Wise folks


Những người khôn ngoan


One day a peasant took his good hazel-stick out of the corner and said to his wife, "Trina, I am going across country, and shall not return for three days. If during that time the cattle-dealer should happen to call and want to buy our three cows, you may strike a bargain at once, but not unless you can get two hundred thalers for them; nothing less, do you hear?" - "For heaven's sake just go in peace," answered the woman, "I will manage that." - "You, indeed," said the man. "You once fell on your head when you were a little child, and that affects you even now; but let me tell you this, if you do anything foolish, I will make your back black and blue, and not with paint, I assure you, but with the stick which I have in my hand, and the colouring shall last a whole year, you may rely on that." And having said that, the man went on his way.
Next morning the cattle-dealer came, and the woman had no need to say many words to him. When he had seen the cows and heard the price, he said, "I am quite willing to give that, honestly speaking, they are worth it. I will take the beasts away with me at once." He unfastened their chains and drove them out of the byre, but just as he was going out of the yard-door, the woman clutched him by the sleeve and said, "You must give me the two hundred thalers now, or I cannot let the cows go." - "True," answered the man, "but I have forgotten to buckle on my money-belt. Have no fear, however, you shall have security for my paying. I will take two cows with me and leave one, and then you will have a good pledge." The woman saw the force of this, and let the man go away with the cows, and thought to herself, "How pleased Hans will be when he finds how cleverly I have managed it!" The peasant came home on the third day as he had said he would, and at once inquired if the cows were sold? "Yes, indeed, dear Hans," answered the woman, "and as you said, for two hundred thalers. They are scarcely worth so much, but the man took them without making any objection." - "Where is the money?" asked the peasant. "Oh, I have not got the money," replied the woman; "he had happened to forget his money-belt, but he will soon bring it, and he left good security behind him." - "What kind of security?" asked the man. "One of the three cows, which he shall not have until he has paid for the other two. I have managed very cunningly, for I have kept the smallest, which eats the least." The man was enraged and lifted up his stick, and was just going to give her the beating he had promised her. Suddenly he let the stick fail and said, "You are the stupidest goose that ever waddled on God's earth, but I am sorry for you. I will go out into the highways and wait for three days to see if I find anyone who is still stupider than you. If I succeed in doing so, you shall go scot-free, but if I do not find him, you shall receive your well-deserved reward without any discount."
He went out into the great highways, sat down on a stone, and waited for what would happen. Then he saw a peasant's waggon coming towards him, and a woman was standing upright in the middle of it, instead of sitting on the bundle of straw which was lying beside her, or walking near the oxen and leading them. The man thought to himself, "That is certainly one of the kind I am in search of," and jumped up and ran backwards and forwards in front of the waggon like one who is not very wise. "What do you want, my friend?" said the woman to him; "I don't know you, where do you come from?" - "I have fallen down from heaven," replied the man, "and don't know how to get back again, couldn't you drive me up?" - "No," said the woman, "I don't know the way, but if you come from heaven you can surely tell me how my husband, who has been there these three years is. You must have seen him?" - "Oh, yes, I have seen him, but all men can't get on well. He keeps sheep, and the sheep give him a great deal to do. They run up the mountains and lose their way in the wilderness, and he has to run after them and drive them together again. His clothes are all torn to pieces too, and will soon fall off his body. There is no tailor there, for Saint Peter won't let any of them in, as you know by the story." - "Who would have thought it?" cried the woman, "I tell you what, I will fetch his Sunday coat which is still hanging at home in the cupboard, he can wear that and look respectable. You will be so kind as to take it with you." - "That won't do very well," answered the peasant; "people are not allowed to take clothes into Heaven, they are taken away from one at the gate." - "Then hark you," said the woman, "I sold my fine wheat yesterday and got a good lot of money for it, I will send that to him. If you hide the purse in your pocket, no one will know that you have it." - "If you can't manage it any other way," said the peasant, "I will do you that favor." - "Just sit still where you are," said she, "and I will drive home and fetch the purse, I shall soon be back again. I do not sit down on the bundle of straw, but stand up in the waggon, because it makes it lighter for the cattle." She drove her oxen away, and the peasant thought, "That woman has a perfect talent for folly, if she really brings the money, my wife may think herself fortunate, for she will get no beating." It was not long before she came in a great hurry with the money, and with her own hands put it in his pocket. Before she went away, she thanked him again a thousand times for his courtesy.
When the woman got home again, she found her son who had come in from the field. She told him what unlooked-for things had befallen her, and then added, "I am truly delighted at having found an opportunity of sending something to my poor husband. Who would ever have imagined that he could be suffering for want of anything up in heaven?" The son was full of astonishment. "Mother," said he, "it is not every day that a man comes from Heaven in this way, I will go out immediately, and see if he is still to be found; he must tell me what it is like up there, and how the work is done." He saddled the horse and rode off with all speed. He found the peasant who was sitting under a willow-tree, and was just going to count the money in the purse. "Have you seen the man who has fallen down from Heaven?" cried the youth to him. "Yes," answered the peasant, "he has set out on his way back there, and has gone up that hill, from whence it will be rather nearer; you could still catch him up, if you were to ride fast." - "Alas," said the youth, "I have been doing tiring work all day, and the ride here has completely worn me out; you know the man, be so kind as to get on my horse, and go and persuade him to come here." - "Aha!" thought the peasant, "here is another who has no wick in his lamp!" - "Why should I not do you this favor?" said he, and mounted the horse and rode off in a quick trot. The youth remained sitting there till night fell, but the peasant never came back. "The man from Heaven must certainly have been in a great hurry, and would not turn back," thought he, "and the peasant has no doubt given him the horse to take to my father." He went home and told his mother what had happened, and that he had sent his father the horse so that he might not have to be always running about. "Thou hast done well," answered she, "thy legs are younger than his, and thou canst go on foot."
When the peasant got home, he put the horse in the stable beside the cow which he had as a pledge, and then went to his wife and said, "Trina, as your luck would have it, I have found two who are still sillier fools than you; this time you escape without a beating, I will store it up for another occasion." Then he lighted his pipe, sat down in his grandfather's chair, and said, "It was a good stroke of business to get a sleek horse and a great purse full of money into the bargain, for two lean cows. If stupidity always brought in as much as that, I would be quite willing to hold it in honor." So thought the peasant, but you no doubt prefer the simple folks.
Một hôm, bác nông dân lấy chiếc gậy gỗ dẻ ở góc nhà ra, rồi nói với vợ:
- Trine, bây giờ tôi có việc phải đi, ba ngày mới về. Nếu có lái bò tới hỏi mua ba con bò cái thì bà cứ bán đi, nhưng phải bán lấy hai trăm Taler. Giá thấp hơn thì không bán, bà hiểu ý tôi nói chứ?
Người vợ đáp:
- Ông cứ yên tâm mà đi, cầu Chúa phù hộ cho ông. Việc đó tôi làm được mà!
Người chồng nói:
- Khi còn nhỏ bà đã từng ngã bươu cả trán, tới giờ tính khí bà vẫn còn thất thường bởi lần ngã ấy. Tôi nhắc trước bà, bà đừng có làm chuyện ngu ngốc. Tôi sẽ cho bà nhũn xương sống bằng chiếc gậy gỗ có trong tay. Trận đòn ấy phải hàng năm mới hết đau đấy. Bà nhớ kỹ cho nhé!
Nói xong, người chồng lên đường.
Sáng hôm sau lái bò tới. Người vợ cũng chẳng cần nói đôi co. Xem bò xong, lái hỏi giá rồi nói ngay:
- Tôi bằng lòng trả giá đó, chỗ quen biết mà. Tôi mang bò đi ngay.
Lái bò cởi dây, lùa bò ra khỏi chuồng. Khi lái cùng bò đang ra cổng thì vợ bác nông dân nắm tay lái bò và nói:
- Bác phải trả tôi hai trăm Taler (đồng tiền vàng) thì tôi mới cho đi.
- Đúng thế. Tôi quên không dắt dùi tượng theo người. Nhưng đừng có lo. Tôi thế nào cũng mang tiền trả mà. Tôi chỉ dắt đi hai con bò. Con thứ ba tôi để lại làm cược. Thế là bà có vật để làm tin rồi.
Vợ bác nông dân nghĩ thế cũng được nên để lái dắt bò đi. Bà nghĩ: "Hans mà biết mình buôn bán khôn ngoan thế này thì mừng lắm đấy." Đúng như lời hẹn, ngày thứ ba thì bác trai về nhà. Bác hỏi vợ đã bán bò chưa.
- Đương nhiên là bò bán rồi, giá hai trăm Taler như lời ông dặn. Lái đồng ý lấy bò mà chẳng cần mặc cả.
Chồng hỏi:
- Thế tiền đâu?
Vợ đáp:
- Tiền tôi không giữ. Lái bò để quên dùi tượng tiền ở nhà và hứa, mang ngay lại trả, lái bò còn để lại một vật làm tin.
Chồng hỏi:
- Vật làm tin là cái gì?
- Ba con thì để lại một con làm tin. Chỉ khi nào trả tiền thì mới lấy nốt con bò thứ ba. Tôi tính có khôn không, tôi giữ lại con nhỏ nhất vì nó ăn ít nhất.
Người chồng nghe chuyện nổi giận, vung gậy tính đánh vợ một trận, nhưng bỗng bác hạ gậy xuống, nói:
- Đúng bà là con ngỗng ngu ngốc chỉ biết lắc lư cái cổ ở trên đời. Thật là đáng thương hại. Tôi sẽ ra đứng ngoài đường ba ngày để xem có ai ngu đần hơn bà không. Nếu như tôi thực sự gặp được người như vậy thì bà được tha. Nếu không gặp được người như vậy thì bà sẽ chắc chắn bị phạt.
Bác ta ra đường cái ngồi trên một tảng đá chờ người qua lại. Bác nhìn thấy một chiếc xe bò chở rơm, một người đàn bà đứng trên xe chứ không ngồi, mà cũng chẳng đi bộ dắt xe bò. Bác nghĩ bụng: "Đây đúng là người ngu đần mình muốn tìm!" - Bác đứng phắt ngay dậy, chạy quanh chiếc xe bò như một người ngớ ngẩn. Người đàn bà hỏi:
- Bác muốn làm gì thế? Tôi đâu có quen bác, bác từ đâu tới vậy?
Bác ta đáp:
- Tôi rơi từ trên trời xuống đây. Giờ không biết làm sao lại lên trời được. Liệu bà có thể chở tôi lên trời không?
- Không, tôi không biết đường. Nếu bác rơi từ trên trời xuống chắc bác biết tình hình chồng tôi ở trên ấy. Bác kể cho tôi nghe đi. Ông ta ở trên ấy đã ba năm. Thế bác đã gặp chồng tôi chưa? - Người đàn bà hỏi.
- Tôi đã gặp ông ấy. Nhưng không phải ai ở trên ấy cũng sung sướng. Ông ấy chăn cừu, nhưng lũ cừu chạy tứ tung trong rừng, có con lại lạc trong rừng. Ông ta phải chạy xuyên rừng để dồn chúng lại. Quần áo rách tả tơi như chừng muốn rớt khỏi người. Ở trên ấy không có thợ may. Thánh Petrus canh cổng không cho một ai vào cả. Bà đọc truyện kể về thiên đường thì bà biết đấy.
Người đàn bà nói:
- Ai mà biết được chuyện ấy. Bác giúp tôi nhé. Tôi sẽ lấy bộ quần áo tươm tất đang treo trong tủ, nhờ bác mang lên trên ấy để cho ông ta có đồ mặc tươm tất lịch sự.
Bác nông dân nói:
- Chắc chắn là không được. Không ai được mang quần áo lên thiên đường. Quần áo sẽ bị tịch thu ngay ở cổng thiên đường.
Người đàn bà nói:
- Bác giúp tôi nhé. Hôm qua tôi bán thóc nên có món tiền, bác mang lên cho ông ấy. Bác giấu tiền trong túi quần ai mà biết được.
Bác nông dân đáp:
- Thì biết làm sao bây giờ, thôi đành giúp bác vậy.
Người đàn bà nói:
- Thế bác ngồi đây đợi. Tôi đánh xe về nhà lấy tiền, rồi quay lại ngay. Tôi không ngồi trên rơm vì đứng thì bò kéo nhẹ hơn.
Bà ta thúc bò đi. Bác nông dân nghĩ: "Bà này đúng là có máu dở người. Nếu bà ta mang tiền tới thật thì bà vợ mình gặp may, vì không phải ăn một trận đòn.
Chỉ một lát sau, người đàn bà đó chạy vội tới, dúi nhét tiền vào túi bác nông dân và cám ơn rốt rít, rồi đi.
Khi người đàn bà đó về tới nhà thì con trai từ ngoài đồng trở về, bà kể con trai nghe những chuyện không ngờ tới, và còn nói thêm:
- Mẹ mừng quá. May mà gặp người để gửi một chút cho cha đáng thương của con. Chẳng ai lại ngờ tới chuyện cha con ở trên trời lại thiếu ăn, thiếu mặc như vậy!
Người con trai hết sức ngạc nhiên nói:
- Mẹ ạ, không phải ngày nào cũng có người ở trên trời xuống. Con phải đi ngay để tìm gặp người đó để nghe ông ta kể chuyện làm ăn sinh sống ở trên đó.
Anh ta đóng yên ngựa, rồi vội vàng cưỡi ngựa phóng đi và nhìn thấy bác nông dân ngồi dưới gốc cây liễu đang đếm tiền ở trong túi. Anh cất giọng hỏi:
- Bác có nhìn thấy người từ thiên đường xuống trần gian không?
Bác nông dân nói:
- Có thấy! Ông ta đang trên đường về đấy. Ông ta trèo ngọn núi kia kìa để về cho gần. Nếu anh phóng ngựa thật nhanh thì còn đuổi kịp đấy!
Anh ta nói:
- Ôi, tôi làm việc vất vả suốt cả ngày, rồi gắng phi ngựa tới đây, nên mệt lắm rồi. Bác biết người đó, bác làm ơn giúp tôi. Bác cưỡi con ngựa của tôi và nói khéo để ông ta quay lại đây.
Bác nông dân nghĩ: "Chà chà. Đây cũng là một chàng ngốc." Bác bảo:
- Sao tôi lại không giúp anh nhỉ?
Nói xong, bác nhảy lên ngựa và phi nước đại. Chàng trai ngồi đợi tới khi bóng đêm ập xuống mà chẳng thấy bác nông dân quay trở lại. Anh nghĩ: "Chắc người kia vội về trời nên không muốn quay lại. Bác nông dân lại đưa ngựa cho người đó mang về trời đưa cho cha mình." Thế là anh quay trở về nhà kể cho mẹ nghe cây chuyện mới xảy ra: Ngựa đã nhờ gửi cho cha để cha khỏi phải đi bộ ở trên ấy. Người mẹ bảo:
- Con đã làm một việc có hiếu. Con còn mạnh chân tay nên đi bộ không sao!
Khi Bác nông dân về tới nhà, bác dắt ngựa vào chuồng, buộc bên cạnh con bò "làm tin," bác tìm bác gái và nói:
- Trine, bà thế là còn gặp may. Tôi đã gặp hai người còn ngu ngốc hơn cả bà. Lần này bà không bị ăn đòn về chuyện ngu ngốc. Nếu cứ luôn có chuyện ngu ngốc như vậy xảy ra thì tôi cũng phải bái phục.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng