Những người khôn ngoan


賢い人々


Một hôm, bác nông dân lấy chiếc gậy gỗ dẻ ở góc nhà ra, rồi nói với vợ:
- Trine, bây giờ tôi có việc phải đi, ba ngày mới về. Nếu có lái bò tới hỏi mua ba con bò cái thì bà cứ bán đi, nhưng phải bán lấy hai trăm Taler. Giá thấp hơn thì không bán, bà hiểu ý tôi nói chứ?
Người vợ đáp:
- Ông cứ yên tâm mà đi, cầu Chúa phù hộ cho ông. Việc đó tôi làm được mà!
Người chồng nói:
- Khi còn nhỏ bà đã từng ngã bươu cả trán, tới giờ tính khí bà vẫn còn thất thường bởi lần ngã ấy. Tôi nhắc trước bà, bà đừng có làm chuyện ngu ngốc. Tôi sẽ cho bà nhũn xương sống bằng chiếc gậy gỗ có trong tay. Trận đòn ấy phải hàng năm mới hết đau đấy. Bà nhớ kỹ cho nhé!
Nói xong, người chồng lên đường.
Sáng hôm sau lái bò tới. Người vợ cũng chẳng cần nói đôi co. Xem bò xong, lái hỏi giá rồi nói ngay:
- Tôi bằng lòng trả giá đó, chỗ quen biết mà. Tôi mang bò đi ngay.
Lái bò cởi dây, lùa bò ra khỏi chuồng. Khi lái cùng bò đang ra cổng thì vợ bác nông dân nắm tay lái bò và nói:
- Bác phải trả tôi hai trăm Taler (đồng tiền vàng) thì tôi mới cho đi.
- Đúng thế. Tôi quên không dắt dùi tượng theo người. Nhưng đừng có lo. Tôi thế nào cũng mang tiền trả mà. Tôi chỉ dắt đi hai con bò. Con thứ ba tôi để lại làm cược. Thế là bà có vật để làm tin rồi.
Vợ bác nông dân nghĩ thế cũng được nên để lái dắt bò đi. Bà nghĩ: "Hans mà biết mình buôn bán khôn ngoan thế này thì mừng lắm đấy." Đúng như lời hẹn, ngày thứ ba thì bác trai về nhà. Bác hỏi vợ đã bán bò chưa.
- Đương nhiên là bò bán rồi, giá hai trăm Taler như lời ông dặn. Lái đồng ý lấy bò mà chẳng cần mặc cả.
Chồng hỏi:
- Thế tiền đâu?
Vợ đáp:
- Tiền tôi không giữ. Lái bò để quên dùi tượng tiền ở nhà và hứa, mang ngay lại trả, lái bò còn để lại một vật làm tin.
Chồng hỏi:
- Vật làm tin là cái gì?
- Ba con thì để lại một con làm tin. Chỉ khi nào trả tiền thì mới lấy nốt con bò thứ ba. Tôi tính có khôn không, tôi giữ lại con nhỏ nhất vì nó ăn ít nhất.
Người chồng nghe chuyện nổi giận, vung gậy tính đánh vợ một trận, nhưng bỗng bác hạ gậy xuống, nói:
- Đúng bà là con ngỗng ngu ngốc chỉ biết lắc lư cái cổ ở trên đời. Thật là đáng thương hại. Tôi sẽ ra đứng ngoài đường ba ngày để xem có ai ngu đần hơn bà không. Nếu như tôi thực sự gặp được người như vậy thì bà được tha. Nếu không gặp được người như vậy thì bà sẽ chắc chắn bị phạt.
Bác ta ra đường cái ngồi trên một tảng đá chờ người qua lại. Bác nhìn thấy một chiếc xe bò chở rơm, một người đàn bà đứng trên xe chứ không ngồi, mà cũng chẳng đi bộ dắt xe bò. Bác nghĩ bụng: "Đây đúng là người ngu đần mình muốn tìm!" - Bác đứng phắt ngay dậy, chạy quanh chiếc xe bò như một người ngớ ngẩn. Người đàn bà hỏi:
- Bác muốn làm gì thế? Tôi đâu có quen bác, bác từ đâu tới vậy?
Bác ta đáp:
- Tôi rơi từ trên trời xuống đây. Giờ không biết làm sao lại lên trời được. Liệu bà có thể chở tôi lên trời không?
- Không, tôi không biết đường. Nếu bác rơi từ trên trời xuống chắc bác biết tình hình chồng tôi ở trên ấy. Bác kể cho tôi nghe đi. Ông ta ở trên ấy đã ba năm. Thế bác đã gặp chồng tôi chưa? - Người đàn bà hỏi.
- Tôi đã gặp ông ấy. Nhưng không phải ai ở trên ấy cũng sung sướng. Ông ấy chăn cừu, nhưng lũ cừu chạy tứ tung trong rừng, có con lại lạc trong rừng. Ông ta phải chạy xuyên rừng để dồn chúng lại. Quần áo rách tả tơi như chừng muốn rớt khỏi người. Ở trên ấy không có thợ may. Thánh Petrus canh cổng không cho một ai vào cả. Bà đọc truyện kể về thiên đường thì bà biết đấy.
Người đàn bà nói:
- Ai mà biết được chuyện ấy. Bác giúp tôi nhé. Tôi sẽ lấy bộ quần áo tươm tất đang treo trong tủ, nhờ bác mang lên trên ấy để cho ông ta có đồ mặc tươm tất lịch sự.
Bác nông dân nói:
- Chắc chắn là không được. Không ai được mang quần áo lên thiên đường. Quần áo sẽ bị tịch thu ngay ở cổng thiên đường.
Người đàn bà nói:
- Bác giúp tôi nhé. Hôm qua tôi bán thóc nên có món tiền, bác mang lên cho ông ấy. Bác giấu tiền trong túi quần ai mà biết được.
Bác nông dân đáp:
- Thì biết làm sao bây giờ, thôi đành giúp bác vậy.
Người đàn bà nói:
- Thế bác ngồi đây đợi. Tôi đánh xe về nhà lấy tiền, rồi quay lại ngay. Tôi không ngồi trên rơm vì đứng thì bò kéo nhẹ hơn.
Bà ta thúc bò đi. Bác nông dân nghĩ: "Bà này đúng là có máu dở người. Nếu bà ta mang tiền tới thật thì bà vợ mình gặp may, vì không phải ăn một trận đòn.
Chỉ một lát sau, người đàn bà đó chạy vội tới, dúi nhét tiền vào túi bác nông dân và cám ơn rốt rít, rồi đi.
Khi người đàn bà đó về tới nhà thì con trai từ ngoài đồng trở về, bà kể con trai nghe những chuyện không ngờ tới, và còn nói thêm:
- Mẹ mừng quá. May mà gặp người để gửi một chút cho cha đáng thương của con. Chẳng ai lại ngờ tới chuyện cha con ở trên trời lại thiếu ăn, thiếu mặc như vậy!
Người con trai hết sức ngạc nhiên nói:
- Mẹ ạ, không phải ngày nào cũng có người ở trên trời xuống. Con phải đi ngay để tìm gặp người đó để nghe ông ta kể chuyện làm ăn sinh sống ở trên đó.
Anh ta đóng yên ngựa, rồi vội vàng cưỡi ngựa phóng đi và nhìn thấy bác nông dân ngồi dưới gốc cây liễu đang đếm tiền ở trong túi. Anh cất giọng hỏi:
- Bác có nhìn thấy người từ thiên đường xuống trần gian không?
Bác nông dân nói:
- Có thấy! Ông ta đang trên đường về đấy. Ông ta trèo ngọn núi kia kìa để về cho gần. Nếu anh phóng ngựa thật nhanh thì còn đuổi kịp đấy!
Anh ta nói:
- Ôi, tôi làm việc vất vả suốt cả ngày, rồi gắng phi ngựa tới đây, nên mệt lắm rồi. Bác biết người đó, bác làm ơn giúp tôi. Bác cưỡi con ngựa của tôi và nói khéo để ông ta quay lại đây.
Bác nông dân nghĩ: "Chà chà. Đây cũng là một chàng ngốc." Bác bảo:
- Sao tôi lại không giúp anh nhỉ?
Nói xong, bác nhảy lên ngựa và phi nước đại. Chàng trai ngồi đợi tới khi bóng đêm ập xuống mà chẳng thấy bác nông dân quay trở lại. Anh nghĩ: "Chắc người kia vội về trời nên không muốn quay lại. Bác nông dân lại đưa ngựa cho người đó mang về trời đưa cho cha mình." Thế là anh quay trở về nhà kể cho mẹ nghe cây chuyện mới xảy ra: Ngựa đã nhờ gửi cho cha để cha khỏi phải đi bộ ở trên ấy. Người mẹ bảo:
- Con đã làm một việc có hiếu. Con còn mạnh chân tay nên đi bộ không sao!
Khi Bác nông dân về tới nhà, bác dắt ngựa vào chuồng, buộc bên cạnh con bò "làm tin," bác tìm bác gái và nói:
- Trine, bà thế là còn gặp may. Tôi đã gặp hai người còn ngu ngốc hơn cả bà. Lần này bà không bị ăn đòn về chuyện ngu ngốc. Nếu cứ luôn có chuyện ngu ngốc như vậy xảy ra thì tôi cũng phải bái phục.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
ある日、お百姓が隅からはしばみの棒をとり出しておかみさんに、「トリーナ、おれはよそへ行って、三日戻らないから。その間に牛買いが訪ねてきて、うちの三頭の雌牛を買いたがったらすぐに売っていいよ。だが、200ターラー貰えなくちゃだめだぞ。それより安いのはだめだ。わかったか?」と言いました。「安心して行って。」とおかみさんは答えました。「ちゃんとやるから。」「そうだなあ。」と亭主は言いました。「お前は小さい時、頭から落ちて今でも影響してるからな。だが言っておくぞ。もしお前が馬鹿なことをしたら、お前の背中を青黒くしてやるぞ。ペンキでじゃなく、今手に持っている棒でだ。その色はまるまる一年は落ちないだろうよ。本当だぞ。」そう言った後、亭主は出かけて行きました。
次の朝、牛買いがやってきて、おかみさんはあまり言わなくても済みました。牛買いは雌牛をみて値段を聞くと、「それだけ喜んで出しましょう。正直言ってこの牛にはそれだけの値打ちがありますからね。すぐに牛たちを連れていきます。」と言いました。それで牛の鎖をはずすと牛小屋から追いたてました。しかし、今にも牛買いが庭の入口から出て行こうとしたとき、おかみさんは牛買いの袖をつかみ、「今私に200ターラー渡して下さいよ。そうしないと牛はやれません。」と言いました。「確かにそうだな」と牛買いは答えました。「だがね、金を入れるベルトをしめるのを忘れてきちゃってね。だけど、心配しなさんな。金を払う担保をおいていきますから。牛を二頭連れて行って、一頭おいときましょう。そうすればりっぱな担保になるわけですからね。」おかみさんは担保の力をわかり、牛買いに牛を連れて行かせ、(私がうまくやったと知ったらハンスはどんなに喜ぶかしら)と心密かに思いました。
お百姓は言った通り三日目に帰ってきて、すぐに牛が売れたかと尋ねました。「ええ、売れたわ。あんた」とおかみさんは答えました。「あんたが言ったように200ターラーでね。あの牛はそんな値打ちはないんだけど、あの人は文句も言わないで連れて行ったわ。」「金はどこだ?」とお百姓は尋ねました。「あら、お金はもらってないのよ。」とおかみさんは答えました。「お金のベルトを忘れたんですって。だけどすぐ持ってくるわ。ちゃんとした担保を置いていったのよ。」「どんな担保だ?」と亭主は尋ねました。「三頭のうちの一頭よ。他の二頭に支払ってしまうまではもっていかないの。私はとても賢くやったのよ。一番小さい牛をとっておいたの、えさを少ししか食べないから。」亭主はかんかんに怒り、棒を振り上げ、約束したようにたっぷり打ちすえようとして、急に棒を下ろし、言いました。「お前ってやつはこの地上でよたよた歩くがちょう女のうちで一番間抜けだな。だが可哀そうなやつだな。おれは街道に出て、お前よりもっと間抜けなやつがみつかるか三日間待ってみるよ。おれがうまくやりおおせたら、お前を免除してやる。だが誰も見つからなかったら、割引をしないでお前にふさわしい報いを受けるのだぞ。」
お百姓は大きな街道に出て石の上に座り、どうなるか待っていました。すると、百姓の荷車がやってきました。一人の女がその真ん中にまっすぐつっ立っていて、そばにあるわらの束に座っているのでもなく、牛の近くを歩くでもなく、牛をひいてるわけでもありませんでした。お百姓は「あれは正しくおれが探しているようなやつだ。」と思い、パッと立ち上がり、頭がおかしい人のように荷車の前をあっちこっち走りました。「あんた、何の用?」とその女がお百姓に言いました。「あんた、見たことないね。どこから来たの?」「天国から落ちてきたんだ」とお百姓は答えました。「それでどう戻ったらいいかわからないんだ。天国まで乗せてくれないかい?」「だめよ」と女が言いました。「道がわからないもの。だけど、あんたが天国から来たんなら、うちの亭主がどうしてるかきっとわかるよね?ここ三年そこにいるんだけど。きっと亭主に会ったにちがいないよ。」
「そうだとも。会ったことがあるよ。だけど、みんながみんなうまくいってるとは限らないんだ。その人は羊の番をしているんだが、羊にはけっこうてこずっているね。羊が山を駆け上がり、荒れ野で迷子になったりして、それを追いかけてまた集めなくちゃいけないんだ。服もぼろぼろになって、体からじきに脱げ落ちちゃうんじゃないかな。天国には仕立て屋がいなくてね。聖ペテロが仕立て屋をいれないんだ。その話は知ってると思うがね。」「そんなこと知らなかった!」と女は叫びました。「ね、まだタンスにぶら下がっている礼服をとってくるよ。それを着たら、立派にみえるわ。あんた、持って行ってくれないかな?」「それはあまりよくないな。」とお百姓は答えました。「人は天国に服を持ちこめないんだ。門のところでとられてしまう。」「じゃあ、いい?」と女は言いました。「昨日いい小麦を売ったからお金がたくさん手に入ったのよ。それを亭主に送るわ。あんたがポケットに財布を隠しておけば、誰もあんたが持っているってわからないでしょ。」「それしか方法がないんなら」とお百姓は言いました。「やってあげてもいいがね。」「あんた、ここにいて。家へ帰って財布をとってすぐ戻ってくるから。私はわらの束の上に座らないで荷車に立つの。その方が牛には軽いからね。」
女は牛を追いたてて去って行きました。お百姓は、「あの女には馬鹿の立派な才能があるぞ。もし本当に金をもってきたら、うちのやつは運がいいと思うだろうよ。ぶたれなくて済むからな。」と考えました。間もなく女はお金を持って大急ぎでやってきて、自分の手でお百姓のポケットに入れました。立ち去る前に女はお百姓の親切に何度も繰り返しお礼を言いました。
女がまた家へ帰ると、畑から帰った息子がいました。母親は息子に、思いがけないことが起こったんだよ、と話し、「かわいそうなうちの人にものを送ることができてわたしゃ本当に嬉しいよ。あの人が天国でそんなに不自由して困ってるなんて誰が知るかねぇ」と付け加えました。息子はとても驚きました。「おかあさん」と息子は言いました。「こんな風に天国から人が来るなんて毎日あることじゃないよ。おれ、すぐ出かけて、まだその人が見つかるか見てこよう。天国はどんなふうなのか、どんなふうに仕事するのか聞いて来なくちゃ。」
息子は馬に鞍をつけ全速力で走って行きました。そして柳の木の下に座り、財布のお金を数えようとしていたお百姓を見つけました。「天国から落ちてきた男を見なかったかい?」と若者はお百姓に叫びました。「見たよ。」とお百姓は答えました。「その人なら天国へまた戻っていったぞ。あの山を登っていったんだが、ここから結構近いから、馬で急げばまだ追いつけると思うがな。」「ああ」と若者は言いました。「一日中仕事で疲れて、ここまで来るのでもうくたくたに疲れ切ったよ。あんたはその人を知ってるんだから、おれの馬に乗って行ってここに来てくれるように頼んでくれないかい?」(ははあ、脳みそのないやつがここにもいるわい)とお百姓は思いました。「いいとも、やってあげよう」とお百姓は言って、馬に乗り、速脚で走って行きました。若者はそこに座って暗くなるまで待っていましたが、お百姓は戻って来ませんでした。(天国から来た男はきっとすごく急いでいたにちがいない、それで戻って来ないんだ、お百姓はお父さんのところに届けるためにきっと馬を渡したんだ。)と若者は考えました。若者は家に帰り、母親にできごとを話し、父親が走り回らなくてもいいように馬を送った、と言いました。「お前はいいことをしたよ。」と母親は答えました。「お前の足はお父さんより若いんだから、歩けるものね。」
お百姓は家に帰ると、馬を馬小屋に入れ、担保にした牛のそばにつなぎました。それからおかみさんのところへ行き、「トリーナ、お前は運がよかったぞ。お前よりもっと間抜けな馬鹿を二人見つけたよ。今度はお前はぶたれなくて済んだ。次の時のためにとっておこう。」と言いました。それから、パイプに火をつけ、安楽椅子に腰を下ろし、言いました。「いい商売だったな。やせた二頭の牛とひきかえに、つやのある馬一頭と、おまけに金がたんまり入った財布とはな。もし間抜けがいつもそれだけいい商売になるなら、おれは喜んで間抜けに敬意をはらうんだがな。」そうお百姓は考えました。だけどあなたはきっとおバカさんの方が好きですよね。