Nồi cháo đường


Der süße Brei


Ngày xửa ngày xưa có một cô gái nhà nghèo, tính tình nết na, cô sống một mình với người mẹ già. Một ngày kia trong nhà hết cả đồ ăn, cô đi vào trong rừng thì gặp một bà cụ già, bà hiểu nỗi buồn của cô và tặng cô một cái nồi nhỏ, cô chỉ cần nói:
- Nồi ơi, nấu đi!
Tức thì nó nấu cho một nồi cháo đường ngon lành. Nếu cô nói:
- Nồi ơi, hãy ngưng!
Thì nó lập tức ngưng ngay không nấu nữa. Cô gái mang chiếc nồi về cho người mẹ già ở nhà. Từ đó trở đi hai mẹ con không phải sống trong cảnh nghèo khổ, túng đói nữa. Họ luôn có cháo đường để ăn, muốn ăn bao nhiêu cũng có.
Một ngày kia cô gái đi vắng. Bà mẹ ở nhà nói:
- Nồi ơi, nấu đi!
Thế là nồi nấu, và khi bà mẹ đã no, bà muốn nó ngưng nhưng bà không biết phải nói như thế nào. Cháo cứ được nấu hoài, cháo tràn khỏi nồi mà nồi vẫn cứ nấu tiếp, cháo tràn khắp bếp, lan khắp căn nhà thứ nhất, rồi tràn sang căn nhà thứ hai, lan ra khắp mặt đường, hình như nồi muốn nấu để cả thế gian ăn cho no mới thôi. Tình cảnh thật nguy ngập, chỉ còn một căn nhà cuối phố là chưa bị ngập, trong lúc mọi người còn đang lúng túng thì cô gái về, cô chỉ nói:
- Nồi ơi, hãy ngưng!
Tức thì cháo không trào nữa, nồi ngưng nấu. Ai có đi phố thì tha hồ mà ăn cháo.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein armes, frommes Mädchen, das lebte mit seiner Mutter allein, und sie hatten nichts mehr zu essen. Da ging das Kind hinaus in den Wald, und begegnete ihm da eine alte Frau, die wußte seinen Jammer schon und schenkte ihm ein Töpfchen, zu dem sollt es sagen: "Töpfchen, koche", so kochte es guten, süßen Hirsebrei, und wenn es sagte: "Töpfchen, steh", so hörte es wieder auf zu kochen.
Das Mädchen brachte den Topf seiner Mutter heim, und nun waren sie ihrer Armut und ihres Hungers ledig und aßen süßen Brei, sooft sie wollten.
Auf eine Zeit war das Mädchen ausgegangen, da sprach die Mutter: "Töpfchen, koche", da kocht es, und sie ißt sich satt; nun will sie, daß das Töpfchen wieder aufhören soll, aber sie weiß das Wort nicht. Also kocht es fort, und der Brei steigt über den Rand hinaus und kocht immerzu, die Küche und das ganze Haus voll und das zweite Haus und dann die Straße, als wollt's die ganze Welt satt machen, und ist die größte Not, und kein Mensch weiß sich da zu helfen. Endlich, wie nur noch ein einziges Haus übrig ist, da kommt das Kind heim und spricht nur: "Töpfchen, steh", da steht es und hört auf zu kochen, und wer wieder in die Stadt wollte, der mußte sich durchessen.