınca yaşlı bir adamın başını elleri arasına almış ağlamakta olduğunu gördü.
Ayıpostlu ona yaklaştı, ama adam yerinden fırlayarak kaçmak istedi. Ancak insan sesi duyunca sakinleşti. Ayı- postlu tatlı dil dökerek derdini anlamaya çalıştı. Adam servetini yitirmişti; kızıyla birlikte aç kalmıştı, hancıya ödeyecek parası yoktu. İster istemez hapsi boylayacaktı.
"Bütün derdin buysa bende yeterince para var" diyen Ayıpostlu, hancıyı çağırarak parasını ödedi, sonra da yaşlı adamın cebini altınla doldurdu.
Yaşlı adam dertlerinden kurtulunca minnettarlığını nasıl kanıtlayacağını bilemedi. "Benimle gel" dedi Ayıpostlu'ya. "Benim kızlarımın hepsi dünya güzelidir. İçlerinden birini beğen ve istersen onunla evlen. Bana yaptıklarını duyunca herhalde karşı çıkmayacaktır. Gerçi biraz acayip görünüyorsun, ama o seni yola sokar."
Bu teklif Ayıpostlu'nun hoşuna gitti ve adamla beraber yola çıktı.
En büyük kız onun görünüşünden o kadar korktu ki, bir çığlık atarak oradan kaçtı. Ortanca kız hemen kaçmadıysa da onu tepeden tırnağa kadar süzdükten sonra, "Nasıl insana benzemeyen biriyle evlenebilirim? Bir keresinde buraya insan diye geçinen tıraşlı bir ayı gelmişti, kürk palto ve beyaz eldiven giymişti. O bile bundan iyiydi. Hani sadece çirkin olsa, ona alışabilirdim" dedi.
Ama en küçük kız şöyle dedi: "Babacığım, seni dertten kurtardığına göre bu iyi bir adam olmalı. Madem beni ona sözledin, o zaman sözünde dur."
Ne yazık ki, o sırada Ayıpostlu'nun yüzü kirden ve saçlarından gözükmüyordu; yoksa bu sözleri işitince nasıl canı gönülden güldüğü fark edilecekti. Parmağındaki yüzüğü çıkararak ikiye böldü, yarısını kıza verdi, diğer yarısını kendine sakladı. Kıza verdiği yüzüğe kendi adını, kendisininkine de kızın adını yazdı ve ona bu yarım yüzüğü iyi saklamasını rica etti.
Sonra vedalaşarak, "Daha üç yıl dünyayı gezmem gerek, geri dönmezsem özgürsün, o zaman anla ki ben öldüm. Ama Tanrı'ya dua et de yaşayayım" dedi.
Zavallı kız o günden sonra hep siyahlara büründü; ne zaman nişanlısını düşünse gözleri dolu dolu oldu. Ablalarıysa hep onunla alay etti.
"Dikkat et, ona elini uzattın mı bir pençe atar!" dedi büyük ablası.
Küçük ablası "Ayılar tatlıyı sever; dikkat et, senden hoşlanırsa seni yer haa!" diye dalga geçti.
"Sakın onun sözünden çıkma, yoksa böğürür!" dedi büyük ablası.
"Düğün neşeli geçecek, çünkü ayılar iyi dans eder!" diye tamamladı küçük ablası.
Genç kız sustu ve söylenenlere pek aldırış etmedi. Bu arada Ayıpostlu bütün dünyayı dolaştı, bir kıtadan öbür kıtaya gitti, kendisine dua etmeleri için fakirlere para yardımında bulundu hep.
Yedi yılın dolduğu son gün yine o etrafı ağaçlarla çevrili çalılığın olduğu yere gitti. Çok geçmeden bir rüzgâr uğuldadı ve karşısına şeytan çıktı, ona hırçın hırçın baktı. Sonra eski ceketini fırlatıp atarak yeşil ceketini geri istedi.
"Ona daha sıra gelmedi. Önce beni güzelce temizle bakalım!" dedi Ayıpostlu.
Şeytan ister istemez gidip su getirdi, onu yıkadı, saçlarını taradı ve tırnaklarını kesti. Oğlan tam bir asker gibi oldu, eskisinden daha yakışıklıydı.
Şeytan gönül rızasıyla oradan ayrıldıktan sonra delikanlı rahatladı. Şehre indi ve kendisine çok güzel, kadife bir ceket aldı. Dört ata koşulmuş bir arabaya binerek nişanlısının evine gitti. Kimse onu tanımadı. Baba onu yüksek rütbeli bir subay sanarak kızlarının bulunduğu odaya götürdü. Büyük ve ortanca kızın arasına oturttu; kızlar o zamana kadar bu kadar güzel ve yakışıklı bir erkek görmemişti. Ama nişanlı kız onun karşısına geçmiş, gözlerini yerden kaldırmadığı gibi tek kelime konuşmuyordu.
Sonunda baba, oğlana kızlarından birini verebileceğini söyleyince iki kız yerlerinden fırlayıp odalarına gitti; en güzel elbiselerini giydiler; ikisi de seçilmeyi umuyordu.
Ama oğlan nişanlısıyla odada yalnız kalınca cebinden çıkardığı yarım yüzüğü içi şarap dolu bardağa atarak masanın üzerinden kıza uzattı. Kız bardağı alarak şarabı içti, ama bardağın dibinde yarım yüzüğü bulunca yüreği hızla çarpmaya başladı. Boynuna bir zincirle astığı diğer yarım yüzüğü çıkartıp öbürüyle karşılaştırınca iki yüzük birbirine tıpatıp uydu.
O zaman oğlan, "Ben senin Ayıpostlu olarak gördüğün nişanlımın. Tanrı' nın inayetiyle yine insan kimliğine kavuştum ve her türlü günahtan arındım" diyerek kıza yaklaştı ve onu kucakladıktan sonra bir öpücük kondurdu.
Kızın ablaları süslü püslü giysiler içinde döndüklerinde yakışıklı delikanlının küçük kardeşlerini seçtiğini görünce ve onun Ayıpostlu olduğunu öğrenince kızgınlıktan küplere binerek dışarı fırladılar. Biri kuyuda boğuldu, diğeri kendini ağaca astı.
Akşam olunca kapı çalındı. Damat kapıyı açınca karşısında yeşil ceketli şeytanı gördü.
Şeytan şöyle dedi: "Gördün mü, bir yerine iki can aldım!"