Chim hồng tước và gấu


El reyezuelo y el oso


Vào một ngày hè đẹp trời, gấu và sói dạo chơi trong rừng, bỗng nhiên gấu nghe có tiếng chim hót véo von, gấu nói:
- Này anh bạn sói, chim gì mà hót nghe véo von vậy?
Sói đáp:
- Vua loài chim hót đấy, chúng mình có gặp thì phải cúi chào nhé!
Nhưng thực ra đó chỉ là chim hồng tước.
Gấu nói:
- Nếu quả như vậy thì tôi cũng muốn được coi cung điện của vua loài chim xem sao. Nào ta đi, dẫn tôi tới đó nhé!
Sói đáp:
- Đâu có dễ như anh nghĩ, phải đợi hoàng hậu về đã.
Chỉ lát sau vợ chồng vua loài chim bay về, mỏ cặp mồi để mớm cho chim con. Gấu muốn theo ngay vào lắm, nhưng sói níu tay áo giữ lại và nói:
- Đừng vào vội, đợi cho vua và hoàng hậu đi khỏi cái đã.
Sói và gấu để ý nhớ gốc cây nơi có tổ chim, rồi rảo bước.
Gấu sốt ruột, đứng ngồi không yên chỉ muốn được xem ngay cung điện vua loài chim, nên mới đi được một đoạn đã lộn lại. Tới nơi thì cũng đúng lúc vua và hoàng hậu vừa bay đi khỏi, ngó vào gấu thấy có năm hay sáu con chim nhỏ nằm trong tổ. Gấu lớn tiếng nói:
- Thế mà cũng gọi là cung điện nhà vua, cung điện gì mà tồi tàn thảm hại vậy! Còn lũ chim non kia đâu có phải con vua cháu chúa, chúng bay chỉ là lũ con hoang.
Đám chim non nghe hiểu, chúng hết sức tức giận, và lớn tiếng quát:
- Đừng nói láo, chúng tao không phải loại người như vậy, bố mẹ chúng tao vốn dòng quý phái. Đồ gấu kia, chuyện này nhất định phải làm cho ra nhẽ mới được!
Gấu và sói sợ quá, quay đầu bỏ chạy về hang. Được thể đám chim non càng la lớn, làm ầm lên cả khu rừng. Khi bố mẹ tha mồi về chúng mách:
- Thằng gấu lúc nãy có đến đây, nó chửi mắng chúng con là đồ con hoang. Nếu bố mẹ không làm cho ra nhẽ rằng chúng con là con nhà tông nhà giống, thì chúng con sẽ tuyệt thực, không thèm nhúc nhích người.
Vua cha an ủi:
- Các con cứ yên tâm, chuyện này tất nhiên phải làm cho ra nhẽ.
Rồi vua cùng hoàng hậu bay ngay tới trước hang gấu gọi:
- Này lão gấu già hay cảu nhảu kia, cớ sao mà lão dám sỉ nhục các con của ta. Thật là vô phước cho lão, để trả nhục chúng ta phải sống mái một phen mới được.
Thế là vua loài chim tuyên chiến với gấu. Về phần mình, gấu cầu cứu tất cả các loài thú bốn chân: bò, lừa, hươu, nai… tóm lại là tất cả các loài thú bốn chân có trên trái đất.
Còn vua loài chim thì kêu gọi tất cả các loài bay trong không trung: không phải chỉ có các loài chim lớn nhỏ tham gia, mà còn có cả ruồi, muỗi, ong mật, ong bầu tham gia.
Sắp đến ngày đánh nhau, vua loài chim phải trinh sát đi khắp mọi nơi để xem ai là tướng chỉ huy quân địch. Trong số loài biết bay thì muỗi là ranh mãnh hơn cả, nó bay thẳng vào trong rừng, tới nơi quân địch tập hợp, hạ cánh đỗ và ẩn mình sau một chiếc lá cây. Quân địch đang bày mưu tính kế. Gấu gọi cáo lại phía mình và nói:
- Này anh chàng cáo, trong các giống vật thì anh là khôn ngoan nhất, anh hãy làm tướng chỉ huy đội quân của chúng ta.
Cáo đáp:
- Thế cũng được, nhưng ta thống nhất lấy gì làm hiệu lệnh chỉ huy?
Không một con nào nghĩ ra. Lúc đó cáo mới nói:
- Tôi có một cái đuôi dài, rậm và đẹp, nom cứ như một chùm lông đỏ. Khi nào tôi vểnh đuôi lên thì có nghĩa là mọi việc tốt lành, các anh cứ nhằm thẳng phía quân địch mà tiến. Nhưng hễ tôi cụp đuôi xuống thì các anh liệu đường mà chạy thoát thân.
Nghe hết đầu đuôi kế hoạch của phía địch, muỗi bay về trình lại tỉ mỉ kế hoạch ấy với vua loài chim.
Trời mới tang tảng sáng, loài vật bốn chân đua nhau kéo ra mặt trận, quân kéo đi ầm ầm làm rung chuyển cả mặt đất. Trên trời, chim hồng tước cùng đội quân của mình bay ào ào từ hai phía tới, tiếng ong bay vo vo, các loài chim bay tới tấp la hét vang động khắp bầu trời, kẻ yếu bóng vía nghe đã thấy kinh hồn. Vua loài chim phái ong bầu đến bám sát cáo, nấp dưới đuôi và ráng đem hết sức mình ra đốt cáo thật đau. Bị đốt lần đầu cáo đau thót mình lại, giơ bắn một chân lên trời nhưng vẫn còn gượng được, đuôi vẫn còn giơ cao, tới phát đốt lần thứ hai, đau quá cáo đành buông hạ đuôi xuống một chút. Tới khi bị đốt lần thứ ba, cáo không sao ráng chịu được nữa, mồm la, đuôi cụp ngay vào giữa hai chân sau.
Nhìn thấy đuôi cáo cụp lại, loài vật bốn chân tưởng rằng mọi việc coi như hỏng, thế là con nào biết thân con ấy tìm đường tháo chạy về hang của mình. Loài chim thắng trận.
Vua và hoàng hậu liền bay ngay về tổ báo cho các con biết:
- Giờ thì các con tha hồ mà vui, cứ ăn uống cho thỏa chí, chúng ta đã chiến thắng.
- Nếu bản thân gấu không chịu đến tổ xin lỗi, và nói chúng con là con nhà dòng dõi thì chúng con không chịu ăn đâu!
Vua loài chim bay tới chỗ gấu, đứng trước hang quát:
- Đồ gấu cảu nhảu kia, muốn sống thì phải đến xin lỗi con ta, công nhận chúng là con nhà dòng dõi, bằng không thì thịt nát xương tan bây giờ.
Sợ quá, gấu bò ra khỏi hang tới xin lỗi. Các hoàng tử con vua loài chim rất hài lòng, mãn nguyện về chuyện đó ăn uống, nô giỡn tới tận đêm khuya.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Un día de verano salieron de paseo el lobo y el oso. Éste, oyendo el melodioso canto de un pajarillo, dijo:
- Hermano lobo, ¿qué pájaro es éste que tan bien canta?
- Es el rey de los pájaros - respondió el lobo -. Hemos de inclinarnos ante él.
Era, en efecto, el reyezuelo.
- En este caso - respondió el oso - me gustaría ver su palacio real. Enséñamelo.
- No es tan fácil como crees - dijo el lobo -; debes aguardar a que venga la Señora Reina.
Al poco rato se presentó la Reina, llevando comida en el pico, y llegó también el Rey, para dar de comer a sus crías. El oso quería seguirlos sin más ceremonias; pero el lobo lo sujetó por la manga, diciéndole:
- No, debes aguardar a que los reyes padres se hayan vuelto a marchar.
Tomaron nota del agujero donde estaba el nido, y se retiraron.
Pero el oso no podía dominar su impaciencia; a toda costa quería ver el real palacio, y, al poco rato, volvió al lugar. El Rey y la Reina se habían ausentado, y el oso, echando una mirada al nido, vio en él cinco o seis polluelos.
- ¿Esto es un palacio real? - exclamó -. ¡Vaya un palacio miserable! Ni vosotros sois hijos de reyes, sino unos pícaros.
Al oir esto los jóvenes reyezuelos, montando en cólera se pusieron a gritar:
- ¡No es verdad! Nuestros padres son gente noble. Nos pagarás caro este insulto, oso.
El oso y el lobo, inquietos, se volvieron a sus respectivas madrigueras, mientras los pajarillos continuaban gritando y alborotando. Cuando sus padres regresaron con más comida, los hijos les dijeron:
- No tocaremos una pata de mosca, aunque tengamos que morirnos de hambre, antes de que dejéis bien sentado si somos o no hijos legítimos. El oso estuvo aquí y nos insultó.
Dijo entonces el padre Rey:
- Estad tranquilos, que nosotros arreglaremos este asunto.
Y, emprendiendo el vuelo junto con la Señora Reina, llegaron a la entrada de la cueva del oso, y gritó el Rey:
- Oso gruñón, ¿por qué has insultado a nuestros hijos? Lo pagarás caro, pues vamos a hacerte una guerra sin cuartel.
Con esto declararon la guerra al oso, el cual llamó en su auxilio a todos los cuadrúpedos: el buey, el asno, el ciervo, el corzo y todos los demás que habitan la superficie de la tierra. Por su parte, el reyezuelo convocó a todos los que viven en el aire, no sólo a las aves, grandes y chicas, sino también a los mosquitos, avispones, abejas y moscas; todos hubieron de acudir.
Cuando sonó la hora de comenzar las hostilidades, el reyezuelo envió espías al lugar donde había instalado su cuartel general el jefe del ejército enemigo. El mosquito, que era el más astuto, recorrió el bosque en el que se concentraban las fuerzas adversarias, y se posó, finalmente, bajo una hoja del árbol a cuyo pie se daban las consignas. El oso llamó a la zorra y le dijo:
- Zorra, tú eres el más sagaz de todos los animales; serás el general, y nos acaudillarás.
- De buen grado - respondió la zorra -; pero, ¿qué señal adoptaremos?
Nadie dijo una palabra.
- Pues bien - prosiguió la zorra -: Yo tengo un hermoso rabo, largo y poblado, como un penacho rojo; mientras lo mantenga enhiesto, es señal de que la cosa marcha bien, y vosotros debéis avanzar; pero si lo bajo, echad a correr con todas vuestras fuerzas.
- Al oír esta consigna, el mosquito emprendió el vuelo a su campo y lo comunicó al reyezuelo con todo detalle.
Al amanecer el día en que debía librarse la batalla, viose, desde lejos, venir todo el ejército de cuadrúpedos a un trote furioso y armando un estruendo que hacía retemblar la tierra. El reyezuelo avanzó, por su parte, al frente de sus aladas huestes, hendiendo el aire con una pavorosa algarabía de chillidos, zumbidos y aleteos. Y los dos ejércitos se embistieron con furor. El reyezuelo envió al avispón con orden de situarse bajo el rabo de la zorra y picarle con todas sus fuerzas. A la primera punzada, la raposa dio un respingo y levantó la pata; resistió, sin embargo, manteniendo la cola enhiesta; la segunda picadura la obligó a bajarla un momento; y a la tercera, no pudiendo ya aguantar, lanzó un grito y puso el rabo entre piernas. Al verlo los animales, creyeron que todo estaba perdido y emprendieron la fuga, buscando cada uno refugio en su madriguera; así, las aves ganaron la batalla.
Volaron entonces los reyes padres hasta el nido y dijeron a sus crías:
- ¡Alegraos, pequeños, comed y bebed cuanto os apetezca; hemos ganado la guerra!
Pero los polluelos replicaron:
- No comeremos hasta que el oso venga ante nuestro nido a presentar excusas y reconozca nuestra alcurnia.
Voló el reyezuelo a la cueva del oso, y gritó:
- Gruñón, tienes que presentarte ante el nido de mis hijos a pedirles perdón y decirles que son personas de alcurnia; de otro modo, te vamos a romper las costillas.
El oso, asustado, apresuróse a ir para presentar sus excusas, y sólo entonces se declararon satisfechos los jóvenes reyezuelos, que comieron, bebieron y armaron gran jolgorio hasta muy avanzada la noche.