Akıllı İnsanlar


Những người khôn ngoan


Bir gün bir köylü, gürgen ağacından yapılmış bastonunu bir köşeden alarak karısına şöyle dedi: "Hanım, ben şehre iniyorum, üç gün sonra dönerim. Bu arada hayvan taciri gelebilir, kendisi bizden üç tane inek satın alacaktı, inekleri verebilirsin, ama karşılığında iki yüz lira alacaksın, ona göre! Anladın mı?"
"Sen git! Merak etme, ben hallederim" diye cevap verdi karısı.
"Sen mi halledeceksin! Ufakken başının üstüne düşmüşsün, kafan bugün bile çalışmıyor" dedi kocası. "Sakın bir enayilikte bulunma: Sonra sana öyle bir sopa çekerim ki, izi bir yıl kalır; bilmiş olasın" dedi kocası ve sonra yola çıktı.
Ertesi sabah hayvan tüccarı çıkageldi; kadın onunla fazla konuşmadı.
Adam ineklere baktı; kadın fiyatını söyledi.
Adam, "Kabul" dedi. "Kardeşler arasında paranın lafı mı olur? Hayvanları alıp götürüyorum şimdi."
Kadın hayvanları çözerek ahırdan dışarı çıkardı. Adam onları alıp gitmeye hazırlanırken kadın kolundan tutarak, "Önce iki yüz lira ver bakalım! Yoksa hayvanları bırakmam" dedi.
"Doğru" diye cevap verdi adam, "Para kesemi yanıma almayı unutmuşum. Ama merak etme; emin ol ödeyeceğim, iki ineği şimdi alayım, üçüncüsünü kaparo olarak sana bırakayım."
Kadının aklı bu işe yattı ve iki ineği adama verirken, "Nasıl akıllı davrandığımı görünce Hans kim bilir ne sevinecek" diye düşündü.
Ve kocası, dediği gibi, üçüncü gün eve geldi ve hayvanların satılıp satılmadığını sordu.
"Elbette satıldı, Hanscığım" diye cevap verdi kadın. "Senin dediğin gibi, iki yüz liraya! Aslında o kadar etmez, ama adam pazarlık bile yapmadı."
"Para nerde?" diye sordu köylü.
"Para bende değil" diye cevap verdi kadın. "O para kesesini evinde unutmuş, ama yakında parayı getirecek; hatta karşılığında kaparo bıraktı."
"Ne kaparosu?" diye sordu adam.
"Uç inekten birini bıraktı. Parayı ödemeden onu vermeyiz! Akıllı davrandım da en küçük hayvanı alıkoydum, az yem yer nasılsa!"
Adam öyle öfkelendi ki, karısına hak ettiği cezayı vermeye kalktı. Ama sonra vazgeçti ve "Dünyada senden daha aptal bir kadın yoktur! Ama beni üzüyorsun hep! Şimdi şehre ineceğim ve üç gün bekleyeceğim; bu süre içinde senden daha budala birini bulursam seni cezalandırmayacağım, ama bulamazsam hak ettiğin cezayı çekeceksin" dedi.
Şehrin caddelerinden birinin kaldırımına oturdu ve olacakları bekledi. Derken parmaklıklı bir öküz arabası geçti önünden. Bir kadın bağlanmış saman balyasının üstüne oturacağı ya da öküzün yanı sıra yürüyeceği yerde arabanın içinde ve ayakta durmaktaydı.
Adam tam aradığım kişi diye aklından geçirdi. Ve arabanın önüne geçerek bir sağa bir sola oynayıp zıplamaya başladı.
Kadın ona, "Ne istiyorsunuz? Seni tanımıyorum. Nerden geliyorsun böyle?" diye sordu.
"Ben buraya cennetten düştüm; bir daha nasıl yukarı çıkarım, bilmiyorum; beni arabanla oraya götürür müsün?"
"Hayır, çünkü yolu bilmiyorum. Ama cennetten düştüğüne göre, bana kocamın nasıl olduğunu söyler misin? Kendisini üç yıl önce kaybettim de! Onu muhakkak görmüşsün- dür?"
"Gördüm tabii. Ama orada herkesin durumu pek iyi değil. Senin kocan koyun güdüyor, ama hayvanlar onu çok yoruyor, durmadan dağa ya da ormana kaçıyorlar. O da onları toplayıncaya kadar hep peşlerinden koşuyor. Bu yüzden giysileri paramparça oldu. Orada terzi de yok. Masallardan bilirsin Aziz Petrus'u, işte o içeri hiç kimseyi sokmuyor"
"Bak sen şu işe" dedi kadın. "Ne diyeceğim, biliyor musun? Sana onun dolaptaki bayramlık elbiselerini vereyim, zahmet olmazsa götür ona ver!"
"Olmaz" dedi köylü. "Elbiseleri cennete ben sokamam. Kapı önüne biri gelir alır."
"Dinle" dedi kadın, "Dün çok buğday sattım, karşılığında da çok para aldım. Sen para kesesini cebine sokarsan kimse fark etmez."
"Hatırın için yapayım bunu bari" diye cevap verdi köylü.
"Sen dur burda bekle, ben eve gidip para kesesini alayım, hemen gelirim. Ben saman balyasının üzerine oturmuyorum, hayvana ağırlık olmasın diye hep ayakta duruyorum" dedi kadın.
Ve öküzleri dehledi. Köylü, "Kadın aklını kaçırmış galiba. Parayı gerçekten getirirse karım şansına dua etsin" diye düşündü.
Aradan çok geçmedi; kadın koşa koşa parayı getirip onu kendi eliyle adamın cebine soktu. Gitmeden önce de, katlanacağı zahmet için adama hep teşekkür yağdırdı.
Daha sonra eve gelince tarladan dönmüş olan oğluyla karşılaştı. Ona başına gelenleri anlattıktan sonra şöyle dedi: "Kocama bir şey gönderme fırsatını bulduğum için çok seviniyorum. Cennette bir şeye ihtiyacı olduğu kimin aklına gelirdi ki!"
Oğlu çok şaşırdı. "Anacığım, cennetten kolay kolay biri çıkıp gelmez. Ben hemen gidip o adamı bulayım; bana cenneti anlatsın, oradaki çalışma koşullarını falan" dedi.
Atını hazırladıktan sonra hemen yola çıktı. Adamı buldu; söğüt ağacının altına oturmuştu; kesedeki paraları saymakla meşguldü.
"Cennetten gelen adamı gördün mü?" diye sordu oğlan.
"Evet" diye cevap verdi adam, "Tekrar yola çıktı, dağ yolunu tuttu; o yol kestirmeymiş. Atını hızlı sürersen ona yetişebilirsin."
"Öff" dedi oğlan, "Bütün gün at üstünde olmak beni mahvetti, yorgunluktan ölüyorum. Sen o adamı tanıyorsun, benim atıma bin, söyle ona buraya gelsin!"
"Hoppala! Bu da fitili eksik lambalardan biri" diye düşündü. Sonra "Senin hatırını kıracak değilim ya" diyerek atına atladığı gibi yola çıktı.
Oğlan gece yarısına kadar beklediyse de adam geri dönmedi. "Mutlaka cennetteki adamın acele yapacak işi vardı ki, hâlâ geri dönemedi. Babama verilmek üzere atı teslim etmiş olmalı" diye düşündü.
Eve dönerek olan bitenleri annesine anlattı; babası hep yayan yürümesin diye ona at gönderdiğini söyledi.
"İyi yapmışsın" diye cevap verdi kadın. "Sen nasılsa gençsin, yürüyebilirsin."
Köylü eve dönünce atı, beleşten elde ettiği ineğin yanına bağladı. Sonra karısına, "Hanım, şanslıymışsın, senden daha budala iki kişi buldum. Bu kez dayak yemekten kurtuldun, yani şimdilik erteliyorum" dedi.
Sonra piposunu yaktı ve emektar koltuğuna kurularak, "İyi bir iş çıkardım" dedi ve "İki inek karşılığında bir at ve bir kese dolusu para kazandım. Budalalık hep böyle şeyler kazandıracaksa, eyvallah" diye düşündü.
O böyle düşündü, ama sen insanlık açısından yine de o budalaları tercih edersin!
Một hôm, bác nông dân lấy chiếc gậy gỗ dẻ ở góc nhà ra, rồi nói với vợ:
- Trine, bây giờ tôi có việc phải đi, ba ngày mới về. Nếu có lái bò tới hỏi mua ba con bò cái thì bà cứ bán đi, nhưng phải bán lấy hai trăm Taler. Giá thấp hơn thì không bán, bà hiểu ý tôi nói chứ?
Người vợ đáp:
- Ông cứ yên tâm mà đi, cầu Chúa phù hộ cho ông. Việc đó tôi làm được mà!
Người chồng nói:
- Khi còn nhỏ bà đã từng ngã bươu cả trán, tới giờ tính khí bà vẫn còn thất thường bởi lần ngã ấy. Tôi nhắc trước bà, bà đừng có làm chuyện ngu ngốc. Tôi sẽ cho bà nhũn xương sống bằng chiếc gậy gỗ có trong tay. Trận đòn ấy phải hàng năm mới hết đau đấy. Bà nhớ kỹ cho nhé!
Nói xong, người chồng lên đường.
Sáng hôm sau lái bò tới. Người vợ cũng chẳng cần nói đôi co. Xem bò xong, lái hỏi giá rồi nói ngay:
- Tôi bằng lòng trả giá đó, chỗ quen biết mà. Tôi mang bò đi ngay.
Lái bò cởi dây, lùa bò ra khỏi chuồng. Khi lái cùng bò đang ra cổng thì vợ bác nông dân nắm tay lái bò và nói:
- Bác phải trả tôi hai trăm Taler (đồng tiền vàng) thì tôi mới cho đi.
- Đúng thế. Tôi quên không dắt dùi tượng theo người. Nhưng đừng có lo. Tôi thế nào cũng mang tiền trả mà. Tôi chỉ dắt đi hai con bò. Con thứ ba tôi để lại làm cược. Thế là bà có vật để làm tin rồi.
Vợ bác nông dân nghĩ thế cũng được nên để lái dắt bò đi. Bà nghĩ: "Hans mà biết mình buôn bán khôn ngoan thế này thì mừng lắm đấy." Đúng như lời hẹn, ngày thứ ba thì bác trai về nhà. Bác hỏi vợ đã bán bò chưa.
- Đương nhiên là bò bán rồi, giá hai trăm Taler như lời ông dặn. Lái đồng ý lấy bò mà chẳng cần mặc cả.
Chồng hỏi:
- Thế tiền đâu?
Vợ đáp:
- Tiền tôi không giữ. Lái bò để quên dùi tượng tiền ở nhà và hứa, mang ngay lại trả, lái bò còn để lại một vật làm tin.
Chồng hỏi:
- Vật làm tin là cái gì?
- Ba con thì để lại một con làm tin. Chỉ khi nào trả tiền thì mới lấy nốt con bò thứ ba. Tôi tính có khôn không, tôi giữ lại con nhỏ nhất vì nó ăn ít nhất.
Người chồng nghe chuyện nổi giận, vung gậy tính đánh vợ một trận, nhưng bỗng bác hạ gậy xuống, nói:
- Đúng bà là con ngỗng ngu ngốc chỉ biết lắc lư cái cổ ở trên đời. Thật là đáng thương hại. Tôi sẽ ra đứng ngoài đường ba ngày để xem có ai ngu đần hơn bà không. Nếu như tôi thực sự gặp được người như vậy thì bà được tha. Nếu không gặp được người như vậy thì bà sẽ chắc chắn bị phạt.
Bác ta ra đường cái ngồi trên một tảng đá chờ người qua lại. Bác nhìn thấy một chiếc xe bò chở rơm, một người đàn bà đứng trên xe chứ không ngồi, mà cũng chẳng đi bộ dắt xe bò. Bác nghĩ bụng: "Đây đúng là người ngu đần mình muốn tìm!" - Bác đứng phắt ngay dậy, chạy quanh chiếc xe bò như một người ngớ ngẩn. Người đàn bà hỏi:
- Bác muốn làm gì thế? Tôi đâu có quen bác, bác từ đâu tới vậy?
Bác ta đáp:
- Tôi rơi từ trên trời xuống đây. Giờ không biết làm sao lại lên trời được. Liệu bà có thể chở tôi lên trời không?
- Không, tôi không biết đường. Nếu bác rơi từ trên trời xuống chắc bác biết tình hình chồng tôi ở trên ấy. Bác kể cho tôi nghe đi. Ông ta ở trên ấy đã ba năm. Thế bác đã gặp chồng tôi chưa? - Người đàn bà hỏi.
- Tôi đã gặp ông ấy. Nhưng không phải ai ở trên ấy cũng sung sướng. Ông ấy chăn cừu, nhưng lũ cừu chạy tứ tung trong rừng, có con lại lạc trong rừng. Ông ta phải chạy xuyên rừng để dồn chúng lại. Quần áo rách tả tơi như chừng muốn rớt khỏi người. Ở trên ấy không có thợ may. Thánh Petrus canh cổng không cho một ai vào cả. Bà đọc truyện kể về thiên đường thì bà biết đấy.
Người đàn bà nói:
- Ai mà biết được chuyện ấy. Bác giúp tôi nhé. Tôi sẽ lấy bộ quần áo tươm tất đang treo trong tủ, nhờ bác mang lên trên ấy để cho ông ta có đồ mặc tươm tất lịch sự.
Bác nông dân nói:
- Chắc chắn là không được. Không ai được mang quần áo lên thiên đường. Quần áo sẽ bị tịch thu ngay ở cổng thiên đường.
Người đàn bà nói:
- Bác giúp tôi nhé. Hôm qua tôi bán thóc nên có món tiền, bác mang lên cho ông ấy. Bác giấu tiền trong túi quần ai mà biết được.
Bác nông dân đáp:
- Thì biết làm sao bây giờ, thôi đành giúp bác vậy.
Người đàn bà nói:
- Thế bác ngồi đây đợi. Tôi đánh xe về nhà lấy tiền, rồi quay lại ngay. Tôi không ngồi trên rơm vì đứng thì bò kéo nhẹ hơn.
Bà ta thúc bò đi. Bác nông dân nghĩ: "Bà này đúng là có máu dở người. Nếu bà ta mang tiền tới thật thì bà vợ mình gặp may, vì không phải ăn một trận đòn.
Chỉ một lát sau, người đàn bà đó chạy vội tới, dúi nhét tiền vào túi bác nông dân và cám ơn rốt rít, rồi đi.
Khi người đàn bà đó về tới nhà thì con trai từ ngoài đồng trở về, bà kể con trai nghe những chuyện không ngờ tới, và còn nói thêm:
- Mẹ mừng quá. May mà gặp người để gửi một chút cho cha đáng thương của con. Chẳng ai lại ngờ tới chuyện cha con ở trên trời lại thiếu ăn, thiếu mặc như vậy!
Người con trai hết sức ngạc nhiên nói:
- Mẹ ạ, không phải ngày nào cũng có người ở trên trời xuống. Con phải đi ngay để tìm gặp người đó để nghe ông ta kể chuyện làm ăn sinh sống ở trên đó.
Anh ta đóng yên ngựa, rồi vội vàng cưỡi ngựa phóng đi và nhìn thấy bác nông dân ngồi dưới gốc cây liễu đang đếm tiền ở trong túi. Anh cất giọng hỏi:
- Bác có nhìn thấy người từ thiên đường xuống trần gian không?
Bác nông dân nói:
- Có thấy! Ông ta đang trên đường về đấy. Ông ta trèo ngọn núi kia kìa để về cho gần. Nếu anh phóng ngựa thật nhanh thì còn đuổi kịp đấy!
Anh ta nói:
- Ôi, tôi làm việc vất vả suốt cả ngày, rồi gắng phi ngựa tới đây, nên mệt lắm rồi. Bác biết người đó, bác làm ơn giúp tôi. Bác cưỡi con ngựa của tôi và nói khéo để ông ta quay lại đây.
Bác nông dân nghĩ: "Chà chà. Đây cũng là một chàng ngốc." Bác bảo:
- Sao tôi lại không giúp anh nhỉ?
Nói xong, bác nhảy lên ngựa và phi nước đại. Chàng trai ngồi đợi tới khi bóng đêm ập xuống mà chẳng thấy bác nông dân quay trở lại. Anh nghĩ: "Chắc người kia vội về trời nên không muốn quay lại. Bác nông dân lại đưa ngựa cho người đó mang về trời đưa cho cha mình." Thế là anh quay trở về nhà kể cho mẹ nghe cây chuyện mới xảy ra: Ngựa đã nhờ gửi cho cha để cha khỏi phải đi bộ ở trên ấy. Người mẹ bảo:
- Con đã làm một việc có hiếu. Con còn mạnh chân tay nên đi bộ không sao!
Khi Bác nông dân về tới nhà, bác dắt ngựa vào chuồng, buộc bên cạnh con bò "làm tin," bác tìm bác gái và nói:
- Trine, bà thế là còn gặp may. Tôi đã gặp hai người còn ngu ngốc hơn cả bà. Lần này bà không bị ăn đòn về chuyện ngu ngốc. Nếu cứ luôn có chuyện ngu ngốc như vậy xảy ra thì tôi cũng phải bái phục.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng